Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả trong phân môn Chính tả lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.14 KB, 35 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Tiếng Việt là một trong những mơn học quan trọng của bậc Tiểu học
nói riêng và các bậc học khác nói chung. Mục đích của việc dạy mơn Tiếng
Việt ở Tiểu học là: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi,
góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và hình thành nhân cách con người
Việt Nam; bồi dưỡng tình u tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt”. Các yêu cầu đó được thể hiện hố qua các phân
mơn như: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn…
Trong đó phân mơn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình
của mơn Tiếng Việt ở trường phổ thơng, nhất là trường Tiểu học.
Chính tả là hình thức tiêu chuẩn hóa chữ viết, tức là những quy tắc, quy
định hình thành và thống nhất, nhằm tạo ra cái khung chung trong việc sử
dụng ngôn ngữ mà cụ thể là trong viết chữ. Viết đúng chính tả là viết đúng
chữ viết - hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói những qui
tắc, quy định cụ thể, theo những tiêu chuẩn về chữ viết. Do đó, Chính tả là
phân mơn có tính chất cơng cụ, tính chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy
học các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Cùng với phân mơn Tập viết,
Chính tả cung cấp kiến thức và hồn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất
biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Phân mơn Chính tả sẽ giúp học
sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả, nắm được các quy tắc chính tả
và hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả. Các ngun tắc chính tả ấy khơng tách
rời các ngun tắc dạy học tiếng Việt. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ
lớp Một đến lớp Năm với các loại bài như: nhìn - viết (tập chép), nghe - viết,
nhớ - viết, bài tập so sánh,… Mặc dù được học tập chính tả dưới hình thức
thực hành là chủ yếu, nhưng nhiều năm qua chất lượng học tập phân mơn
Chính tả vẫn cịn thấp. Các bài văn, bài kiểm tra của học sinh đều mắc nhiều
lỗi chính tả. Viết sai chính tả dẫn đến lệch nghĩa, giáo viên đọc, chấm bài cần

1



phải đọc kĩ mới hiểu được học sinh muốn viết điều gì. Đây là một thực trạng
đặt ra cho giáo viên dạy Tiểu học, các cấp quản lý cần nổ lực tìm kiếm những
giải pháp thiết thực nhằm nâng dần chất lượng học chính tả và rèn kĩ năng
viết đúng chính tả cho học sinh.
Trước tình trạng học sinh bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói
riêng cịn viết sai chính tả, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em ở
môn Tiếng Việt cũng như các mơn học khác. Vì thế trong q trình giảng dạy,
bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời cho câu
hỏi: “Làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh viết sai chính tả?” hay “Làm thế nào
giúp học sinh được học phân mơn Chính tả một cách khoa học và sử dụng
cơng cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng
như trong suốt cuộc đời?”. Với ý nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn phân mơn
Chính tả trong mơn Tiếng Việt lớp 5 để nghiên cứu nhằm giúp học sinh viết
đúng chính tả và đúc kết thành đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh viết
đúng chính tả trong phân mơn Chính tả lớp 5”.
Trong năm học 2013-2014, tôi đã áp dụng đề tài vào đối tượng học sinh
khối lớp 5, trường Tiểu học Tân Hòa A, đã đạt được những kết quả rất khả
quan và đã được Hội đồng khoa học huyện công nhận. Nhận thấy kết quả đó,
trong năm học 2014-2015, tơi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm một số biện
pháp và áp dụng đề tài vào thực tiễn với đối tượng học sinh khối lớp 5 của
nhà trường, đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 5 mà tôi chủ nhiệm, nhằm giúp
học sinh hạn chế viết sai lỗi chính tả khi viết trong phân mơn Chính tả, cũng
như khi viết bài trong những mơn học khác, góp phần vào việc nâng cao chất
lượng dạy và học của nhà trường.
Với đề tài này, tơi biết đã có nhiều sách báo đề cập đến và các anh chị
đồng nghiệp cũng đã nghiên cứu viết thành sáng kiến kinh nghiệm cho riêng
mình. Nhưng do đặc trưng của từng vùng, từng địa phương, từng trường, từng
lớp khác nhau nên tôi đã quyết định tiếp tục nghiên cứu và áp dụng đề tài này.


2


NỘI DUNG
PHẦN 1: THỰC TRẠNG.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5, bản thân tôi được gần gũi,
tiếp xúc, trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với các đồng nghiệp
trong trường, tôi nhận thấy khả năng viết đúng chính tả trong phân mơn Chính
tả nói riêng và các mơn học khác nói chung của học sinh lớp tơi cịn một số
hạn chế. Tuy đa số học sinh viết đúng chính tả nhưng bên cạnh đó vẫn cịn vài
em chưa viết đúng chính tả. Đó cũng là tình hình của học sinh lớp tơi trong
những năm học trước và hiện nay, cũng như những học sinh lớp 5 của các
thầy, cô khác trong nhà trường những năm học qua. Từ đó, thơng qua các buổi
họp chun mơn tồn trường, hay những cuộc họp chun mơn trong tổ, tôi
cũng lắng nghe các anh chị đồng nghiệp đưa ra những ý kiến làm thế nào để
giúp học sinh của lớp mình viết đúng chính tả. Qua việc thống kê các bài
kiểm tra chính tả của năm học 2013-2014 và các bài viết chính tả của học sinh
trong đầu năm học 2014-2015, tôi thu được kết quả cụ thể như sau:

Thời gian

Lớp

Giỏi

Sĩ số
HS

SL


TL

Khá
SL

%
Năm học
2013-2014
Đầu năm học
2014-2015

Trung

TL

bình
SL TL

%

%

Yếu
SL

TL
%

5


22

9

40,9

9

40,9

3

13,7

1

4,5

5

22

6

27,3

7

31,8


4

18,2

5

22,7

(tuần 3)
Những số liệu ở bảng trên cho thấy:
*Năm học 2013-2014: (Khi đã áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy)
+Có 40,9% học sinh viết chính tả thuộc đối tượng giỏi.
+Có 40,9% học sinh viết chính tả thuộc đối tượng khá.
+Cịn 13,7% học sinh viết chính tả thuộc đối tượng trung bình.

3


+Cịn 4,5% học sinh viết chính tả thuộc đối tượng yếu.
*Đầu năm học 2014-2015: (tuần 3) (theo Thông tư 32 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
(Khi chưa áp dụng đề tài vào giảng dạy)
+Có 27,3% học sinh viết chính tả thuộc đối tượng giỏi.
+Có 31,8% học sinh viết chính tả thuộc đối tượng khá.
+Cịn 18,2% học sinh viết chính tả thuộc đối tượng trung bình.
+Cịn 22,7% học sinh viết chính tả thuộc đối tượng yếu.
Như vậy từ bảng số liệu cho thấy, số học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả
khi chưa vận dụng đề tài vào giảng dạy trong phân mơn Chính tả cịn chiếm tỉ
lệ khá cao. Qua tìm hiểu thực tế trên lớp và ở gia đình các em cho thấy
nguyên nhân chủ yếu của tình hình nêu trên là:

*Về phía giáo viên:
-Áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh có kĩ năng
viết đúng chính tả cịn mạnh dạn.
-Phân loại lỗi chính tả của học sinh chưa sâu.
-Chữa lỗi chính tả cho học sinh cịn chưa thường xun.
*Về phía học sinh:
-Một số học sinh không nắm được nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy
tắc viết hoa trong Tiếng Việt, không nắm được vị trí phân bổ giữa các kí hiệu.
-Do các em chưa hiểu nghĩa của từ, chưa nhớ đầy đủ các quy tắc chính
tả vì q trình học chính tả có liên quan mật thiết với q trình trí nhớ.
-Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học và rèn
luyện viết chính tả, khi viết các em cịn lơ là, khơng tập trung vào bài viết, lâu
ngày thành thói quen cẩu thả “viết quen tay”. Vì có nhiều em khi hỏi về quy
tắc viết hoa thì các em trả lời tương đối đầy đủ nhưng vẫn mắc rất nhiều lỗi về
viết hoa.
-Các em còn viết sai lỗi chính tả do cách phát âm của bản thân.

4


-Nhiều em cịn có hồn cảnh gia đình khó khăn, các em ít có điều kiện
học tập, rèn luyện ở nhà nhiều nên vốn từ ngữ của các em ít được mở rộng.
*Phụ huynh học sinh:
-Sự quan tâm đến việc học tập của con em mình khi học ở nhà của một
số gia đình chưa sâu sát.
Từ những nguyên nhân vừa nêu trên, tơi nhận thấy cần phải có những
giải pháp cụ thể để giúp học sinh phát triển khả năng viết đúng chính tả trong
phân mơn Chính tả lớp 5 nói riêng và ở bậc Tiểu học nói chung là một việc
cần thiết mà nhiều giáo viên cần phải quan tâm.


5


PHẦN 2: GIẢI PHÁP.
1-Phát huy tính tích cực của học sinh khi học phân mơn Chính tả nhằm
rèn kĩ năng viết đúng chính tả ở lớp 5.
Để dạy học phân mơn Chính tả lớp 5 có hiệu quả và thực hiện đúng
tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, nhằm hướng vào tổ chức các hoạt
động học tập cho học sinh, để cho học sinh tự phát triển, tôi đã sử dụng một
số phương pháp như sau:
1.1-Giúp học sinh viết đúng chính tả qua việc thực hành giao tiếp:
Thực hành giao tiếp trong phân mơn Chính tả thực chất là viết chính tả
đoạn văn, bài văn và làm các bài tập luyện viết đúng các từ ngữ. Để thực hiện
được chức năng giao tiếp của ngơn ngữ, nghĩa đóng một vai trò quan trọng
hàng đầu. Chọn đúng đơn vị để rèn cho học sinh viết đúng chính tả đoạn, bài
là một yêu cầu đầu tiên của việc hướng dẫn học sinh viết chính tả tơi hướng
dẫn học sinh viết từng cụm từ, từng câu ngắn, từng dòng thơ. Đây là những
đơn vị có nghĩa tương đối trọn vẹn ở một mức độ khác nhau. Từ cần viết đúng
được định vị trong một bối cảnh xuất hiện cả những từ khác, nhờ nhớ bối
cảnh gồm những từ đứng trước và đứng sau từ cần viết đúng mà các em có
thể hiểu rõ nghĩa của từ và nhớ cách viết của từ nói trên. Khi học sinh viết
xong đoạn, bài theo cách nghe-viết hoặc nhớ viết, tôi hướng dẫn học sinh tự
phát hiện lỗi và sửa lỗi nhằm hoàn thiện bài viết, sản phẩm bài viết của mình.
Việc hướng dẫn phát hiện lỗi cần được thực hiện theo sự phân loại lỗi của học
sinh thường mắc.
Ví dụ: Tuỳ theo từng loại bài tơi u cầu học sinh sốt lỗi một trong số
những lỗi sau: lỗi ở âm đầu, lỗi ở vần, lỗi ở dấu ghi thanh, lỗi viết tên riêng,
lỗi về viết dấu câu, lỗi về sót tiếng hoặc từ, lỗi về trình bày bài viết (vị trí của
đầu bài, vị trí của chữ đầu tiên khi xuống dòng, những lỗi do tẩy xoá nhiều).
Chẳng hạn: với những đối tượng học sinh hay nhầm lẫn âm đầu s/x, trong khi

viết cũng như khi sốt lỗi trong bài chính tả, tơi u cầu các đối tượng này cần

6


chú ý những âm đầu s/x trong bài viết của mình.
Sau khi học sinh đã tìm được lỗi trong bài, tôi tổ chức để các em sửa lỗi
theo cách sau: học sinh tự sửa từng lỗi; từng học sinh nêu lỗi trong bài của
mình để tơi ghi lại. Khi cá nhân học sinh sửa lỗi, tôi yêu cầu học sinh đổi bài
cho nhau để soát lỗi và sửa lỗi kĩ hơn, đồng thời các em có dịp học tập nhau
về chữ viết và trình bày bài viết. Tơi chọn một số lỗi học sinh trong lớp
thường mắc để chữa chung trên lớp. Sau khi chữa, tôi yêu cầu học sinh ghi lại
cách viết đúng những từ ngữ vào sổ tay chính tả theo yêu cầu: nửa trang sổ
bên trái ghi chữ viết sai, nửa trang sổ bên phải ghi chữ đã sửa.
1.2-Giúp học sinh viết đúng chính tả qua việc rèn luyện theo mẫu:
Có hai loại mẫu được sử dụng để dạy học chính tả, đó là mẫu phát âm
đúng và mẫu viết chữ đúng. Để học sinh có thể viết đúng, việc đầu tiên tôi
làm là cần đọc đúng. Trong giờ chính tả, khi đọc cho học sinh viết, đọc để
giới thiệu cách viết đúng các từ ngữ, tôi ln đọc đúng chuẩn phát âm (mặc
dù khi nói hoặc khi đọc trong các môn học khác tôi không phát âm đúng
chuẩn), bởi vì chính tả tiếng Việt được ghi theo phát âm nên phát âm đúng là
con đường ngắn nhất giúp cho người học viết đúng. Việc tôi đọc đúng để giúp
học sinh viết đúng là một biện pháp hữu hiệu giúp học sinh rèn viết theo mẫu.
Ví dụ: Khi dạy chính tả tơi ln phát âm đúng những vần có âm n hay
ng cuối, c hay t cuối,…; những âm đầu như gi/d/v, s/x, r/g,…; những vần có
âm đệm;...
Bên cạnh việc phát âm đúng, tơi cịn giới thiệu, cung cấp cho học sinh
mẫu viết đúng các từ ngữ học sinh thường dễ nhầm lẫn cách viết trong từng
bài học. Lỗi chính tả có thể xảy ra ở âm đầu, vần và dấu thanh (đặc biệt là dấu
hỏi, dấu ngã) trong tiếng Việt. Vì vậy, tơi cho học sinh phân tích chữ viết để

có tác dụng ghi nhớ chữ viết, khắc sâu cách viết đi liền với nghĩa từ mà nó
biểu đạt. Khi tiến hành phân tích chữ viết tôi đã buộc học sinh phải quan sát
chữ viết một cách tường tận, các em cần chú ý viết đúng tiếng nào, bộ phận

7


âm đầu hay bộ phận vần hay bộ phận dấu thanh của tiếng đó; chữ nào trong
tiếng đó các em hay viết sai, nếu viết sai thì nghĩa của từ ngữ này có gì thay
đổi, tiếp theo là học sinh phải viết ra chữ. Thao tác nhiều, chữ và nghĩa sẽ gắn
chặt vào trí nhớ, chắc chắn lỗi viết của học sinh sẽ giảm. Đối với học sinh
trung bình-yếu tơi đưa ra một biểu bảng và làm mẫu một từ, còn lại học sinh
tự làm. Đối với học sinh khá-giỏi các em phải nêu ra những điểm cần chú ý
hay nêu nghĩa chính tả của những từ thường nhầm lẫn.
Với hình thức này, tơi u cầu mỗi học sinh tự tìm từ khó rồi phân tích
theo mẫu cho sẵn. Như vậy mỗi học sinh có thể tự tìm và phân tích được
nhiều từ.
Ví dụ: Trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 76).
Học sinh có thể chọn những từ ngữ và phân tích theo bảng.
Từ hoặc cụm từ
rừng sâu

chùm lông đuôi

mải miết

Chữ
rừng

Âm đầu

r

vần
ưng

Dấu thanh
huyền

sâu
chùm

s
ch

âu
um

ngang
huyền

lông

l

ông

ngang

đuôi
mải


đ
m

uôi
ai

ngang
hỏi

miết
m
iêt
sắc
Sau khi học sinh phân tích từ ngữ, tơi cho các em luyện viết theo mẫu

trên bảng con hoặc vở nháp. Khi học sinh thực hành viết tôi luôn kiểm tra kết
quả viết của học sinh để kịp thời giúp các em sửa lỗi sai (nếu có).
1.3-Sử dụng trị chơi học tập vào việc dạy phân mơn Chính tả cho
học sinh:
Chính tả là một phân môn yêu cầu học sinh phải ghi nhớ tương đối
nhiều. Vì vậy nếu hình thức tổ chức các hoạt động học tập đơn điệu sẽ làm
cho việc học của học sinh ở phân môn này sẽ trở nên nhàm chán dễ trở thành
căng thẳng. Việc tổ chức các trị chơi để dạy học chính tả sẽ khắc phục được

8


tình hình nói trên. Để tổ chức trị chơi học tập trong phân mơn Chính tả, tơi đã
tham khảo một số trò chơi trong các sách tham khảo dành cho giáo viên, các

trò chơi dân gian dành cho trẻ em hay các trò chơi được phát thanh trên tivi,
…Khi tổ chức các trị chơi, tơi chọn những trị chơi có luật chơi không phức
tạp, phương tiện để chơi dễ kiếm, dễ làm, tận dụng không gian lớp học làm
nơi thực hiện trị chơi. Sau đây tơi xin giới thiệu một trị chơi dạy học chính tả
để các giáo viên có thể tham khảo:
Trị chơi Thi cắm hoa
1.Mục đích:
-Củng cố cách viết các từ ngữ có vần at hoặc ac
-Kết hợp mở rộng vốn từ có vần at hoặc ac
2.Thời gian: chơi trong 5 phút.
3.Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị.
-2 bình hoa cao, những cành hoa cắt bằng vải hoặc bằng giấy trên có
gắn những bơng hoa ghi từ ngữ khuyết vần at hoặc ac
-Cắt riêng các nhị hoa có ghi vần at hoặc ac (khoảng 10 nhị cho mỗi
vần).
-Chọn hai nhóm chơi, mỗi nhóm 5 học sinh thuộc 2 tổ trong lớp.
4.Luật chơi: Khi giáo viên hơ “Bắt đầu” thì 2 nhóm chơi vào vị trí là
hai bàn có lọ hoa đã chuẩn bị đặt gần bàn giáo viên. Học sinh mỗi nhóm
nhanh chóng đính các nhị hoa có vần vào từng bơng hoa có ghi chữ khuyết
vần để tạo ra các từ ngữ viết đúng. Sau khi gắn các nhị hoa vào bông hoa,
học sinh phải cắm hoa vào bình. Sau 5 phút giáo viên hơ hiệu lệnh “Hết giờ”
thì cả 2 nhóm phải ngừng chơi. Giáo viên cùng một hoặc hai học sinh trong
lớp kiểm tra từng bông hoa đã gắn nhị ở từng bình xem có bao nhiêu bơng đã
có từ ngữ đúng. Mỗi bơng có từ ngữ đúng đạt 1 điểm, nhóm có bình hoa cắm
đẹp được tặng thêm 1 điểm khéo tay. Nhóm nào có số điểm cao là nhóm đó
thắng cuộc và được nhận phần thưởng.

9



Qua việc tổ chức trò chơi học tập thường xuyên trong khi dạy chính tả
ngồi việc rèn cho học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả, làm cho tiết học
thêm sinh động, đồng thời còn rèn cho học sinh kĩ năng hợp tác trong nhóm
và óc thẫm mĩ khi thực hiện cắm hoa.
Như vậy qua việc áp dụng một số hoạt động nêu trên, tôi nhận thấy học
sinh lớp tôi đặc biệt là đối với học sinh học yếu phân mơn Chính tả đã có sự
chuyển biến rõ rệt. Các em phần nào đã giảm bớt lỗi chính tả về âm đầu, về
vần, về dấu thanh,…Các em đã biết phân biệt nghĩa của các từ ngữ để viết
đúng chính tả và hứng thú hơn khi học phân mơn Chính tả.
2-Một số hình thức khắc phục lỡi chính tả trong phân mơn Chính tả của
học sinh.
2.1-Tăng cường u cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả:
Đối với vấn đề chính tả, việc nhận thấy lỗi sai và tự sửa lỗi sai là việc
làm rất quan trọng. Vì thế, khi chấm bài chính tả trong phân mơn Chính tả hay
trong phân môn Tập làm văn, tôi chỉ cho học sinh thấy những lỗi mà bản thân
thường mắc phải. Từ đó, tơi yêu cầu những em thường mắc lỗi chính tả trả
lời các câu hỏi.
Ví dụ:
+ Trong bài viết vừa qua em thường mắc các lỗi nào?
+ Những lỗi đó ở bộ phận nào của tiếng?
+ Vì sao em lại mắc lỗi như thế?
….
Khi học sinh đã nhận biết được lỗi của mình thường mắc, nếu gặp
những chữ có “vấn đề chính tả” của mình thì các em sẽ thận trọng hơn khi
viết những chữ đó. Trong lúc sốt lại bài viết, tôi đưa ra mẫu đúng và yêu cầu
học sinh phân tích chữ viết. Từ đó, các em đã thấy được cái lỗi của mình và tự
chữa lỗi. Ngồi ra, tơi còn kiểm tra việc tự chữa lỗi của học sinh thường

10



xuyên, dần dần năng lực tự kiểm tra và tự chữa lỗi của học sinh được hình
thành, giúp các em hạn chế được một số lỗi khi viết.
2.2-Tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh:
Muốn ngăn ngừa lỗi chính tả cho học sinh tơi cịn giúp học sinh ghi nhớ
chữ viết gắn liền với nghĩa của từ. Cách tốt nhất là cung cấp cho học sinh từ
trong ngữ cảnh. Mỗi tiết học có thể cung cấp cho học sinh nhiều từ trong một
hoặc nhiều ngữ cảnh. Ngữ cảnh có ý nghĩa đặc biệt, giúp học sinh nắm được
nghĩa của từ dễ dàng, nhẹ nhàng làm điểm tựa cho trí nhớ.
Khi cần sử dụng từ, nếu còn phân vân về chữ viết, các em phải liên
tưởng đến ngữ cảnh và suy luận ra cách viết chữ. Trong một tiết dạy Chính tả
tơi thường tạo điều kiện cho học sinh lặp đi lặp lại với từ cần ghi nhớ nhiều
lần.
Chẳng hạn:
Lần 1: Vào bài học tôi yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt ngữ cảnh
để hiểu nghĩa từ và nhớ ngữ cảnh.
Lần 2: Tôi yêu cầu học sinh lựa chọn các từ trong ngữ cảnh vừa cung
cấp để điền vào một ngữ cảnh khác.
Lần 3: Tôi cho học sinh đặt câu với từ vừa học, tìm từ láy, từ ghép với
tiếng có vấn đề chính tả… Chưa kể việc học sinh thực hiện bài tập về nhà và
kiểm tra bài cũ ở buổi học sau. Như vậy trong một tiết, học sinh đã được mắt
nhìn, tay viết chữ có vấn đề chính tả nhiều lần.
Ví dụ: Trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 76).
Lần 1: Yêu cầu học sinh đọc thầm các câu trong đoạn văn và tìm tiếng
có phụ âm đầu x.
Lần 2: Yêu cầu học sinh lựa chọn từ có phụ âm x đầu tiếng trên đây để
điền vào câu sau: “Tưới cho tươi mát một vùng lúa ….”
Lần 3: Yêu cầu học sinh tạo từ láy có tiếng “xanh” có nghĩa như: xanh
xanh, xanh xao…hay từ ghép có tiếng xanh như: xanh tươi, xanh ngắt…


11


Lần 4: Yêu cầu học sinh đặt câu với mỗi từ xanh, xanh tươi, xanh ngắt,

Với những thao tác trên tôi đã cho các em thực hiện điền từ, đặt câu,
tạo từ, phân tích từ đều bằng mắt và tay. Đối với từ ngữ có “vấn đề chính tả”
mà được lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều hình thức từ dễ đến khó sẽ giúp học
sinh (đặc biệt là đối với những học sinh trung bình yếu) khắc sâu, khơng cịn
bị nhầm lẫn và khơng cịn viết sai lỗi chính tả nữa.
2.3-Khắc phục lỗi chính tả do cách phát âm của địa phương:
Lỗi chính tả do cách phát âm của địa phương là một lỗi rất thường gặp
trong khi học sinh viết chính tả cũng như thực hành viết trong các môn học
khác đặc biệt là trong phân môn Tập làm văn đối với học sinh bậc Tiểu học
nói chung và đối với học sinh lớp 5 mà tôi đang giảng dạy nói riêng. Từ thực
tiễn giảng dạy, tơi đã nghiên cứu và thực hiện một số hình thức nhằm để khắc
phục những lỗi phát âm địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả vào việc viết
chính tả của học sinh. Một số hình thức cụ thể như sau:
2.3.1-Lựa chọn nội dung bài tập:
Nội dung các bài tập chính tả về âm, vần là nhằm ôn lại một số qui tắc
chính tả và tiếp tục luyện viết các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính
tả, do cả ba nguyên nhân: do bản thân các âm, vần, thanh khó; do học sinh
khơng nắm vững qui tắc ghi âm hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa
phương. Ở nội dung dạy học này, tôi đặc biệt chú ý đến việc chọn nội dung
bài tập sao cho phù hợp với đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của địa
phương. Từ đó học sinh có kiến thức chính tả vững vàng và tự tin hơn trong
các bài viết.
Ví dụ: Do đặc điểm học sinh lớp tôi thường viết sai những âm cuối như
n/ng, c/t; sai âm chính o/ô hay sai âm đầu r/g, tr/ch,… nên tôi thường lựa chọn
những bài tập phù hợp với những đặc điểm nêu trên để rèn học sinh kĩ năng

viết đúng chính tả, khắc phục những lỗi thường gặp. Chẳng hạn, ở tiết 9, 11

12


với dạng bài tập phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng tôi lựa chọn nội dung
phân biệt âm cuối n/ng. Ở tiết 12, 13 với dạng bài tập phân biệt âm đầu s/x và
âm cuối c/t tôi lựa chọn nội dung phân biệt âm cuối c/t. Ở tiết 19, 20 với dạng
bài tập phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ơ, tơi chọn nội dung bài tập phân
biệt o/ơ,…
2.3.2-Lựa chọn các ngun tắc dạy học:
Hình thức bài tập chính tả âm, vần rất phong phú, đa dạng. Do đó khi
tiến hành giảng dạy tôi luôn chú ý lựa chọn phương pháp và hình thức dạy
học phù hợp với nội dung bài tập, với thực tế học sinh của lớp. Trong q
trình dạy chính tả cho học sinh, tơi ln thay đổi các hình thức tổ chức dạy
học như: cá nhân, nhóm, trị chơi. Từ đó, giúp học sinh phát hiện, phân tích,
xét đốn,… đồng thời kiểm tra, củng cố kiến thức về chính tả của học sinh.
Trong luyện tập, thực hành, tơi cịn chú ý đến ngun tắc kết hợp chính tả có
ý thức và chính tả khơng có ý thức. Để thực hiện tốt nguyên tắc dạy học này
tôi vận dụng những kiến thức về ngữ âm học tiếng Việt vào phân loại lỗi
chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi và xây dựng các qui tắc chính
tả, các “mẹo” chính tả giúp học sinh ghi nhớ một cách khái quát có hệ thống.
Ví dụ: Ở tiết 1 với dạng bài tập “Điền tiếng thích hợp có âm ng/ngh,
g/gh, c/k”. Sau khi học sinh điền và sửa bài hồn chỉnh, tơi hướng dẫn học
sinh đi đến ghi nhớ một cách chắc chắn qui tắc chính tả (vì chữ viết Tiếng
Việt là chữ ghi âm, âm “cờ” được viết dưới dạng 3 kí tự là c, k,q; âm “gờ”
được viết dưới dạng 2 kí tự là g, gh và âm “ngờ” được viết dưới dạng 2 kí tự
là ng, ngh).
+Khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê: âm “cờ” viết là k, âm “gờ” viết
là gh, âm “ngờ” viết là ngh.

+Khi đứng trước các nguyên âm còn lại âm “cờ” viết là c, âm “gờ” viết
là g, âm “ngờ” viết là ng.
+Khi đứng trước âm đệm viết là u thì âm “cờ” viết là q.

13


Việc kết hợp các nguyên tắc dạy học, với hình thức dạy học và sử dụng
đồ dùng dạy học một cách hợp lí là điều tơi rất quan tâm. Để học sinh khơng
nhàm chán, có ấn tượng chính tả và ghi nhớ cách viết đúng tơi ln tổ chức
hình thức dạy học thân thiện với học sinh, kết hợp với sử dụng đồ dùng dạy
học thường xuyên. Chẳng hạn, để tìm từ láy phù hợp với mơ hình cấu tạo đã
cho hoặc tìm từ phù hợp với hình thức chính tả đã cho, tôi tổ chức cho học
sinh chơi những trị chơi để tạo cho khơng khí lớp học sinh động và tiết học
thêm hấp dẫn, từ đó các em sẽ tích cực chủ động thực hành và ghi nhớ một
cách có ý thức.
Ví dụ: Ở tiết 9, với bài tập “Tìm và viết lại các từ láy có âm cuối ng”;
tiết 12 với bài tập “Điền các từ láy theo khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng
sau: an- at, ang- ac, ôn-ôt, ông-ôc, un-ut, ung-uc”…tôi tổ chức cho học sinh
thi viết tiếp sức theo nhóm vào bảng phụ. Sau khi học sinh tìm được những từ
láy đúng, phù hợp với yêu cầu, bao giờ tôi cũng cho các em ghi lại để học
sinh nắm vững.
Qua việc áp dụng giải pháp vào dạy trong phân mơn Chính tả, tơi nhận
thấy học sinh của lớp nói riêng và những học sinh cùng khối trong nhà trường
nói chung đã dần khắc phục được lỗi do phát âm địa phương.
3-Rèn học sinh kĩ năng viết đúng chính tả thơng qua việc ghi nhớ và sử
dụng các quy tắc, mẹo chính tả trong phân mơn Chính tả.
Để viết đúng chính tả, ngồi việc nắm vững nghĩa của từ, học sinh cần
phải nắm vững thêm một số mẹo luật, quy tắc trong khi viết. Một số hiện
tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có thể giúp cho

học sinh khắc phục lỡi chính tả một cách rất hữu hiệu. Ở những lớp dưới,
các em đã được cung cấp một số qui tắc chính tả. Lên lớp 5, các em vẫn
thường xuyên được ôn lại. Nhưng không phải em nào cũng nhớ và vận dụng
để viết đúng chính tả. Việc ghi nhớ và vận dụng đúng các qui tắc chính tả
khơng phải là điều dễ dàng. Để giúp các em nắm vững các qui tắc chính tả đã

14


học một cách khái qt có hệ thống, tơi chọn lọc, tổng hợp các qui tắc và một
số “mẹo” chính tả ở mức độ đơn giản để các em dễ nhớ, dễ thuộc, thậm chí
khi nào qn các em có thể giở ra xem để viết đúng chính tả. Sau đây xin
giới thiệu một số quy tắc, mẹo, luật, chính tả mà tôi đã vận dụng và mang
lại hiệu quả.
MỘT SỐ QUI TẮC CHÍNH TẢ
Các qui tắc chính tả

Cách viết

1/Qui tắc ghi phụ âm -Qui tắc viết k/c :
đầu.
Trước i, e, ê, được viết
là k, các âm còn lại là
âm c.
-Qui tắc viết g/gh và
ng/ngh: Trước i, e, ê
được viết là gh hay
ngh; Viết là g hay ng
trong các trường hợp
cịn lại.

2/Qui tắc ghi dấu thanh -Có âm cuối thì đặt dấu
các tiếng có nguyên âm thanh ở chữ cái thứ hai
đơi.
của ngun âm đơi.
-Khơng có âm cuối thì
đặt dấu thanh ở chữ cái
đầu của nguyên âm
đôi.
3/Qui tắc viết tên riêng -Tên người và tên địa
Việt Nam.
danh Việt Nam: viết
hoa tất cả các chữ cái
đầu của mỗi tiếng tạo
thành tên riêng đó.
-Tên các cơ quan, tổ
chức, danh hiệu,…:
viết hoa chữ cái đầu
của mỗi bộ phận tạo
thành tên riêng đó.
4/Qui tắc viết tên riêng -Viết hoa theo qui tắc
nước ngoài:
viết hoa tên người, tên

Ví dụ
-kể chuyện, kiên cường,
con kiến, kiều diễm, ...
-ghi nhớ, ghe xuồng,
nghiên cứu, suy nghĩ…

-mượn, trườn, cuồn

cuộn, chuối, m̃i …
-múa, mía, lửa, cứa, đĩa,
chĩa, …
-Võ Thị Sáu; Trần Quốc
Toản; Nông Văn Dền,…

-Trường Tiểu học Tân
Lập, Nhà Xuất bản Giáo
dục,..
-Mao Trạch Đông, Thái
Lan, Hàn Quốc, …

15


đại lí Việt Nam.
-Viết hoa chữ cái đầu -Lu-i Pa-xtơ, Pi-e Đơmỗi bộ phận tạo thành gây-tê,…
tên riêng và có gạch
nối giữa các tiếng.
MỘT SỐ MẸO CHÍNH TẢ DỄ NHỚ
1/Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy:
Trong từ láy thanh, các âm tiết phải mang thanh điệu cùng nhóm, hoặc
lặp lại nhau, hoặc hài hoà, thanh bổng đi với thanh bổng, thanh trầm đi với
thanh trầm. Thông thường để giúp học sinh viết đúng dấu hỏi, dấu ngã trong
các từ láy khi viết chính tả tơi hướng dẫn học sinh học thuộc hai câu thơ lục
bát: “Chị Huyền vác nặng – ngã đau/ Hỏi – không – sắc thuốc làm sao mà
lành”. Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh
huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng
trước mang thanh ngang, hỏi, sắc thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi
(hoặc ngược lại).

Ví dụ:
Huyền + ngã: màu mỡ, lững lờ, vồn vã,…
Nặng + ngã: đẹp đẽ, mạnh mẽ, vật vã,…
Ngã + ngã: dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo,mãi mãi…
Ngang + hỏi: nhỏ nhoi, trẻ trung, vui vẻ,…
Sắc + hỏi: mát mẻ, sắc sảo, vắng vẻ, mải miết…
Hỏi + hỏi: thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ,…
2/Mẹo nhóm nghĩa x/s:
Đây là hai âm đầu mà lớp tôi thường hay viết sai, cho nên tôi đặc biệt
giúp học sinh phân biệt hai âm đầu này.
- s không xuất hiện trong các âm tiết có âm đệm.
- x xuất hiện trong các âm tiết có âm đệm.

16


Âm đầu

Vần
Âm đệm

s

x

o/u

Âm chính
a
a

ă
e

Âm cuối
(có âm cuối, hoặc khơng có âm
cuối). Riêng trường hợp âm chính
ă bắt buộc có âm cuối.

ê
-Trong các từ láy vần, đa số ta dùng âm x như: búa xua, lao xao, lì xì,

-Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x như: xôi, xa lát, xúc xích,
xì dầu, xoong,…
-Các động từ, tính từ thường viết là x như: xem, xách, xẻ, xay, xát, xào,
xoa, xúc, xanh,…
-Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s:
+Chỉ người: sứ giả, đại sứ, sư sãi, giáo sư, gia sư,…
+Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, si, sim, ...
+Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,…
+Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sơng, suối, sấm, sét,…
Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng,
xoan, xoài, túi xách, xương, xô, xẻng, xưởng, xã, trạm xá, bà xơ, mùa xuân.
Học sinh có thể ghi nhớ các trường hợp ngoại lệ trên bằng cách học thuộc câu
văn sau: Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xe xoài đến xã đổi
xẻng ở xưởng, đem về trạm xá cho bệnh nhân đau xương.
3/Ngoài việc giúp học sinh ghi nhớ mẹo viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ
láy hay ghi nhớ âm đầu x/s, tơi cịn hướng dẫn các em biết thêm mẹo ghi nhớ
cách viết các âm đầu với dấu ngã qua câu thơ “Mình nên nhớ viết là dấu ngã”:
-Với m (mình) : mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, mĩ thuật, mĩ mãn, mĩ
lệ, con muỗi,…

-Với n (nên): nỗ lực, phụ nữ, noãn bào, nỗi niềm,…

17


-Với nh (nhớ): nhẫn nại, nhiễm bệnh, truyền nhiễm, tham nhũng, thổ
nhưỡng,..
-Với v (viết): vĩ đại, vĩ nhân, vĩ tuyến, viễn thị, viễn cảnh, vỗ tay, cổ vũ,
vũ trụ,…
-Với d (dấu): dưỡng sinh, nuôi dưỡng, dũng cảm, dã thú, dã man,…
-Với ng (ngã): té ngã, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ngôn ngữ, ngữ nghĩa,
đội ngũ,…
Nhờ có bảng tổng hợp các qui tắc và mẹo luật chính tả này mà học sinh
lớp tôi trở nên sôi nổi học tập, em nào cũng thuộc những câu thơ về mẹo luật
chính tả, lỗi chính tả đã giảm đi đáng kể. Nhưng chỉ nắm các qui tắc và các
“mẹo” chính tả thì vẫn chưa khắc phục được triệt để các lỗi chính tả. Vì vậy,
khi dạy chính tả, tơi phải phối hợp, vận dụng cả qui tắc “Kết hợp chính tả có ý
thức với chính tả khơng ý thức”. Phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ
yếu như ghi nhớ các qui tắc, các mẹo chính tả,…Nhưng trong một số trường
hợp ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đốn, khơng gắn với một
qui luật, qui tắc nào thì tơi dạy các em cách “nhớ từng chữ một” (cách khơng
có ý thức), đây cũng là giải pháp hữu hiệu, hợp lí. Bởi vì, phần lớn những
người viết đúng chính tả hiện nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một. Theo
cách này, tôi hướng dẫn học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ
dễ viết sai. Những từ dễ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh
có thể ghi nhớ được. Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn ngoèo, khúc
khuỷu, xoong, quần xoóc, xe gng,… hoặc từ những chỉ viết ngã chứ khơng
viết hỏi, từ để chỉ viết hỏi chứ không viết ngã, từ kể chỉ viết hỏi chứ không
viết ngã, từ miết chỉ viết vần iêt không viết vần iêc, từ xuống chỉ viết âm x
không viết âm s,…

Như vậy, khi học sinh nắm vững mẹo luật, quy tắc chính tả và sử dụng
chúng vào viết chính tả, đã giúp cho học sinh khi gặp các từ viết trên các em
nhớ ngay ra chữ viết, khơng cịn lúng túng hay phân vân khi viết. Từ đó, tơi

18


nhận thấy kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt về
số lượng và chất lượng.
4-Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học phân mơn Chính
tả.
Trong giờ học Chính tả, để học sinh hứng thú trong học tập là việc cần
nên làm. Ngoài việc tuyên dương, khen ngợi, động viên khi học sinh phát
biểu đúng, cần phải tổ chức một số hình thức học tập phong phú để gây sự
hứng thú cho các em. Tiết học Chính tả được chia làm hai phần: phần viết và
phần làm bài tập. Phần Luyện tập trong tiết Chính tả cũng rất quan trọng vì
đây là phần mở rộng thêm vốn từ ngữ cho học sinh giống như ở phân môn
Luyện từ và câu. Muốn học sinh làm tốt phần này cần tổ chức các hình thức
phong phú, gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuỳ theo nội dung phần bài
tập, tơi có thể cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp, nhóm (tổ). Ngồi ra,
nhằm tránh sự nhàm chán và tạo sự hứng thú đối với học sinh, tôi thay đổi
một số bài tập ở sách giáo khoa thành dạng bài tập trắc nghiệm.
Ví dụ : Khi dạy bài “Cao Bằng” (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 48)
Với bài tập: Tìm tên riêng thích hợp với mỗi ơ trống, biết rằng những
tên riêng đó là: Điện Biên Phủ, Cơng Lý, Cơn Đảo, Võ Thị Sáu, Nguyễn
Văn
Trỗi, Bế Văn Đàn.
a)Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù  là chị .
b)Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch  là anh .
c)Người chiến sĩ biệt động Sài Gịn đặt mìn trên cầu  mưu sát Mắc

Na– ma – ra là anh .
Tôi chuyển bài tập này thành dạng bài trắc nghiệm như sau: Tìm tên
riêng thích hợp với mỗi chỗ trống theo thứ tự:
a)Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù (1)…là chị (2)….

19


b)Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch (3) …là anh (4)
….
c)Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu (5) … mưu sát
Mắc Na – ma – ra là anh (6)….
Viết vào bảng con chữ cái trước thứ tự đúng các tên riêng cần điền vào
chỗ trống.
A. (1)Điện Biên Phủ, (2)Bế Văn Đàn, (3)Công Lý, (4)Nguyễn Văn Trỗi,
(5)Côn Đảo, (6)Võ Thị Sáu.
B. (1)Côn Đảo, (2)Võ Thị Sáu, (3)Điện Biên Phủ, (4)Bế Văn Đàn,
(5)Công Lý, (6)Nguyễn Văn Trỗi.
C. (1)Côn Đảo, (2)Võ Thị Sáu, (3)Bế Văn Đàn, (4)Công Lý, (5)Điện
Biên Phủ, (6)Nguyễn Văn Trỗi.
Đáp án đúng của bài tập nêu trên là: B. (1)Côn Đảo, (2)Võ Thị
Sáu,
(3)Điện Biên Phủ, (4)Bế Văn Đàn, (5)Cơng Lý, (6)Nguyễn Văn Trỗi.
Ngồi việc chuyển đổi các bài tập làm theo dạng trắc nghiệm, tơi cịn
tổ chức một số trị chơi để học sinh chơi, nhằm tạo cho khơng khí tiết học
thêm sơi động và gây sự hứng thú cho các em khi làm phần bài tập trong tiết
học Chính tả.
Ví dụ: Khi dạy bài “Dòng kinh quê hương” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 66)
Với bài tập: Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống
trong các thành ngữ dưới đây:

a) Đơng như …
b) Gan như cóc …
c) Ngọt như … lùi.

20


Tơi tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “Tiếp sức”. Trước tiên học sinh
nêu yêu cầu bài tập, tìm hiểu bài tập. Do lớp có 4 tổ, tơi chia thành 4 nhóm
(mỗi nhóm chọn ra 3 em) để cùng tham gia thi đua.
Tơi chia bảng làm 4 cột có ghi sẳn bài điền, mời 4 nhóm thi đua lên
bảng điền đúng và nhanh. Mỗi em điền một từ rồi chuyền phấn cho bạn. Hết
thời gian qui định, các nhóm ngừng viết.
Cả lớp cùng tơi nhận xét, tun dương nhóm làm đúng và nhanh nhất.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh nhằm giúp học sinh ham thích học
chính tả, học sinh khơng những đọc đúng, viết đúng chính tả mà còn mở rộng
được một số từ ngữ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
5-Tiến hành một số hoạt động rèn học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả.
5.1-Rèn chính tả trong giờ học chính tả:
Để thuận tiện cho việc rèn học sinh kĩ năng viết đúng chính tả, tôi đã
tiến hành chọn theo các đối tượng học sinh: nhóm học sinh viết khơng sai lỗi
chính tả; nhóm học sinh viết ít sai lỗi chính tả; nhóm học sinh sai nhiều lỗi
chính tả. Sau khi đã chọn được những nhóm đối tượng học sinh, tơi xếp lại
chỗ ngồi cho các em. Tôi tập trung những học sinh hay viết sai lỗi chính tả
ngồi ở khu vực các bàn phía trên. Trong q trình học sinh viết bài, tơi ln
đứng bên cạnh đọc chậm từng chữ để cho các em viết; quan sát cách viết để
phát hiện kịp thời những lỗi các em viết sai, đồng thời hướng dẫn học sinh
cách sửa ngay. Mặt khác, tôi cũng luôn động viên, khích lệ các em bằng một
số câu khen ngợi để tạo cho các em có động lực học tập tốt hơn.
Nếu chúng ta nhiệt tình, quan tâm và kiên nhẫn rèn cho học sinh theo

hình thức này thì học sinh sẽ chuyển biến trong việc viết chính tả của mình.
Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng một hình thức thì hiệu quả sẽ khơng cao. Một hình
thức khác cũng được tơi tiến hành song song để hỗ trợ cho biện pháp này, đó
là rèn trong những mơn học khác.
5.2-Rèn chính tả khi dạy những môn học khác:

21


Khi học sinh đã mắc phải lỗi chính tả do bị ảnh hưỏng lỗi phát âm địa
phương thì trong học tập bất cứ môn học nào, hoạt động nào học sinh đều
cũng nói, viết sai chính tả. Cho nên giáo viên cần chú ý lắng nghe và chấm
bài cho học sinh một cách cẩn thận, phát hiện lỗi chính tả và sửa sai kịp thời
dù ít hay nhiều, khơng bỏ qua, cho qua. Nếu như cứ bỏ qua các lỗi mà học
sinh mắc phải trong những mơn học khác vì cho rằng điều đó khơng ảnh
hưởng đến hoạt động, mơn học mình đang dạy thì cách viết của học sinh sẽ
trở thành thói quen, khó có thể khắc phục được.
Ví dụ: Khi chấm bài của học sinh ở các môn học (Tốn: trong lời giải;
phân mơn Tập làm văn: trong viết bài văn; Khoa học: trong bài kiểm tra,…)
khi thấy có từ học sinh viết sai chính tả tơi đều gạch dưới từ đó và viết lại
phía trên từ viết đúng, khi trả bài cho học sinh bao giờ tôi cũng nhắc nhở
những trường hợp đó để các em chú ý khắc phục. Đặc biệt trong phân môn
Tập làm văn, khi chấm bài viết: lỗi chính tả thì tơi gạch dưới và ghi “c-t”, với
lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ thì tơi ghi “c-n”… để học sinh dễ phân biệt.
5.3-Rèn chính tả trong giờ học Tăng cường Tiếng Việt:
Trong các tiết Tăng cường Tiếng Việt của lớp 2 buổi/ngày, tôi tập trung
những học sinh hay viết sai lỗi chính tả lại để tổ chức rèn thêm cho các em.
Tôi đưa ra những lỗi phổ biến với từng loại đối tượng học sinh như: sai âm
s/x; sai dấu hỏi/dấu ngã; sai vần ai/ay;…Tiếp theo, tơi phân tích cho các em
thấy những nguyên nhân dẫn đến những lỗi mắc phải và cách sửa sai những

lỗi ấy. Chẳng hạn, học sinh hay bị nhầm lẫn giữa hai vần “ai” và “ay” có thể
do các em phát âm sai, do không nắm rõ nghĩa của từ trong câu văn hay do
không nắm rõ cấu tạo của tiếng… Khi nắm được nguyên nhân, tôi cho học
sinh tập phát âm, tập phân biệt nghĩa, hướng dẫn các em nắm vững các quy
tắc chính tả, nắm cấu tạo của âm tiết tiếng Việt,…theo từng đối tượng (việc
làm này phải được tiến hành kết hợp trong các phân mơn khác của mơn Tiếng
Việt. Bởi vì chúng ta khơng thể tiến hành tỉ mỉ các công việc này trong khuôn

22


khổ thời gian có hạn của một tiết học buổi chiều). Cuối cùng, tôi đọc cho học
sinh viết khoảng 3-5 câu văn mang nhiều phụ âm, vần, thanh mà học sinh hay
bị sai mà đã được hướng dẫn sửa sai nhằm đánh giá mức độ tiếp thu của các
em. Từ đó có kế hoạch rèn cho tiết sau.
-Thỉnh thoảng, tơi còn tổ chức cho các em rèn bằng phương pháp “Trị
chơi học tập”.
+Tơi chia học sinh trong diện phải rèn ra thành các nhóm nhỏ (theo
phương ngữ).
+Đưa ra các đoạn bài chính tả đặc trưng cho mỗi vùng miền. Các đoạn
văn này được tơi “cố tình” soạn sai lỗi chính tả.
+Cho học sinh thảo luận thi tìm nhanh lỗi chính tả trong đoạn văn và
chữa lại cho đúng.
+Cho đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+Tơi kết luận, tuyên dương, khen thưởng cho nhóm có kết quả nhanh
và đúng nhất (nên cho cả lớp cùng dự để tăng sự hứng khởi cho các em).
Ví dụ: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
+Tôi chia học sinh trong diện phải rèn ra thành các nhóm nhỏ.
+Tơi đưa ra phiếu bài tập cho các nhóm thi đua:
PHIẾU BÀI TẬP.

Tìm từ viết sai chính tả trong đoạn thơ, sửa lại cho đúng chính tả.
Mùa đông nắng ở đâu?
Mùa hè nắng ở nhà ta
Mùa đơng nắng đi đâu mất?
Nắng ở sung quanh bình tít
Ủ nước chè tươi cho bà
Bà nhắp một ngụm rồi “khà”
Nắng trơng nước chè chang chát.
-Từ viết sai chính tả trong đoạn thơ: ………………………………………..
-Cách sửa từ đúng chính tả: …………………………………………………
23


(Đối với phiếu bài tập này tôi chọn 1 đoạn thơ có sửa lại một số từ để cho sai
lỗi chính tả. Mục đích là để cho học sinh tìm ra những từ viết sai đó và sửa
lại cho đúng chính tả)
+Cho học sinh thảo luận thi tìm nhanh lỗi chính tả trong đoạn văn và
chữa lại cho đúng.
+Cho đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+Tơi chốt lại kết quả đúng:
Mùa đông nắng ở đâu?
Mùa hè nắng ở nhà ta
Mùa đông nắng đi đâu mất?
Nắng ở xung quanh bình tích
Ủ nước chè tươi cho bà
Bà nhấp một ngụm rồi “khà”
Nắng trong nước chè chan chát.
+Tuyên dương, khen thưởng nhóm có kết quả nhanh và đúng nhất.
Điều đáng lưu ý trong cách thực hiện này là kế hoạch rèn cho học sinh
được tôi soạn trước và đúc kết từ sau tiết Chính tả liền trước đó.

Qua việc tiến hành một số hoạt động rèn kĩ năng viết đúng chính tả
trong phân mơn Chính tả, các mơn học khác cũng như trong tiết Tăng cường
Tiếng Việt của buổi chiều, tôi thấy học sinh đã hạn chế được một số lỗi chính
tả mà các em vẫn thường hay mắc phải. Bên cạnh đó, các em cũng rất tự tin
khi thực hành viết các bài chính tả trong phân mơn Chính tả, cũng như khi
thực hành viết các bài văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn.
6-Phối hợp với phụ huynh cho học sinh rèn chính tả ở nhà:

24


Trong quá trình giáo dục học sinh hiện nay cần sự kết hợp chặt chẽ
giữa ba mơi trường: gia đình, nhà trường, xã hội. Như vậy, việc phối hợp chặt
chẽ với gia đình học sinh là một việc làm rất cần thiết mà mỗi giáo viên cần
phải đặc biệt chú trọng đến. Như tôi đã đề cập, các biện pháp được áp dụng để
rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh phải được tiến hành song song. Do đó
ngay sau khi khoanh vùng đối tượng học sinh cần rèn, tôi liên lạc ngay với
phụ huynh học sinh để bàn bạc, trao đổi việc rèn kĩ năng viết chính tả cho học
sinh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng gia đình, từ đó phụ huynh
có thể theo dõi, kiểm tra quá trình rèn luyện của con em mình. Sau khi đã
thống nhất với phụ huynh học sinh, tôi tiếp tục phân loại những học sinh đã
được khoanh vùng để lấy cơ sở giao lượng bài tập cần rèn cho mỗi loại đối
tượng học sinh. Chẳng hạn với những em viết sai quá nhiều dạng lỗi chính tả
thì lượng bài tập cần được rèn phải nhiều hơn những em khác. Lượng bài tập
rèn sẽ được giảm đi ít dần đối với những nhóm học sinh có trình độ khá hơn.
Bài tập rèn kỹ năng viết cho học sinh là những bài văn, đoạn văn, bài chính tả
học sinh đã được học ở lớp hiện tại và có thể ở những lớp trước. Khi đã hoàn
tất những khâu trên, tôi tiến hành cho học sinh tự rèn bằng hình thức như sau:
+Yêu cầu mỗi em lập một cuốn vở rèn riêng ngồi số vở đã được quy
định.

+Tơi chia những học sinh phải rèn thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm
khoảng từ 3-4 em tùy theo số lượng học sinh phải rèn và tùy theo tình hình
thực tế của lớp. Tơi chỉ định mỗi nhóm một nhóm trưởng là những học sinh
viết chữ đẹp, ít khi sai lỗi chính tả. Những học sinh trong cùng một nhóm là
những em có đặc điểm sai chính tả tương tự nhau và ở cùng một khu vực. Mỗi
thứ bảy, chủ nhật hàng tuần học sinh phải tự viết một đoạn văn vào vở rèn,
đoạn văn đó do tơi quy định riêng cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh.
Cuối mỗi đoạn văn mà học sinh đã viết, phải có xác nhận việc theo dõi, kiểm
tra và hướng dẫn của phụ huynh học sinh ở nhà.

25


×