LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Tuần 6 lớp 2)
CÂU KỂU AI LÀ GÌ? MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I. BÀI CŨ:
- Tiết trước ta học bài gì? ( Tên riêng và cách viết ha tên riêng, câu kiểu Ai
là gì?)
- Gv chiếu 3 tên riêng, y/c HS cho biết tên nào viết hoa đúng. Nêu lại cách
viết hoa.
- Mời 1 HS lên bảng đặt câu theo kiểu Ai là gì? Lớp nt đặt câu.
- Gv cùng lớp nhận xét.
- Câu kiểu Ai là gì? gồm có mấy bộ phận, đó là bộ phận nào?
- HS: gồm 2 bộ phận : Ai ( cái gì, con gì?) / là gì?
- GV nhận xét.
II. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết đặt câu hỏi cho
từng bộ phận câu Ai là gì? sau đó các em sẽ được mở rộng vốn từ về
đồ dùng học tâp.
2. HD HS làm bài tập.
Bài 1: - 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- Y/ c HS đọc các bộ phận câu được in đậm: em, Lan, là TV
- GV HD mẫu.
1 HS đọc: Lan là học sinh giỏi nhất lớp.
- 1 HS đọc mẫu: Ai là học sinh giỏi nhất lớp?
- Trong câu b, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi trên?
HS: Lan.
- Vậy làm cách nào ta lại đặt được câu hỏi này chúng ta cùng đi tìm hiểu.
- Lan là bộ phận thứ mấy của kiểu Câu Ai ( cái gì, con gì) là gì? ( thứ
nhất)
H: Bộ phận thứ nhất có mấy từ để hỏi : ai, cái gì, con gì?
Lan là tự chỉ gì ta đã học: từ chỉ người
- Vậy ta chọn từ nào để hỏi về Lan? ( Ai)
- GV: Sau khi ta xd được từ để hỏi ta thay từ đó vào từ in đậm và giữ
nguyên bộ phận còn lại hay bộ phận ko in đậm.
H: câu hỏi thì cuối câu phải có gì? ( dấu chấm hỏi)
- các em đã hiểu cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm chưa?
- Mời HS TL nhóm 2 trong 2 phút hỏi đáp nhau 2 câu còn lại.
- 1 nhóm làm bảng phụ
- GV theo dõi, HD thêm.
- các nhóm chia sẻ trước lớp
- VD: HS1: Ai là học sinh lớp 2?
HS2: Em
HS2: Môn học em yêu thích là gì?
HS1: là TV.
- GV cùng lớp nhận xét.
- Chữa bài trên bảng phụ, y/c HS giải thích cách làm
- Gv nhận xét, tuyên dương.
* Vậy để đặt được câu hỏi cho bộ phận được in đậm hoặc gạch chân ta
làm thế nào?
- Đầu tiên xác định bộ phận được in đậm hoặc gạch chân; xđ xem bộ
phận đó thuộc bộ phận thứ mấy của câu, chọn từ để hỏi thích hợp.
Thay từ để hỏi vào từ in đậm hoặc gạch chân sau đó giữ ngun bộ
phận cịn lại. Cuối câu có dấu hỏi.
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi chính là bộ phận in đậm.
- Vừa rồi các em đã được làm quen với cách đặt câu hỏi cho bộ phận
được gạch chân hoặc in đậm. Sang bài tập 3 sẽ giúp các em các em mở
rộng về vốn từ học tập. ( Bài 2 giảm tải ta ko làm)
Bài 3: 1 HS đọc y/c bài.
- GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân tô màu vào các đồ dùng học tập
sau đó chia sẻ về tác dụng của chúng.
- HS tô màu cá nhân vào vở sau đó chia sẻ.
- từng HS nói tên đồ dùng, số lượng và tác dụng.
- Gv nx.
- GV giới thiệu cho HS biết về compa, ê ke.
- Các từ chỉ dồ dùng học tập là từ gì ta đã học: từ chỉ sự vật.
- Mời 1, 2 HSđặt câu theo kiểu Ai là gì để nói về đồ dùng học tập.
Vd: Cặp, sách vở là ngừi bạn đồng hành cùng em đến trường.
Đồ dùng học tập là người bạn thân thiết của em.
- Tuyên dương HS.
* Trò chơi:
- Cô thấy các em học bài rất tốt. Cô sẽ thưởng cho các em một trị chơi.
Các em có thích không?
- GV cho HS đọc y/c bài.
- GV phát bảng phụ, phiếu học tập cho nhóm 4, y/c các nhóm nối các
cụm từ đã cho thành câu kieur Ai là gì, cuối câu phải điền dấu câu.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, làm bài.
GV chiếu mấy, cùng HS nhận xét bài của các nhóm.
- GV gạch chân dưới một số cụm từ của các câu, y/c HS đặt câu hỏi cho
bộ phận gạch chân.
- Các nhóm thi đặt câu hỏi.
- GV nhận xét, khen nhóm làm đúng, đặt câu tốt.
Thưởng sao cho các nhóm.
3. Củng cố, dặn dị:
- Để đặt được câu hỏi cho các bộ phân câu kiểu Ai là gì ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
* Lưu ý: Khơng cịn thời gian thi ko tổ chức trị chơi. Cho HS đặt
câu kiểu Ai là gì? về đồ dùng học tập và gạch chân bộ phận cho HS
đặt câu hỏi. Thêm câu : Hoa phượng là hoa học trị. để đặt câu Hoa
gì là hoa học trò?