Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DINH TH THANH TRUC VAI NET v TRIT h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.61 KB, 9 trang )

VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC PHÊ PHÁN - KANT
[Đinh Thị Thanh Trúc1 - 2018]
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, điều này làm cho tiến trình quốc tế hóa diễn ra hết sức
mạnh mẽ, kéo theo đó là sự giao lưu, xâm nhập của các nền văn hóa. Bên cạnh những mặt tích cực
cịn có những mặt tiêu cực của nó là dẫn đến sự đồng hóa văn hóa, sự phai nhạt, biến mất của văn
hóa dân tộc. Chính vì vậy chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về mọi lĩnh vực kinh tế - chính
trị, văn hóa nghệ thuật,... Trong đó Triết học phê phán đã chiếm một vai trị vô cùng quan trọng
trên bước đường tiếp cận đến chân lý tối hậu. Trong bài báo cáo này, tôi xin phép được trình bài vài
nét về triết học phê phán - một trong những phong trào triết học lớn của thế kỷ XVIII.
Immanuel Kant được xem là một trong những triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là một
trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ Cận Đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều
lĩnh vực khoa học nhân văn khác. Học thuyết “triết học siêu nghiệm” của Kant đã đưa triết học của
Đức bước vào một kỷ nguyên mới.
1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1

Giới Thiệu Sơ Lược Về Kant

Thời đại
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và phát triển ở hầu hết cac nước tư
bản Tây Âu, và thành quả cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những bước nhảy vọt trong sự phát
triển của lực lượng sản xuất, khẳng định tính ưu việt của nó. Trong khi đó nước Đức vẫn tồn tại chế
độ phong kiến bảo thủ, trì trệ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Khắp nước Đức lúc này bao trùm
một khơng khí bất bình của giai cấp tư sản Đức.
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX cũng được đánh dấu bởi sự phát triển của các thành tựu khoa học kỹ
thuật với các thành tựu như: việc phát hiện và chứng minh định luật bảo toàn năng lượng, học thuyết
tế bào, tìm ra oxi và bản chất của sự cháy,… những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật đã chứng
minh rằng phương pháp tư duy siêu hình đã khơng cịn phù hợp, hệ thống lí luận siêu hình của các
triết gia thời cận đại như Descartes, Leibniz, Spinoza,… đã không thể lý giải được những vấn đề
mới của thế giới hiện thực sinh động đang tồn tại, và đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống lý luận


mới có thể hệ thống và giải thích những hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội một cách chính xác,
tồn diện và biện chứng.

;

VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC PHÊ PHÁN - KANT


Cùng với sự thiết lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản thay thế cho chế độ phong kiến đã lỗi thời, thì
trong triết học cũng diễn ra một quá trình biến đổi sâu sắc. Thật vậy, triết học đã trút bỏ chiếc áo
chồng mang màu sắc của tơn giáo, thần học để hướng đến một nền triết học duy vật, duy lý khám
phá và luận giải cho khả năng khám phá, nhận thức thế giới. Những nhu cầu trên đã thúc đẩy Kant
đưa ra hệ thống triết học phê phán mở đầu cho triết học cổ điển Đức.
Tiểu Sử
Immanuel Kant (22/4/1724 – 12/2/1804) tại Kanigsberg, gần bờ biển phía Đơng Nam của biển Baltic.
Hơm nay Kưnigsberg đã được đổi tên thành Kaliningrad và là một phần của Nga, là người con thứ
tư của Johann Georg Kant (1683–1746), người chuyên nghề chế biến đai da, và bà Anna
Regina (1697–1737), thuộc họ Reuter. Ơng có tám anh chị em, nhưng chỉ bốn người đạt tuổi thành
niên. Gia đình ơng rất sùng đạo (Thiên chúa giáo), với bà mẹ có một cái nhìn rất phóng khống về
giáo dục. Ơng nhập học tại trường trung học Friedrichskollegium năm 1732, được đào tạo tại đây
và năm 1740 đã bắt đầu chương trình cao học tại Albertina, đại học tại Königsberg. Mặc dù đăng
ký bộ môn Thần học nhưng Kant lại rất quan tâm đến Khoa học tự nhiên. Giáo sư bộ môn Luận lý
học và Siêu hình học Martin Knutzen giúp ơng làm quen với học thuyết của Leibniz và Newton.
Kant được xem là một trong những triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là một trong
những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của nhiều lĩnh
vực nhân văn khác. Sự nghiệp triết học của ông được biết đến qua hai giai đoạn: "tiền phê phán" và
sau năm 1770 là "phê phán".
Kant sống gần như suốt đời tại Königsberg, một thành phố rộng mở. Ông qua đời năm 1804, thọ gần 80
tuổi. Mộ của ông nằm tại Đại giáo đường Kưnigsberg. Bia tưởng niệm ơng nằm phía ngồi của Đại
giáo đường.

3.2.2 Sự Nghiệp Triết Học
Triết học Kant là sự kế thừa thành tựu khắc phục những khuyết điểm của nền triết học siêu hình thời cận
đại. Chính vì vậy triết học của Kant chia thành hai giai đoạn: tiền phê phán và phê phán.
Tiền Phê Phán (trước 1770)
Giai đoạn tiền phê phán (1746 – 1770), là giai đoạn Kant chịu những ảnh hưởng sâu sắc của những quan
niệm duy vật siêu hình của Descartes, Newton. Trong giai đoạn này Kant đặc biệt đề cao nhận thức
lý tính, lý tính được xem là một công cụ vạn năng trong việc nhận thức của con người. Ông đã đưa
ra luận điểm nổi tiếng khẳng định tính chất duy vật và duy lý trong thế giới quan và phương pháp
luận của mình là: “Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng thế giới từ nó, nghĩa là hãy cho tơi vật chất,
tơi sẽ chỉ cho các bạn thấy thế giới được sinh ra từ nó như thế nào”. Một trong số những thành tựu
nổi bật của triết học tiền phê phán của Kant chính là thuyết tinh vân giải thích sự hình thành của vũ
trụ.

Địa chỉ: 22/48 đường Mạc Đĩnh Chi, P. An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Kant đã bàn đến vấn đề tôn giáo ngay thời kỳ tiền phê phán. Triết học tôn giáo của ông ra đời trong bối
cảnh: Một mặt, Kant chứng kiến những biến động của Kitô giáo trong xã hội Châu Âu trước và sau
cách mạng Pháp 1789 – 1794 với những khuynh hướng không quy phục giáo điều Roma. Mặt khác,
bản thân Kant sinh ra và lớn lên tại Konigsberg, nơi mà đạo Tin Lành phát triển mạnh, xung đột
giữa người Công giáo và người đạo Tin Lành ở Đức vẫn kéo dài. Tuy chưa bao giờ tỏ ra là người
nhạt đạo nhưng trên thực tế Kant vẫn chịu một phần nào đó ảnh hưởng của mẹ ơng vốn theo đạo
Tin Lành. Thời kỳ tiền phê phán, khác với Hêghen, C. Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin sau này,
I.Kant trực tiếp phát kiến về mối liên hệ giữa trường hấp dẫn Trái đất – Mặt trăng và các hiện tượng
thủy triều ở đại dương cùng thuyết vân tinh, thể hiện là một nhà vật lý địa cầu, nhà thiên văn học
hơn là một triết gia.
Tuy nhiên, ngay thời kỳ đó người ta đã nhận ra mâu thuẫn trong quan niệm của Kant trong việc lý giải
nguồn gốc của vũ trụ. Một mặt, ông là tác giả của thuyết vân tinh lý giải về sự hình thành vũ trụ. Về
sau, thuyết này được nhà toán học và thiên văn học Pierre Simon Laplace (1749-1827) tiếp tục phát
triển nên cịn có tên là thuyết Kant-Laplace. Theo thuyết này, vật chất là thực thể cấu thành mọi vật

trong thế giới chúng ta. Với câu nói nổi tiếng, “hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy vũ
trụ của chúng ta được hình thành như thế nào”, Kant thể hiện là nhà duy vật. Mặt khác, ơng lại thừa
nhận vai trị sáng thế của Thượng đế, nhờ đó vũ trụ có được trạng thái như hiện nay. Thực tế, I. Kant
chưa bao giờ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, nhưng Thượng đế trong quan niệm của ơng bị duy
lý hóa, khác so với quan niệm của các nhà thần học.
Phê Phán
Giai đoạn phê phán (1770 – 1804) là giai đoạn Kant hướng triết học của mình vào việc giải quyết những
vấn đề con người. Ơng đã đặt ra ba câu hỏi “Tơi có thể biết được gì?”, “Tơi cần làm gì?”, “Tơi có
thể hi vọng vào cái gì?”. Để trả lời ba câu hỏi này ông đã viêt ra bộ ba tác phẩm phê phán tức là
“Phê Phán Lý Tính Thuần Túy”, “Phê Phán Lý Tính Thực Hành”, “Phê Phán Năng Lực Phán Đốn”.
Sang thời kỳ phê phán, triết học tơn giáo của I. Kant có liên quan tới triết học lý luận và triết học thực
hành của ông. Trong Phê phán lý tính thuần t (1781), I. Kant khẳng định: “Tơi phải dẹp bỏ tri
thức qua một bên để có chỗ cho niềm tin”. Theo Volker Gehardt, “việc giới hạn tri thức thơng qua
sự phê phán đồng thời cũng có nghĩa là dành cho đức tin một vị trí trang trọng. Chúa Trời và thế
giới, tự do và cá nhân giờ đây trở thành những khái niệm lý tính thuần túy”, hay nói cách khác nội
dung nào cịn nằm trong phạm vi hay vượt qua khỏi tầm kiểm soát của tri thức thì vẫn cịn giới hạn
cịn những gì lien quan đến niềm tin thì tri thức khơng cịn khả năng để giải thích được tức là những
yếu tố liên quan đến tinh thần.
3.2.3 Bốn Nghi Vấn Của Kant
“Tơi có thể biết được gì?”

VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC PHÊ PHÁN - KANT


"Tơi có thể biết được gì?". Là đại biểu của trường phái Duy lý của Leibniz, Kant được đánh thức khỏi
"giấc ngủ giáo điều" qua việc nghiên cứu Hume. Ông thừa nhận lời chỉ trích chủ nghĩa duy lý của
Hume về mặt phương pháp là đúng, có nghĩa là việc hướng dẫn nhận thức quay về giác tính thuần
tuý (reiner Verstand) khơng có trực quan (sinnliche Anschauung) là một điều không thể đối với
ông. Mặt khác, chủ nghĩa kinh nghiệm của David Hume lại dẫn đến lời xác nhận là nhận thức xác
tín hồn tồn khơng thể có, tức là dẫn đến chủ nghĩa hồi nghi. Kant lại khơng thừa nhận chủ nghĩa

này, bởi vì tính hiển nhiên của một số phán đoán tiên nghiệm - đặc biệt là trong tốn học (ví như
xác tín tiên nghiệm [apriorische Gewissheit] của đẳng thức 7 + 5 = 12).
Kant tin rằng các chân lý tốn học là những hình thức tổng hợp một tri thức tiên tri, có nghĩa là chúng là
cần thiết và phổ quát, nhưng được biết qua trực giác [129]. Những nhận xét ngắn gọn của Kant về
toán học ảnh hưởng đến trường phái toán học gọi là trực giác, một phong trào trong triết học toán
học chống lại chủ nghĩa hình thức của Hilbert, và logic của Frege và Bertrand Russell.
“Tơi nên làm gì?”
Mục đích của các khảo sát trong Phê Phán Lý Tính Thuần Túy là lập một cơ sở cho triết học thực tiễn. Và
như thế, với bước đầu trong tác phẩm Đặt cơ sở cho nhân luận siêu hình học (Grundlegung zur
Metaphysik der Sitten) và sau đó là trình bày nhấn mạnh hơn trong Phê phán lý tính thực tiễn (Kritik
der praktischen Vernunft), Kant nghiên cứu các điều kiện khả thi của các phát biểu về những điều
mà con người ta nên làm (Bedingungen der Mưglichkeit von Sollensaussagen). Tơn giáo, nhận thức
thơng thường (common sense) hoặc kinh nghiệm không thể giải đáp được vấn đề này mà chỉ có lý
tính thuần t mới có thể. Luận thuyết của Kant về Luân lý (Sittlichkeit) bao gồm ba phần: Cái thiện
về mặt luân lý (das sittlich Gute), thừa nhận sự tự do của ý chí (Freiheit des Willens) và những
phương châm khái quát của lệnh thức tuyệt đối (kategorischer Imperativ).
Luân lý là điểm trọng yếu của lý tính, nó hướng đến hành động thực tiễn. Ln lý là một quan niệm có
bản chất quy định vốn hiện hữu trong con người một cách tiên nghiệm (a priori). Con người là một
động vật có khả năng lý giải (intelligibles Wesen). Có nghĩa là, với lý tính, con người có khả năng
tư duy và phán quyết khơng phụ thuộc vào cảm năng và cũng không bị ảnh hưởng bởi bản năng.
Tất cả những động vật được trang bị với lý tính – trong đó có lồi người – khơng bị tha trị
(heteronom), mà là tự chủ (autonom). "Ý chí là một khả năng chỉ chọn lựa cái được lý tính – khơng
phụ thuộc vào khuynh hướng bản năng – xác nhận là thiện". Như vậy có nghĩa là sự phán quyết
luân lý nằm ngay trong chủ thể. Kant cũng biết rất rõ rằng đòi hỏi luân lý là một lý tưởng mà khơng
một ai có thể lúc nào cũng đạt được. Nhưng mặc dù vậy, Kant quan niệm là mỗi người đều mang
một tiêu chuẩn luân lý trong mình và biết được rằng mình nên hành xử như thế nào để phù hợp luân
lý. Ý chí độc lập (của lý tính) địi hỏi hành động thiện về mặt ln lý. Lý tính trao cho con người
trách nhiệm tuân thủ ln lý.
“Tơi có thể hi vọng được gì?”


Địa chỉ: 22/48 đường Mạc Đĩnh Chi, P. An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


Câu hỏi thứ ba của Immanuel Kant, "Ta được hi vọng những gì?", được ơng giải đáp trong Phê Phán Lý
Tính Thuần Túy một cách tiêu cực. Sau khi lý tính khơng thể chứng minh được sự tồn tại hay khơng
tồn tại của bộ ba Thượng đế, tính bất tử của linh hồn và tự do, thì bây giờ câu hỏi về cái tuyệt đối là
một câu hỏi về niềm tin. "Tôi đã phải gác tri thức qua một bên để có chỗ cho niềm tin" ("Ich musste
das Wissen aufheben, um zum Glauben Platz zu bekommen").
Cách nhìn sự vật như thế này cũng đã quyết định thái độ của Kant đối với Khai sáng, cái được ơng xem là
đích đến của con người. Thời đại Khai sáng ("Zeitalter der Aufklärung") gắn liền với tên của Kant.
Kant phản đối triệt để việc tu tập tôn giáo với tất cả các nghi lễ của nó. Ơng cho rằng như vậy chính là chế
độ Giáo hồng. Sau khi Kant cơng bố luận văn tơn giáo năm 1794, chính quyền quả thật đã lệnh
cấm Kant viết những bài như thế. Kant khuất phục trong suốt Triều đại vua Friedrich Wilhelm II,
nhưng sau khi nhà vua qua đời vào năm 1797, ông lại giữ lập trường này trong cuộc tranh cãi giữa
các bộ môn.
“Con người là gì?”
Kant là người đầu tiên đã đề xuất và "bảo vệ một cách quyết liệt nhất" việc phân chia nhân học thành một
khoa học độc lập I. Kant coi nhân học là một ngành có đối tượng riêng, có phương thức nghiên cứu
riêng, phương thức vượt ra khỏi khuôn khổ của các phương thức nhận thức đã biết. Cũng chính là
từ triết học phê phán, khi phân loại các vấn đề nhận thức cơ bản mà con người buộc phải giải đáp,
I. Kant đã đi đến khẳng định vị trí của nhân học, ngành khoa học phải trả lời câu hỏi mn thuở con người là gì? Và, khơng biết lúc đó I. Kant có hình dung nhân học lại phát triển một cách mạnh
mẽ và thu hút sự quan tâm của con người đến như hiện nay hay khơng.

Hình 1 Những nghi vấn của Kant
3.2.4 Sự Ra Đời Của Triết Học Phê Phán
Thực ra, khơng phải chỉ vì các tác phẩm cơ bản của Kant ở giai đoạn thứ hai trong cuộc đời sáng tạo của
ơng có tựa đề là "phê phán" mà giai đoạn này được gọi là giai đoạn phê phán. Vấn đề là ở chỗ, triết
học Kant mang tinh thần phê phán hết sức rõ rệt. Kant đã phê phán một cách trực diện và khơng
thương tiếc tồn bộ "linh hồn" của triết học tiền bối, bao gồm cả triết học kinh nghiệm luận của J.
Loke, G. Berkeley, D. Hume và cả triết học duy lý của R. Descartes, B. Spinoza, G. Leibniz. Sự phê

phán của ông được dựa vào một hệ thống tư tưởng riêng biệt và hết sức độc đáo. Hơn thế nữa, sự

VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC PHÊ PHÁN - KANT


phê phán đó cũng phải coi là thật sự có hiệu quả, nếu so với những phê phán đã từng tồn tại trong
lịch sử triết học.
3.2.5 Tác Động Của Triết Học Phê Phán
Ảnh hưởng của Kant đối với tư tưởng phương Tây đã trở nên sâu sắc. Ngoài ảnh hưởng của ông đối với
các nhà tư tưởng cụ thể, Kant đã thay đổi khn khổ trong đó cuộc điều tra triết học đã được thực
hiện. Ơng đã hồn thành một sự thay đổi mơ hình: triết học rất ít được thực hiện theo phong cách
triết học trước thời Kant. Sự thay đổi này bao gồm một số đổi mới có liên quan chặt chẽ đã trở thành
tiên đề, trong chính triết học và trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung:
"Cách mạng Copernic" của Kant, đặt vai trò của chủ thể hoặc người hiểu biết của con người vào trung tâm
cuộc điều tra về kiến thức của chúng ta, như vậy không thể triết học về mọi thứ bởi vì chúng là độc
lập với chúng ta hoặc về cách chúng là đối với chúng ta;
Phát minh ra triết học phê phán của ơng, đó là khái niệm về việc có thể khám phá và khám phá một cách
có hệ thống các giới hạn tiềm tàng có thể có đối với khả năng hiểu biết của chúng ta thông qua lý
luận triết học;
Sự sáng tạo của ông về khái niệm "điều kiện khả dĩ", như trong khái niệm "điều kiện kinh nghiệm có thể"
- nghĩa là mọi thứ, tri thức, và các hình thức ý thức dựa trên các điều kiện trước làm cho chúng khả
thi, để hiểu được hoặc để biết họ, trước tiên chúng ta phải hiểu những điều kiện này;
Lý thuyết của ông rằng kinh nghiệm khách quan được tích cực thiết lập hoặc xây dựng bởi sự hoạt động
của tâm trí con người;
Quan niệm của ông về quyền tự trị về đạo đức là trung tâm của nhân loại;
Sự khẳng định của ông về nguyên tắc rằng con người nên được coi là kết thúc chứ không phải là phương
tiện. Bao gồm chủ nghĩa duy lý Đức, chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa thực chứng, Hiện tượng học, thuyết
hiện sinh, lý thuyết phê bình, triết học ngôn ngữ, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cơ cấu, và thuyết
cấu trúc.
1.2.6


Ứng Dụng Triết Phê Phán Trên Một Số Lĩnh Vực

Triết học phê phán và văn học
Văn học là một môn khoa học về ngôn ngữ và nghệ thuật, khơng ai có thể phủ nhận văn chương giúp hình
thành nền tảng, tư tưởng và lối sống của một con người. Văn chương là một trong những cơng cụ
giúp chúng ta có được tư duy cảm xúc và tư duy ngôn ngữ. Những tác phẩm mà chúng ta được học
ở trường liệu đã thật sự trọn vẹn? Và nhờ có được tư duy phê phán cho phép ta tiếp cận tác phẩm ở
nhiều trường tư tưởng hơn, giúp ta nhìn rõ được bản chất của vấn đề.
Hãy lấy ví dụ như tác phẩm “Vội Vàng” của Xuân Diệu, với tác phẩm này, nếu nhìn ở góc nhìn nghệ thuật
thì quả là một tác phẩm đầy chất trữ tình. Xn Diệu đã mê hoặc lịng người bằng cử - chỉ - thi - sĩ

Địa chỉ: 22/48 đường Mạc Đĩnh Chi, P. An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ


chứ không phải bằng thái độ ngông cuồng. Nhà thi sĩ đã cảm nhận thời gian trôi đi bằng ánh sáng,
màu sắc và hương thơm, khiến cho người đọc cảm nhận được niềm say mê yêu đời, lạc quan của
nhà thi sĩ chứ khơng phải nỗi tuyệt vọng. Cũng chính nội lực mạnh mẽ đó đã phá vỡ hết những
khn sáo ước lệ của “thơ cũ”, khơng cịn đâu là số chữ, số chữ, số câu, niêm luật nghiêm luật của
câu thơ Đường ngự trị hàng ngàn năm trên thi đàn Việt Nam.
Nhưng nếu tiếp cận trên góc nhìn phân tâm học của Simmund Freud thì Xuân Diệu là một người bị mặc
cảm tính dục cao ln muốn thỏa mãn những ham muốn bản năng và điều đó ta có thể nhìn thấy
thơng qua những từ ngữ mà tác giả sử dụng trong bài thơ như “cắn”, “ôm”, “say”, “riết”, “cái hôn
nhiều”, “no nê”,... Vậy nếu đặt tác phẩm này lên một trường tư tưởng khác thì sao? Nếu tiếp cận
trên quan điểm của Phật Giáo thì bên trong bản thân Xuân Diệu tâm tham vô cùng lớn. Xuân Diệu
muốn ơm hết tất cả vào lịng, muốn níu giữ hết tất cả mọi thứ khơng muốn bỏ xót bất cứ điều gì,
điều đó được thể hiện ở những động từ “tắt”, “buộc”, “ơm”, “riết”,... Xn Diệu đã từng nói: “Nhà
văn tồn tại ở tác phẩm, khơng có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết” chứng tỏ nhà văn Xuân
Diệu rất bỏ công vào những tác phẩm văn học của mình. Một con người ở nền tư tưởng này thì được
cho là đáng ngưỡng mộ và tơn kính nhưng xét ở một trường tư tưởng khác thì chỉ là một kẻ tầm

thường. Vậy chỉ với lượng tri thức của những kẻ tầm thường mà chúng ta được học trên lớp chẳng
thể nào giúp ta thăng tiến và đi được vào bản chất của vấn đề. Một góc nhìn đa diện vẫn tốt hơn
một góc nhìn phiến diện.
Vậy cuối cùng chúng ta học văn để làm gì? Lấy điểm ư? Lên lớp ư? Hãy nhìn lại và tự cho mình một câu
trả lời thỏa đáng. Bản thân tơi học văn không chỉ tiếp cận những tác phẩm văn học ở phương diện
phân tích hay thuyết minh mà mục đích tơi tìm đến văn chương là rèn luyện tư duy cảm xúc, rèn
luyện tư duy ngôn ngữ. Hãy dùng văn chương để viết lên cuộc đời của chính bạn.
Triết học phê phán và tâm lý học
Tâm lý học là một trong những chuyên nghành mà mọi người hiện nay muốn hướng đến. Người phương
Tây đã sử dụng nó như là một công cụ để chữa những căn bệnh mang yếu tố tinh thần. Thật ra mỗi
người chúng ta điều có thể sử dụng được tâm lý học. Ví dụ như trong mỗi gia đình phụ huynh ln
dùng những cách răn dạy như đánh để dạy con trẻ thì họ đã một phần nào đó sử dụng tâm lý học
hành vi, hay khi những đứa trẻ lớn lên một chút, khi đã ý thức được những việc mình đang làm thì
chúng ta khơng cịn dùng tâm lý học hành vi với trẻ nữa mà chuyển sang dùng tâm lý học nhận thức
tức là tương tác với ý thức của trẻ.
Vậy nếu nhìn nhận ở góc nhìn của triết học phê phán thì cách giải quyết bằng phương pháp sử dụng tâm
lý học đã thật sự tối ưu? Thật ra nếu chỉ dùng tâm lý học hành vi hay tâm lý học nhận thức với trẻ
thì khơng đủ để giúp cho trẻ sửa mình và thăng tiến. Nếu bạn chọn sử dụng tâm lý học hành vi với
trẻ thì chỉ làm cho những đứa trẻ sợ hãi và làm theo những gì bạn nói mà khơng giúp cho trẻ hiểu
ra tại sao mình phải làm như vậy. Tâm lý học chỉ là những “phương thuốc” chữa ở ngọn không thể
chữa tận gốc được, nó giống như nhưng liều thuốc ngủ chỉ đủ làm cho người ta quên đi nhưng thực

VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC PHÊ PHÁN - KANT


tế vấn đề vẫn cịn nằm đó. Chính vì chúng ta cần phải nhìn vấn đề một cách sâu sắc hơn bằng góc
nhìn của phân tâm học, duy thức học và siêu lý học để có thể giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn
và triệt để.
3.3 KẾT LUẬN
Nói tóm lại, tất cả những gì được trình bày trên tơi muốn nói rằng triết học Kant hồn tồn có thể được coi

là điển hình cho triết học của những nét đặc thù và độc đáo và nó đã dần đưa con người từng bước
một tiệm cận đến chân lý. Triết học phê phán đã giúp con người nhìn thấy được bản chất sâu sắc
của vấn đề bằng cách tìm ra cái mâu thuẫn mà chính vấn đề đang gặp phải. Tuy nhiên, nếu nói triết
học Kant độc đáo thì phải bổ sung thêm là khi đã được xem một nhà triết học của nhân loại, hầu
như nhà triết học nào cũng có nét đặc thù và độc đáo đáo trong hệ thống triết thuyết của riêng mình.
Tuy vậy trong lịch sử triết học khó có nhà triết học nào lại có nét đặc thù và độc đáo như Kant.
Nét độc đáo của ông nằm ở hệ thống tư tưởng của ông. Tuy vậy, ngoài hệ thống tư tưởng và các học thuyết
về “vật tự nó”, về hệ thống các phạm trù logic, hệ thống các phạm trù về đạo đức học, về vai trị và
vị trí của nhân học, và về bản thân các phạm trù chính mà Kant đã xây dựng nên,… Triết học Kant
còn độc đáo ngay cả cách đặt vấn đề, cách thức trình bày và thậm chí ngay cả tên gọi tác phẩm của
ơng. Sự độc đáo của ông đã từng khiến cho việc đánh giá, xếp loại những tư tưởng của ơng diễn ra
khó khăn.
Mặc khác, dù cho triết học phê phán là một loại hình triết học độc đáo nhưng cũng gặp phải nhiều khó
khăn. Với lối tư duy phê phán của mình, Kant đã thành công phê phán và lật ngược các vấn đề của
các trường tư tưởng khác như David Hume, R. Descartes,… Thế nhưng sau khi Kant phê phán
những trường tư tưởng khác ơng cịn phê phán ngay trên cả trường tư tưởng của chính ơng. Tại sao
cứ phải phê phán, phê phán rồi lại tiếp tục phê phán? Tại sao chúng ta khơng thể làm nó tốt hơn
thay vì phải “đạp đổ”? Phải chăng đây cũng là một điều mà triết học phê phán vẫn chưa thật sự đề
cập đến? Và đây cũng chỉ là một góc nhìn khác cũng bản thân tơi mà thơi.
Trong chương trình học của lớp tài năng, chúng tơi cũng nói về triết học phê phán, tuy nhiên, đó là một sự
cải biên để làm trọn vẹn hơn những gì mà Kant đã đặt nền móng. Trong thời gian khơng xa, chúng
tơi sẽ cố gắng hệ thống và trình bày lại lý thuyết về triết học Phê phán một cách đầy đủ và hoàn
thiện nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Triết Học Tôn Giáo Của I. Kant, tct: 2/20/2018.
[2] Immanauel Kant từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người, tct: ntc: 2/20/2018.
[3] Wikipedia (2018), Immanuel Kant, tct: ntc: 2/20/2018.
[4] Wikipedia (2018), Immanuel Kant, tct: ntc: 2/20/2018.

Địa chỉ: 22/48 đường Mạc Đĩnh Chi, P. An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ



[5]

Wikipedia

(2018)

Nghĩa

Chủ



Thần,

tct:

,ntc: 2/20/2018.
[6]

Wikipedia

(2018),

Thuyết

Tinh

Vân,


, ntc: 2/20/2018.
DANH MỤC HÌNH
[1] Hình 1 Những nghi vấn của Kant

VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC PHÊ PHÁN - KANT

tct:



×