Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tài liệu CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG (2006-2009) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.68 KB, 35 trang )











CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG VỀ
NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG
(2006-2009)

Céng hoμ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam Ch−¬ng tr×nh Ph¸t triÓn Liªn hîp quèc


Hài hoà các Mục tiêu Giảm nghèo và Môi trường trong
Chính sách và Lập kế hoạch hướng tới Phát triển Bền vững

DỰ ÁN NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG (PEP)


CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG

VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG
(2006-2009)













Hà Nội, tháng 5 năm 2007

i
i


Người ta nói rằng “điều được nói ra không có nghĩa là mọi người
sẽ nghe”, “điều mọi người nghe không có nghĩa là mọi người
hiểu”, “điều mọi người hiểu không có nghĩa mọi người sẽ chấp
thuận”, “điều mọi người chấp thuận không có nghĩa là mọi người
phải hành động theo” và “điều mọi người hành động theo không có
nghĩa là mọi người sẽ làm lại”. Việc thay đổi hành vi để trở thành
thói quen lâu dài cần có phản hồi và nhắc nhở tích cực.
Vì vậy, một hoạt động truyền thông, một chương trình hành động
được xây dựng dựa trên một chiến lược với tầm nhìn dài hạn nhằm
tăng cường khả năng cung cấp thông tin cho các bên tham gia về
mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường là hết sức cần thiết trong
giai đoạn triển khai của Dự án Hài hoà các Mục tiêu Giảm nghèo
và Môi trường trong Chính sách và Lập kế hoạch hướng tới
Phát triển Bền vững (gọi tắt là Dự án Nghèo đói và Môi trường)
từ 2006-2009.


ii
LỜI CẢM ƠN
Ban quản lý dự án PEP chân thành cảm ơn các đơn vị, tổ chức và cá nhân đã tích cực tham gia
xây dựng Chiến lược Truyền thông về Nghèo đói và Môi trường 2007-2009.
Cảm ơn nhóm chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế (bà Trần Minh Phượng và ông Alain
Lefebvre), chuyên gia nghiên cứu-truyền thông dự án PEP (bà Kim Thuý Ngọc) đã trực tiếp tham
gia xây dựng Chiến lược Truyền thông.
Cảm ơn Ban quản lý dự án hai tỉnh Hà Tây và Hà Tĩnh đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn điều
tra nhận thức về mối liên hệ P-E của cán bộ các sở TNMT, Kế hoạch đầu tư, Thuỷ sản,
NN&PTNT và Văn hoá Thông tin tỉnh.
Cảm ơn bà Rosita Ericsson (tư vấn quốc tế truyền thông của Chương trình SEMLA) và bà Lê
Thị Minh Ánh (Phòng Pháp chế, Cục Bảo vệ Môi trường) đã đóng góp ý kiến, chia sẻ thông tin
và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Chiến lược;
Cảm ơn Trung tâm Nông lâm Quốc tế (ICRAF) đã cung cấp các thông tin về đối tác của Trung
tâm, giúp nhóm chuyên gia xác định đối tượng truyền thông của Chiến lược;
Cảm ơn các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham dự Hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Chiến
lược Truyền thông, tổ chức ngày 22/3/2007 tại Hà Nội;
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
1. GIỚI THIỆU 1 U
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU 3
2.1. Mục đích và kết quả 3
2.2. Mục tiêu 3
3. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 4
3.1. Các nguyên tắc 4
3.2. Phương pháp tiếp cận 4
4. ĐỐI TƯỢNG 6
4.1. Các bộ, ngành (các cơ quan Chính phủ cấp trung ương và cấp tỉnh) 6

4.2. Các nhà tài trợ quốc tế 8
4.3. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế 8
4.4. Các đoàn thể chính trị và xã hội 9
4.5. Các nhóm đối tượng khác 9
5. CÔNG CỤ, KÊNH VÀ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 11
5.1. Các công cụ truyền thông 11
5.2. Các kênh truyền thông 11
5.3. Thông điệp truyền thông 13
6. CÁC HOẠT ĐỘNG 14
6.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tiếp cận thông tin của các bên tham
gia về mối liên hệ P-E và việc sử dụng các chỉ số P-E-L 14

6.1.1. Thông tin về PEP 14
6.1.2. Thành lập mạng lưới Nghèo đói-Môi trường Việt Nam 14
6.1.3. Xây dựng bộ công cụ truyền thông P-E 15
6.1.4. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng 15
6.2. Tăng cường sự tham gia của các bên tham gia trong quá trình nghiên cứu
các mối liên hệ P-E và chỉ số P-E-L 16

6.3. Tăng cường năng lực của các bên tham gia trong quá trình ứng dụng các kết
quả của dự án: mối liên hệ P-E, chỉ số P-E-L 16

6.4. Cung cấp kịp thời thông tin và kiến thức mới từ các nghiên cứu về mối liên hệ
P-E, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách lồng ghép vào quá trình ra quyết định
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững 17

7. THỰC HIỆN 18
7.1. Các nhóm thực hiện Chiến lược 18
7.2. Nhóm công tác kỹ thuật của PEP 19
7.3. Ban quản lý dự án 19

7.4. Ban quản lý dự án tỉnh Hà Tây và Hà Tĩnh 19
8. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT 20
9. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 24
9.1. Giám sát và đánh giá từng hoạt động của chiến lược 24
9.2. Giám sát và đánh giá kế hoạch thực hiện của chiến lược 24
9.3. Chỉ số đánh giá hoạt động 24
9.4. Chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng 28

iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFD Cơ quan Phát triển Pháp
AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia
CIDA Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Canada
CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo
DANIDA Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đan Mạch
DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
DOE Vụ Môi trường
EC Ủy ban Châu Âu
EU Hội đồng Châu Âu
GTZ Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
ICRAF Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
ISGE Nhóm Hỗ trợ Quốc tế về Tài nguyên và Môi trường
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KT-XH Kinh tế-Xã hội
LEP Luật Bảo vệ Môi trường
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
NEX Quốc gia điều hành
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NRE Tài nguyên và Môi trường

PCDA Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân cư nghèo
P-E Nghèo đói-Môi trường
P-E-L Nghèo đói-Môi trường-Sinh kế
PEP Dự án Nghèo đói và Môi trường
PMU Ban quản lý dự án
PPU Ban quản lý dự án tỉnh
SDC Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sỹ
SED Phát triển Kinh tế-Xã hội
SEMA Tăng cường Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam
SEMLA Tăng cường Năng lực Quản lý Đất đai và Môi trường
SIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển
SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan
TNMT Tài nguyên Môi trường
UBND Uỷ ban Nhân dân
UK Liên hiệp Vương quốc Anh
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc
VEPA Cục Bảo vệ Môi trường

1
1. GIỚI THIỆU
Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu tố môi trường. Môi trường tự
nhiên và sản xuất xã hội có quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân
đối thống nhất: Môi trường tự nhiên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) cung cấp nguyên
liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều
vào nguồn tài nguyên: Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để
xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại Có thể nói, tài nguyên nói riêng và
môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế
- xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì: môi trường không những chỉ cung cấp
“đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống; môi trường

liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT-XH; môi trường có liên quan tới
tương lai của đất nước, dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiều
điều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường mà chúng ta chưa làm được: Môi trường vẫn
từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô
nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao.
Và ngược lại các điều kiện của môi trường có tác động lớn đến sinh kế, sức khoẻ và sự an
toàn của các nhóm dân cư nghèo và dễ bị ảnh hưởng-đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy,
việc tăng cường quản lý môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc giảm
nghèo, tăng trưởng bền vững nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Trên thế giới cũng như Việt Nam, kinh nghiệm thực tế cho thấy có nhiều phương pháp tiếp
cận công tác giảm nghèo gắn với việc cải thiện môi trường, đặc biệt là các hoạt động tại
cộng đồng nhằm bảo vệ và tăng cường các lợi ích môi trường cho nhóm dân cư nghèo và
dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây thường chỉ là những thành công rời rạc, vẫn còn nhiều rào
cản lớn về chính sách và thể chế chưa cho phép áp dụng rộng rãi hơn.
Vì vậy, nhằm tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam để lồng ghép các mục tiêu môi
trường và giảm nghèo vào các khuôn khổ chính sách hướng tới phát triển bền vững, dự án
“Hài hoà các Mục tiêu Giảm nghèo và Môi trường trong Chính sách và Lập kế hoạch
hướng tới Phát triển Bền vững”, gọi tắt là dự án “Nghèo đói và Môi trường (PEP)”, đã
được triển khai tại Việt Nam từ năm 2005-2009. Dự án được tài trợ bởi Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DIFD), do Bộ
Tài nguyên và Môi trường (MoNRE) điều phối có sự tham gia của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ
NN&PTNT, Bộ Thuỷ sản, Bộ Công Nghiệp và 4 tỉnh Hà Tây và Hà Tĩnh (giai đoạn 1), tỉnh Hà
Nam và Ninh Thuận (giai đoạn 2).
Để đảm bảo rằng thông tin về nghèo đói và môi trường, các cách tiếp cận đối với nghèo đói
và môi trường được truyền đạt tới các cơ quan chính phủ, các bên liên quan và xã hội, cần
thiết xây dựng một Chiến lược Truyền thông về Nghèo đói và Môi trường và một kế hoạch
hành động chi tiết (2007-2009), nhằm đưa ra tầm nhìn chung, dài hạn và các hoạt động nâng
cao nhận thức về nghèo đói và môi trường cho các bên tham gia của dự án.
Chiến lược Truyền thông được xây dựng theo kinh nghiệm quốc tế và dựa vào các điều kiện
của Việt Nam.

Nhóm chuyên gia xây dựng Chiến lược đã phân tích tình huống và tìm các vấn đề cần truyền
thông về mối liên hệ nghèo đói và môi trường dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau như:
− Văn kiện dự án, Báo cáo khởi động, Hồ sơ gói thầu số 1 “Hỗ trợ mở rộng kiến thức về
mối liên hệ đói nghèo-môi trường”, Hồ sơ gói thầu số 3 “Tăng cường năng lực thể chế
trong giám sát các chỉ số P-E-L” (Dự án PEP);
− Các nghiên cứu quốc tế điển hình có liên quan: Dự án “Thí điểm Nghèo đói và Môi
trường” tại các nước Kenya, Mali, Mauritania, Mozambique, Rwanda, Tanzania and
Uganda do UNEP và UNDP tài trợ (2004-2008);
2
− Các dự án thực hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây như: Dự án Môi trường Việt
Nam-Canada (VCEP); Dự án “Tăng cường Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam”
(SEMA) do Chính phủ Thuỵ Điển tài trợ (1994-2001); Dự án “Tăng cường Năng lực
Quản lý Đất đai và Môi trường” (SEMLA) do Chính phủ Thuỵ Điển tài trợ (2005-2009);
Dự án “Quản lý tổng hợp vùng ven biển” do Chính phủ Hà Lan tài trợ; Dự án “Báo cáo và
Thông tin Môi trường” do DANIDA tài trợ, VEPA thực hiện; Dự án “Mối quan hệ Nghèo
đói-Môi trường” do World Bank tài trợ và Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông
dân cư nghèo” (PCDA) do DANIDA tài trợ, MONRE thực hiện;
− Luật Bảo vệ Môi trường; Kế hoạch 5 năm ngành Tài nguyên Môi trường (2006-2010); Kế
hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội Quốc gia (SED) (2006-2010) về sự phối hợp giữa các
bên liên quan chính trong Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo
(CPRGS); Chương trình Nghị sự 21.
Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia cũng tiến hành điều tra khảo sát mức độ nhận thức về mối
liên hệ P-E của cán bộ các Sở có liên quan như Tài nguyên Môi trường, Thuỷ Sản, Công
nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch Đầu tư… thuộc 2 tỉnh Hà Tây và Hà
Tĩnh.
Chiến lược được xây dựng với sự tham gia trực tiếp của chuyên gia tư vấn trong nước, quốc
tế và cán bộ nghiên cứu - truyền thông dự án PEP. Ngoài ra, các đối tác liên quan của PEP
cũng cung cấp nhiều thông tin cần thiết và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Chiến lược
thông qua Hội thảo xây dựng Chiến lược, tổ chức ngày 22/3/2007.
Trong quá trình xây dựng Chiến lược, nhóm biên soạn đã đưa ra một số nhận định về mối

liên hệ P-E được lồng ghép trong các định hướng chiến lược của Chiến lược Truyền thông
về Nghèo đói và Môi trường như sau:
− Có sự hiểu biết khác nhau về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường. Cần có nhiều
hoạt động phù hợp nhằm nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách, cho
cán bộ các ban ngành có liên quan từ cấp tỉnh tới trung ương và cho cộng đồng dân cư
về mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường;
− Nguồn lực (tài liệu, nhân sự, năng lực và tài chính) cho việc truyền thông về mối liên hệ
nghèo đói và môi trường còn hạn chế. Vì vậy, cần thiết kêu gọi sự phối hợp đầu tư (kỹ
thuật, kinh phí) giữa dự án và các bên tham gia trong việc xây dựng tài liệu, tập huấn đào
tạo cho cán bộ các ngành liên quan;
− Việc xem xét các mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong quá trình xây dựng
chính sách của nhiều ban ngành liên quan chưa được chú trọng. Cần khuyến khích sự
tham gia của các nhà hoạch định chính sách trong quá trình nghiên cứu của dự án, cũng
như trở thành thành viên của Mạng lưới Nghèo đói và Môi trường tại Việt Nam.
3
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU
Chiến lược Truyền thông về Nghèo đói và Môi trường vừa là một sản phẩm đầu ra của dự
án và vừa là công cụ hỗ trợ các bên tham gia tiếp cận mối liên hệ P-E trong khuôn khổ dự án
PEP. Chiến lược giúp Ban quản lý dự án thiết kế các hoạt động và thông điệp truyền thông
phù hợp tới từng nhóm đối tượng liên quan.
Có thể thấy, tính cấp thiết của Chiến lược Truyền thông cũng tương tự như tính cấp thiết của
dự án, đó là “Suy thoái môi trường có mối quan hệ nhân quả với các vấn đề nghèo, đói và
sức khoẻ. Việc lồng ghép các nguyên tắc và thực tiễn trong phát triển bền vững môi trường
với kế hoạch và chính sách quốc gia là chìa khoá thành công cho các chiến lược xoá đói
giảm nghèo”.
2.1. Mục đích và kết quả
Mục đích chính của Chiến lược là nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa đói nghèo - môi
trường và sử dụng các chỉ số đói nghèo-môi trường-sinh kế trong các bộ, ngành liên quan,
tại cấp tỉnh và các nhà tài trợ.
Mục đích phát triển của Chiến lược là Tăng cường năng lực Chính phủ trong việc lồng ghép

các mục tiêu giảm nghèo và môi trường vào các khung chính sách phát triển bền vững.
Chiến lược Truyền thông góp phần đạt được 2 kết quả dự án, đó là:
− Nâng cao nhận thức và hiểu biết của các cơ quan chính phủ, chính quyền các cấp và xã
hội về rào cản, năng lực và cơ hội sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường nhằm góp phần vào các mục tiêu, mục đích, chiến lược giảm nghèo và phát triển
bền vững;
− Tăng cường các thể chế và năng lực nhằm lồng ghép các vấn đề môi trường và giảm
nghèo vào trong các khuôn khổ chính sách và lập kế hoạch phát triển.
2.2. Mục tiêu
Các mục tiêu của Chiến lược Truyền thông là:
− Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tiếp cận thông tin của các bên tham gia về mối
liên hệ P-E và việc sử dụng các chỉ số P-E-L;
− Tăng cường sự tham gia của các bên tham gia trong quá trình nghiên cứu các mối liên
hệ P-E và xây dựng các chỉ số P-E-L;
− Tăng cường năng lực của các bên tham gia trong quá trình ứng dụng các sản phẩm của
dự án (mối liên hệ P-E, chỉ số P-E-L);
− Đảm bảo rằng, các nhà hoạch định chính sách các ngành sẽ được tiếp cận đầy đủ thông
tin và kiến thức mới từ nghiên cứu của dự án, nhằm lồng ghép trong quá trình ra quyết
định hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
4
3. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
3.1. Các nguyên tắc
Chiến lược Truyền thông cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Chiến lược được xây dựng và triển khai tại hầu hết các nhóm đối tượng có liên quan đến
nghèo đói-môi trường trong dự án như các nhà hoạch định chính sách thuộc các cơ
quan chính phủ ở cấp trung ương và cấp tỉnh; các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế; các
cơ quan thông tin đại chúng;
b) Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược phải đảm bảo có sự tham gia của các bên tham
gia trong dự án;
c) Các hoạt động của Chiến lược được thiết kế sao cho tận dụng các cơ hội sẵn có, ví dụ

như: sở thích của một nhóm đối tượng đặc biệt, kiến thức bản địa, phong tục tập quán…;
d) Cần có những nghiên cứu, đánh giá, điều tra nhằm tìm ra các đặc điểm và nhu cầu của
từng nhóm đối tượng khác nhau, từ đó lựa chọn các kênh và tài liệu truyền thông phù
hợp;
e) Chiến lược cần nhấn mạnh rằng, phụ nữ cần có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia và
hưởng lợi từ các hoạt động của dự án;
f) Các hoạt động của Chiến lược cần đảm bảo tính bền vững và dễ áp dụng, có thể triển
khai tại các địa bàn khác nhau nếu có yêu cầu;
g) Lồng ghép việc giám sát và đánh giá trong các hoạt động của Chiến lược nhằm đảm bảo
tiến trình thời gian và sự thành công;
3.2. Phương pháp tiếp cận
Truyền thông hiểu theo nghĩa rộng là việc thông tin hai chiều trong đó bên truyền tin cố gắng
cung cấp thông tin và kêu gọi thay đổi hành vi, còn bên nhận tin sẽ cung cấp một số phản hồi
như là kết quả của việc nhận tin. Các phản hồi này có thể được thực hiện thông qua hội
thoại hay hoạt động.
Để vượt qua các thách thức và thực hiện thành công Chiến lược Truyền thông này và đáp
ứng được các mục tiêu phát triển của PEP, cần dựa vào 5 phương pháp tiếp cận sau:
a) Đề xuất các khoá tập huấn hay hoạt động nhằm tăng cường năng lực trong các lĩnh vực
cụ thể như: mối liên hệ P-E, chiến lược truyền thông và sự tham gia của cộng đồng…
cho các Vụ liên quan thuộc 4 Bộ đối tác chính của dự án (TNMT, NN&PTNT, Thủy sản
và Công nghiệp) cũng như các tỉnh có dự án thực hiện;
b) Nếu như không có sự hiểu biết nhất định về mối liên hệ P-E thì không thể chờ đợi các
bên tham gia thay đổi cách làm việc hay chấp nhận các kết quả của dự án. Do vậy, các
thông tin phù hợp và kịp thời về mối liên hệ P-E cần phải được chuyển tới các bên tham
gia. Các phương tiện thông tin đại chúng cấp trung ương và địa phương đóng vai trò
quan trọng trong việc truyền tải những thông tin về mối liên hệ P-E;
c) Thúc đẩy và tăng cường sự tham gia của các nhóm làm việc trong báo cáo và giám sát
các chỉ số P-E-L cũng như việc thực thi các hoạt động thí điểm cấp tỉnh. Liên quan tới
những hoạt động này, Chiến lược sẽ tổ chức khoá tập huấn về sự tham gia của cộng
đồng cho cán bộ ban quản lý dự án cấp tỉnh;

d) Cần có những thông điệp truyền thông khác nhau cho từng nhóm đối tượng khác nhau
qua các kênh thông tin phù hợp. Tại các tỉnh dự án, cần ưu tiên những hoạt động định
hướng, khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong việc giải quyết các vấn đề
môi trường tại địa phương;
5
e) Các hoạt động truyền thông do Chiến lược đề xuất cần phải cần phù hợp với thời gian và
định mức tài chính của dự án và đồng thời có sự liên kết chặt chẽ (cả về nội dung và tài
chính) với các hoạt động khác của dự án.
6
4. ĐỐI TƯỢNG
Chiến lược Truyền thông có các nhóm đối tượng khác nhau tuỳ theo các cấp độ triển khai
hoạt động. Ở cấp trung ương, Chiến lược tập trung vào 4 Bộ chính (TNMT, NN&PTNN, Thủy
sản và Công nghiệp) có các ngành và lĩnh vực chuyên đề liên quan nhằm đưa ra bộ chỉ số
P-E-L, và tăng cường năng lực thể chế trong các hoạt động báo cáo và giám sát. Đồng thời,
Chiến lược cũng xem xét đến các Bộ khác là thành viên trong Nhóm làm việc ngành TNMT
và các nhóm hỗ trợ liên quan. Nhóm các cơ quan truyền thông đại chúng cũng là nhóm đối
tượng của Chiến lược.
Ở cấp tỉnh (tỉnh Hà Tây và Hà Tĩnh), Chiến lược tập trung vào nhóm đối tượng làm công tác
quản lý, cán bộ-thành viên Nhóm làm việc liên quan đến các vấn đề P-E-L hay chính sách về
P-E, cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh.
Bên cạnh đó, nhóm các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế có liên quan tại Việt Nam cũng là đối
tượng chính của Chiến lược Truyền thông.
4.1. Các bộ, ngành (các cơ quan Chính phủ cấp trung ương và cấp tỉnh)
Trong khuôn khổ của Dự án Nghèo đói và Môi trường, tiếp cận nhóm đối tượng này sẽ nhằm
thay đổi nhận định, quan điểm trong xây dựng kế hoạch phát triển ngành theo hướng tiếp
cận liên ngành, và nhìn nhận đói nghèo và môi trường trong một mối liên hệ nhân quả.
Có thể thấy, điểm mạnh của nhóm đối tượng này là thường xuyên tiếp cận với công tác
hoạch định chính sách, với những nhà ra chính sách về phát triển kinh tế và môi trường.
Cam kết của Chính phủ theo định hướng phát triển bền vững, gắn kết các nội dung bảo vệ
môi trường trong phát triển kinh tế và công bằng xã hội buộc các bộ, ngành điều chỉnh nội

dung kế hoạch hoạt động theo định hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, sự chồng chéo
trong phân công trách nhiệm, việc tiếp cận hạn chế trong phạm vi mỗi ngành, mối liên hệ
hợp tác còn lỏng lẻo, không bền đã hạn chế sự thành công của các kế hoạch và hoạt động
của từng ngành. Mặc khác, nhận thức của lãnh đạo và chuyên viên các bộ, ngành về mối
liên hệ nhân quả giữa đói nghèo-môi trường-phát triển kinh tế, xã hội còn hạn chế. Tư tưởng
hy sinh môi trường trong thời gian ngắn vì mục tiêu phát triển kinh tế vẫn còn tồn tại.
Nhóm tư vấn đề xuất danh sách các cơ quan với thứ tự ưu tiên sau:
a) Bộ Tài nguyên Môi trường, cụ thể là Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động
môi trường, Cục Bảo vệ môi trường, Vụ Pháp chế và Nhóm làm việc ngành TNMT (sẽ được
thành lập với sự hỗ trợ của PEP) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các luật, văn
bản dưới luật liên quan đến tài nguyên, môi trường; đồng thời là đầu mối thực hiện rất nhiều
các dự án, chương trình về quản lý tài nguyên. Ngoài ra, Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Ngành Tài
nguyên và Môi trường (ISGE) cũng sẽ là một nhóm đối tượng quan trọng nhiều lý do. Trong
đó, Nhóm Công tác Chuyên đề 2 (TAG 2) của ISGE: Nghèo đói, Phát triển và Môi trường sẽ
là một cơ sở tốt cung cấp các phương thức ứng dụng tốt nhất trong vấn đề môi trường và
giảm nghèo.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể là Vụ Khoa học và Công nghệ và chất
lượng sản phẩm, Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và Chương trình Năm triệu Hecta Rừng
(661), và Nhóm Công tác Ngành Lâm nghiệp (sẽ được thành lập với sự hỗ trợ của PEP) là
đối tác chính, quan trọng của dự án vì rất nhiều chương trình, nhiệm vụ được thực hiện tại
khu vực nông thôn - nơi có tỷ lệ đói nghèo cao cũng như những tác động đến môi trường,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực dân nghèo; nhiều chương trình phát triển
kinh tế, xoá đói, giảm nghèo được Bộ thực hiện trong nhiều năm qua; Ngoài ra, Chương
trình và Đối tác Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp (FSSP) cũng là một nhóm đối tượng quan trọng do
một trong các mục tiêu của Chương trình là quản lý rừng một cách bền vững và bảo tồn đa
7
dạng sinh học nhằm: (a) bảo vệ môi trường; (b) nâng cao đời sống người dân vùng rừng; và
(c) nâng cao sự đóng góp của ngành lâm nghiệp và nền kinh tế quốc dân.
c) Bộ Thuỷ sản, cụ thể là Vụ Khoa học công nghệ, Cục khai thác nguồn lợi thuỷ sản, Viện
quy hoạch và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, và Nhóm làm việc ngành Thuỷ sản (sẽ được thành

lập với sự hỗ trợ của PEP) chịu trách nhiệm trong việc khai thác hợp lý và phát triển các
nguồn lợi thuỷ sản. Đây cũng là một trong những giải pháp chính nhằm vừa bảo vệ được
môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản biển và nội địa vừa là phương thức xoá đói giảm
nghèo hữu hiệu cho các bộ phận dân cư sống phụ thuộc vào các nguồn lợi thuỷ sản tự
nhiên.
d) Bộ Công nghiệp, cụ thể là Vụ Khoa học công nghệ, Cục công nghiệp địa phương, và
Nhóm làm việc ngành Năng lượng bền vững (sẽ được thành lập với sự hỗ trợ của PEP) chịu
trách nhiệm phát triển công nghiệp phục vụ chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Các yếu tố môi trường trong phát
triển công nghiệp cần được chú trọng nhằm tránh những tổn hại lâu dài đối với các nguồn tài
nguyên không tái tạo cũng như chất lượng môi trường.
e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể là Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Khoa học, giáo dục
và môi trường, Viện Chiến lược Phát triển, Tổng cục Thống kê, và Văn phòng chương trình
nghị sự 21 về phát triển bền vững, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và giảm đói nghèo cũng như chương trình nghị sự Việt nam về phát
triển bền vững. Hầu hết các dự án phát triển cỡ vừa và lớn do các nhà tài trợ Chính phủ và
Liên Chính phủ hỗ trợ đều phải qua Bộ Kế hoạch Đầu tư rà soát trước khi đến cấp thực hiện
ở các bộ, ngành khác.
f) Văn phòng Chính phủ là nơi tổng hợp cuối cùng trước khi các chiến lược phát triển
được ban hành ở cấp Chính phủ, cũng là nơi xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
ở tầm quy mô quốc gia; đồng thời có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề có tính
chất liên bộ, liên ngành.
Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo
(Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt

tại công văn số 2685/VPCP-QHQT, ngày 21 tháng 5 năm 2002 và công văn số
1649/CP-QHQT ngày 26 tháng 11 năm 2003)
là văn kiện cụ thể hoá các mục tiêu, cơ chế,
chính sách, giải pháp chung của chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm thành các giải

pháp cụ thể kèm theo tiến độ thực hiện. Một
Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược được
thành lập do Phó Thủ tướng làm trưởng ban và các phó ban là Phó thống đốc Ngân hàng
Nhà nước và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các ủy viên của Ban Chỉ đạo là đại diện
(cấp thứ trưởng) của các bộ ban ngành có liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, ngoài
nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Chiến lược còn nhận được sự bảo trợ của Ngân hàng Thế
giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và sự hỗ trợ từ nhiều nhà tài trợ quốc tế lớn (ví dụ, 20 triệu
Euro từ EC qua Ngân hàng Thế giới v.v ). Chiến lược cũng là một cơ hội để lồng ghép các
mối liên hệ P-E và các chỉ số P-E-L vào các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ cũng
như các chính sách hỗ trợ của các nhà tài trợ lớn như WB, IMF và EC.
g) Bộ Y tế, cụ thể là Cục y tế dự phòng. Sức khỏe của con người gắn liền với mọi biến động
lớn nhỏ của môi trường và những biến động đó có thể trở thành mối đe dọa cho sức khỏe.
Giữa môi trường-sức khoẻ- đói nghèo có mối liên hệ hệ quả với nhau và cũng rất phức tạp.
Chính sách y tế liên quan đến các chương trình phát triển, xoá đói giảm nghèo cũng như hạn
chế những tác động bất lợi của môi trường đối với sức khoẻ con người.
h) Bộ Lao động, thương binh xã hội, cụ thể là Vụ Khoa học công nghệ, Văn phòng xoá đói
giảm nghèo. Bộ chịu trách nhiệm về việc làm, lao động và công bằng xã hội.
i) Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể là Vụ khoa học tự nhiên và xã hội, nhiều chương
trình, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Nhà nước được xây dựng phục vụ các chương trình phát
triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường .
8
j) Uỷ ban Dân tộc Miền Núi là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có nhiệm vụ chủ trì, phối
hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương chỉ
đạo thực hiện các dự án mô hình thí điểm, các chính sách ưu đãi ở vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ giao; tổng kết thực tiễn và nhân rộng các mô hình
phát triển có hiệu quả.
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135 và 134)
tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, quy hoạch và xây dựng các
trung tâm cụm xã; quy hoạch bố trí lại dân cư; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp; đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum sóc. Việc cân nhắc các yếu tố môi trường trong

các hoạt động của các chương trình này sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục
tiêu phát triển bền vững.
k) Ban Văn hoá Tư tưởng Trung ương: có ảnh hưởng lớn tới các cơ quan truyền thông
đại chúng.
l) Đối với cấp tỉnh, nhóm đối tượng có liên quan thuộc phía cơ quan nhà nước bao gồmVăn
phòng UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản,
Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Công nghiệp, và Lao động thương binh xã hội.
4.2. Các nhà tài trợ quốc tế
Ở Việt Nam, hầu hết các chương trình, chiến lược phát triển ngành đều có sự tham gia trợ
giúp của các nhà tài trợ quốc tế. Các nhà tài trợ quốc tế có thể đưa yêu cầu về môi trường là
một tiêu chí bắt buộc để xem xét các dự án phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Căn cứ vào
yêu cầu này, các đơn vị nhận dự án bắt buộc phải có sự đầu tư dù ít hoặc nhiều vào nghiên
cứu và thực hiện các yêu cầu môi trường, tìm hiểu về mối liên hệ giữa xoá đói, giảm nghèo,
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Nhóm đối tượng này bao gồm:
− Ngân hàng thế giới, cụ thể là Ban Môi trường và phát triển xã hội;
− Chương trình phát triển liên hợp quốc, cụ thể là Phòng phát triển bền vững-Nhóm dự án
xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội;
− Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển;
− Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA);
− Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ);
− Hội đồng Châu Âu (EU);
− Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)
− Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID–UK);
− Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Canada (CIDA);
− Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID);
− Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sỹ (SDC);
− Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV);
− Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).
4.3. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế

Hầu hết các tổ chức quốc tế đều thực hiện nhiều dự án phát triển và bảo vệ môi trường; hỗ
trợ tài chính và trợ giúp kỹ thuật cho nhiều ngành trong xây dựng chiến lược phát triển
ngành. Tại các tổ chức này đều có những chương trình đầu tư trong lĩnh vực xoá đói, giảm
9
nghèo và bảo vệ môi trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên các
chương trình này chưa thể hiện rõ nét sự lồng ghép cũng như các tiêu chí môi trường được
thể hiện trong các yêu cầu của dự án phát triển kinh tế. Các chương trình bảo vệ môi trường
và chương trình phát triển kinh tế hầu như mới chỉ được làm ở mức độ riêng lẻ mà chưa có
mối liên hệ hữu cơ với nhau.
Một số các chương trình bảo tồn, quản lý và khai thác tài nguyên rừng thường gắn liền với
nội dung cải thiện điều kiện sống cho người dân bản địa, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở
địa phương. Ở một mức độ nào đó, các khía cạnh về môi trường đã được thể hiện lồng
ghép trong các chương trình này. Ví dụ, Trung tâm nghiên cứu Nông lâm Quốc tế (ICRAF)
có mục tiêu giảm nghèo và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua việc cải thiện
hệ thống nông lâm có nhiều kinh nghiệm trong lồng ghép các khía cạnh bảo vệ môi trường
trong chương trình xoá đói, giảm nghèo cho người dân vùng cao. Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên Quốc tế (IUCN) kết hợp với các tổ chức phí chính phủ trong nước xây dựng và thực
hiện các mô hình xoá đói giảm nghèo gắn kết với bảo vệ môi trường thông qua xây dựng mô
hình làng sinh thái trên các vùng sinh thái nhạy cảm.

Các tổ chức liên quan đến vấn đề P-E-L được chia thành các nhóm sau:
a, Liên quan đến ngành TNMT
− Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN);
− Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF);
− Viện Môi trường và Phát triển Bền vững Việt Nam (VESDI);
− Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Môi trường (CRES);
− Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường.
b, Liên quan đến ngành Lâm nghiệp
− Trung tâm nghiên cứu Nông lâm Quốc tế (ICRAF);
− Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR).

c, Liên quan đến ngành Thuỷ sản
− Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD);
− Văn phòng Sáng kiến Hỗ trợ Quản lý Nguồn lợi Thuỷ sản Khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương-STREAM Việt Nam.
d, Liên quan đến ngành Năng lượng Bền vững
− Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (RCEE) với lĩnh vực hoạt động
chính là năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, thay đổi khí hậu và cơ chế phát
triển sạch.
4.4. Các đoàn thể chính trị và xã hội
Các đoàn thể chính trị và xã hội từ cấp trung ương tới địa phương như Mặt trận Tổ quốc, Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ tuy không
trực tiếp tham gia các hoạt động của Chiến lược, nhưng là mắt xích quan trọng trong công
tác truyền thông về mối liên hệ nghèo đói và môi trường, giữa các nhà chính sách, nhà quản
lý với cộng đồng tại các địa điểm nghiên cứu thí điểm của dự án.
4.5. Các nhóm đối tượng khác
Do PEP là một dự án tăng cường năng lực, nên Chiến lược Truyền thông này không trực
tiếp triển khai trên nhóm đối tượng là cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, những thông tin về mối
10
liên hệ P-E vẫn tới được cộng đồng nói chung, và tới các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức
chính trị-xã hội và người nghèo tại các tỉnh thí điểm của dự án.
11
5. CÔNG CỤ, KÊNH VÀ THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG
5.1. Các công cụ truyền thông
Cơ quan truyền thông đại chúng được coi là công cụ truyền thông hữu hiệu, không tham gia
trực tiếp vào quá trình xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường, tuy nhiên, lại có vai trò rất lớn trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường và các chương trình giảm đói nghèo, phản ánh việc sử dụng không hiệu quả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Nhiều những cơ quan nhà nước
do sức ép của các phương tiện thông tin đại chúng đã buộc phải thay đổi những quyết sách
phát triển của mình theo hướng có lợi cho môi trường. Vì vậy, hợp tác giữa Bộ TNMT, các

Sở TNMT hai tỉnh Hà Tây và Hà Tĩnh với các cơ quan truyền thông đại chúng là rất cần thiết.
Các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều ảnh hưởng bao gồm:
a) Thông tấn xã Việt Nam (Ban tin trong nước - Ban Kinh tế, xã hội)
b) Đài truyền hình Việt Nam (Chương trình Môi trường - Ban Thời sự; Ban Khoa giáo)
c) Đài Tiếng nói Việt Nam (Chương trình TNMT - Ban Khoa học và Kinh tế…)
d) Các báo có lượng độc giả đông đảo như: Vietnamnet, Lao động, Đầu tư, Khoa học và
Công nghệ, Thanh niên, và Tuổi trẻ, và các báo liên quan đến ngành nông nghiệp, phát
triển nông thôn và tài nguyên môi trường như: Nông thôn ngày nay, Nông nghiệp Việt
Nam, Báo TNMT, Tạp chí TNMT, Tạp chí Bảo vệ Môi trường
e) Báo và Đài phát thanh- truyền hình 2 tỉnh dự án (Hà Tây- Hà Tĩnh)
f) Trang web của Bộ TNMT, NN&PTNT, Thuỷ sản, Kế hoạch Đầu tư… và các tổ chức khác
5.2. Các kênh truyền thông
Thông qua cách tiếp cận đa phương tiện mà các thông tin về mối liên hệ P-E sẽ đến được
các bên tham gia quan trọng và cộng đồng nghèo tại các tỉnh thí điển của dự án. Các hình
thức tuyên truyền và truyền thông được sử dụng tối đa trong Chiến lược này.
Tuyên truyền là việc cung cấp thông tin 1 chiều, không có phản hồi giữa bên cung cấp tin và
bên nhận tin. Các hình thức tuyên truyền có thể là tài liệu, thông báo, tờ rơi, bản tin, bài trình
bày, trang web, đĩa CD, bảng tin, pa nô, poster, sổ tay bài học kinh nghiệm, chương trình TV
hay đài phát thanh…
Truyền thông, còn gọi là giao tiếp trực tiếp hay truyền tin 2 chiều, nghĩa là người cung cấp tin
và người nhận tin, hay giữa những người nhận tin có cơ hội để trao đổi ý kiến hay phản hồi
với nhau. Truyền thông có các hình thức như họp công khai, họp báo, hội thảo, phỏng vấn,
toạ đàm, triển lãm ảnh, tham quan, chiếu phim có thảo luận, tập huấn, thảo luận nhóm, trao
đổi thông tin của mạng lưới…
Chiến lược Truyền thông sẽ sử dụng nhiều kênh cung cấp thông tin khác nhau dưới hình
thức tuyên truyền và truyền thông. Mỗi một kênh thông tin sẽ phù hợp với từng nhóm đối
tượng khác nhau. Điều đó thể hiện qua bảng 1:


12

Bảng 1: Các kênh truyền thông và nhóm đối tượng của Chiến lược
Kênh thông tin Cơ quan Chính phủ (cấp TW và
tỉnh) và các nhóm hỗ trợ
Nhà tài trợ
quốc tế
Tổ chức phi chính phủ
trong nước và quốc tế
Đoàn thể chính trị
và xã hội
Các nhóm đối
tượng khác
Tờ rơi X X X
Bài báo trên các tạp chí chuyên ngành X X X X X
Phim tài liệu về mối liên hệ P-E x X X X x
Trang web của mạng lưới đói nghèo – môi
trường
X X X X X
Đĩa CD-Rom X X X X
Tổ chức các sự kiện X X X X X
Tài liệu thông tin dự án X X X X X
Tài liệu “10 nghiên cứu điển hình về P-E” X X X
Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng bộ chỉ số P-E-L” X X X
Họp mạng lưới (mạng lưới P-E, mạng lưới
các nhóm làm việc)
X X X
Diễn đàn mối liên hệ P-E-L x X X X X
Bản tin Chính sách (bản tin/quý) X X X
Thi báo (lần/năm) X X X
Phỏng vấn X X
Tập huấn X X

Tham quan học tập X X
Họp/hội thảo tham vẫn X X X X x


13
5.3. Thông điệp truyền thông
Nội dung các tài liệu truyền thông cần đáp ứng:
− Thông tin về PEP và các hoạt động của PEP;
− Nâng cao nhận thức cho các bên tham gia về mối liên hệ P-E và các chỉ số P-E-L;
− Khuyến khích các bên tham gia sử dụng kết quả nghiên cứu về mối liên hệ P-E và các
chỉ số P-E-L trong công việc hàng ngày;
− Cung cấp thông tin về thực tiễn và các bài học kinh nghiệm cho thành viên mạng lưới.
Thông điệp truyền thông của Chiến lược là:
− Giới thiệu về PEP;
− Các hoạt động và kết quả đạt được của PEP;
− Mối liên hệ P-E;
− Kinh nghiệm liên quan đến mối liên hệ P-E;
− Hợp tác và sử dụng bộ chỉ số P-E-L
− Mạng lưới chia sẻ thông tin;
− Tuyên truyền về hoạt động của mạng lưới chia sẻ thông tin;
− Sử dụng mối liên hệ P-E trong xây dựng và hoạch định chính sách;
− Các bài học kinh nghiệm về thực tiễn lồng ghép mối liên hệ P-E trong xây dựng và hoạch
định chính sách;
− Sử dụng các vấn đề Nghèo đói-Tăng trưởng-Môi trường trong hoạch định chính sách.


14
6. CÁC HOẠT ĐỘNG
Các hoạt động truyền thông sẽ được triển khai ở cả cấp trung ương (gồm các bộ, vụ, ngành,
nhà tài trợ, tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến P-E) và một số ban ngành, đoàn thể

thuộc 2 tỉnh dự án Hà Tây và Hà Tĩnh.
Chiến lược sẽ tập trung vào các hoạt động chính như: Thông tin về PEP; nâng cao nhận
thức về mối liên hệ P-E; tăng cường năng lực sử dụng bộ chỉ số P-E-L; xây dựng mạng lưới
P-E tại Việt Nam; chia sẻ bài học kinh nghiệm; khuyến khích sự tham gia trong quá trình
nghiên cứu; thúc đẩy việc sử dụng mối liên hệ P-E trong hoạch định chính sách.
6.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tiếp cận thông tin của các bên tham
gia về mối liên hệ P-E và việc sử dụng các chỉ số P-E-L
6.1.1. Thông tin về PEP
Việc phổ biến các thông tin về dự án rất quan trọng. Nó góp phần tăng cường sự phối hợp
của dự án với các đối tác và các bên tham gia. Trong suốt quá trình triển khai dự án, các
thông tin về dự án PEP như mục tiêu, mục đích, đối tượng, địa điểm, thời gian, các hoạt
động, các sản phẩm dự kiến… sẽ được cung cấp dưới các hình thức như:
- Thường xuyên cập nhật thông tin về các hoạt động của PEP, viết bài và định kỳ gửi bài
lên Tạp chí Kinh tế Môi trường;
- Tổ chức 01 cuộc thi báo về P-E trên Tạp chí Kinh tế Môi trường nhằm trao đổi các kinh
nghiệm liên quan đến việc P-E (dự kiến tháng 6/2007);
- Tổ chức 1 cuộc thi báo về lồng ghép P-E vào khung chính sách và lập kế hoạch (dự kiến
tháng 6/2008);
- Tổ chức diễn đàn về mối liên hệ P-E có sự tham gia của các bên liên quan (tháng
10/2007);
- Tổ chức diễn đàn về lồng ghép P-E vào khung chính sách và lập kế hoạch (tháng
6/2008);
- Phối hợp với các tổ chức liên quan phổ biến thông tin dự án và các kết quả của dự án tại
các sự kiến lớn (ngày Môi trường thế giới; ngày đa dạng sinh học) (dự kiến 22/5/2008 và
5/6/2008).
6.1.2. Thành lập mạng lưới Nghèo đói-Môi trường Việt Nam
Mạng lưới Nghèo đói-Môi trường Việt Nam là mạng lưới giữa các cá nhân và tổ chức có
cùng mối quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực nghèo đói và môi trường, với mục đích kết
nối, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và phối hợp trong công tác xoá đói giảm nghèo
lồng ghép với bảo vệ môi trường nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Trong giai đoạn đầu, thành viên của mạng lưới sẽ là:
- Các nhóm làm việc được thành lập trong dự án như: Nhóm Làm việc Quốc gia; Nhóm
Làm việc về P-E-L Quốc gia, Nhóm Làm việc Bộ/ngành liên quan Quốc gia; Nhóm Làm
việc ngành TNMT, ngành Thuỷ sản, ngành Lâm Nghiệp và ngành Năng lượng bền vững;
- Các cơ quan Chính phủ (cấp tỉnh và trung ương), các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ trong nước và quốc tế, các cơ quan thông tin đại chúng… liên quan đến P-E;
- Các cá nhân quan tâm đến vấn đề P-E.
Cần thiết phải thành lập Nhóm điều phối mạng lưới, chủ chốt là cán bộ Ban quản lý dự án.
Nhóm điều phối có nhiệm vụ xây dựng một “kế hoạch hành động dài hạn, 2007-2009” có tầm
nhìn chiến lược nhằm: (1) Đảm bảo Mạng lưới có những hoạt động thường xuyên và hiệu
15
quả, khuyến khích sự tham gia của các thành viên; (2) Thông tin về các hoạt động của mạng
lưới; (3) Tham gia Mạng lưới Nghèo đói-Môi trường Quốc tế; (4) Duy trì hoạt động của mạng
lưới sau khi kết thúc dự án.
Nhóm điều phối cùng cần đưa ra quy chế hoạt động và tổ chức của mạng lưới. Ví dụ như:
mục tiêu và hoạt động của mạng lưới, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên;
hay các vị trí trong mạng lưới Ngoài ra, cần thành lập ban cố vấn với sự tham gia của các
chuyên gia đầu ngành về môi trường, nghèo đói, chính sách, phát triển cộng đồng, truyền
thông
Nhóm điều phối với sự hỗ trợ của PMU sẽ hợp đồng với một công ty thiết kế để xây dựng
một website của mạng lưới nhằm chia sẻ thông tin về về các kiến thức, kinh nghiệm về lồng
ghép P-E-L.
6.1.3. Xây dựng bộ công cụ truyền thông P-E
Xây dựng một bộ công cụ truyền thông về mối liên hệ P-E và chỉ số P-E-L là phương pháp
truyền thông một chiều. PEP sẽ cung cấp các thông tin về kết quả nghiên cứu mối liên hệ P-
E vào cuối năm 2007, bộ chỉ số P-E-L vào cuối năm 2008 cho các đối tác, các bên tham gia
và cộng đồng dân cư thuộc các địa điểm nghiên cứu tại hai tỉnh Hà Tây và Hà Tĩnh. Cụ thể
là:
A. Xuất bản tài liệu nghiên cứu về mối liên hệ P-E-L
- Xuất bản các báo cáo “nghiên cứu điển hình về mối liên hệ P-E” (PPA, 5 nghiên cứu

chuyên đề) bẳng tiếng Anh và tiếng Việt. Dự kiến đầu năm 2008 các báo cáo này sẽ hoàn
thành và đối tượng sử dụng là tất cả các bên tham gia, đối tác của dự án, các nhà tài trợ/tổ
chức trong nước và quốc tế;
- Một báo cáo tổng hợp về nghiên cứu P-E dựa trên các nghiên cứu điển hình cũng sẽ
được biên soạn (dự kiến đầu năm 2008);
- Xuất bản báo cáo tổng hợp về phân tích mối liên hệ P-E (tiếng Anh và tiếng Việt). Dự
kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2008;
- Các nghiên cứu điển hình mối liên hệ P-E sẽ được xây dựng thành một bộ tài liệu multi-
media để lưu lại các hình ảnh thực tế trong quá trình nghiên cứu, đồng thời cũng là chia sẻ
các bài học kinh nghiệm cho các bên tham gia muốn áp dụng các kết quả nghiên cứu này
trong tương lai (tiếng Anh và tiếng Việt);
- Tờ rơi giới thiệu 10 nghiên cứu điển hình về mối liên hệ P-E (tiếng Anh và tiếng Việt) (dự
kiến đầu năm 2008);
- Tờ rơi giới thiệu Mô hình P-E (tiếng Anh và tiếng Việt) (dự kiến cuối năm 2008);
B. Xuất bản tài liệu về chỉ số P-E-L
- Sổ tay Hướng dẫn Sử dụng các Chỉ số P-E-L, sẽ xuất bản cuối năm 2008, đối tượng của
tài liệu này là các đơn vị liên quan thuộc 4 ngành TNMT, Thuỷ sản, Lâm Nghiệp và Năng
lượng Bền vững;
- Tờ rơi giới thiệu Bộ chỉ số P-E-L (dự kiến đầu năm 2008).
C. Cặp tài liệu giấy (dạng kẹp file) giới thiệu PEP với các nghiên cứu về mối liên hệ P-E, mô
hình P-E và chỉ số P-E-L (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) (dự kiến cuối năm 2007 và cuối năm
2008), sử dụng trong các hội thảo, gửi tặng các tổ chức.
6.1.4. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
Các thông tin về kết quả của dự án như nghiên cứu mối liên hệ P-E, mô hình P-E và chỉ số
P-E-L cần được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như TV, đài, các báo và
tạp chí chuyên ngành hay website của 4 bộ liên quan và của các nhà tài trợ quốc tế.
16
- Trong suốt thời gian thực hiện dự án, các nhóm nghiên cứu của dự án, hay nhóm thực
hiện Chiến lược truyền thông sẽ viết tin, bài, gửi ảnh về các hoạt động chuyên môn gửi tới
các cơ quan thông tấn như đã liệt kê ở mục 5.1 của Chiến lược này.

- Nhóm thực hiện Chiến lược truyền thông phối hợp với các nhóm nghiên cứu khác, Đài
truyền hình Việt Nam (Chương trình Môi trường - Ban Thời sự hoặc Ban Khoa giáo), và Đài
phát thanh- truyền hình 2 tỉnh Hà Tây và Hà Tĩnh xây dựng một bộ phim tài liệu về “Mối liên
hệ P-E, hướng tiếp cận mới tại Việt Nam”. Dự kiến giữa năm 2008 sẽ phát hành bộ phim
này.
6.2.
Tăng cường sự tham gia của các bên tham gia trong quá trình nghiên cứu
các mối liên hệ P-E và chỉ số P-E-L
Một trong những nguyên tắc dẫn đến sự thành công và bền vững của các dự án hợp tác
quốc tế hiện nay tại Việt Nam đó là sự tham gia của các đối tác liên quan, của các bên tham
gia trong suốt quá trình thiết kế, triển khai, giám sát và đánh giá dự án.
PEP là dự án có nhiều các hoạt động nghiên cứu như nghiên cứu về mối liên hệ P-E, mô
hình P-E hay chỉ số P-E-L. Do vậy cách tiếp cận của các hoạt động truyền thông trong Chiến
lược này cần thúc đẩy và khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên quan thông qua
hỗ trợ các sáng kiến trong quá trình thực hiện các mục tiêu của Dự án.

Ngay từ đầu năm 2007, việc tăng cường sự tham gia của các bên liên quan được thực hiện
dưới các hình thức sau:
- PEP phối hợp với các nhóm nghiên cứu (mỗi nhóm/6 tháng) tổ chức các cuộc họp hay
hội thảo nhằm thông báo tiến trình thực hiện, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu của
dự án với sự tham gia của các nhóm đối tượng đề xuất trong mục 3.5 của Chiến lược này.
Thông tin phản hồi từ các cuộc họp/hội thảo này sẽ được cân nhắc trong các nghiên cứu về
mối liên hệ P-E, mô hình P-E hay chỉ số P-E-L;
- Trong quá trình thực hiện, các nhóm nghiên cứu định kỳ trình bày những kết quả/đề xuất
của dự án tại địa phương triển khai cho các bên tham gia (cấp tỉnh/trung ương);
- Trong các cuộc họp của Nhóm Công tác PEP, các kết quả liên hệ nghiên cứu về P-E,
mô hình P-E và chỉ số P-E-L cũng sẽ được thảo luận để lấy ý kiến đóng góp của các thành
viên nhóm công tác.
6.3.
Tăng cường năng lực của các bên tham gia trong quá trình ứng dụng các

kết quả của dự án: mối liên hệ P-E, chỉ số P-E-L

Mục tiêu lâu dài của PEP là tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam để lồng ghép các
mục tiêu môi trường và giảm nghèo vào các khuôn khổ chính sách hướng tới phát triển bền
vững. Để góp phần đạt được mục tiêu này, Chiến lược truyền thông cần có những hoạt động
nâng cao năng lực cho các bên tham gia sử dụng kết quả nghiên cứu về mối liên hệ P-E, về
chỉ số P-E-L trong hoạch định chính sách; đồng thời xây dựng kỹ năng truyền thông và phát
triển cộng đồng cho nhóm đối tượng này.
Các hoạt động cụ thể nhằm tăng cường năng lực cho các bên tham gia là:
- Tổ chức 4 lớp tập huấn “Triển khai mô hình P-E-L” tại Hà Tây, Hà Tĩnh cho các đối
tượng liên quan (từ tháng 4 đến tháng 5/2008);
- Tổ chức 2 chuyến tham quan cho các xã tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Hà Tây (dự kiến tổ chức
vào tháng 10/2008);
- Tổ chức 4 chuyến tham quan mô hình thí điểm của Hà Tây và Hà Tĩnh cho cán bộ dự án
hai tỉnh Ha Nam và Ninh Thuận (dự kiến tháng 12/2008);
17
6.4. Cung cấp kịp thời thông tin và kiến thức mới từ các nghiên cứu về mối liên
hệ P-E, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách lồng ghép vào quá trình ra quyết
định hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
“Hài hoà các mục tiêu giảm nghèo và môi trường trong chính sách và lập kế hoạch hướng
tới phát triển bền vững” là tên đầy đủ của PEP. Như vậy, có thể thấy, đối tượng của PEP tập
trung nhiều vào các đơn vị hoạch định chính sách cấp Bộ, ngành và cấp tỉnh. Và các kết quả
chủ yếu của PEP là tăng cường năng lực thể chế, cơ chế nhằm lồng ghép các vấn đề môi
trường và giảm nghèo vào trong các khuôn khổ chính sách và lập kế hoạch phát triển.
Vì vậy, một trong những mục tiêu của Chiến lược Truyền thông là phải đảm bảo rằng, thông
tin và kiến thức mới từ các nghiên cứu về mối liên hệ P-E của PEP phải đến được các nhà
hoạch định chính sách các ngành TNMT, Kế hoạch đầu tư, Thuỷ sản, Công nghiệp,
NN&PTNT…, các Sở TNMT và các ban ngành khác thuộc tỉnh một cách kịp thời, nhằm hỗ
trợ tối đa nhóm đối tượng này trong quá trình ra quyết định hướng tới phát triển bền vững.
Các hoạt động truyền thông nhằm đạt được mục tiêu này của Chiến lược cần được tiến

hành song song với các hoạt động nghiên cứu của PEP. Cụ thể là:
- Ban Quản lý Dự án tổ chức các hội thảo hàng năm để tổng kết và đánh giá dự án. Sự
tham gia của các nhà hoạch định chính sách các ngành và các cấp trong những hội thảo này
là hết sức cần thiết. Họ có thể đưa ra các đóng góp, đề xuất hay điều chỉnh liên quan đến sử
dụng kết quả nghiên cứu trong hoạch định chính sách;
- Nhóm thực hiện Chiến lược Truyền thông phối hợp với các nhóm nghiên cứu khác đưa
thông tin liên quan đến chính sách của dự án lên hệ thống internet (website, thư điện tử…).
Đề xuất, thành lập một danh sách địa chỉ thư điện tử của các nhà hoạch định chính sách có
liên quan đến vấn đề P-E;
- Phát hành Bản tin tóm tắt “Thông tin chính sách về P-E” (policy-briefs), trong khuôn khổ
các nghiên cứu của PEP, định kỳ 6 tháng/lần. Nhóm thực hiện Chiến lược Truyền thông phối
hợp với các nhóm nghiên cứu khác biên soạn thông tin liên quan đến chính sách về P-E, gửi
tới các nhà hoạch định chính sách liên quan.
7. THC HIN
thc hin Chin lc Truyn thụng mt cỏch hiu qu, cn thit lp mt c ch phi hp
nhp nhng t trung ng ti a phng, t ngnh TNMT ti cỏc b/ngnh khỏc theo s
di õy:

Ban quản lý dự án
(Chuyên gia Nghiên cứu-Truyền thông)
Các nhóm thực hiện
Chiến lợc
Nhóm công tác kỹ thuật
của PEP
Ban quản lý dự án tỉnh
Hà Tây và Hà Tĩnh
i tng l cỏc B/ngnh
cp trung ng, cỏc nh ti
tr/t chc trong nc v
quc t

i tng l cỏc
S/ban/ngnh cp tnh v
cng ng ti cỏc a im
nghiờn cu
i din Ban qun lý d ỏn PEP, Chuyờn gia Nghiờn cu-Truyn thụng s chu trỏch
nhim ch o chung, iu phi, giỏm sỏt v ỏnh giỏ cỏc hot ng ca Chin lc.
7.1. Cỏc nhúm thc hin Chin lc
Vic tuyn chn cỏc nhúm thc hin Chin lc Truyn thụng s c thc hin theo cỏc
quy nh trong S tay NEX.
Cỏc nhúm thc hin Chin lc cn ỏp ng y cỏc yờu cu hot ng v mt ni
dung, i tng, thi gian v kinh phớ ó xut trong K hoch Hot ng chi tit.
Cỏc nhúm thc hin s phi hp vi Ban qun lý d ỏn trong cỏc hot ng liờn quan n
cỏc b/ngnh v i tỏc cp trung ng; phi hp vi Ban qun lý d ỏn hai tnh H Tõy v
H Tnh trong cỏc hot ng liờn quan n cỏc s/ban/ngnh ca tnh.
Gi ý mt s t chc cú kh nng thc hin Chin lc Truyn thụng ny:
- Hi Kinh t Mụi trng Vit Nam;
- Trung tõm Nghiờn cu Ti nguyờn Mụi trng (CRES), i hc Quc gia;
- Trung tõm Nghiờn cu v Giỏo dc Mụi trng, Trng i hc S phm H Ni;
- Trung tõm Giỏo dc Thiờn nhiờn (ENV);
- Hi Bo v Thiờn nhiờn v Mụi trng;
18
19
7.2. Nhóm công tác kỹ thuật của PEP
Nhóm công tác kỹ thuật của PEP sẽ hỗ trợ Chuyên gia Nghiên cứu-Truyền thông, các nhóm
thực hiện Chiến lược, Ban quản lý dự án và Ban quản lý dự án các tỉnh trong việc thực thi
các hoạt động truyền thông, cụ thể là:
- Tư vấn về mặt kỹ thuật trong việc xây dựng các tài liệu tập huấn;
- Hỗ trợ đào tạo tập huấn;
- Giám sát một số hoạt động;
7.3. Ban quản lý dự án

Ban quản lý dự án sẽ hỗ trợ các nhóm thực hiện Chiến lược trong việc điều phối các hoạt
động truyền thông liên quan đến các nhóm đối tượng cấp trung ương như Bộ TNMT, Thuỷ
sản, Kế hoạch đầu tư, NN&PTNT và một số Bộ, ngành khác; tới các nhóm làm việc của các
ngành; các nhà tài trợ quốc tế; các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tới các cơ
quan truyền thông…
Ngoài ra, như đã trình bày ở trên Chuyên gia Nghiên cứu-Truyền thông của Dự án PEP sẽ
đóng vai trò đầu mối cho việc thực hiện chiến lược.
7.4. Ban quản lý dự án tỉnh Hà Tây và Hà Tĩnh
Ban quản lý dự án tỉnh sẽ hỗ trợ các nhóm thực hiện Chiến lược trong việc điều phối các
hoạt động truyền thông liên quan đến các nhóm đối tượng cấp tỉnh như UBND tỉnh, Sở
TNMT, Thuỷ sản, NN&PTNT, Kế hoạch đầu tư và một số sở, ban ngành khác; tới các văn
phòng Agenda 21 của tỉnh; các huyện, phòng, ban, đoàn thể chính trị-xã hội và cộng đồng
dân cư tại các điểm nghiên cứu của dự án…

×