Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THẢO LUẬN NHẬP MÔN CHÍNH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.64 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN: NHẬP MƠN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA BẢO HIỂM. LIÊN HỆ VIỆC THỰC
HIỆN CÁC VAI TRÒ NÀY TRONG 1 DOANH NGHIỆP CỤ THỂ

Giảng viên hướng dẫn:
Lớp học phần:
Nhóm 10

Hà Nội, tháng 10 năm 2021
0


MỤC LỤC
A. Phần mởđầu:………………………………………………………… 2
B. Nội dung:……………………………………………………………... 2
I. Cơ sở lí luận …………………………………………………………...2
1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm………………………………..2
2. Đặc điểm và hình thức của bảo hiểm…………………………………...2
3. Phân loại bảo hiểm…………………………………………………….. 4
4. Vai trò của bảo hiểm……………………………………………………6
II. Vai trò của bảo hiểm với doanh nghiệp: Chọn 1 doanh nghiệp………...8
Giới thiệu về doanh nghiệp……………………………………………..8
1. Quá trình hình thành và phát triển………………………..8
2. Chức năng và nhiệm vụ………………………………..10
1. Thực trạng doanh nghiệp sử dụng bảo hiểm…………………………..12
2. Vai trò của bảo hiểm với doanh nghiệp……………………………….13
3. Giải pháp cho doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả bảo hiểm……...…..15


C. Kết luận……………………………………………………………….17

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội như hiện nay, các loại bảo hiểm
được cá nhân và doanh nghiệp rất được quan tâm. Hằng năm, có biết bao
rủi ro gây thiệt hại về người và tài sản do nhiều nguyên nhân gây ra. Để
hạn chế các tổn thất đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cùng phối hợp các cơ
quan chức năng để thống kê, xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp
phòng ngừa rủi ro. Từ đó mà giúp kiểm sốt rủi ro một cách đáng kể, giảm
thiểu tổn thất do tai nạn gây ra. Không chỉ giúp hạn chế rủi ro, vai trị của
bảo hiểm cịn là khoản tiết kiệm có lời và phù hợp với mọi đối tượng. Đối
với các doanh nghiệp, bảo hiểm không chỉ giúp các doanh nghiệp tránh
khỏi sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh, đảm sự an tồn và ổn
định tài chính mà bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cũng góp phần tạo ra
một nguồn vốn quan trọng thông qua việc thu phí bảo hiểm từ người lao
động và người sử dụng lao động. Khi chưa sử dụng đến, phần quỹ này sẽ
được đầu tư trên thị trường tài chính, nhằm bảo toàn và phát triển quỹ.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm
 Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng
trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong
trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này
có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phương pháp của thống kê
2



 Sự cần thiết của bảo hiểm:
Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham gia
bảo hiểm;
Đề phòng và hạn chế tổn thất;
Bảo hiểm là một cơng cụ tín dụng;
Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt
động tái bảo hiểm.
2. Đặc điểm và hình thức của bảo hiểm
a. Đặc điểm
Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng, theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ
trả tiền hoặc bổi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận
hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí
bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường được thể hiện bằng một hợp đồng
giữa tổ chức bảo hiểm và người bảo hiểm.
Bảo hiểm đóng vai trị là một phương thức lập quỹ tiền tệ (quỹ bảo
hiểm) để bù đắp những thiệt hại do rủi ro (thiên tai, tai nạn...) hoặc do các
sự kiện liên quan đến đời sống con người (sự kiện chết, ốm đau...). Hình
thức sơ khai của bảo hiểm mang tính cộng đồng là lập quỹ tương trợ. Quỹ
này do những người có quan hệ nghề nghiệp lập ra để,giúp đỡ thành viên
gặp rủi ro. Hơn 4.000 năm trước Công nguyên, các thợ đá ở Ai Cập, các
thương nhân đ Trung Quốc đã biết liên kết cộng đồng để bảo hiểm thông
qua việc lập các quỹ tương trợ. Hình thức bảo hiểm nhằm mục đích thương
mại đầu tiên xuất hiện ở Babylon vào khoảng 1.700 năm trước Công
nguyên. Khác với phương thức tổ chức và hoạt động của các quỹ tương trợ,
bảo hiểm nhằm mục đích thương mại, do các tổ chức chuyên nghiệp thực
hiện. Cùng với sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp, phương
3



thức và kĩ thuật thực hiện kinh doanh bảo hiểm cũng ngày càng phát triển.
Ở Italia, Tây Ban Nha đầu thế kỉ XIV các bản hợp đồng hàng hải đã được
thiết lập. Ở Anh, từ cuối thế kỉ XVII bảo hiểm hàng hải được thực hiện như
một nghiệp vụ kinh doanh và đến đầu thế kỉ XVIII, nhiều nghiệp vụ kinh
doanh bảo hiểm mới ra đời như bảo hiểm hoả hoạn (cùng với sự phát triển
các đô thị ở thế kỉ XVIII), bảo hiểm thân thể... Sự ra đời và phát triển của
chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy kinh doanh bảo hiểm trở thành ngành kinh
doanh dịch vụ với nhiều loại hình bảo hiểm (có tới 100 và được chia thành
ba loại lớn: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm) và
mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà tư bản. Trong nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung, các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc nhà nước độc
quyền kinh doanh bảo hiểm nên hoạt động bảo hiểm mang tính thương mại
gọi là bảo hiểm nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước
cho phép các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh kinh doanh bảo hiểm, do
đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm khơng thuần t mang tính nhà nước
như trước. Hợp đồng bảo hiểm được kí kết giữa bên bảo hiểm và người
tham gia bảo hiểm. Bên bảo hiểm là bên nhận phí bảo hiểm và có trách
nhiệm chỉ trả tiền bảo hiểm hoặc đền bù vật chất bị tổn thất khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
b. Hình thức của bảo hiểm:
 Phân loại dựa vào đối tượng bảo hiểm gồm 3 hình thức:Bảo hiểm con
người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm về trách nhiệm dân sự
 Phân loại theo cách thức quản lí gồm 2 hình thức: Bảo hiểm bắt buộc,
bảo hiểm tự nguyện
 Phân loại bảo hiểm theo kĩ thuật gồm 2 hình thức: Bảo hiểm nhân thọ,
bảo hiểm phi nhân thọ
3. Phân loại bảo hiểm
4



Có rất nhiều loại bảo hiểm trên thị trường, được phân loại theo đối tượng
hoặc hình thức tham gia. Dễ dàng nhất, bảo hiểm được thành 2 loại chính là
Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện và Bảo hiểm thương mại.
a. Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện:
 Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được
áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế
để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ
chức thực hiện.
 Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội.
 Bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi
cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm
khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả
năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
b. Bảo hiểm thương mại:
Hiện nay có 3 loại hình bảo hiểm thương mại bao gồm: Bảo hiểm nhân
thọ, Bảo hiểm phi nhân thọ và Bảo hiểm sức khỏe.
 Bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho
trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Bảo hiểm nhân thọ có
7 loại hình bảo hiểm sau:
Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trọn
đời; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm hưu trí; Bảo hiểm liên kết đầu
tư.
5


 Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm tài

sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc
bảo hiểm nhân thọ.
 Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại là sản phẩm bảo hiểm cho đối
tượng tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và
các quyền tài sản.
 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội
địa, đường sắt và đường hàng không.
 Bảo hiểm hàng khơng là loại hình bảo hiểm dành riêng cho hoạt động
của máy bay và những rủi ro liên quan đến q trình vận chuyển bằng
đường hàng khơng (bao gồm hàng hóa và con người).
 Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm dành cho xe cơ giới nhằm bồi
thường cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro liên quan đến con
người, chiếc xe hoặc hàng hóa trên xe.
 Bảo hiểm cháy, nổ là loại hình bồi thường cho các thiệt hại xảy ra đối
với tài sản của cơ sở được bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro cháy,
nổ.
 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu thường cho các
thiệt hại xảy ra đối với thân vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị tàu do
những hiểm họa của biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất
ngờ.
 Bảo hiểm trách nhiệm là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến
những trách nhiệm pháp lý hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại do lỗi
của người được bảo hiểm làm tổn hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
 Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính là loại hình bảo hiểm cho những
khoản vay giúp người đi vay trả nợ ngân hàng khi không may gặp rủi ro
bất ngờ.
 Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là loại hình bảo hiểm cho những rủi ro về
tài sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
6



 Bảo hiểm nơng nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất
trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
 Bảo hiểm sức khỏe: Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho
trường hợp người tham gia bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc
chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng.
 Bảo hiểm tai nạn con người là loại hình bảo hiểm cho những trường hợp
bị tổn thương thân thể hoặc tử vong do tai nạn.
 Bảo hiểm y tế thương mại hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh khi người
tham gia khơng may gặp rủi ro ốm đau bệnh tật, tai nạn...
4. Vai trị của bảo hiểm
a. Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất
do rủi ro gây ra
Rủi ro luôn hiện diện và gây tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng đến thu
nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Tổn thất
đó sẽ được các cơ quan hay cơng ty bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường
kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định
cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Từ đó, các hoạt động sẽ được khơi
phục và diễn ra bình thường. Vai trò này đáp ứng được mục tiêu kinh tế
của người tham gia nên đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng đông
đảo.
b. Bảo hiểm tạo nguồn vốn cho đầu tư tăng trưởng kinh tế
Các cơ quan và công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và
sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép họ
có một số tiền rất lớn và cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi
cho người tham gia bảo hiểm. Ngồi ra, ln có một khoảng thời gian
giữa thời điểm xảy ra rủi ro gây tổn thất và thời điểm chi trả hoặc bồi
7



thường, có thể kéo dài nhiều năm, nhất là trong bảo hiểm nhân thọ. Vì
vậy, số phí thu được có thể được sử dụng để đầu tư vào các hoạt động
kinh tế để sinh lời.
c. Bảo hiểm đóng góp một phần cho ngân sách nhà nước
Với các loại quỹ bảo hiểm khác nhau, người tham gia bảo hiểm ngày
càng nhiều. Khi có tổn thất xảy ra, các cơ quan, cơng ty bảo hiểm sẽ trợ
cấp hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất. Vì
vậy, ngân sách nhà nước khơng phải chi tiền để trợ cấp cho các thành
viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro.
Mặt khác, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại
cịn có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế mà
các công ty bảo hiểm phải nộp. Điều này góp phần làm tăng thu cho
ngân sách.
d. Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của
con người an tồn, xã hội trật tự hơn
Trong q trình tham gia bảo hiểm, các cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ
phối hợp với người tham gia bảo hiểm để thực hiện các biện pháp đề
phịng và hạn chế tổn thất thơng qua các hoạt động như: tuyên truyền,
hướng dẫn các biện pháp phịng tránh tai nạn, vệ sinh, an tồn lao động,
xây dựng thêm các biển báo và các con đường lánh nạn để giảm bớt tai
nạn giao thông, tư vấn và hỗ trợ tài chính để xây dựng và thực hiện các
phương án phòng cháy, chữa cháy, tiêm chủng và chăm sóc y tế cộng
đồng…Tất cả những hoạt động nói trên của bảo hiểm đều giúp giảm
thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất.
8


e. Bảo hiểm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước
Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan

hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thơng qua hình thức tái bảo hiểm
giữa các công ty của các nước. Nhờ vậy, quan hệ kinh tế giữa các nước
sẽ được phát triển, góp phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.
f. Bảo hiểm góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm cho người lao động, tạo
nếp sống tiết kiệm trên phạm vi tồn xã hội
Bảo hiểm góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội, giải
quyết được một lượng lao động nhất định. Bên cạnh đó, bảo hiểm
khuyến khích mỗi gia đình, mỗi cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tiết
kiệm chỉ với những khoản tiền rất nhỏ.
Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tếxã hội
Chỉ với một mức phí bảo hiểm khiêm tốn mà các cơ quan, công ty bảo
hiểm có thể giúp đỡ cho các cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp khắc
phục hậu quả rủi ro cho dù đó là những rủi ro khơn lường trong cuộc
sống và sản xuất. Điều này giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt
và sản xuất kinh doanh.

II. Vai trò của bảo hiểm với doanh nghiệp
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY 10
- Tên chính thức: Cơng ty cổ phần May 10
9


- Tên quốc tế: Garment 10 jont stock company
- Tên viết tắt: Garco 10
- Trụ sở chính: Sài Đồng-Long Biên-Hà Nội
- Điện thoại: 84.4827.6923
- Fax: 84.4827.6925
- Website: />- Email:
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1. Quá trình hình thành

Tiền thân của công ty cổ phần May 10 là các xưởng may quân trang được
thành lập ở các chiến khu trong kháng chiến chống Pháp.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản
Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa. Nhưng ngay sau đó, năm 1946 thực dân Pháp quay trở
lại xâm lược nước ta. Trước tình thế đó, ngày 19/12/1946 chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ra lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của
Bác nhiệm vụ may quân trang, quân phục cho bộ đội trở thành một công
tác quan trọng trong cuộc kháng chiến trường kỳ này.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1947 – 1949), việc may quân
trang không chỉ được tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở cả những nơi khác
như miền tây Thanh Hóa, miền tây Ninh Bình, Hịa Bình, Quảng Ngãi, Hà
Đơng. Nhằm mục đích giữ bí mật, các cơ sở sản xuất quân trang này đều

10


được đặt tên theo bí số của quân đội như X1, X30 AK1, BK1, CK...Đây
chính là những đơn vị tiền thân của xưởng May 10 được hợp nhất sau này.
Xưởng May 10 được hợp nhất năm 1952 từ các xưởng may nhỏ lẻ. Tại
chiến khu Việt Bắc, xưởng may AK1, BK1, CK1 được sát nhập thành
xưởng may Hoàng Văn Thụ, sau đó đổi tên thành xưởng may 1 mang bí số
X1. Đến năm 1952, X1 được đổi tên thành xưởng May 10 (X10), mà hiện
nay là công ty cổ phần May 10.
1.2.

Quá trình phát triển

- Từ năm 1952 – 1953: giai đoạn lớn lên trong kháng chiến
- Từ năm 1954 – 1955: giai đoạn kháng chiến thắng lợi, May 10 trở về Hà

Nội
- Từ năm 1956 – 1960: giai đoạn trưởng thành trong công cuộc xây dựng
miền Bắc xã hội chủ nghĩa
- Từ năm 1961 – 1964: giai đoạn chuyển từ bao cấp sang hạch toán kinh tế
- Từ năm 1965 – 1972: giai đoạn sản xuất trong khói lửa chiến tranh phá
hoại của không quân Mỹ
- Từ năm 1973 – 1975: giai đoạn khôi phục sản xuất, gấp rút phục vụ các
chiến trường để giải phóng miền Nam
- Từ năm 1975 – 1985: giai đoạn chuyển hướng sang may gia công xuất
khẩu
- Từ năm 1986 đến nay: giai đoạn vươn lên trong điều kiện kinh tế mới
Đến nay, công ty đã khẳng định được tên tuổi của mình trong ngành may
mặc Việt Nam, là một doanh nghiệp mạnh của tổng công ty dệt may Việt
11


Nam. Công ty đã nhận được những chứng nhận, giải thưởng cao quý,
khẳng định chất lượng, thương hiệu của Công ty:
- Là đơn vị duy nhất trong ngành dệt may Việt Nam được nhận giải thưởng
chất lượng quốc tế châu Á – Thái Bình Dương (APQO) năm 2003.
- Giải thưởng sao vàng đất Việt 2006-2007
- Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia 2006
- Top 10 thương hiệu mạnh toàn quốc 2006
- Top 5 ngành hàng của thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Công ty đang áp dụng 3 hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế:
ISO 9001-2000, ISO 14000-2003....
Trải qua hơn 70 năm tồn tại và phát triển (1946-2021), công tỷ cổ phần
May 10 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao
phó. Cơng ty đã được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “đơn vị thi đua tiên
tiến” năm 1960, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động

năm 1998 và Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2005, được Nhà nước tặng
thưởng gần 40 Huân chương các loại. Bề dày thành tích trên đã chứng
minh cho sự phấn đấu khơng ngừng nghỉ, đóng góp to lớn của công ty cổ
phần May 10 vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam nói riêng, vào
sự phát triển của đất nước chung.
2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1. Chức năng
Công ty cổ phần May 10 là một công ty cổ phần thuộc tổng công ty dệt
may Việt Nam (Vinatex) có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các sản
phẩm may mặc như: jacket các loại, comple, quần âu, quần sooc, quần đùi,
12


đồ ngủ, quần áo lao động...và đặc biệt sản phẩm mũi nhọn của công ty là
áo sơ mi nam.
Hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành theo 3 phương thức
chính:
- Nhận gia cơng tồn bộ theo hợp đồng: công ty sẽ nhận nguyên vật liệu và
phụ liệu từ khách hàng theo hợp đồng, sau đó tiến hành gia cơng thành sản
phẩm hồn chỉnh rồi giao cho khách hàng.
- Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: cơng ty sẽ căn cứ vào hợp
đồng tiêu thụ đã đăng ký với khách hàng, tiến hành tự sản xuất rồi xuất sản
phẩm cho khách hàng theo hợp đồng.
- Sản xuất hàng nội địa: cơng ty thực hiện tồn bộ q trình sản xuất kinh
doanh, từ đầu vào sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước.
2.2.

Nhiệm vụ


- Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản phẩm mũi nhọn, mở rộng
quy mô sản xuất theo khả năng công ty và nhu cầu thị trường, không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng.
- Phát triển May 10 trở thành một doanh nghiệp may thời trang với tầm vóc
lớn trong nước cũng như trong khu vực.
- Nâng cao thị phần trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ mơi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
theo quy định của pháp luật và Nhà nước.
13


- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, không ngừng cải thiện và nâng cao
điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong
công ty. Thực hiện quyền lợi đối với người lao động theo đúng quy định.
- Tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước như: chế độ
kiểm tốn, kiểm tra, nghĩa vụ nộp thuế...
3. Tổ chức bộ máy của cơng ty
Mơ hình quản lý của May 10 được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng
với 2 cấp quản lý là cấp cơng ty và cấp xí nghiệp. Các bộ phận chức năng
không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu có
chức năng tham mưu cho Ban giám đốc.
* Chức năng của các bộ phận quản lý
- Ban giám đốc: là cơ quan có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong
cơng ty. Đứng đầu là tổng giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc có phó
tổng giám đốc và 3 giám đốc điều hành.
- Các phòng ban chức năng: là trung tâm điều khiển tất cả mọi hoạt động
của công ty, phục vụ sản xuất chính, tham mưu, giúp việc cho ban giám
đốc những thông tin cần thiết cũng như sự phản hồi kịp thời để giúp xử lý
cơng việc có hiệu quả hơn.

* Cơ cấu các bộ phận sản xuất của công ty
May 10 là một doanh nghiệp cổ phần lớn thuộc Tổng Công ty Dệt may
Việt Nam. Công ty có 13 xí nghiệp thành viên (6 xí nghiệp ở Hà Nội, 7 xí
nghiệp ở các địa phương khác) và 3 phân xưởng phụ trợ.
Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên như sau:
14


- Xí nghiệp may 1,2,5 (ở Hà Nội) chuyên sản xuất áo sơ mi các loại.
- Xí nghiệp Veston 1,2 (Hà Nội) và Veston 3 (Hải Phòng) chuyên sản xuất
áo Veston.
- Các xí nghiệp cịn lại chủ yếu sản xuất áo sơ mi, jacket và quần âu.
- Các phân xưởng phụ trợ: là những đơn vị có nhiệm vụ sản xuất các chi
tiết nhỏ, tham gia vào hoàn thiện sản phẩm.
1. Thực trạng công ty May 10 sử dụng bảo hiểm
a. Bảo hiểm xã hội
- Tổng giám đốc cho đến tất cả các cán bộ rất tích cực phối hợp với cơ
quan Bảo hiểm Thành phố Hà Nội để đảm bảo thực hiện đóng góp theo
quy định luật BHXH, BHYT đặc biệt là phối hợp đảm bảo giải quyết
quyền lợi cho người lao động rất kịp thời.
+ Tỉ lệ nữ giới tham gia nhiều đã đảm bảo tốt trong việc hỗ trợ ốm đau, thai
sản.
- Tổng công ty phối hợp với BHXH quận Long Biên rà soát đối tượng
được hưởng BHXH theo quy định của Chính phủ, hồn thiện danh sách và
chuyển tiền vào ngân hàng để gửi đến từng người lao động trong thời kì
đình trệ do dịch COVID.
- 100% cán bộ nhân viên cơng ty đều được đóng góp các loại BHXH,
BHYT
- Sau khi trải qua đợt bùng phát dịch lần thứ 4 dãn cách toàn xã hội. Tổng
số tiền CBCNV May 10 nhận hỗ trợ trong ngày 04/10/2021 là: 3 tỷ 517

triệu đồng. Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa
hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể với 6 nhóm lao động.

15


 766 người (thời gian đóng BHTN từ đủ 132 tháng trở lên) nhận hỗ trợ
mức 3.300.000 đồng/người.
 77 người (thời gian đóng BHTN từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng)
nhận mức hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
 63 người (thời gian đóng BHTN từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng)
nhận mức hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
 86 người (thời gian đóng BHTN từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng)
nhận mức hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
 157 người (thời gian đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng)
nhận mức hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
 35 người (thời gian đóng BHTN dưới 12 tháng) nhận mức hỗ trợ
1.800.000 đồng/người.
Ngoài ra, Tổng Cơng ty May 10 cũng sẽ được giảm đóng vào quỹ BH thất
nghiệp trong 12 tháng với số tiền 1 tỷ 650 triệu đồng
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: do Nhà nước tổ chức mà công ty và người lao
động bắt buộc phải tham gia. Mức chi trả hàng tháng cho bảo hiểm là 8%
tổng thu nhập hoặc tiền lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
b. Bảo hiểm thương mại (bảo hiểm rủi ro)
- Công ty ln thực hiện đóng góp bảo hiểm thân thể 24/24 giờ cho người lao
động.
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại : bảo vệ các tài sản bao gồm tiền
bạc, giấy tờ có giá trị quy đổi bằng tiền và các quyền tài sản của công ty.
- Bảo hiểm xe hàng hóa: trong q trình vận chuyển hàng hóa nếu có rủi ro
gây hư hỏng hàng hóa thì công ty được bồi thường thiệt hại.

- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh: Đây là bảo hiểm chịu rủi ro về tài sản.
16


- Bảo hiểm cháy nổ: Bên bảo hiểm sẽ bồi thường nếu như tài sản bị thiệt hại
do cháy nổ, hỏa hoạn.
2. Vai trò của bảo hiểm đối với doanh nghiệp may 10
a. Đối với cá nhân
Bảo hiểm xã hội:
 Bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động
(NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mấy thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chính vì vậy,
BHXH đóng vai trò rất quan trọng đối với NLĐ trong doanh nghiệp
 Khuyến khích họ tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH tạo sự an
tâm, tin tưởng và yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh
 Góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo sự bình đẳng
về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau,
thúc đẩy sản xuất phát triển
 Thực tế cho thấy:
 Trước tình hình covid gây ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp và nền kinh tế.
Tuy nhiên, đối với công ty May 10, đứng trước tình hình dịch bệnh khó
khăn, cơng ty không sa thải nhân viên nào
 Gần 1200 công nhân Tổng Công ty May 10 (Long Biên, Hà Nội) vui mừng
nhận được hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp với số tiền là 3,3 triệu
đồng/người. Đặc biệt, Tổng Công ty May 10 là một trong những doanh
nghiệp đầu tiên trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhận được hỗ trợ từ gói
38000 tỷ đồng của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trong hàng chục năm qua,
May 10 là doanh nghiệp ln thực hiện tốt chính sách phúc lợi cho người
lao động, thể hiện qua đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng và đủ

b. Đối với doanh nghiệp
 Bảo hiểm xã hội:
 Tuyên truyền quảng cáo tuyền dụng lao động, thì tiêu thức được tham gia
BHXH cũng là một quyền lợi quan trọng thu hút được nhiều lao động
17


 Giúp doanh nghiệp tránh khỏi các sự cố trong quá trình hoạt động kinh
doanh, đồng thời bảo đảm về sự an tồn và ổn định về tài chính
 Góp phần giúp doanh nghiệp May 10 đàm phán và thực hiện các cam kết
hội nhập thị trường thế giới như: giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu;
xuất khẩu quần áo sang các nước Mĩ, Nhật Bản và EU; hỗ trợ thúc đẩy các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Chính sách BHXH được coi là điểm tựa cho doanh nghiệp, người lao động
trước đại dịch Covid-19, góp phần duy trì ổn định, cải thiện hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Bảo hiểm cháy nổ
 Vai trò của bảo hiểm cháy nổ là bắt buộc và ngày càng trở nên quan trọng
đối với đời sống kinh tế-xã hội. Bảo hiểm không chỉ giúp cho các cơ sở
không bị rủi ro cháy nổ, bù đắp thiệt hại, khôi phục sản xuất, kinh doanh mà
còn nâng cao ý thức, kiến thức cho các tổ chức, cá nhân trong cơng tác
phịng cháy nổ, đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của người dân
 Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động làm những
ngành nghề cơ khí, xây dựng, khai thác,… thường hay xảy ra tai nạn được
có bảo hiểm
 Khi mua bảo hiểm cháy nổ, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm đền bù,
bồi thường thiệt hại về tài sản bảo hiểm khi có rủi ro chảy nổ xảy ra
 Hình thức đền bù có thể bằng tiền mặt tương đương giá trị tài sản bảo hiểm.
Hoặc sửa chữa tài sản hư hỏng, thay thế các tài sản bảo hiểm đã tổn thất
bằng tài sản mới tương đương.

 Bảo hiểm cháy nổ sẽ được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm và quy định
pháp luật: Số tiền bảo hiểm cháy nổ mà khách hàng được còng ty bảo hiểm
đền bù là số tiền các giá trị tài sản bảo hiểm theo giá thị trường.
 Tài sản phải tham gia bảo hiềm cháy, nổ bắt buộc gồm: nhà, cơng trình kiến
trúc và các trang thiết bị kèm theo; máy móc thiết bị; các loại hàng hóa vật
tư tài sản khác
18


 Tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và
được ghi trong hợp đồng bảo hiểm
3. Giải pháp cho doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả bảo hiểm
Bảo hiểm doanh nghiệp góp phần thu hút và góp phần bảo đảm người lao
động yên tâm làm việc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố căn cốt làm nên giá trị, thương
hiệu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nâng cao năng lực
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, đầu tư cho phúc
lợi, bảo hiểm là đầu tư cho tái sản xuất mở rộng nguồn nhân lực của doanh
nghiệp, đầu tư cho giá trị cốt lõi và hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp
trên thị trường. Đó là những khoản đầu tư để doanh nghiệp phát triển ổn định,
bền vững.
Giải pháp tổng thể để phát triển phúc lợi doanh nghiệp là cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cơng ty phát triển.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy phát triển bảo hiểm cho doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay nói chung và cơng ty may 10 nói riêng, cần thực hiện một số giải
pháp sau:
Phát huy vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong
thực hiện phúc lợi doanh nghiệp
Chế độ bảo hiểm cho người lao động phụ thuộc nhiều vào nhận thức, ý chí,
thái độ của người lãnh đạo, quản lý, sử dụng lao động. Để tăng khả năng cạnh

tranh bền vững trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải quan tâm đến
chính sách phúc lợi, bảo hiểm trong doanh nghiệp của mình. Đưa ra được
những phúc lợi hiệu quả sẽ tác động không nhỏ đến thành công của cả doanh
nghiệp. Chăm lo cho người lao động là một biện pháp mà các nhà quản lý
19


hướng tới để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp thực
hiện tốt phúc lợi cho người lao động sẽ tạo ra nền tảng phát huy nội lực cho sự
phát triển, như thái độ, tinh thần trách nhiệm, sáng kiến và sự tận tâm của
người lao động, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để nâng cao nhận thức, thái độ đúng đắn của người lãnh đạo, quản lý, sử dụng
lao động về thực hiện phúc lợi ở doanh nghiệp, cần tăng cường công tác tuyên
truyền về vai trò của phúc lợi doanh nghiệp đối với sự hình thành văn hóa
doanh nghiệp, động viên, khuyến khích người lao động tích cực đóng góp cho
sự phát triển doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động để người lãnh đạo, quản
lý, sử dụng lao động thấy rõ mối quan hệ giữa phúc lợi ở doanh nghiệp với
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngày càng làm tốt trách nhiệm đối với
xã hội, cộng đồng cũng là một tiêu chí đánh giá uy tín, thương hiệu của doanh
nghiệp.
Hồn thiện khn khổ thể chế quản lý phúc lợi doanh nghiệp
Thể chế quản lý có vai trị đặc biệt quan trọng. Thể chế quản lý phúc lợi bảo
hiểm doanh nghiệp ở nước ta còn đơn giản, chủ yếu là các quy định mang tính
tùy nghi, khuyến nghị, ít chế tài. Chưa có những quy định khung về sử dụng
phúc lợi doanh nghiệp. Cịn có những quy định mâu thuẫn, bất hợp lý về trích
lập phúc lợi doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp. Chưa cập nhật
những nội dung phổ biến về phúc lợi doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Do
đó, cần xây dựng, hồn thiện thể chế quản lý phúc lợi doanh nghiệp theo
hướng:
(1) Quy định việc bắt buộc thực hiện phúc lợi tối thiểu đối với doanh nghiệp

và ban hành hướng dẫn chung về sử dụng quỹ phúc lợi tối thiểu bắt buộc này
đối với các doanh nghiệp.
20


(2) Bên cạnh quỹ phúc lợi tối thiểu bắt buộc, khuyến khích các doanh nghiệp
trích lập và thực hiện các phúc lợi nâng cao. Nhà nước không can thiệp vào
việc sử dụng phúc lợi nâng cao, các doanh nghiệp được quyền sử dụng theo
định hướng, tầm nhìn và ưu tiên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần xác lập
ngưỡng tối đa trích lập quỹ phúc lợi để phịng ngừa việc lợi dụng trích lập quỹ
phúc lợi để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
(3) Nghiên cứu, quy định mức tối đa, tối thiểu trong việc trích lập quỹ phúc lợi
cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Phát huy vai trị tổ chức đại diện người lao động trong doanh nghiệp
Cán bộ chuyên quản vẫn thường xuyên, chủ động bám sát các đơn vị sử dụng
lao động để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN hưởng các
chế độ ốm đau, trợ cấp thất nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (trong
thời dịch bệnh và trạng thái bình thường mới). Cơng tác giám định, thực hiện
chính sách BH trên địa bàn tiếp tục được BHXH công ty triển khai hiệu quả
thông qua việc phối hợp Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh giải quyết đầy
đủ quyền lợi BH cho người tham gia BH.
Tổ chức các hoạt động truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng địa
phương; tuyên truyền qua mạng xã hội; tuyên truyền trực quan, phát hành tờ
gấp, căng treo băng rôn, khẩu hiệu về chính sách BHXH, BHYT; tun truyền
theo nhóm nhỏ để tư vấn trực tiếp, vận động người dân tham gia BHXH tự
nguyện, BHYT hộ gia đình; phát động các phong trào thi đua phát huy tinh
thần chủ động, tích cực của cán bộ, viên chức tồn cơng ty.
Trong nền kinh tế thị trường, cơng đồn phải thể hiện vai trị của mình, tập
trung nỗ lực thương lượng, thuyết phục, bảo đảm phúc lợi, lợi ích cho người
lao động. Đối thoại, thương lượng, thuyết phục để cùng với người sử dụng lao

21


động phân phối lại hợp lý lợi ích - thành quả mà cả hai bên cùng đóng góp
mang lại; xác định được điểm cân bằng về lợi ích, bảo đảm hài hòa quyền lợi
giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động có việc làm,
thu nhập và các quyền lợi liên quan, người sử dụng lao động có lợi nhuận và
sự phát triển của doanh nghiệp. Những nội dung thương lượng và đạt thỏa
thuận phải được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể mà cơng đồn, đại
diện cho tập thể người lao động, ký kết với người sử dụng lao động và cả hai
bên có trách nhiệm chấp hành. Đây là phương pháp có tính bền vững, hiệu quả
và đúng với bản chất của tổ chức cơng đồn, đáp ứng được nguyện vọng của
đồn viên. Cơng đồn phải thể hiện vai trị trong việc tham gia cùng đội ngũ
lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp xây dựng quy chế, quy định về phúc lợi bảo
hiểm doanh nghiệp; giám sát việc thực hiện phúc lợi doanh nghiệp; bảo vệ
người lao động khi quyền thụ hưởng phúc lợi doanh nghiệp của họ bị vi phạm.

C. KẾT LUẬN
Như vậy bảo hiểm có vai trị rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói
chung và Tổng cơng ty May 10 nói riêng. Bảo hiểm góp phần ổn định sản xuất
kinh doanh và đời sống con người, góp phần phịng tránh, hạn chế rủi ro tổn
thất, bảo hiểm cịn góp phần cung ứng vốn cho công ty. Trong những năm gần
đây, Tổng công ty May 10 đã thực hiện nghiêm túc chính sách chế độ bảo
hiểm xã hội, trích nộp đủ, đảm bảo thanh toán kịp thời các chế độ đối với
người lao động ngồi ra Tổng cơng ty mua bảo hiểm thân thể cho 100% cán
bộ công nhân viên. Như vậy, 100% cơng nhân phải trích nộp đầy đủ đã góp
phần cung ứng vốn cho cơng khi quỹ bảo hiểm xã hội này chưa sử dụng với
22



việc mua bảo hiểm thân thể cho cán bộ công nhân viên sẽ giúp cho công ty
hạn chế tổn thất tài chính khi gặp sự cố trong cơng việc. Năm 2020, dịch
Covid-19 diễn ra phức tạp là cuộc khủng hoảng lớn đối với May 10 nhưng
Tổng công ty quyết định không sa thải công nhân cũng là do bảo hiểm thất
nghiệp đã hạn chế phần nào về tổn thất tài chính cho cơng ty.

Tài liệu tham khảo: />
23



×