Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CẢM NHẬN của EM về 14 câu THƠ đầu TRONG bài THƠ tây TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.54 KB, 6 trang )

Trung Tâm Luyện Thi Đại Học 5-Star : Giáo viên CÔ YẾN 5-STAR Facebook: " Yến
Trần"

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ 14 CÂU THƠ ĐẦU TRONG BÀI
THƠ TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)
★★★★★

Đăng ký học tại: Trung tâm 5Star – Số 4C8, Ngõ 261, Trần
Quốc Hồn, Cầu Giấy, HN

“Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xơi
1. Dàn ý chi tiết

Mở

Thân

Kết



Giới thiệu Bước 1: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và vị trí Tổng kết
đoạn trích
đoạn trích.
liên hệ
Cảm hứng bao trùm: nỗi nhớ
Bước 2: Phân tích
Nỗi nhớ bao trùm
Thể hiện ở hai câu đầu: Khúc dạo đầu nỗi nhớ
Hai câu cuối: Nỗi nhớ da diết, thành hình trở nên khắc
khoải khơn ngi.
Thiên nhiên núi rừng Tây bắc: vẻ đẹp quyện hoà nằm
trong sự đối lập giữa hiểm trở và thơ mộng
Vẻ đẹp hiểm trở: hình ảnh dốc, âm thanh oai linh hùng vĩ
từ những lồi thú.
Vẻ đẹp thơ mộng: hoa, mưa,…
Hình ảnh người lính Tây Tiến
Kiên cường, dũng cảm: vượt qua những khó khăn, thách


thức.
Vẻ đẹp toát lên từ sự hi sinh, mệt mỏi sau một hành trình
gian nguy: Anh bạn dãi dầu khơng bước nữa,…
Nặng nghĩa tình, lãng mạn, trẻ trung: kí ức về Mai Châu
Bước 3: Đánh giá
Ý nghĩa của đoạn thơ
Đối với tác phẩm: hồn thiện vẻ đẹp về người lính và núi
rừng Tây bắc
Đối với tác giả: Khẳng định tài năng và tâm huyết của nhà
thơ

Đối với nền văn học: Giàu đẹp thêm kho tàng văn học dân
tộc, góp một thanh âm bi tráng và lịch sử văn học Cách
mạng Việt Nam
Tình cảm của tác giả đặt trong đoạn thơ: Yêu mến, tự hào,
nhớ thương đối với người lính Tây Tiến và núi rừng Tây
bắc.
2. Bài mẫu

Quang Dũng – một chàng trai Hà Thành với tâm hồn lãng mạn đã sản sinh một thi phẩm
khiến người đọc cảm nhận được chất thanh lịch toát ra từ những câu thơ. Cái lãng mạn của Quang
Dũng là lãng mạn bắt rễ từ hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống nên càng trở nên thu hút, hấp dẫn
khó cưỡng lại, điều ấy được minh chứng qua 14 câu thơ đầu của bài thơ “Tây Tiến”.
Quang Dũng sinh ra và lớn lên ở Hà Thành nơi:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Chất thanh lịch nhẹ nhàng ấy được thể hiện rõ nét trong thơ ông, trở thành một phong cách sáng
tác. Vốn là chàng trai đa tài, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn đều giỏi, nhưng tài năng của
ông vẫn được phát lộ rõ nét nhất qua thơ ca. Tây Tiến chính là thi phẩm tiêu biểu nhất trong đời
thơ Quang Dũng. Ra đời khi cuộc chiến tranh vệ quốc oai hùng của dân tộc bước vào giai đoạn
khó khăn, gian khổ nhất, như một bài ca bi tráng về người lính và vùng đất Tây bắc hùng vĩ, Tây
Tiến đã trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam thời kì
kháng chiến chống Pháp.
Đoạn thơ trên trích phần đầu của tác phẩm với nội dung bao trùm là nỗi nhớ khôn nguôi, da
diết của thi nhân dành cho vùng đất Tây bắc.
Nỗi nhớ da diết bao trùm lên tác phẩm thể hiện rõ nét qua hai câu thơ đầu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”.
Hai câu thơ chính là khúc dạo đầu của nỗi nhớ. Một tiếng gọi tha thiết, một nỗi nhớ bồi
hồi. Hình ảnh sơng Mã hiện lên như phảng phất trong tâm hồn tác giả, đó là một sơng Mã đã xa,
một sông Mã từng là minh chứng cho những tháng ngày oanh liệt của dân tộc, một sông Mã hùng



vĩ, hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc. Sử dụng câu cảm thán, kết thúc bằng từ “ơi”, câu thơ chính là
tiếng gọi thiết tha, bồi hồi của Quang Dũng với vùng đất anh từng đi qua. Tuy nhiên, người đọc
cũng cảm nhận được bên cạnh tiếng gọi bồi hồi ấy có gì đó như tiếc nuối, xót xa với hai chữ “xa
rồi”. Nhà thơ như đẩy tất cả về một đối cực và chìm vào quá khứ để tìm lại những xúc cảm,
những kỉ niệm xưa cũ tại mảnh đất “rừng thiêng nước độc” này. Nỗi nhớ của tác giả không chỉ
dừng lại ở tiếng gọi đầy tha thiết mà còn được thể hiện sâu sắc ở câu thơ thứ hai. Điệp từ “nhớ”
lặp lại hai lần như nhấn mạnh thêm cảm xúc của tác giả, kết hợp với nó là “chơi vơi”. Nỗi nhớ thế
nào gọi là “chơi vơi” là nỗi nhớ cứ phảng phất trong tâm hồn, người ta không thể nắm bắt, chẳng
thể gọi tên nhưng lại luôn da diết, khắc khoải khôn nguôi.
Thiên nhiên núi rừng Tây bắc hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng
trữ tình. Ấy là thiên nhiên khắc nghiệt với “sương lấp đoàn quân mỏi”. Đoàn quân vượt qua bao
chặng đường gập ghềnh, khúc khuỷu, tất cả cùng nhau sẻ chia cảm xúc mỏi mệt, trong hơi sương,
những người lính Tây Tiến hiện lên mờ ảo, khiến người đọc vừa tự hào, vừa xót xa. Cảnh hoang
sơ, lạnh lẽo và hùng vĩ của núi rừng còn được thể hiện sắc nét hơn qua ba câu thơ:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” có 5/7 chữ là thanh trắc tạo cho người đọc
liên tưởng tới những con dốc nối trùng điệp cứ lên cao, xuống thấp trập trùng. Đi cùng với nó là
hình ảnh vừa kì vĩ vừa thơ mộng “Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”, cái heo hút của núi non lại
góp phần tạo nên một khung cảnh tuyệt mĩ, nơi đó súng trên vai người chiến sĩ như chạm tới trời
xanh thăm thẳm kia. Hình ảnh súng ngửi trời là hình ảnh tuyệt đẹp nó khiến người đọc hình dung
ra sự giao hồ giữa trời và đất, giữa vũ trụ và con người, từ đó vẻ đẹp của người lính cũng mang
nét sử thi hiên ngang, lẫm liệt giữa núi rừng Tây Bắc. Tác giả đã tạo nên sự đối lập giữa lên và
thăm thẳm, giữa lên và xuống, nó khơng chỉ mang tới khung cảnh mở rộng cả chiều cao và chiều
sâu mà cịn khắc hoạ đậm nét tính chất hiểm trở của núi rừng. Núi rừng ấy là núi rừng vừa kì vĩ
vừa hoang sơ, là nơi khơng có sự bằng phẳng, cân bằng, để vượt qua nó, con người khơng chỉ cần
sự khéo léo mà còn cần một tinh hần sắt đá, một niềm tin mãnh liệt, một ý chí phi thường.

Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng khơng chỉ thể hiện ở địa hình hiểm trở mà cịn thể
hiện qua âm thanh và hình ảnh trong màn đêm u uẩn:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Những tiếng thét gầm vang dội trong màn đêm tịch mịch vừa khiến khơng khí thêm phần ghê rợn
vừa như thách thức sự kiên cường của con người. Tuy nhiên, tất cả những thử thách, khó khăn ấy
lại như tơi luyện thêm ý chí của người lính Tây Bắc. Các anh vẫn giữ trong mình một niềm lạc
quan, một tâm hồn lãng mạn. Chẳng vậy mà, bên vẻ hoang sơ của núi rừng cịn có dáng hình của
vẻ đẹp đầy thơ mộng.


Vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng Tây Bắc được đan cài ở mỗi khổ thơ. Ấy là “Mường Lát
hoa về trong đêm hơi”, câu thơ với 6/7 chữ mang thanh bằng như một thanh âm nhẹ nhàng trong
bản hùng ca “Tây Tiến”. Hình ảnh Mường Lát hiện ra đầy thơ mộng, trữ tình. Sương trắng dù có
gây bao khó khăn, ngăn trở cho đoàn quân nhưng cũng chẳng thể nào xố nhồ ý chí người lính,
những chàng trai Hà thành như nhìn thấy trong sương vẻ đẹp bình dị, lãng mạn của núi rừng.
Sương đã chẳng làm nhụt chí người lính, vậy trong cái lạnh ấy, mưa có làm các chàng chiến sĩ
mềm lịng? Hình ảnh mưa hiện ra trong câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, lại là một câu
thơ đầy nhẹ nhàng với cả 7 chữ mang thanh bằng. Cái lãng mạn trong tâm hồn Quang Dũng có lẽ
được thể hiện tinh tế nhất qua câu thơ trên, đặt ngay dưới câu thơ đầy trúc trắc “Ngàn thước lên
cao, ngàn thước xuống”, câu thơ mang tới cho người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp thơ mộng đan
cài trong cái hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng nơi những người lính Tây Tiến hành quân. Ở đó, có
sự khắc nghiệt của thời tiết. Ở đó, có cả sự khắc nghiệt của bệnh tật, cái chết. Nhưng ở đó, có
những tâm hồn vượt lên nghịch cảnh. Những tâm hồn, dù có hố vào đất mẹ, nhưng cũng sống
mãi cùng núi sơng.
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện ra giữa núi rừng chính là hình ảnh của những chàng
tráng sĩ dũng cảm vượt thử thách, gian lao để bảo vệ dân tộc. Trước hết, người đọc nhìn thấy
được vẻ đẹp tốt lên từ lịng dũng cảm, ý chí kiên cường vượt thốt những khó khăn của người
lính qua chính những câu thơ tả núi rừng Tây Bắc. Càng khó khăn, càng hiểm trở, người lính
càng trở nên kiên cường. Những chàng trai được tôi rèn từ chiến trường khốc liệt luôn là những

chàng trai đáng quý, đáng tự hào nhất. Viết về những gian nguy nơi núi rừng Tây Bắc, Quang
Dũng đã khẳng định được vẻ đẹp anh hùng của người lính Tây Tiến. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của các
anh cịn tốt lên từ chính những giây phút mỏi mệt trên chặng đường hành quân:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”
Cái hay của câu thơ trên là tạo cho người đọc nhiều cách hiểu khác nhau. Có người hiểu hình ảnh
người lính “khơng bước nữa” “gục lên súng mũ bỏ quên đời” thể hiện cho những giây phút nghỉ
chân trên chặng đường hành quân mệt nhọc, khó khăn. Các anh đã kiên trì, nỗ lực và dành tồn
bộ tâm sức, và chỉ có những phút giây nghỉ chân ngắn ngủi. Với cách hiểu này, tôi liên tưởng tới
câu thơ trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của thi sĩ Phạm Tiến Duật.
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm”
Những người lính khi làm nhiệm vụ, họ ln dành tồn bộ tâm sức, đến khi mỏi mệt chỉ có
những giây phút giải lao ngắn ngủi, tranh thủ. Từ đó, người đọc cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp toát lên
từ sự hi sinh, hi sinh thân mình vì cộng đồng, dân tộc. Câu thơ cũng có cách hiểu thứ hai, hình
ảnh trên như thơng báo sự hi sinh của người lính, trong cuộc chiến khốc liệt ấy, có nhiều người
trở về với thân hình khiếm khuyết, có những người, khơng cịn cơ hội trở về. Sử dụng dấu chấm
than ở cuối câu thơ, Quang Dũng như đặt vào trong đó một tình thương yêu sâu đậm, đặt vào
trong đó một nỗi xót xa. Dù hiểu theo cách nào, câu thơ cũng khiến người đọc thật cảm động, sự
cảm động không xuất phát chỉ bởi lòng thương mà còn bởi lòng tự hào. Tự hào vì một thế hệ đã
hi sinh thân mình, quên đi cái tôi riêng để cống hiến cho Tổ Quốc.


Những người lính Tây Tiến cịn mang vẻ đẹp từ tâm hồn nặng nghĩa tình, lãng mạn và trẻ
trung với:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hai chữ “Tây Tiến” lại cất lên ở gần cuối khổ thơ. Cả hai lần xuất hiện trong khổ thơ đầu, Tây
Tiến đều gắn liền nỗi nhớ. “Nhớ”, một xúc cảm khiến người ta day dứt, bồi hồi, khiến người ta
vừa muốn trở về nhưng lại có gì đó ngăn trở để không thể trở về. Câu thơ như một tiếng lịng

đang dậy sóng trong tâm hồn thi sĩ, kết lại một khổ thơ đầy xúc cảm, có thách thức, khó khăn, có
niềm đau, nỗi sợ, giờ đây, người đọc lại hoà vào một cảm xúc rất đỗi trữ tình,thân thương. Hình
ảnh “cơm lên khói” có lẽ gắn liền với những giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi của người lính, gắn
liền với những giây phút lắng đọng, khơng có dốc núi cheo leo, khơng có bom rơi đạn lạc, chỉ có
đồng đội với những bữa cơm. Mai Châu hiện về trong Quang Dũng với “mùa em thơm nếp xôi”,
người ta chẳng thể đốn đó là mùa nào, Xn – Hạ - Thu – Đơng với Quang Dũng giờ gói vào
dịng chữ “mùa em thơm nếp xơi”. Câu thơ gợi ra cho người đọc nhiều cách hiểu. Có thể nó gợi
nhắc tới hình ảnh đồn qn Tây Tiến ghé Mai Châu khi mùa lúa chín, vượt qua mn vàn khó
khăn trên chặng đường hành quân gian khổ, những người lính được bản làng và người dân Tây
Bắc đón chào bằng bát xơi thơm ngào, hương thơm từ tình qn dân gắn kết. Đó cũng có thể là
sáng tạo riêng của Quang Dũng, “mùa em” gợi nhắc tới hình ảnh người con gái Tây Bắc dịu dàng,
trẻ trung như tiếp thêm thật nhiều niềm tin, động lực cho những người lính chiến đấu vì Tổ Quốc.
Từ câu thơ, người đọc cảm nhận được tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng, cảm nhận được vẻ đẹp
nặng nghĩa tình của người lính Tây Tiến. Chẳng phải như Chế Lan Viên sau này viết:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn!”
Vùng đất Tây Bắc chắc chắn đã hố thân vào tâm hồn Quang Dũng, để những kí ức khi hiện về
ln trào dâng trong lịng chàng thi sĩ đa tài. Mở đầu khổ thơ là nỗi nhớ, kết lại khổ thơ cũng lại
hai từ “nhớ ôi”. Nỗi nhớ quẩn quanh trong lòng Quang Dũng, nỗi nhớ ấy chắc chắn phải xuất
phát từ tình yêu sâu nặng dành cho vùng đất anh từng đóng quân, chắc chắn phải xuất phát từ tình
đồng chí, đồng đội thiêng liêng giữa những người lính. Sử dụng kết câu đầu cuối tương xứng,
Quang Dũng đã tạo được một vòng tròn đồng tâm cho khổ thơ đầu của tác phẩm “Tây Tiến”. Tâm
điểm chính là tình u dành cho vùng đất Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến, toả ra xung quanh là
những hình ảnh cịn đọng lại rõ nét trong kí ức nhà thơ. Tây Tiến, chính là thi phẩm tốt lên từ
tình yêu chân thành của Quang Dũng dành vùng đất anh đã đi qua và những đồng đội cũ của
mình trong đồn qn ngày đó. Những người, có thể cịn, có thể đã mãi mãi ra đi…
Mười bốn câu thơ trên đã góp phần rất lớn trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác
phẩm và đã phác hoạ nên vẻ đẹp hoang sơ kì vĩ nhưng cũng rất trữ tình của núi rừng Tây Bắc
đồng thời là một đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh người chiến sĩ can trường,
dũng cảm trong những năm tháng vệ quốc hào hùng, bi tráng của dân tộc ta. Qua khổ thơ, người

đọc cũng cảm nhận được tình cảm yêu mến, tự hào của tác giả dành cho quê hương, dân tộc, đặc
biệt dành cho vùng đất mà anh từng đi qua và những người đồng đội từng kề vai sát cánh. Bài


thơ, sẽ mãi là một thi phẩm tuyệt vời Quang Dũng gửi tặng cho đồng đội, cho miền Tây Bắc của
Tổ Quốc.
Trong bài thơ “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm từng viết:
“Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết khơng
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Những người lính Tây Tiến cũng chính là những anh hùng vô danh, họ đã sống và chết cho dáng
hình sứ sở, và vùng đất Tây Bắc kia chẳng phải cũng là một mảnh ghép không thể khuyết thiếu
của hình chữ S q hương ta đó sao. Vùng đất Tây Bắc và người lính Tây Tiến đã hiện ra thật đẹp
qua ngịi bút lãng mạn, trữ tình của chàng thi nhân Quang Dũng…



×