Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi thu THPTQG nam 2019 mon GDCD ma de 188 truong THPT Chuyen Lao Cai co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.22 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
Năm học 2018 - 2019
MÔN: GDCD
Thời gian làm bài : 50 Phút
(Đề thi gồm 40 câu, 4 trang)

Họ tên :............................................................... Số báo danh : ...................

Mã đề 188

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không phải là kinh doanh?
A. Anh K mới tốt nghiệp đại học đầu tư vốn xây dựng doanh nghiệp chuyên dệt vải.
B. Ông H vay tiền ngân hàng để ni cá ba sa sẵn có nguồn ngun liệu ơng đã xây dựng nhà
máy chế biến cá đóng hộp đem bán ra nước ngoài.
C. Trong một lần đi du lịch bác V mua 1 cái áo về bác H thấy đẹp muốn mua trả gấp đôi số tiền
bác V đã mua thấy có lãi bác đồng ý bán lại ngay.
D. Gia đình bác M mở cửa hàng bán xăng dầu.
Câu 2: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi chơi, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q
đi cầm đồ để lấy tiền sau đó bỏ trốn. Trong trường hợp này, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
Câu 3: Đặc trưng của pháp luật không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phở biến.
C. Tính cơng khai dân chủ.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.


Câu 4: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá cả thị trường.
B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Nhu cầu của người sản xuất.
D. Số lượng hàng hóa trên thị trường.
Câu 5: Do bị say rượu nên lúc lái xe ô tô K đã gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao
thông đang đứng dừng trước đèn đỏ. Hành vi của K là
A. không vi phạm pháp luật.
B. vi phạm hình sự.
C. vi phạm hành chính.
D. vi phạm dân sự.
Câu 6: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là
A. hệ thống bình chứa
B. kết cấu hạ tầng của sản xuất.
C. công cụ lao động.
D. người lao động.
Câu 7: Do ghen tuông, D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn gặp
với một bạn nữ tên X đang học lớp 12. D đã bực tức bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn học
cùng lớp, khi thấy X đang đi đến chỗ vắng, D và Q đã vội vã lao vào tát và giật tóc lăng nhục X. T
tình cờ nhìn thấy lén quay clíp và đưa lên mạng. T và D đã không xâm phạm đến quyền nào dưới
đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Bảo đảm an tồn về thư tín.
Câu 8: Chiếc ơ tô là tư liệu lao động khi
A. đang sửa chữa.
B. đang lắp ráp.
C. vừa được sản xuất hoàn thiện.
D. đang vận chuyển hàng hoá.

Câu 9: K và Q cùng học lớp 12, đi xe máy điện đến trường, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm,
K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc nên đã va vào anh B đi xe máy và
em X (13 tuổi) đi xe đạp lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát giao thông yêu cầu K và


anh B dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những ai dưới đây bị xử phạt vi phạm hành
chính?
A. Anh B và K.
B. Anh B, Kvà Q.
C. Anh B và Q.
D. Anh B, em X , K và Q.
Câu 10: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi
A. thấy một người đang ăn trộm xe máy trong chỗ để xe của cơ quan X.
B. có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. người đang bị truy nã.
D. nghi ngờ người đó phạm tội mà xét thấy cần bắt ngay vì sợ người đó bỏ trốn.
Câu 11: Sau nhiều lần bày tỏ tình cảm nhưng không được chị N đáp lại, Giám đốc doanh nghiệp
X đã điều chuyển chị xuống làm ở bộ phận pha chế hóa chất mà khơng có phụ cấp độc hại. Giám
đốc X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Việc làm. B. Đãi ngộ.
C. Lao động.
D. Tài chính.
Câu 12: Bác B ni được 500 con gà. Bác để ăn 10 con, cho các con 20 con, 30 con đổi lấy gà
giống về nuôi. Số cịn lại bác mang bán. Hỏi bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 470 con.
B. 480 con.
C. 490 con.
D. 440 con.
Câu 13: Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H
đã va chạm với xe đạp điện do chị C là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị C

bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn
thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh H và chị C. B. Anh H, chị C và anh T.
C. Anh T và anh H. D. Anh T và chị C.
Câu 14: Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị
khơng muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B là mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên
mắng chửi và bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng
thẳng. Bà C mẹ đẻ chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây đã vi phạm
pháp luật?
A. Vợ chồng chị X và bà B.
B. Anh M và bà C.
C. Anh M, bà B và bà C.
D. Anh M và bà B.
Câu 15: Để có tiền tiêu xài, bố L bắt L(13 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quá karaoke. Vì
khá là cao ráo và xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất
nhiều tiền. Một lần L đã bị H ép L sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá
nhà H và tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng trong
lao động?
A. Bạn L.
B. Chủ quán X và H.
C. Chủ quán X, bố L.
D. L và bố L.
Câu 16: “Thị trường là .......... trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn
nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ.”. Từ cịn thiếu ở chỗ ...... là
A. địa điểm.
B. chợ.
C. nơi.
D. lĩnh vực.
Câu 17: Sau li hôn với chị V, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn
đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản, bà S - mẹ đẻ anh B đã nhiều lần xúi giục, nên con trai

anh B(12 t̉i) đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục và đánh chị K. Những ai đã có hành vi trái pháp
luật?
A. Anh B và chị K.
B. Bà S và con trai anh B.
C. Bà S.
D. Bà S và bố con anh B.
Câu 18: Người phải chịu hình phạt tù là người có hành vi vi phạm pháp luật
A. kỷ luật.
B. hành chính.
C. hình sự.
D. dân sự.
Câu 19: Câu nói của C.Mác: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất
ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” có nghĩa là
A. những tư liệu lao động ở mỗi thời đại đã quyết định năng suất lao động của thời đại đó.
B. những thời đại kinh tế khác nhau chúng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau tương ứng thời
đại kinh tế đó.
C. những thời đại kinh tế khác nhau có cách sản xuất và những tư liệu lao động khác nhau.
D. căn cứ vào tư liệu lao động và cách thức sản xuất của mỗi thời đại kinh tế để phân biệt các
thời đại kinh tế.


Câu 20: Anh Q đi làm xa nhà nên đã u cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Trong
trường hợp trên, anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. thân nhân.
B. tài sản.
C. nhân thân.
D. công việc.
Câu 21: Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc
UBND nơi gần nhất những người trong trường hợp
A. khi nghi người đó phạm tội đặc biệt nguy hiểm.

B. đang thực hiện tội phạm.
C. khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần
ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
D. khi có người chính mắt trơng thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét
thấy cần bắt ngay để người đó khơng trốn.
Câu 22: Bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện trong các mối quan hệ
A. kinh tế và quan hệ xã hội.
B. nhân thân và quan hệ tài sản.
C. tình cảm và quan hệ tài sản.
D. nhân thân và quan hệ xã hội.
Câu 23: Các tổ chức, cá nhân không làm những việc pháp luật cấm là
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 24: C và D là cán bộ được giao quản lí tài sản của Nhà nước nhưng đã lợi dụng vị trí cơng
tác, tham ơ hàng chục tỉ đồng. Cả hai đều bị tòa án xử phạt tù. Quyết định xử phạt của Tịa án là
biểu hiện cơng dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Về nghĩa vụ quản lí.
B. Về trách nhiệm pháp lí.
C. Về trách nhiệm công vụ.
D. Về nghĩa vụ cá nhân.
Câu 25: M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế
tốn cơng ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi
đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này,
những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị L và M.
B. Chị L và H.
C. Giám đốc và chị L.
D. Giám đốc và H.

Câu 26: Anh K nghi ngờ gia đình ơng B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã . Do vội đi
công tác, anh T phó cơng an xã u cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà
ơng B. Vì cố tình ngăn cản, ơng B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam tại trụ sở
công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ơng B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh S và anh C.
B. Anh T và anh S.
C. Anh C, anh T và anh S.
D. Anh T, anh S và anh K.
Câu 27: Nghi ngờ cháu T con anh V hàng xóm lấy trộm xe đạp của mình, ơng D đã bắt và giải
cháu lên cơng an xã. Vì là người thân của ơng D nên anh G trưởng công an xã đã giam cháu T trong
phịng kín suốt một ngày đồng thời đánh và đe dọa ép cháu phải nhận tội khiến cháu T bị hoảng
loạn. Biết chuyện, anh V cùng em trai mình là anh R xông vào nhà đánh ông D trọng thương. Anh
G và anh V cùng vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
Câu 28: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, địa vị, giới tính, tơn giáo.
B. dân tộc, độ t̉i, giới tính.
C. dân tộc, giới tính, tơn giáo.
D. thu nhập, t̉i tác, địa vị.
Câu 29: D cùng các bạn đá bóng, khơng may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh.
Tức giận, anh M đuổi cả nhóm, do chạy chậm nên D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho của
anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?


A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
B. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.
Câu 30: Bạn H khi tham gia giao thông luôn đi đúng phần đường và khi gặp đèn đỏ thì dừng lại.
Bạn H đã thực pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
Câu 31: Theo quy định của pháp luật về t̉i, người sinh ngày 1/5/2000 phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có hành vi phạm
A. từ ngày 1/5/2014 trở đi đến ngày 30/4/2016. B. từ ngày 1/5/2016 trở đi.
C. từ ngày 1/5/2014 trở đi.
D. từ ngày 30/4/2014 trở đi.
Câu 32: Sau khi lấy chị O , anh V bắt chị O phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Vì cho
rằng chị O ở nhà ăn bám chồng nên bà D - mẹ chồng chị nói với anh V rằng mọi việc chi tiêu, mua
bán trong gia đình anh V đều tồn quyền quyết định mà không cần hỏi ý kiến của chị O. Ai đã vi
phạm quyền bình đẳng trong hơn nhân và gia đình?
A. Chị O và anh V.
B. Anh V và bà D.
C. Bà D và chị O.
D. Chị O, anh V và bà D.
Câu 33: Tuyến xe Buýt X đi từ tỉnh A đến Hà Nội và ngược lại cùng một lộ trình có giá niêm yết
chiều đi 30.000 đồng chiều về 35.000 đồng nhưng được nhiều hành khách lựa chọn để đi cả hai
chiều. Theo em tuyến xe đó đã
A. khơng nghĩ đến lợi ích khách hàng.
B. vận dụng quy luật giá trị.
C. không xác định đúng giá trị dịch vụ.
D. vận dụng quan hệ cung – cầu.
Câu 34: Thực hiện pháp luật không thể hiện bằng hành động có trong hình thức
A. thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật
C. sử dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
Câu 35: Để có tiền trả nợ quán game, K và C lập kế hoạch cướp tiệm vàng. Đến ngày hẹn, sợ bị
bắt nên C giả vờ bị ốm và nhờ anh M báo với K việc mình phải đi khám bệnh. Do sức ép của chủ
nợ, K rủ N và Q (học cùng lớp 12 với K và C) đã cùng thực hiện kế hoạch đó. Trong trường hợp
này những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật ?
A. K, C , Q và N.
B. K, N, M.
C. K, Q và N.
D. K,C,M và N.
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.
C. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
D. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
Câu 37: Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Trái pháp luật.
B. Trái chính sách.
C. Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể.
D. Lỗi của chủ thể.
Câu 38: Anh N chở hàng cồng kềnh, đi sai làn đường, bị cảnh sát giao thơng xử phạt. Việc làm đó
của cảnh sát giao thơng đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 39: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thơng qua yếu tố nào sau đây?
A. Giá trị trao đổi.
B. Số lượng, chất lượng của hàng hoá.

C. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. Lao động xã hội của người sản xuất.
Câu 40: Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của cơng dân.
B. được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
------ HẾT -----ĐÁP ÁN
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án


1
2
3
4
5
6
7

C
B
C
A
B
C
B

8
9
10

11
12
13
14

D
B
B
C
A
A
C

15
16
17
18
19
20
21

C
D
B
C
D
C
B

22

23
24
25
26
27
28

B
D
B
C
A
A
A

29
30
31
32
33
34

C
B
C
B
D
B

35

36
37
38
39
40

A
B
B
C
A
B



×