Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Giao an hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.85 KB, 50 trang )

TOÁN

Tiết 6: Luyện tập
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh củng cố về:
- Tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đêximet (dm).
- Quan hệ giữa đêximet và xăngtimet (1dm = 10cm).
- Tập ước lượng độ dài theo đơn vị xăngtimet (cm), đêximet (dm).
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính đúng, nhanh, chính xác.
3. Thái độ: u thích mơn Tốn.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Thước thẳng lớn có chia rõ các vạch theo cm, dm.
- Học sinh: Thước thẳng có chia cm, dm. Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: Hát tập thể.
- Gọi 1 HS đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 40cm.
- Gọi 1 HS viết các số đo theo lời đọc của HĐTQ.
- Lớp viết bảng con: 40 cm bằng bao nhiêu dm?
 Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Luyện tập.
* Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
 Bài 1:
a. Số? 10cm = … dm

1 dm = … cm

b. Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 1dm


c. Vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm
- HS làm phần a vào SGK.
- Yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1dm trên
thước.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm vào bảng con.
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm.
- GV quan sát, giúp đỡ.
 Bài 2:


a. Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 2dm.
b. Số?

2dm = … cm

- HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2dm và dùng phấn đánh dấu.
- 2 đề-xi-mét bằng bao nhiêu xăng-ti-mét (yêu cầu HS nhìn trên thước và trả lời).
- HS viết kết quả vào SGK.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Nhận xét, sửa bài.
 Bài 3: Số? (cột 1, 2)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn điền đúng phải làm gì?
- Lưu ý cho HS có thể nhìn vạch trên thước kẻ để đổi cho chính xác.
- HS làm bài vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Nhận xét, sửa bài.
 Hoạt động 3: Tập ước lượng.
* Mục tiêu: HS biết ước lượng và xác định được đơn vị cần điền.

* Cách tiến hành:
 Bài 4: Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp.
- HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn: Muốn điền đúng, HS phải ước lượng số đo của các vật, của người
được đưa ra. Chẳng hạn bút chì dài 16 cm…, muốn điền đúng hãy so sánh độ dài của
bút với 1 dm và thấy bút chì dài 16 cm, không phải 16 dm.
- HS làm cá nhân vào SGK, chia sẻ nhóm đơi kết quả.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS thực hành đo chiều dài của cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở…
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dị học sinh ơn lại bài.


TOÁN

Tiết 7: Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết và gọi tên đúng các thành phần và kết quả trong phép trừ: Số bị trư - Số
trừ - Hiệu.
- Củng cố khắc sâu về phép trừ khơng nhớ các số có 2 chữ số.
- Củng cố kiến thức giải bài tốn có lời văn bằng 1 phép tính trừ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng HS biết gọi tên đúng các thành phần của phép trừ.
- HS biết diễn đạt bằng lời văn.
3. Thái độ: Rèn HS làm tốn đúng, chính xác.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: Hát tập thể.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài, viết tựa.
 Hoạt động 1: Giới thiệu các thuật ngữ Số bị trừ - Số trừ - Hiệu.
* Mục tiêu: HS biết được tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ.
* Cách tiến hành:
- GV ghi: 59 - 35 = 24.
- HS đọc phép tính.
- Trong phép trừ này: 59 gọi là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu.
- GV chỉ số, yêu cầu HS đọc tên gọi.
- GV giới thiệu tương tự với phép tính cột dọc.
- 59 trừ 35 bằng bao nhiêu?
- 24 gọi là gì?
- Vậy 59 – 35 cũng gọi là hiệu.
- Hãy nêu hiệu trong phép trừ : 59 - 35 =24
 Hoạt động 2: Luyện tập.
* Mục tiêu: - Củng cố khắc sâu về phép trừ khơng nhớ các số có 2 chữ số.
- Củng cố kiến thức giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính trừ.
* Cách tiến hành:


 Bài 1: Viết số thích hợp vào ơ trống
- HS quan sát bài mẫu và đọc phép trừ của mẫu.
- Số bị trừ và số trừ trong phép tính trên là những số nào?
- Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Cá nhân làm bài vào SGK, chia sẻ nhóm đơi kết quả.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Các nhóm trình bày, nhận xét.

 Bài 2: (b, c)
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Bài tốn cho biết gì?
- Bài tốn u cầu tìm gì?
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và nêu cách đặt tính, cách tính của phép tính này.
- Hãy nêu cách viết, cách thực hiện phép tính theo cột dọc có sử dụng các từ “số
bị trừ, số trừ, hiệu”?
- HS làm bảng con.
- HS nhận xét, nêu cách thực hiện các phép tính.
 Bài 3: Giải tốn lời văn
- HS đọc bài toán.
- BTQ điền hành lớp tìm hiểu đề.
+ Bài tốn cho gì? Bài tốn hỏi gì?
+ Muốn biết đoạn dây cịn lại dài mấy dm ta làm thế nào?
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- GV nhận xét một số vở, sửa bài.
- Yêu cầu HS nêu nhiều cách ghi lời giải khác nhau.
3. Củng cố, dặn dị:
- Tìm nhanh hiệu của các phép trừ (Nếu cịn thời gian): 55 – 34, 45 – 40, 86 - 23
- Nhận xét tiết học.


TOÁN

Tiết 8: Luyện tập
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS củng cố về tên gọi thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
- Thực hiện phép tính trừ khơng nhớ các số có 2 chữ số (trừ nhẩm, trừ viết)

2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng giải bài tốn có lời văn bằng một phép tính trừ
- Rèn kĩ năng làm quen với loại toán trắc nghiệm.
3. Thái độ: HS làm tốn nhanh, chính xác.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK, bảng con, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: Trò chơi “Hái hoa dâng chủ”
- Thực hiện các phép trừ: 88 – 51, 59 – 36, 75 - 24 (3 HS)
- Gọi tên các thành phần và kết quả của phép trừ.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động: Luyện tập
* Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Tính
- HS đọc đề tốn.
- Cá nhân làm vào SGK, chia sẻ nhóm đơi.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét.
- Yêu cầu HS nêu cách viết, cách thực hiện các phép tính.
 Bài 2: Tính nhẩm (cột 1, 2)
- HS nêu đề bài.
- Gọi 1 HS làm mẫu 60 - 10 - 30 (60 trừ 10 bằng 50, 50 trừ 30 bằng 20)
- HS đọc yêu cầu.
- BTQ điều hành: Trò chơi “Gọi số”



- Luật chơi: BTQ gọi bất kì một số đọc phép tính, bạn được gọi trả lời đúng kết
quả phép tính đó được quyền gọi số khác tiếp theo. Nếu bạn không trả lời được sẽ thua
và mất quyền gọi số.
- HS tham gia chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét kết quả của phép tính 60 – 10 – 30 và 60 – 40.
- Tổng của 10 và 30 là bao nhiêu?
- Kết luận: Vậy khi đã biết 60 – 10 – 30 = 20 ta có thể điền luôn kết quả trong
phép trừ 60 – 40 = 20.
 Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Phép tính thứ nhất có số bị trừ và số trừ là số nào?
- Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
- HS làm bảng con, nhận xét.
 Bài 4: Giải toán lời văn
- 1 HS đọc đề bài.
- BTQ điền hành lớp tìm hiểu đề.
+ Bài tốn cho gì? Bài tốn hỏi gì?
+ Muốn biết mảnh vải còn lại dài mấy dm ta làm thế nào?
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- GV nhận xét một số vở, sửa bài.
- Yêu cầu HS nêu nhiều cách ghi lời giải khác nhau.
3. Nhận xét, dặn dò:
 Bài 5: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- HS đọc bài toán.
- HS viết đáp án đúng vào bảng con, bạn nào làm đúng và nhanh nhất sẽ thắng.
- Nhận xét, nêu cách làm.
- Nhận xét tiết học.



TOÁN

Tiết 9: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU
- Đọc, viết, so sánh số có 2 chữ số.
- Số liền trước, số liền sau của 1 số.
- Thực hiện phép tính cộng, trừ khơng nhớ các số có 2 chữ số.
- Rèn học sinh tính chính xác, rèn giải tốn có lời văn.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ, PBT.
- Học sinh: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Khởi động: hát tập thể.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Luyện tập đọc, viết số.
* Mục tiêu: HS biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.Biết viết số liền
trước, số liền sau của một số cho trước.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Viết các số
a. Từ 40 đến 50
b. Từ 68 đến 74
c. Tròn chục và bé hơn 50
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào bảng con.
- BTQ điều hành lớp:
+ Gọi vài bạn trình bày, đọc trước lớp
+ Lớp nhận xét, sửa.
- Yêu cầu HS đọc lại số tròn chục từ bé đến lớn và ngược lại .

 Bài 2: Viết (a, b, c, d)
PHIẾU BÀI TẬP
Viết:
a. Số liền sau của 59:….
b. Số liền sau của 99:….
c. Số liền trước của 89:…
d. Số liền trước của 1:…
- HS đọc yêu cầu bài.
- Phát phiếu bài tập.


+ HS làm bài cá nhân vào phiếu BT.
+ Chia sẻ kết quả với bạn theo nhóm đơi.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- BTQ điều hành: Vài nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, sửa.
- Số liền trước nằm ở vị trí nào của số? Cịn số liền sau?
- Muốn tìm số liền trước ta làm thế nào? Mn tìm số liền sau ta làm thế nào?
 Hoạt động 2: Luyện tập phép tính và giải tốn.
* Mục tiêu: HS thực hiện đúng các phép tính cộng và giải tốn.
* Cách tiến hành:
 Bài 3: Đặt tính rồi tính (cột 1, 2)
- HS đọc yêu cầu.
- BTQ điều hành:
+ Cho bạn làm trên bảng con, 1 HS lên bảng làm.
+ Yêu cầu bạn nêu cách đặt tính và tính ?
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- GV: Đặt phép tính thẳng cột đơn vị thẳng cột đơn vị, cột chục thẳng cột chục,
tính từ phải qua trái.
 Bài 4: Giải tốn lời văn

- HS đọc đề tốn.
- BTQ điều hành lớp tìm hiểu đề toán.
- 1 HS đọc đề bài.
- BTQ điền hành lớp tìm hiểu đề.
+ Bài tốn cho gì? Bài tốn hỏi gì?
+ Muốn biết cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát ta làm thế nào?
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- GV nhận xét một số vở, sửa bài.
- Yêu cầu HS nêu nhiều cách ghi lời giải khác nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
TOÁN

Tiết 10: Luyện tập chung


I. MỤC TIÊU
- HS biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. Biết số hạng,
tổng.
Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết tính cộng, trừ các số có hai chữ số khơng nhờ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: phiếu BT
- Học sinh: Xem bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Khởi động: Hát tập thể.
2. Bài mới:

- Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Luyện tập về viết số.
* Mục tiêu: Củng cố phân tích số.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Viết các số 25, 62, 99, 87 theo mẫu.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân, viết nhanh ra nháp (62, 99, 87).
- BTQ điều hành lớp:
+ Vài bạn trình bày.
+ Cho lớp nhận xét.
- GV chốt: Khi phân tích số có 2 chữ số ta viết thành tổng các số chục và số đơn
vị.
 Hoạt động 2: Thực hiện phép cộng, trừ 2 số.
* Mục tiêu: HS biết tính cộng, trừ 2 số khơng nhớ.
* Cách tiến hành:
 Bài 2: Viết số thích hợp vào ơ trống
- HS đọc đề nêu yêu cầu của bài toán.
- Cá nhân hoàn thành bài tập vào SGK, trao đổi kết quả theo nhóm đơi - nhóm.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- BTQ điều hành:
+ Gọi đại diện vài nhóm trình bày kết quả.
+ Nhóm khác nhận xét, so sánh kết quả của mình.


GV: Để tìm được tổng của hai số ta làm thế nào? Tìm hiệu của hai số ta làm thế
nào?
 Bài 3: Tính (3 phép tính đầu)
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS làm bảng con.
- Trao đổi bảng, nhận xét.

- Nêu cách thực hiện.
 Hoạt động 3: Giải tốn lời văn
* Mục tiêu: HS biết giải tốn có lời văn.
* Cách tiến hành:
 Bài 4:
- HS đọc bài tốn.
- HĐTQ cùng lớp tìm hiểu đề bài, phân tích đề.
+ Bài tốn cho biết gì? Bài tốn hỏi gì?
+ Muốn biết chị hái được bao nhiêu quả cam ta làm thế nào?
Tóm tắt :
Mẹ và chị hái : 85 quả cam
Mẹ hái : 44 quả cam
Chị hái : ….quả cam ?
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Trao đổi bài làm theo nhóm đơi.
- GV nhận xét một số vở, sửa bài.
- Yêu cầu HS nêu các lời giải khác.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những em học tốt.
- Chuẩn bị: làm kiểm tra.


TẬP ĐỌC

Tiết 4, 5: Phần thưởng
I. MỤC TIÊU
- HS tự tìm hiểu và nắm nội dung bài: Câu chuyện đề cao lịng tốt và khuyến
khích HS làm việc tốt.

- Trả lời được các câu hỏi SGK.
- HS được rèn kĩ năng đọc đúng, biết ngắt, nghỉ hợp lý, đảm bảo tốc độ đọc; nắm
được nghĩa của từ theo chú giải SGK.
- Sau bài học, các em có thái độ biết làm những việc tốt giúp bạn.
* GDKNS: Biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh minh họa SGK.
- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Tiết 1
1. Khởi động: Hát tập thể.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Phần thưởng.
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ sau các dấu
câu và giữa các cụm từ, đảm bảo tốc độ đọc; nắm được nghĩa của từ theo chú giải
SGK.
* Cách tiến hành:
a. GV đọc mẫu:
- Lớp theo dõi, đọc thầm.
b. Luyện đọc câu:
- HS đọc nối tiếp câu trong nhóm, các em tự sửa phát âm đúng cho nhau.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- BTQ cho các nhóm nhận xét.
- HS luyện đọc đúng (Dự kiến: trực nhật, bàn tán, sáng kiến, đỏ hoe …)
- Hướng dẫn HS đọc câu dài
+ Một buổi sáng, / vào giờ ra chơi / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì /
có vẻ bí mật lắm. //
+ Đây là phần thưởng / cả lớp đề nghị tặng bạn Na. //
+ Đỏ bừng mặt, / cô bé đứng dậy / bước lên bục. //

- Vài HS đọc trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hiện:


+ Mỗi bạn tự đọc thầm chú giải - SGK và nắm nghĩa các từ khó.
+ Theo đơi bạn nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó.
- Vài HS nêu nghĩa từ khó trước lớp.
c. Luyện đọc đoạn:
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm đơi, tự sửa sai cho nhau.
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc.
- Vài HS đọc đoạn trước lớp.
 Tiết 2
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài.Trả lời được các câu hỏi SGK.
* Cách tiến hành:
HS đọc câu hỏi, đọc đoạn trả lời.
- HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm, TLCH
+ Câu 1: Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na? (Na gọt bút chì giúp bạn Lan,
….)
- HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm, TLCH
+ Câu 2: Theo em điều bí mật được các bạn bàn bạc đó là gì? (Các bạn đề nghị
cơ giáo thưởng cho Na vì lịng tốt của Na với mọi người)
- HS đọc đoạn 3
+ Câu 3*: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng nhận phần thưởng không? (Na xứng
đáng được thưởng vì Na có tấm lịng tốt).
Câu 4: HS làm bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Chọn câu trả lời đúng.
Khi Na nhận phần thưởng thì những ai vui?
a. Na.

b. Cơ giáo, bạn của Na.
c. Mẹ của Na.
c. Cả a, b và c đều đúng.
- HS làm PHT, chia sẻ kết quả nhóm đơi.
- Vài nhóm trình bày kết quả.
- GV: Na nghe vui mừng đến lúc tưởng là nghe nhầm, đỏ bừng mặt; cơ giáo và
các bạn mừng; mẹ khóc đỏ hoe cả mắt.
Chốt nội dung, ý nghĩa của bài.
* GDKNS: Biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
 Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
* Mục tiêu: HS luyện đọc lại bài.
* Cách tiến hành:


- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (1 lượt bài).
- Thi đọc đoạn cuối bài theo đôi bạn - nhóm - trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dị:
- Em học được điều gì ở Na? (tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người).
- Các bạn đề nghị trao phần thưởng cho Na để lảm gì? (biểu dương người tốt,
khuyến khích HS làm việc tốt ).
- Về đọc lại bài. Chuẩn bị tiết kể chuyện.

TẬP ĐỌC

Tiết 6: Làm việc thật là vui


I. MỤC TIÊU
- HS tự tìm hiểu và nắm nội dung bài: Mọi vật, mọi người đều làm việc có ích và

làm việc mang lại niềm vui.
- HS được rèn kĩ năng đọc đúng, biết ngắt, nghỉ hợp lý, đảm bảo tốc độ đọc; nắm
được nghĩa của từ theo chú giải SGK và đặt câu đúng, câu hay với từ rực rỡ, tưng
bừng.
- Sau bài học, các em có thái độ yêu quý và hăng say trong học tập, lao động.
* GDKNS: Biết làm việc phù hợp với bản thân.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Phiếu giao việc, bảng phụ.
- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: Trò chơi “Chuyền hoa”
- 2 HS đọc 2 đoạn bài “Phần thưởng” và TLCH trong SGK.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
- Hằng ngày em làm gì giúp đỡ bố mẹ? Khi làm việc em cảm thấy thế nào?
- Giới thiệu bài: Làm việc thật là vui.
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: HS đọc đúng; biết ngắt, nghỉ hợp lý; đảm bảo tốc độ đọc; nắm được
nghĩa của từ theo chú giải SGK và đặt câu đúng, hay với từ rực rỡ, tưng bừng.
* Cách tiến hành:
a. GV đọc mẫu.
- Lớp theo dõi, đọc thầm.
b. Luyện đọc câu.
- HS đọc nối tiếp câu trong nhóm, các em tự sửa phát âm đúng cho nhau.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- BTQ cho các nhóm nhận xét.
- HS luyện đọc đúng ( Dự kiến: làm việc, nở hoa, sắc xuân, mùa vải chín …)
- Hướng dẫn HS đọc câu dài (Dự kiến)
+ Quanh ta,/ mọi vật,/ mọi người/ điều làm việc.//
+ Cành đào nở hoa / cho sắc xuân rực rỡ, / …tưng bừng.//

- Vài HS đọc trước lớp.
- BTQ điều hành:
+ Yêu cầu HS tự đọc thầm chú giải SGK nắm nghĩa các từ khó.
+ Nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó theo nhóm đơi.


+ Vài nhóm nêu nghĩa từ khó trước lớp.
c. Luyện đọc đoạn.
Hướng dẫn chia đoạn:
+ 1 HS đọc từ đầu …. tưng bừng  Đoạn 1
+ 1 HS đọc phần còn lại.

 Đoạn 2

- HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo đôi bạn, tự sửa sai cho nhau.
- Vài HS đọc đoạn trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa: mọi vật mọi người đều làm việc, làm việc mang
lại niềm vui.
* Cách tiến hành:
- HS đọc đoạn 1.
+ Câu 1: Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
- HS tự thực hành theo Phiếu giao việc:
PHIẾU GIAO VIỆC
Việc 1: Em tự đọc thầm đoạn 1 và nối các sự vật ở cột A với từ chỉ công việc ở cột B
sao cho phù hợp:
A
B


Đồng hồ

Báo hiệu mùa vải chín.

Con gà trống

Bắt sâu bảo vệ mùa màng.

Chim Tu hú

Báo giờ.

Chim sâu

Làm đẹp cho mùa xuân.

Cành đào

Đánh thức mọi người vào buổi sáng
sớm.

Việc 2: Nói cho bạn nghe kết quả làm bài tập của mình và bổ sung, đánh giá bài cho
nhau.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Các nhóm trình bày kết quả, HĐTQ làm vào bảng phụ.
- Nhận xét.
- HS đọc đoạn 2.
Câu 2: Bé làm những việc gì?



- HS làm việc cá nhân vào SGK: Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ việc làm của
bé có trong bài? và nói theo đơi bạn - nhóm về kết quả bài làm của mình.
- HS nói trước lớp trả lời câu hỏi 2.
=> Liên hệ thực tế: Ở nhà, ở trường, em đã làm những việc gì có ích?
- Bài văn giúp em hiểu được điều gì? (GD: quanh em mọi người mọi vật đều làm
việc,có làm việc thì có ích cho gia đình, XH. Làm việc tuy vất vả bận rộn nhưng mang
lại cho ta niềm vui và hạnh phúc.)
* GDKNS: Biết làm việc phù hợp với bản thân.
 Chốt nội dung, ý nghĩa của bài.
 Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
* Mục tiêu: HS luyện đọc lại bài.
* Cách tiến hành:
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (1 lượt bài).
- Thi đọc đoạn cuối bài theo đơi bạn - nhóm trước lớp.
- Tun dương HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 2: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi
I. MỤC TIÊU


- HS biết:
+ Một số từ ngữ liên quan đến học tập.
+ Đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới.
+ Nhận biết câu hỏi.
- Hiểu câu nào là câu hỏi.
- Biết dùng dấu chấm hỏi khi viết câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Phiếu học tập, bảng nhóm.
- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: Hát tập thể.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Tìm từ và đặt câu.
* Mục tiêu: HS biết một số từ ngữ liên quan đến học tập. HS biết đặt câu với từ
mới tìm được.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Tìm các từ:
- Có tiếng học.
- Có tiếng tập.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ hoặc viết nhanh ra nháp.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- BTQ điều hành lớp:
+ Gọi các bạn nêu trước lớp. Không nêu lại từ bạn đã nêu.
+ Chốt từ đúng: học hành, học sinh, học đường, học tập, tập tành…
- GV theo dõi hoạt động, bổ sung kiến thức.
 Bài 2: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở BT1.
- BTQ điều hành lớp:
+ Yêu cầu các bạn đặt câu với một từ vừa tìm được.
+ Bạn khác nhận xét.
 Bạn Hoa rất chăm chỉ học bài.
 Anh tôi chăm tập luyện nên rất khỏe.
- GV theo dõi sửa chữa cách dùng từ đặt câu của HS.
Chốt: Ta có thể dùng từ để đặt thành một câu để diễn đạt một ý.



 Hoạt động 2: Sắp xếp câu thành câu mới.
* Mục tiêu: HS biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới.
* Cách tiến hành:
 Bài 3: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu
mới:
Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
Thu là bạn thân nhất của em.
- HS hoạt động nhóm.
- Phát bảng nhóm.
- Các nhóm thảo luận ghi các câu mới vào bảng.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- BTQ điều hành lớp:
+ Gọi đại diện nhóm trình bày.
+ Nhóm khác nhận xét.
- GV theo dõi sửa.
+ Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
+ Em là bạn thân nhất của Thu.
+ Bạn thân nhất của em là Thu.
+ Bạn thân nhất của Thu là em.
GV: Từ các từ cho trước ta có thể sắp xếp thành nhiều câu khác nhau để tạo
thành câu mới.
 Hoạt động 3: Nhận biết câu hỏi. Sử dung dấu chấm hỏi.
* Mục tiêu: Nhận biết câu hỏi và biết dùng dấu chấm hỏi.
* Cách tiến hành:
 Bài 4: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau?
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Đổi vở kiểm tra bài làm cho nhau theo nhóm đơi.

- GV thu 1 số vở nhận xét, sửa bài.
- Đây là các câu gì? Khi viết câu hỏi, cuối câu ta viết dấu gì?
GV chốt: Khi viết câu hỏi, cuối câu hỏi phải đặt dấu chấm hỏi.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Muốn viết 1 câu mới dựa vào 1 câu đã có, em có thể làm như thế nào ? (Thay
đổi trật tự các từ trong câu).


+ Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì ?
- Nhận xét tiết học.

TẬP LÀM VĂN

Tiết 2: Chào hỏi. Tự giới thiệu
I. MỤC TIÊU


- HS biết dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới
thiệu về bản thân ( BT1, BT2).
- Viết được một bản tự thuật ngắn ( BT3).
- Biết giao tiếp, cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
* GDKNS: GD HS biết chào hỏi và tự giới thiệu về mình lịch sự với mọi
người.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh minh hoạ BT2.
- Học sinh: Hỏi cha mẹ thông tin về BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động:
- Cả lớp hát bài: Con chim vành khuyên, dẫn dắt HS giới thiệu bài: Chào hỏi tự
giới thiệu.

2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chào hỏi, tự giới thiệu.
* Mục tiêu: HS biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: Nói lời của em.
+ Chào bố, mẹ đi học.
+ Chào thầy cô đến trường.
+ Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
- HS thảo luận nhóm đơi thực hiện nói lời của em.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- BTQ điều hành: Thực hành nhóm đơi trình bày.
+ Chào bố con đi học.
+ Chào thầy cơ em mới đến.
+ Mình chào bạn. ..
- Khi chào, lời nói và thái độ bạn phải thể hiện thế nào? (tỏ ra tôn trong và lễ
phép đối với người lớn; vui vẻ, hồ hởi với bạn cùng lứa tuổi).
- GV theo dõi hoạt động , nhận xét bổ sung.
 Bài 2: Nhắc lại lời các bạn trong tranh.
- Treo tranh, y/c HS quan sát tranh.
- Hoạt động nhóm 4.
- HS tự phân vai nhắc lại lời trong tranh SGK.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- BTQ điều hành:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×