Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
====================
BÀI TẬP LỚN
Mơn Lịch sử Đảng
Đề bài: Trình bày điểm mới trong văn kiện đại hội 13 về chủ
trương thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam trong 2021-2025. Liên
hệ thực tiễn tại địa phương.
Họ và tên :
Mã SV:
Lớp :
Hà Nội , 10/2021
Nội dung
Mở đầu .......................................................................................................................................................... 1
I, Khái niệm an sinh xã hội ........................................................................................................................... 2
II, Bối cảnh lịch sử Việt Nam hiện nay......................................................................................................... 3
III, Khái quát đại hội 12,13 ........................................................................................................................... 4
IV, Nội dung văn kiện đại hội 13 về thực hiện an sinh xã hội và điểm mới ................................................. 7
V, Liên hệ tới địa phương ( Thái Bình) ........................................................................................................ 9
Lời kết ......................................................................................................................................................... 11
Mở đầu
Từ thuở sơ khai , con người đã sống chung với nhau , có mối quan hệ mật
thiết khơng thể tách rời . Và cho tới ngày nay , cuộc sống càng ngày càng phát
triển , chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của sức lao động . Lao động tạo ra
thu nhập, lao động giúp con người có cơ sở để tồn tại, nhưng cũng chính trong
q trình đó có nhiều trường hợp xảy ra gây cho con người bị giảm hoặc mất khả
năng lao động như: ốm đau, tai nạn, già yếu, thất nghiệp, nghèo đói, … Những
rủi ro này là khó có thể tránh khỏi và dự báo trước được. Khi các rủi ro, bất lợi
xảy ra với nhiều người thì chính là rủi ro có tính xã hội. Để giải quyết tốt những
vấn đề xã hội, một trong những nhiệm vụ cơ bản của mỗi nhà nước là phải xây
dựng hệ thống chính sách xã hội mà an sinh xã hội là loại chính sách xã hội phổ
biến. An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ
mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về
kinh tế, xã hội và mơi trường; vừa góp phần khơng ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm an sinh xã hội không chỉ là bảo vệ
quyền của mỗi người dân, mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia
trong quá trình phát triển. An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội
cơ bản thể hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục
tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Mỗi thời kỳ , chính sách an sinh xã hội sẽ khác nhau . Qua Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XIII vừa qua, Đảng đã đưa ra những biện pháp khác để đảm bảo an
sinh xã hội , nhất trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay .
1
Nội dung
I, Khái niệm an sinh xã hội
Trong lịch sử , an sinh xã hội đã tồn tại từ lâu, dưới nhiều dạng khác nhau .
Nhưng đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 , an sinh xã hội mới được nhiều nước
hệ thống hóa có tổ chức cung cấp phúc lợi nhà nước .
Khái niệm an sinh xã hội đã được nêu trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc
tế nhân quyền :"Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã
hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và
phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa khơng thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do
của nhân cách của mình." Điều này được hiểu đơn giản là các bên ký thỏa thuận
rằng xã hội có thể giúp họ phát triển và tận dụng tối đa tất cả những lợi thế được
cung cấp cho họ trong quốc gia đó .
An sinh xã hội cũng có thể là chỉ các chương trình của chính phủ nhằm thúc
đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ . Từ đó có thể đảm
bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn và tăng
cường sức khỏe và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả
năng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp.
Các dịch vụ an sinh xã hội thường được gọi là dịch vụ xã hội . Các dịch vụ
này được chia thành nhiều loại ,trong đó có ba loại chính . Một là bảo hiểm xã
hội . Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội của Nhà nước . Nó
đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao
động khi họ mất khả năng làm việc . Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được
hưởng quyền lợi khi bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau , thai sản , tai nạn
giao thông, bệnh nghề nghiệp , hết tuổi lao động hoặc chết .Hai là , các dịch vụ
khác được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định chịu trách
nhiệm chu cấp an sinh xã hội. Ở các nước khác nhau điều này có thể bao gồm
chăm sóc y tế, hỗ trợ tài chính trong thời gian thất nghiệp, bệnh tật, hoặc nghỉ
hưu, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, các khía cạnh của cơng tác xã hội và
thậm chí cả quan hệ ngành cơng nghiệp . Ba là các chính sách an sinh cơ bản.
Dù người dân có tham gia các chương trình bảo hiểm cụ thể nào hay khơng thì
vẫn được hưởng an sinh cơ bản khi đủ điều kiện .
Về chức năng , an sinh xã hội tạo ra mạng lưới, "giá đỡ " an toàn cho các thành
viên xã hội bao gồm chức năng phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc
2
phục rủi ro. An sinh xã hội là sự đảm bảo thu nhập và đời sống trong trường hợp
người dân gặp phải các rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, với phương thức
hoạt động là thông qua các chương trình, chính sách cụ thể từ Nhà nước hoặc
các lực lượng xã hội khác nhằm đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân và tồn xã
hội.
Về mục đích, an sinh xã hội hướng đến sự phát triển bền vững, thúc đẩy tiến
bộ xã hội trên cơ sở đảm bảo thực hiện được cơng bằng xã hội.
An sinh xã hội có nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương
trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy có tác dụng thúc đẩy sự
đồng thuận, bình đẳng và cơng bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống ASXH g
thơng qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc sức khỏe, an toàn thu
nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi
cơ cấu lao động nói riêng và tồn bộ q trình phát triển kinh tế nói chung.
II, Bối cảnh lịch sử Việt Nam hiện nay
Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2011-2020) , đất
nước gặp nhiều khó khăn đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ,song đất
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng .
Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng
trưởng kinh tế đạt khá gắn với chất lượng tăng trưởng và các cân đối lớn của nền
kinh tế được cải thiện. Các cân đối lớn về ngân sách nhà nước (NSNN), thương mại,
đầu tư, năng lượng, an ninh lương thực tiếp tục được bảo đảm, cải thiện. Tổng kim
ngạch xuất, nhập khẩu tăng mạnh; cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc
tế được cải thiện rõ rệt; dự trữ ngoại hối đạt cao nhất từ trước đến nay. Huy động
các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh; đầu tư khu vực ngoài nhà nước
tăng nhanh; chất lượng, hiệu quả đầu tư được cải thiện.Phát triển kinh tế vùng, kinh
tế biển, đô thị, xây dựng nơng thơn mới đã có bước chuyển biến, khai thác tốt hơn
tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng, khu vực.
Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đạt kết quả tích cực; an sinh
xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được
cải thiện. Chúng ta đã thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, bảo trợ xã
hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững; tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp tăng nhanh; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3% vào năm
2020.
Công tác quản lý tài ngun, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
và phòng, chống thiên tai ngày càng được chú trọng hơn. Chúng ta vừa hoàn thiện,
3
vừa tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, pháp luật về tài ngun,
mơi trường. Các nguồn lực tài nguyên từng bước được quản lý chặt chẽ, khai thác
và sử dụng hiệu quả hơn, nhất là đất đai, khoáng sản.
III, Khái quát đại hội XII, XIII
1, Đại hội XII
- Đại hội XII , Đảng Việt Nam tổ chức đánh giá kết quả lãnh đạo và phát
triển đất nước sau 30 năm đổi mới, quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội
XI (2011–2015) và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước
trong giai đoạn 2016-2020.
- Đại hội đã tổng kết thành quả quan trọng sau khi phấn đấu thực hiện Nghị
quyết Đại hội lần thứ XI:
Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực
được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm sốt;
tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi,
năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước
đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn
hố, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều
hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hồ bình, ổn định. Quan hệ đối
ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc
tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Cơng tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan
trọng.
Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế
- xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu
để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại không đạt được. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hố, xã hội, y tế chậm được
khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng
xa còn nhiều khó khăn. Bốn nguy cơ mà Đảng chỉ ra vẫn còn tồn tại, có
mặt diễn biến phức tạp. Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức,
4
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm.
-
An sinh xã hội giai đoạn 2016-2020:
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016 - 2020, nguồn NSNN chi cho giảm nghèo và an sinh xã hội đã
không ngừng tăng lên và phát huy hiệu quả ngày càng cao. Cụ thể: Năm 2017,
ngân sách đã dành kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững là 7.231 tỷ đồng (trong đó vốn sự nghiệp là 2.231 tỷ đồng;
vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng). Năm 2018, ngân sách trung ương (NSTW) đã
bố trí thực hiện cho chương trình giảm nghèo bền vững là 7.305 tỷ đồng. Năm
2019, NSTW bố trí trên 10.400 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững, vốn đối ứng địa phương và các nguồn huy động hợp
pháp tại 40/63 tỉnh là 2.177 tỷ đồng.Năm 2020, nguồn NSNN chi cho giảm
nghèo bền vững, đặc biệt là hỗ trợ người nghèo đối phó với ảnh hưởng của
đại dịch Covid - 19 đã tăng lên đáng kể và đang phát huy tác dụng lớn trong
cộng đồng, xã hội.
Năm 2020, trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức,
việc thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên
tai vừa tập trung phát triển kinh tế, việc bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội lại
càng được cải thiện và mang tính nhân văn…Việt Nam bước vào năm 2020
với đà tăng trưởng mạnh từ những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của giai
đoạn 2016-2019. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát từ tháng 2/2020
đã gây ra những phức tạp, khó khăn, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời
sống nhân dân. Dịch bệnh khiến hơn 31 triệu lao động bị mất việc làm, giãn
việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập; lực lượng lao động giảm
1,2 triệu người so với năm trước và dịch COVID-19 có thể đã tước đi cơ hội
tham gia thị trường lao động của 1,6 triệu người. Trong khi bệnh dịch rình
rập, tình trạng mưa đá, lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hạn hán,
xâm nhập mặn ở đồng bằng sơng Cửu Long, đặc biệt là tình trạng “bão chồng
bão,” “lũ chồng lũ” xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại rất
nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của hàng triệu
người dân .
Trước khó khăn đó, Đảng, Nhà nước đã chủ động triển khai nhiều biện
pháp ứng phó. Điển hình như với đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước kiên
định mục tiêu bảo vệ quyền con người, bảo hộ cơng dân, bảo đảm sức khỏe
và tính mạng của nhân dân với những chủ trương, quyết sách mạnh mẽ, nhân
văn. Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành và ban hành theo thẩm quyền
nhiều giải pháp, chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất-kinh
doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, gói 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người
5
dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, một quyết sách chưa có tiền lệ của
Chính phủ, đã kịp thời giúp đỡ và củng cố niềm tin của người dân cùng cộng
đồng doanh nghiệp, hỗ trợ, góp phần ổn định đời sống nhân dân và người lao
động, ổn định kinh tế-xã hội tại các địa phương. Tính đến cuối năm 2020, gói
hỗ trợ này đã được giải ngân xấp xỉ 12,9 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ gần 12 ngàn
người và trên 3 vạn hộ kinh doanh. Trong đó, có gần 8 triệu người thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí hỗ trợ trên 5,9 nghìn tỷ đồng.
Theo thống kê của các Trung tâm Dịch vụ việc làm 63 tỉnh, thành phố,
năm 2020, cả nước có 1.096.987 người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất
nghiệp, tăng 32,3% so với năm trước. Đến nay, trên 1 triệu người đã có quyết
định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền trợ cấp là 18,2 nghìn tỷ đồng
với mức hưởng bình quân là trên 3 triệu đồng/người/tháng.
Song bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho cộng đồng là chiến lược,
là kế hoạch dài lâu, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước. Như cam kết
của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Quốc hội mới đây, Chính phủ tiếp
tục nỗ lực không ngừng để giảm nghèo bền vững cho 3% hộ dân còn lại; đặc
biệt là người dân ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng lõi nghèo.
2, Đại hội XIII
- Tại Đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức đánh giá kết quả lãnh đạo
và phát triển đất nước, quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội XII (2016–
2021) và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong giai
đoạn 2021–2025, tầm nhìn đến năm 2045. Cũng tại đây, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng mới lần lượt bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương, Tổng Bí thư theo thủ tục quy định tại Điều lệ Đảng và Quy
chế bầu cử trong Đảng năm 2020 của Ban Chấp hành Trung ương.
Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể mà Đại hội đề ra là cơ sở để xác định
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển đất nước. Cụ thể:
o Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể
chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, bảo vệ
mơi trường, ..., khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới
cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước
o Đổi mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy
mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hố, nâng cao chất lượng tăng trưởng,
năng suất lao động và sức mạnh của nền kinh tế trên cơ sở nhận thức
đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc
thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước;
o Thực hiện đúng, đầy đủ vấn đề quản lý phát triển xã hội bền vững; giải
quyết hài hoà các quan hệ lợi ích trong xã hội. Xử lý hiệu quả mối quan
6
hệ giữa thực hành dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế , bảo đảm kỷ
cương xã hội;
o Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại; xây dựng
nền ngoại giao hiện đại vì lợi ích quốc gia – dân tộc, lấy người dân
và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế toàn diện, sâu rộng. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
o Tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà nước và tồn hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
IV, Nội dung văn kiện đại hội XIII về thực hiện an sinh xã hội và điểm mới
Mục tiêu về xã hội trong văn kiện đại hội XIII chỉ rõ :
“Đến năm 2025, tỷ trọng lao động nông nghiệp tronh tổng lao động xã hội
khoảng 25% , ; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70% ; tỷ lệ thất nghiệp khu vực
thành thị dưới 4%; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm ; có 10
bác sĩ và 30 giường bệnh trên 1 vạn dân , tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%
dân số , tuổi thọ trung bình dạt khoảng 74,5 tuổi ; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn
mới tối thiểu 80% trong đó ít nhất 10% đạt chuẩn nơng thơn mới kiểu mẫu .”
- Về chủ trương phát triển an sinh xã hội :
“ Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện , tiến tới bao phủ toàn dân với
các chính sách phịng ngừa , giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân ,
đảm bảo trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế. Cải cách hệ thống bảo hiểm
xã hội đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng – hưởng , chia sẻ- bền vững . Triển
khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều , bền vững , đảm bảo mức
sống tối thiểu và các dịch vụ cơ bản . Nâmg cao chất lượng xây dựng nơng
thơn mới ,triển khai có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội , vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2030, thu hẹp khoảng
cách giàu -nghèo giữa các vùng ,miền ,dân tộc .
- Những nội dung liên quan đến an sinh xã hội (ASXH) được thể hiện trong
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là:
o Thứ nhất, xây dựng các chính sách xã hội bảo đảm tính bền vững và
phát triển phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, bảo
đảm sự bình đẳng về cơ hội phát triển. Đảng ta ln coi chính sách xã
hội có vai trị đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, động lực để phát triển
nhanh và bền vững trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Không
ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng,
Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Xây dựng chính
sách xã hội, trong đó có chính sách ASXH phải phù hợp với trình độ
-
7
phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối các nguồn lực
của đất nước trong từng thời kỳ; chú trọng ưu tiên những người có cơng,
những người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào
dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
o Thứ hai, hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp và chính sách đối với
người có cơng.
Pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng bên cạnh tính
chính trị, kinh tế, xã hội còn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền
thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Làm
tốt chính sách đối với người có cơng sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội,
giữ vững thể chế, góp phần từng bước nâng cao đời sống người có cơng
và thân nhân của họ.
o Thứ ba, cải cách chính sách tiền lương theo hướng gắn với sự thay
đổi giá cả sức lao động trên thị trường, tương xứng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ
thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến ASXH và các
cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người
hưởng lương. Trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực,
tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của
người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.
Theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, việc cải cách chính sách
tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và
phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập
của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối
theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng
năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và
nguồn lực của đất nước.
o Thứ tư, chú trọng nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội; tiếp tục bảo đảm
những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân; đổi mới chính sách lao
động, việc làm.
Chính sách bảo đảm ASXH và phúc lợi xã hội của Đảng và Nhà
nước ta đã mang lại những thành công lớn, nhất là trong bối cảnh thiên
tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được cải thiện rõ rệt. Giảm nghèo nhanh, được cộng đồng
quốc tế đánh giá cao. Hệ thống tổ chức y tế được kiện toàn, năng lực,
chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện. Thời gian qua, với sự tham
gia của khu vực tư nhân trong cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, đã
8
có sự cạnh tranh về chất lượng khám chữa bệnh và nhân lực chất lượng
cao. Các cơ sở y tế, giáo dục tăng cường đầu tư thiết bị máy móc, nâng
cao chất lượng phục vụ. Ngành giáo dục cũng đang chứng kiến sự thay
đổi lớn về chất, chuyển dịch theo hướng tích cực. Giáo dục vùng sâu,
vùng xa và giáo dục mầm non được quan tâm đầu tư. Giáo dục nghề
nghiệp, giáo dục đại học đã bám sát nhu cầu thực tế, từng bước nâng
cao chất lượng. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
của Việt Nam có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận và triển khai các
chương trình bao phủ bảo hiểm.
Đặc biệt, trong q trình ứng phó đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà
nước ta đã kiên định mục tiêu bảo vệ quyền con người, bảo hộ cơng
dân, bảo đảm sức khỏe và tính mạng của nhân dân với những chủ
trương, quyết sách mạnh mẽ, nhân văn, thể hiện tính ưu việt của xã hội
ta. Trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát, kinh tế gặp nhiều khó khăn,
Chính phủ Việt Nam đã kịp thời triển khai nhiều biện pháp bảo đảm
ASXH như hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch, hỗ trợ chế độ
bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức các chuyến bay đưa cơng dân Việt Nam
có hồn cảnh khó khăn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ về nước...
Trong thời gian vừa qua , Đảng và nhà nước đã hỗ trợ người dân
nhiều trong vấn đề an sinh xã hội : tổ chức cách ly tập trung , hỗ trợ về
tài chính , hỗ trợ về thực phẩm trong khu vực giãn cách ,…
Từ thực tế trên, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Chú trọng nâng
cao phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, tiếp tục bảo đảm những nhu cầu cơ bản, thiết
yếu của nhân dân về nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế, việc làm…”. Theo đó, trong
thời gian tới, cùng với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Đảng và Nhà nước cần chú trọng nâng cao
chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; bảo đảm
những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân. Cải thiện điều kiện nhà ở cho
người nghèo, người có thu nhập thấp ở đơ thị, từng bước giải quyết nhu cầu về
nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên. Đẩy
mạnh việc thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2030. Tập trung khắc phục những khó khăn về đất đai, quy hoạch,
vốn, thủ tục, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh tham gia thực hiện các dự
án phát triển nhà ở xã hội.
V, Liên hệ tới địa phương ( Thái Bình)
Đối với quê hương mình là Thái Bình ,em thấy rõ được việc thực hiện công
tác an sinh xã hội trên địa phương .
9
Đất nước bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự chuyển đổi về cơ cấu lao động ngày càng
đa dạng, từ đó đặt ra những yêu cầu mới cho ngành Bảo hiểm xã hội. Những
chính sách kịp thời về BHXH, BHYT nhằm bảo đảm quyền lợi của người thụ
hưởng... Công tác quản lý đối tượng và giải quyết các chế độ, chính sách được
thực hiện đúng quy định. Năm 2019, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã giải quyết cho
84.679 lượt người hưởng chế độ BHXH (tăng 8.640 lượt người so với cùng kỳ
năm 2018). Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết 7.873
người hưởng trợ cấp thất nghiệp, 291 lượt người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh đang quản lý và chi trả chế độ BHXH hàng tháng
đối với trên 99.000 người. Cũng trong năm 2019, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã giám
định và chi trả cho trên 2,6 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) nội, ngoại
trú, tổng chi phí trên 1.500 tỷ đồng. Có những bệnh nhân chi phí KCB một đợt
điều trị hàng trăm triệu đồng đều được quỹ BHYT chi trả đầy đủ.
Đặc biệt, năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bảo hiểm
xã hội tỉnh đã linh hoạt hình thức chi trả lương hưu, phục vụ tốt nhất quyền lợi
và bảo đảm an toàn cho người thụ hưởng. Ngoài chi trả qua tài khoản ATM, Bảo
hiểm xã hội còn thực hiện chi trả gộp lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4 và tháng
5/2020 vào cùng một kỳ tại nhà người hưởng. Phối hợp với các ngành chức năng
hướng dẫn đơn vị thực hiện các thủ tục hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ
hưu trí, tử tuất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phối hợp với các cơ sở
KCB bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong thời gian dịch bệnh và
giải quyết, chi trả trợ cấp thất nghiệp kịp thời, chia sẻ khó khăn với NLĐ bị mất
việc làm do ảnh hưởng của dịch. Phối hợp với các cơ quan truyền thơng tun
truyền, cảnh báo NLĐ cảnh giác với tình trạng mạo danh cơ quan bảo hiểm xã
hội thu gom, mua bán sổ BHXH để trục lợi.
An sinh xã hội được chú trọng và đẩy mạnh :
Ngày 12/01/2021 Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam phối hợp với Ủy ban
Nhân dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã tổ chức lễ khánh thành, đưa vào
sử dụng 02 công trình An sinh xã hội tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Một là Nhà hiệu bộ trường tiểu học xã Thái Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình có tổng mức đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng. Hai là, Hạng mục nhà 2 tầng 10 phòng
học của trường mầm non xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có
tổng mức đầu tư gần 9 tỷ đồng.
Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay , tỉnh Thái Bình đã đưa ra nhiều
biện pháp an sinh xã hội để hỗ trợ người dân như lập các chốt kiểm soát dịch
kèm tổ chức xét nghiệm nhanh ,… Ngày 17/10 /2021, tỉnh đã tổ chức đón hơn
500 người dân từ miền Nam về quê hương , đồng thời tổ chức nhiều trung tâm
cách ly y tế để đảm bảo phòng và chống dịch .
10
Lời kết
Việt Nam có câu nói :” dân giàu nước mạnh “ . Điều này cho thấy nhân dân và
đất nước có mối quan hệ mật thiết với nhau . Vì vậy an sinh xã hội là điều tất
yếu khi ‘ dân yếu ‘. Việt Nam cần phải làm tốt công tác an sinh xã hội để cho
đất nước ngày càng phát triển . Để làm được điều đó , Đảng , nhà nước và nhân
dân cần phải cố gắng nhiều hơn nhất là trong thời kỳ dịch Covid 19 . Chúng ta
cần phải hỗ trợ người dân kịp thời khi gặp khó khăn .
11
Tài liệu :
•
•
•
•
•
•
•
/> /> /> /> /> />Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần XIII
12