Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ VẤN ĐỀ THAM NHŨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.06 KB, 7 trang )

CÁC CÂU HỎI VỀ VẤN ĐỀ
THAM NHŨNG


1.Theo bạn, các cơ quan tham nhũng phổ biến ở Việt Nam là những cơ quan
nào?
→ Năm 2005, Ban Nội chính Trung ương cơng bố danh sách liệt kê 10 cơ quan
tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. "Top 10" cơ quan tham nhũng được “bầu
chọn” dựa trên đánh giá của các nhóm xã hội về mức độ tham nhũng ở 21 đơn
vị công quyền và dịch vụ công. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là:
1.Địa chính nhà đất
2.Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu
3.Cảnh sát giao thơng
Ngồi ra,có thể kể thêm: Cơ quan tài chính, thuế; Cơ quan quản lý/các đơn
vị trong ngành xây dựng; Cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế
hoạch và đầu tư; cơ quan quản lý/các đơn vị trong ngành giao thông; công
an kinh tế.
(Nguồn:BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG)

2.Theo bạn, những giải pháp để phòng chống và ngăn ngừa hành vi tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay đã đạt được hiệu quả chưa?
→ Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đến
nay (tính đến tháng 5-2020) thì cơng tác phòng, chống tham nhũng đã có bước
tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt,
tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Minh chứng là:
+ Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các
cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.370 cán bộ, đảng viên do tham nhũng, cố ý làm
trái; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, cấp ủy có thẩm quyền xử lý kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện
Trung ương quản lý


+ Từ năm 2016 đến nay, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý
gần 455 nghìn tỷ đồng và hơn 8.100ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm gần
8.000 tập thể, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 409 vụ việc sai phạm.
+ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng đã lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, xử lý
nghiêm minh, có lý, có tình một số cán bộ cao cấp cả đương chức và đã
nghỉ hưu, có vi phạm liên quan đến các vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm
+ Lần đầu tiên xét xử công khai, nghiêm minh 2 cán bộ nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng, nguyên bộ trưởng về tội nhận hối lộ và lãnh đạo doanh
nghiệp khu vực ngoài nhà nước về tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua
95% cổ phần của AVG (Công ty Cổ phần Nghe nhìn Tồn cầu)


+ Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung 4 tội
danh về tham nhũng đối với khu vực ngoài nhà nước (tội tham ô tài sản, tội
nhận hối lộ, tội đưa hối lộ, tội mơi giới hối lộ); Luật Phịng, chống tham
nhũng năm 2018 dành một chương riêng về hoạt động phòng chống tham
nhũng khu vực ngồi nhà nước.
(Nguồn:TRANG THƠNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG)

3.Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tham nhũng và tại sao?
→ Mỗi người sẽ có quan điểm riêng về nguyên nhân quan trọng nhất phát sinh
tham nhũng. Tuy nhiên, bằng việc dựa trên cơ sở xem xét nguyên nhân, điều
kiện phát sinh tham nhũng của các nước trên thế giới nhóm chúng mình rút ra
được một ngun nhân mang tính chất chung,tương đồng đó là: nền kinh tế
kém phát triển, quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém.Vì thực tế cho thấy,
ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, quản lý công khai, minh bạch, văn
minh, tham nhũng xảy ra ít hơn. Ngược lại, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang
phát triển, trình độ quản lý và dân trí chưa cao thì ở đó tham nhũng phức tạp

hơn.
Ví dụ: Hiện có 2 bộ xếp hạng mức độ tham nhũng các quốc gia trên thế giới
được cho là đáng tin cậy. Đó là xếp hạng theo chỉ số nhận thức tham nhũng
(CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) và bảng xếp hạng của U.S. News
and World Report. Xếp hạng quan trọng nhất, được cho là đáng tin nhất là thông
qua chỉ số CPI. Năm 2017, TI đã đánh giá 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp
theo thứ tự 1 là trong sạch nhất và 180 là tham nhũng nhiều nhất. New Zealand,
Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy là các quốc gia ít tham nhũng nhất.Ngược
lại các quốc gia tham nhũng nhiều nhất là: Somalia, Nam Sudan, Syria.
(Nguồn:TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG)

4.Người dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng không?
→ Theo quy định tại Điều 5 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018,
công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như
sau: Có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham
nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền
kiến nghị với cơ quan nhà nước hồn thiện pháp luật về phịng, chống tham
nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
trong phịng, chống tham nhũng.
(Nguồn:SỞ TƯ PHÁP TỈNH NINH THUẬN)

5. Các dạng tham nhũng phổ biến là những dạng tham nhũng được xác định
như thế nào?
→ Đến thời điểm hiện nay, tham nhũng thường biểu hiện phổ biến dưới những
dạng sau:


- Tham nhũng vật chất: Là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu
về vật chất của cá nhân như tiền, tài sản…

- Tham nhũng quyền lực: Là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng
quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy cơng quyền cũng
như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính… vì động cơ vụ
lợi
- Tham nhũng chính trị: Là sự lạm dụng quyền lực chính trị được giao để thu
lợi riêng, với mục đích tăng quyền hoặc tăng tài sản
- Tham nhũng hành chính: Là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các
hoạt động quản lý hành chính của đội ngũ cơng chức hành chính. Những người
thực hiện hành vi tham nhũng này là những người được giao quyền đã sử dụng
quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để gây khó khăn cho cơng dân
hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân
- Tham nhũng kinh tế: Là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động kinh tế như
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản… được
thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế,
những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước
Ngồi ra hiện nay, đã xuất hiện hiện tượng tham nhũng bằng tình dục, do đối
tượng đưa hối lộ bằng “tình dục” với mục đích đổi lấy việc ký kết giao dịch hợp
đồng hay một vị trí nào đó trong bộ máy chính quyền.
6. Để ngăn ngừa tham nhũng, pháp luật quy định những lĩnh vực nào phải
công khai, minh bạch?
- Công khai minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản;
- Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước;
- Cơng khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của
nhân dân
- Cơng khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ;
- Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước; cổ phần hóa
doanh nghiệp của Nhà nước
- Cơng khai, minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (bao gồm về
lĩnh vực đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý môi trường);

- Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở;
- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ,
thể dục, thể thao văn hóa, thơng tin, truyền thơng nơng nghiệp và phát
triển nông thôn, tư pháp;


- Cơng khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính
sách dân tộc;
- Cơng khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, kiểm tốn nhà nước;
- Cơng khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân;
- Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ
7. Việc công khai hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện
bằng hình thức nào?
→ Điều 12 Luật phòng, chống tham nhũng quy định người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị bằng:
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
liên quan;
- Phát hành ấn phẩm;
- Thơng báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Đưa lên trang thơng tin điện tử.
Việc áp dụng hình thức cơng khai nào do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị lựa chọn căn cứ vào nội dung, đối tượng của thơng tin được cơng khai và
mục đích của việc cơng khai thông tin.
8. Việc tặng quà của cơ quan, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được quy
định như thế nào?
→ Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài

chính cơng, tài sản cơng để làm q tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và
thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
9. Việc nhận quà tặng của cơ quan, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn
được quy định như thế nào?
→ Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn khơng được trực
tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc
phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ
chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định của pháp luật


10. Tài sản tham nhũng được xử lý như thế nào?
→ Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản
lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật; thiệt hại do hành vi
tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng
gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật
11. Thế nào là vụ lợi?
→ Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt
được hoặc có thể đạt được thơng qua hành vi tham nhũng. (Khoản 5 Điều 2
Luật Phòng, chống tham nhũng)
12. Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày, tháng,
năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào?
→ Luật phòng, chống tham nhũng lần đầu được Quốc hội thơng qua ngày 29
tháng 11 năm 2005. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2006.
Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều được
Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 20/11/2018 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2019.
13. Từ khi ban hành Luật phòng, chống tham nhũng đến nay Quốc hội đã
tiến hành sửa đổi, bổ sung bao nhiêu lần?
→ Từ khi ban hành luật Luật phòng, chống tham nhũng đến nay Quốc hội đã

tiến hành sửa đổi, bổ sung 03 lần: lần thứ nhất ngày 04/8/2007; lần thứ hai
ngày 23/11/2012; lần thứ ba ngày 20/11/2018.
14. Hiện nay, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phịng, chống tham nhũng
là ai?
→ Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
15. Cơng dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng cách nào?


Tố cáo trực tiếp;



Gửi đơn tố cáo;



Tố cáo qua điện thoại;



Tố cáo qua mạng thông tin điện tử.

Người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông
tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có.
Những tố cáo về hành vi tham nhũng mà người tố cáo mạo tên, nội dung tố cáo
không rõ ràng, thiếu căn cứ, những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết


nay tố cáo lại nhưng khơng có bằng chứng mới thì khơng được xem xét, giải
quyết.

16. Liệu cơng cuộc đấu tranh này có đi đến ngày khơng cịn tham nhũng?
→ Sẽ khơng bao giờ hết tham nhũng vì tham nhũng được coi là khuyết tật của
quyền lực. Ở đâu có quyền lực thì ở đó có nguy cơ phát sinh tham nhũng. Nếu
như có thể chế tốt, có nhiều giải pháp kiềm chế, phòng ngừa chặt chẽ, nghiêm
ngặt thì tham nhũng ở đó khó có cơ hội để phát triển, chứ khơng thể kỳ vọng
một xã hội hồn tồn khơng còn tham nhũng.



×