Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo và gia công chi tiết van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực trên xe ZIL-131

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 49 trang )

TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA KỸ THUẬT CƠ SỞ
--------o0o--------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Thiết kế quy trình cơng nghệ chế tạo và gia cơng chi tiết van
điều áp trong bơm trợ lực thủy lực trên xe ZIL-131
Lớp:

DQS 07021

Nhóm thực hiện:

Nhóm 1.3

Thành viên:

1. Lê Xuân Thắng (nt)
2. Lý Hải Sơn
3. Trần Hữu Nam
4. Võ Nguyễn Vũ Thường

Giáo viên hướng dẫn: Thiếu tá, Ths Huỳnh Đức Thuận

TP Hồ Chí Minh, Năm 2020
1
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020



TRƯỜNG SĨ QUAN KTCS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KTCS
Độc lập – Tự do – hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng năm 2020
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MƠN HỌC
CƠNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
Nhóm 1.3 – Lớp DQS07021
Chuyên ngành: Xe máy quân sự
Lớp: 17DQS07021
Giáo viên hướng dẫn: Thiếu tá, Ths Huỳnh Đức Thuận
Họ và tên các thành viên trong nhóm:
1. Lê Xuân Thắng (nt)
2. Lý Hải Sơn
3. Trần Hữu Nam
4. Võ Nguyễn Vũ Thường
I.

TÊN ĐỀ TÀI:
Thiết kế quy trình cơng nghệ chế tạo và gia cơng chi tiết van điều áp trong
bơm trợ lực thủy lực trên xe ZIL-131

II. CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU
III. NỘI DUNG BẢN THUYẾT MINH
IV. BẢN VẼ
01 Bản vẽ chi tiết (khổ A3)
01 Bản vẽ lồng phôi (khổ A3)
01 Bản vẽ nguyên công (khổ A0)
Ngày giao đồ án: 27/2/2020
Ngày nộp đồ án: 1/6/2020
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Thiếu tá, Ths Huỳnh Đức Thuận
2


Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: XÁC ĐỊNH BẢN VẼ CHI TIẾT VAN ĐIỀU ÁP TRONG BƠM
TRỢ LỰC THỦY LỰC XE ZIL – 131 ............................................................... 5
1.1. Giới thiệu chi tiết van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131 ........ 5
1.1.1. Giới thiệu bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131 .............................................. 5
1.1.2. Giới thiệu van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131 ................. 7
1.2. Tính năng, cơng dụng và sự cần thiết của van điều áp trong bơm dầu trợ lực xe
ZIL – 131................................................................................................................. 9
1.3.Thiết kế bản vẽ chi tiết van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131 ..
............................................................................................................................... 11
1.3.1. Các kích thước của van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131 .....
............................................................................................................................... 11
1.3.2. Bản vẽ chi tiết “Van điều áp” trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131.... 13
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ ................................ 14
2.1. Phân tích vật liệu và chọn phơi ...................................................................... 14
2.1.1. Phân tích vật liệu ......................................................................................... 14
2.1.2. Phương pháp chế tạo phơi ........................................................................... 15
2.1.3. Chọn kích thước phơi .................................................................................. 17
2.2. Xác định dạng sản xuất .................................................................................. 19
2.3. Xác định đường lối công nghệ và chọn phương pháp gia công .................... 19
2.4. Xác định tiến trình gia cơng ........................................................................... 19
2.5. Thiết kế các nguyên công .............................................................................. 20
2.5.1. Thứ tự các nguyên công .............................................................................. 20
2.5.2. Các nguyên công ......................................................................................... 21

3


LỜI NÓI ĐẦU

Thiết kế chế tạo là một tập hợp những nhiệm vụ liên tục nối tiếp lẫn nhau.
Mỗi một cơng đoạn trong q trình thiết kế chế tạo có một vai trị và nhiệm vụ
riêng. Q trình thiết kế chỉ được coi là hoàn thiện khi mà các ý tưởng nhà thiết kế
đưa ra phải có tính ưu việt về tính năng sử dụng, tính kinh tế, tính phổ cập... và
cuối cùng là tính cơng nghệ.
Tính cơng nghệ của sản phẩm là tính chất của mơ hình nhà thiết kế đưa ra có
cấu tạo sao cho khả năng cơng nghệ của đất nước có thể thực hiện được và hạn chế
thấp nhất giá thành chế tạo. Tính cơng nghệ của mơ hình thiết kế có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng đối với mỗi sản phẩm chế tạo.
Giá thành chế tạo sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sản suất. Công
nghệ sản suất đơn giản sẽ giảm thời gian sản xuất, giảm hao mịn máy móc... dẫn
tới giảm được giá thành chế tạo. Chính vì vậy việc thiết kế một quy trình cơng
nghệ tối ưu có một ý nghĩa rất quan trọng trong thiết kế, sản suất, chế tạo. Nắm
vững đặc tính cơng nghệ của quy trình sản xuất giúp cho người kỹ sư có một cái
nhìn tổng quát làm cho các ý tưởng thiết kế của người kỹ sư phù hợp với khả năng
công nghệ đảm bảo chắc chắn ý tưởng có thể thực hiện được.
Đồ án cơng nghệ chế tạo máy khơng nằm ngồi mục đích như vậy. Làm đồ án
công nghệ chế tạo máy là một dịp để học viên làm quen với các quy trình chế tạo
là cơ sở cho các ý tưởng thiết kế sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Huỳnh Đức Thuận đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ để đồ án được hoàn thành đúng tiến độ và công việc
được giao với chất lượng đảm bảo. Do thời gian cịn hạn chế nên đồ án khơng thể
tránh được các thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến sửa sai của các thầy giáo và
các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


TM Nhóm 1.3

Lê Xuân Thắng
4


CHƯƠNG I:
XÁC ĐỊNH BẢN VẼ CHI TIẾT VAN ĐIỀU ÁP TRONG BƠM TRỢ LỰC
THỦY LỰC XE ZIL – 131
1.1. Giới thiệu chi tiết van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131
1.1.1. Giới thiệu bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131
- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trợ lực lái, trợ lực lái thủy lực, trợ lực
lái điện…. Đối với những dòng xe trong quân đội chuyên dụng như ZIL – 130,
KAMAZ, ZIL – 131, , … thì sử dụng trợ lực lái thủy lực là chủ yếu. Một hệ thống
lái trợ lực thủy lực bao gồm 4 bộ phận chính là:
(1). Bơm dầu trợ lực (Bơm trợ lực thủy lực)
(2). Cụm van chia dầu
(3). Hộp thước lái
(4). Vô lăng
- Bơm dầu trợ lực xe ZIL – 131 là bộ phận đảm nhiệm bơm dầu vào trong hệ
thống để tạo ra một áp suất lớn, từ đó tạo ra sự hỗ trợ về lực, giúp người lái có cảm
giác lái nhẹ nhàng dù đang điều khiển một chiếc xe hàng tấn
- Chính vì chức năng bơm dầu vào hệ thống mà “Bơm dầu trợ lực” là bộ phận
hết sức quan trọng.

5


Hình 1.Hệ thống lái xe ZIL – 131


6


Hình 2. Cấu tạo chi tiết bơm dầu trợ lực xe ZIL – 131
- Nguyên lý hoạt động: Trong quá trình làm việc, bơm được dẫn động bằng động
cơ, do đó lưu lượng dầu thay đổi theo tốc độ của động cơ. Khi động cơ quay chậm
thì lưu lượng dầu nhỏ do đó người lái cần tác động lực lớn hơn, khi động cơ quay
nhanh thì lưu lượng dầu lớn hơn gấp nhiều lần do đó người lái cần tác động lực nhỏ
hơn.
1.1.2. Giới thiệu van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131
- Chính vì nguyên lý hoạt động như trên, trong quá trình làm việc, tùy thuộc vào
tốc độ động cơ mà lưu lượng dầu thay đổi, khi động cơ quay nhanh, lưu lượng dầu
truyền vào hệ thống thanh răng ăn khớp lớn dần làm tăng áp suất trong bơm, nếu áp
suất quá tải, bơm sẽ ngừng hoạt động và hệ thống trợ lực sẽ dừng hỗ trợ lực, người
lái mất lái, gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó mà người ta đã thiết kế một bộ phận
“Van điều áp” nhằm điều hòa áp suất và trả lại lượng dầu dư.
7


Hình 3. Van điều áp trong bơm dầu trợ lực xe ZIL – 131
- Về cấu tạo, van điều áp cấu tạo khá đơn giản như hình trên với các bộ phận:
(24) Nắp van, có thiết kế 1 lỗ nhỏ trên nắp để dầu chảy vào khi áp suất vượt quá
áp suất giới hạn.
(38) Vòng đệm, tăng độ chặt của mối lắp ghép nắp van với van.
(39) Van cầu, khi chưa có dầu chảy vào nắp van, van cầu vừa khít với lỗ ở nắp,
khi có dầu chảy vào, áp suất dầu làm van cầu đẩy lò xo lại, dầu theo đường đẩy
thốt ra.
(40) Trục lị xo van
(41) Lị xo van

(27) Khoang cao áp

8


1.2. Tính năng, cơng dụng và sự cần thiết của van điều áp trong bơm dầu trợ
lực xe ZIL – 131

Hình 4. Sơ đồ làm việc của bơm dầu

9


Hình 5.Quá trình bơm dầu trợ lực cho hệ thống lái
- Dầu từ bơm cánh quạt sẽ qua lỗ theo đường ống vào hệ thống thanh răng ăn
khớp nhằm tạo ra áp suất lớn, trợ lực cho quá trình chuyển động ăn khớp, khi áp suất
tăng quá áp suất giới hạn, dầu sẽ qua van an toàn, theo lỗ 44 vào đẩy van cầu đi
xuống, theo đường ống 41 trả dầu dư về lại bơm, cứ như vậy, bơm dầu làm việc ổn
định mà không lo lưu lượng dầu quá tải. Đó là chức năng của van điều áp, chính vì
chức năng này mà nó cịn được gọi là “Van an toàn”

10


- Chính vì vậy, trong bơm dầu trợ lực bắt buộc phải thiết kế 1 van điều áp nếu
không muốn q trình làm việc bị tắc nghẽn hay chính người điều khiển phương tiện
sẽ gặp phải sự cố, gây tai nạn. Tuy nhiên, ngay từ khi xây dựng mơ hình bơm dầu
trợ lực, người ta đã quan tâm tới yếu tố an toàn hàng đầu, bởi vậy mà van điều áp là
thiết bị không thể thiếu trong bơm dầu trợ lực của xe ZIL – 131 cũng như toàn bộ xe
sử dụng trợ lực thủy lực.

1.3.Thiết kế bản vẽ chi tiết van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131
1.3.1. Các kích thước của van điều áp trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131

Hình 6. Một số kích thước của van điều áp trong thực tế

11


Kích thước

Độ lớn (mm)

Kích thước

Độ lớn (mm)

L1

4

ϕ2

13

L2

4

ϕ3


10

L3

11

ϕ4

3

L4

10,5

ϕ5

8

L5

12

ϕ6

10

ϕ1

20


ϕ7

16

12


1.3.2. Bản vẽ chi tiết “Van điều áp” trong bơm trợ lực thủy lực xe ZIL – 131

Hình 7. Bản vẽ chi tiết nắp van

13


Hình 8. Bản vẽ chi tiết thân van
1.3.3. Yêu cầu kĩ thuật của chi tiết “Van điều áp” trong bơm trợ lực thủy lực
xe ZIL – 131
- Đối với phần thân van
Phần trụ ∅11 là phần lắp ráp vào trong hệ thống bơm dầu nên cần độ chính
xác cao, cấp chính xác
Phần trụ ∅20 là phần trực tiếp chịu áp lực, nhiệt độ của dầu trong quá trình
điều áp nên cần phải được gia cơng chính xác, tỉ mỉ, đảm bảo q trình làm
việc khơng bị nứt, sai số khơng vượt quá 0,1mm
Phần ren trong yêu cầu độ chính xác để bảo đáp thân van liên kết với nắp
van, bước ren 0,5, miền dung sai 6H, sai lệch giới hạn ES = 0,1mm
- Đối với phần nắp van
Phần ren ngoài yêu cầu độ chính xác cao để lắp ráp với phần ren trong ở
thân van, bước ren 0,5, miền dung sai 6e, sai lệch giới hạn es = -0,05mm,
ei = -0,156mm


14


CHƯƠNG II:
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ
2.1. Phân tích vật liệu và chọn phơi
2.1.1. Phân tích vật liệu
- Chi tiết là van điều áp trong bơm dầu trợ lực, làm việc trong bơm dầu với vai
trò chủ yếu là điều chỉnh lưu lượng, giảm áp suất khi áp suất vượt quá áp suất giới
hạn, tiếp xúc chủ yếu với chất lỏng cơng tác (dầu) trong mơi trường có nhiệt độ
tương đối cao, chịu được áp lực do chất lỏng công tác gây ra.
- Để lựa chọn vật liệu ta xem xét các đặc điểm một vài loại thép thông dụng
sau:

1.Thép Cacbon
 Giá thành rẻ
 Độ bền 750-850 MN/m2
 Độ thấm tơi thấp do độ cứng khơng đồng đều
 Cơ tính không cao
 Dùng để chế tạo chi tiết chịu tải trọng khơng lớn, chịu nhiệt tương đối
 Điển hình là thép C45, C40, C30
2.Thép hợp kim Ni
 Có độ bền cao hơn so với thép Cacbon
 Chịu nhiệt cao
 Có từ tính, tính giãn nở nhiệt, tính chống ăn mịn cao
15


 Tính cơng nghệ hơn nhóm thép Cacbon
- Kết luận: Với chi tiết “Van điều áp” ta có thể chọn thép C45 với thành phần

như sau:

Thành phần

Hàm lượng (%)

C

0,42 – 0,50

Si

0.15 – 0,35

Mn

0,50 – 0,80

P

0,025

S

0,025

Cr

0,2 – 0,4


2.1.2. Phương pháp chế tạo phơi
- Vì chi tiết có dạng giống dạng trục bậc nên có thể sử dụng các loại phơi chủ
yếu, đó là phối rèn tự do, phơi dập, phơi cán, phôi đúc. Một số đặc điểm của từng
loại phôi:
(1) Phôi dập:
 Độ chính xác của phơi cao hơn so với rèn khuôn đơn giản
 Lượng dư của phôi nhỏ
 Yêu cầu cơng nhân đứng máy có trình độ khơng cao
 Sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối
(2) Phôi cán:
 Biến dạng dẻo
 Dùng rộng rãi trong ngành chế tạo máy
 Cơ tính kém hơn phơi rèn, phơi dập
(3) Phơi rèn:
16


 Có cơ tính tốt, kim loại chặt, chịu uốn, chịu xoắn
 Hình dạng ít phức tạp
 Có thể rèn sau khi đúc, cán
 Rèn tự do, rèn khuôn
(4) Phôi đúc:
 Hình dáng và kích thước gần giống với kích thước chi tiết gia công
 Trọng lượng phôi, lượng dư gia cơng nhỏ,
 Có thể đúc được các chi tiết tương đối phức tạp
 Giá thành rẻ
- Vì chi tiết có kích thước nhỏ nên cần đảm bảo cơ tính cho q trình gia cơng, cơ
tính của sản phẩm khơng cao, không sử dụng phôi đúc.
- Chi tiết yêu cầu độ chính xác, khơng thể chế tạo bằng phương pháp rèn tự do.
- Vì là sản xuất đơn chiếc, khơng dùng phương pháp dập khuôn.

- Hướng phù hợp là chọn phôi cán,cụ thể là phôi 40Cr chế tạo phôi theo cách này
sẽ khắc phục những bất lợi khi chế tạo bằng khn dập. Với mức kinh phí sản xuất
nhỏ, năng suất cao đảm bảo quá trình chế tạo sản phẩm đáp ứng u cầu đồ án mơn
học.
2.1.3. Chọn kích thước phơi
- Căn cứ vào kích thước phơi đúc trên thị trường có đường kính là bội của 2
- Căn cứ vào kích thước chi tiết cần gia cơng có đường kính lớn nhất là 20 mm,
chiều dài lớn nhất là 41,5 mm đối với phần thân van. Đường kính lớn nhất và chiều
dài lớn nhất phần nắp van là 12,7 mm và 14 mm.
- Căn cứ yêu cầu bề mặt gia công của chi tiết
- Căn cứ yêu cầu về kinh tế trong q trình cơng nghệ cần đạt được và kích thước
phơi có trên thị trường hiện nay.
=> Ta chọn phơi cho phần thân van có kích thước đường kính là 22 mm, chiều dài
44 mm và phơi phần nắp van có kích thước đường kính là 14 mm, chiều dài là 16
mm.
17


Phôi phần thân van

Phôi phần nắp van

18


19


2.2. Xác định dạng sản xuất
2.2.1. Mục đích sản xuất

- Sản phẩm dùng để thay thế cho các van điều áp trong xe ZIL – 131 khi van
trong bơm dầu trợ lực của xe bị hư hỏng cần thay mới để phục vụ cho quá trình sử
dụng xe hoặc cho mục đích học tập, nghiên cứu tại trường.
2.2.2. Số lượng
- Sản phẩm phục vụ mục đích học tập tại trường nên khơng địi hỏi số lượng lớn,
khoảng 3 – 5 chi tiết.
2.3. Xác định đường lối công nghệ và chọn phương pháp gia công
- Để đạt được chất lượng chi tiết cao với giá thành rẻ, người ta phải tính tốn các
ngun cơng sao cho phù hợp nhất. Số lượng các nguyên công phụ thuộc vào dạng
sản xuất.
- Đối với đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, dạng sản xuất đã xác định là
đơn chiếc, số lượng nhỏ, sử dụng các máy vạn năng hoặc chuyên dùng. Các máy
được bố trí theo quy trình cơng nghệ, sử dụng dụng cụ, đồ gá chun dùng do đó
khơng địi hỏi cơng nhân có trình độ cao.
2.4. Xác định tiến trình gia công
2.4.1. Đặc điểm phương pháp gia công
- Thiết kế tiến trình cơng nghệ là phải lập thứ tự các ngun cơng sao cho chu
kì gia cơng hồn chỉnh một chi tiết là ngắn nhất, góp phần hạn chế chi phí gia cơng,
đảm bảo hiệu quả nhất. Trong đó mỗi ngun cơng được thực hiện theo một ngun
lí ứng với một phương pháp gia cơng thích hợp với kết cấu của chi tiết. Khi xác định
các phương pháp gia công cho các bề mặt căn cứ vào đặc điểm sau:
- Khả năng tạo hình của các phương pháp gia cơng.
- Vị trí các bề mặt trên chi tiết gia cơng, tránh va đập khi cắt.
- Kích thước bề mặt gia cơng, kích thước tổng thể của chi tiết gia cơng và phạm
vi gá đặt phôi trên máy thực hiện phương pháp gia công.
- Độ phức tạp của kết cấu và u cầu kĩ thuật.
- Độ chính xác có thể đạt được của phương pháp gia công.
- Điều kiện sản xuất thực tế ở trường.
2.4.2. Tiến trình gia cơng phần thân van
- Gia công bề mặt trụ 𝜙20:

Sử dụng phương pháp gia cơng tiện thơ với độ chính xác khơng cao, độ
nhám bề mặt lớn
- Gia công bề mặt trụ 𝜙16:
Sử dụng phương pháp gia cơng tiện thơ với độ chính xác không cao, độ
nhám bề mặt lớn
- Gia công bề mặt trụ 𝜙13:
Sử dụng phương pháp gia công tiện thô với độ chính xác khơng cao, độ
nhám bề mặt lớn
20


- Gia công bề mặt trụ 𝜙10:
Sử dụng phương pháp gia cơng tiện thơ với độ chính xác khơng cao, độ
nhám bề mặt lớn
- Gia công mặt lỗ 𝜙8:
Sử dụng phương pháp gia công khoan với mũi khoan 𝜙8mm
- Gia công mặt lỗ 𝜙3
Sử dụng phương pháp gia công khoan với mũi khoan 𝜙3mm
- Gia công mặt ren trong lỗ 𝜙8
Sử dụng phương pháp gia công taro ren với bước ren là ?
- Gia công tinh các bề mặt trụ
Sử dụng phương pháp gia cơng tinh với độ chính xác cao
- Tiện vát mép
2.4.3. Tiến trình gia cơng phần nắp van
- Gia công mặt trụ 𝜙12:
Sử dụng phương pháp gia cơng tiện thơ với độ chính xác khơng cao, độ
nhám bề mặt lớn
- Gia công mặt trụ 𝜙9:
Sử dụng phương pháp gia cơng tiện thơ với độ chính xác khơng cao, độ
nhám bề mặt lớn

- Gia công mặt lỗ 𝜙3:
Sử dụng phương pháp khoan với mũi khoan 𝜙3 𝑚𝑚
- Gia công mặt lỗ 𝜙1:
Sử dụng phương pháp khoan với mũi khoan 𝜙1 𝑚𝑚
- Tiện vát mép
2.5. Thiết kế các nguyên công
2.5.1. Thứ tự các nguyên công
- Nguyên công 1: Tiện mặt đầu trụ,tiện thô các mặt trụ phần thân van
Tiện mặt trụ 𝜙20, 𝜙16, 𝜙13, 𝜙11
- Nguyên công 2: Tiện mặt đầu trụ, tiện thô các mặt trụ phần nắp van
Tiện mặt trụ 𝜙12, 𝜙9
- Nguyên công 3: Khoan lỗ 𝜙8 phần thân van
- Nguyên công 4: Khoan lỗ 𝜙3 phần nắp van
- Nguyên công 5: Khoan lỗ 𝜙3 phần thân van
- Nguyên công 6: Khoan lỗ 𝜙1 phần nắp van
- Nguyên công 7: Taro ren trong phần thân van ở lỗ 𝜙8
- Ngun cơng 8: Taro ren ngồi phần nắp van ở mặt trục 𝜙9
- Nguyên công 9: Tiện tinh phần thân van, tiện vát mép phần thân van
- Nguyên công 10: Tiện tinh phần nắp van, tiện vát mép phần nắp van
- Nguyên công 11: Phay phần nắp van
21


- Nguyên công 12: Kiểm tra
2.5.2. Các nguyên công
- Nguyên công 1: Tiện mặt đầu trụ,tiện thô các mặt trụ phần thân van
𝜙21, 𝜙17, 𝜙14, 𝜙11
Bước 1: Tiện mặt đầu mặt trụ 𝜙17, 𝜙11
Định vị kẹp chặt:
 Chi tiết được định vị và kẹp chặt bằng mâm cặp 3 chấu

Chọn máy:
Để gia công chi tiết ta chọn máy Charles ở xưởng 38 với thơng số kỹ thuật:
 Đường kính lỗ trục chính: 65mm
 Đường kính tiện qua bàn xe dao: 500mm
 Số cấp tốc độ: 12 cấp
 Giới hạn vòng quay của trục chính: ntc = 50 – 1800 vịng / phút
 Khoảng cách chống tâm: 2000mm
 Công suất động cơ: 7,5 HP
 Kích thước máy: 430x2000
Tra lượng dư cho nguyên công:
 Theo bảng 3-125 (Trang 269 sổ tay CNCTM Tập 1) ta có lượng dư
gia cơng bề mặt đầu trụ là 0,6mm
Dao cắt:
 Dao tiện gắn mảnh thép gió là loại dụng cụ cắt thông dụng hay dùng
trong chế tạo cơ khí. Với thép hợp kim độ cứng 55 HRC thì ta chọn
dao tiện gắn mảnh thép gió để gia công mặt trụ đầu trụ 𝜙16, 𝜙10
 Theo bảng 4.6 (Trang 297 sổ tay CNCTM Tập 1) chọn dao có các
thơng số sau:
h
b
L
n
l
R
25
16
140
7
16
1

Chế độ cắt:
 Chiều sâu cắt t (mm): Chọn t = 1,25mm
 Lượng chạy dao S (mm/vòng): Tra bảng 5.11 (Trang 11 sổ tay
CNCTM Tập 2) chọn S = 0,3 mm/vòng
 Vận tốc cắt V (m/ph): Tra bảng 5.74 (Trang 65 sổ tay CNCTM Tập 2)
được vận tốc cắt V = 47 m/ph
 Vận tốc cắt tính tốn Vt = V.kv
 Trong đó:
V là vận tốc cắt

kv là hệ số phụ thuộc, kv  kmv .knv .kuv
22


 Tra bảng 5.1 (Trang 6 sổ tay CNCTM Tập 2), bảng 5.2 (Trang
7 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số phụ thuộc vào tính chất cơ
lý của vật liệu gia công:

kmv  kn

750

nv

b

1

750
 0,8.

 0, 63; kn  0,8; nv  1
950

 Tra bảng 5.5 (Trang 8 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số phụ
thuộc vào tình trạng bề mặt tôi:

knv  0,9
 Tra bảng 5.6 (Trang 8 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số phụ
thuộc vào vật liệu của dụng cụ cắt:

kuv  1
 Vt  V .kv  47.0, 63.0,9.1  27(m / ph)
 Số vòng quay trong một phút n (v/ph)
1000Vt 1000.27

 505(v / ph)
 n1 
D
 .17
1000Vt 1000.27
n2 

 781(v / ph) , theo máy ta chọn
D
 .11
nm = 850(v/ph) đối với cả mặt đầu của mặt trụ 𝜙17, 𝜙11
nm . .D1 850. .17

 45, 4( m / ph)
1000

1000
n . .D2 850. .11
 m

 29, 4(m / ph)
1000
1000

Vth1 

 Vận tốc thực khi cắt:
Vth 2

 Thời gian gia công:
T1  T16  T10 

L16  Lad  Ltd
S .n

.i 

L10  Lad  Ltd
S .n

i

8,5  0  1
5,5  0  1
.1 
.1  0, 06( ph)

0,3.850
0,3.850

Bước 2: Tiện thô các mặt trụ 𝜙21, 𝜙17, 𝜙14, 𝜙11
Tiện thô mặt trụ 𝜙21
 Định vị kẹp chặt
 Chi tiết được định vị kẹp chặt bằng mâm cặp 3 chấu
 Chọn máy
 Để gia cơng chi tiết chọn máy Charles có các thơng số kỹ thuật
như trên
 Dao cắt
 Theo bảng 4.6 sổ tay CNCTM tập 1 ta chọn dao tiện hợp kim
có các thông số:

23


h
25

b
16

L
140

n
7

l

16

R
1

 Chế độ cắt
 Chọn t = 0,5mm
 Lượng chạy dao S (mm/vòng): Tra bảng 5.11 (Trang 11 sổ tay
CNCTM Tập 2) chọn S = 0,4 mm/vòng
 Vận tốc cắt V (m/ph): Tra bảng 5.74 (Trang 65 sổ tay CNCTM
Tập 2) được vận tốc cắt V = 37 m/ph
 Vận tốc cắt tính tốn Vt = V.kv
 Trong đó:
V là vận tốc cắt

kv là hệ số phụ thuộc, kv  kmv .knv .kuv
 Tra bảng 5.1 (Trang 6 sổ tay CNCTM Tập 2), bảng 5.2
(Trang 7 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số phụ thuộc
vào tính chất cơ lý của vật liệu gia công:

kmv  kn

750

b

nv

1


750
 0,8.
 0, 63; kn  0,8; nv  1
950

 Tra bảng 5.5 (Trang 8 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số
phụ thuộc vào tình trạng bề mặt tơi:

knv  0,9
 Tra bảng 5.6 (Trang 8 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số
phụ thuộc vào vật liệu của dụng cụ cắt:

kuv  1
 Vt  V .kv  47.0, 63.0,9.1  26, 6(m / ph)
 Số vòng quay trong một phút n (v/ph)
1000Vt 1000.26, 6
n1 

 403(v / ph) ,theo máy ta chọn

D
 .21
nm = 315 (v/ph)
n . .D 315. .21

 21(m / ph)
 Vận tốc thực khi cắt: Vth  m
1000
1000
L 21  Lad  Ltd

8,5  0  1
.i 
.1  0, 07( ph)
 Thời gian gia công: T1 
S .n
0, 4.315

Tiện thô mặt trụ 𝜙17
 Định vị kẹp chặt
 Chi tiết được định vị kẹp chặt bằng mâm cặp 3 chấu
24


 Chọn máy
 Để gia công chi tiết chọn máy Charles có các thơng số kỹ thuật
như trên
 Dao cắt
 Theo bảng 4.6 sổ tay CNCTM tập 1 ta chọn dao tiện hợp kim
có các thơng số:
h
b
L
n
l
R
25
16
140
7
16

1
 Chế độ cắt
 Chọn t = 2mm
 Lượng chạy dao S (mm/vòng): Tra bảng 5.11 (Trang 11 sổ tay
CNCTM Tập 2) chọn S = 0,4 mm/vòng
 Vận tốc cắt V (m/ph): Tra bảng 5.74 (Trang 65 sổ tay CNCTM
Tập 2) được vận tốc cắt V = 37 m/ph
 Vận tốc cắt tính tốn Vt = V.kv
 Trong đó:
V là vận tốc cắt

kv là hệ số phụ thuộc, kv  kmv .knv .kuv
 Tra bảng 5.1 (Trang 6 sổ tay CNCTM Tập 2), bảng 5.2
(Trang 7 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số phụ thuộc
vào tính chất cơ lý của vật liệu gia công:

kmv  kn

750

b

nv

1

750
 0,8.
 0, 63; kn  0,8; nv  1
950


 Tra bảng 5.5 (Trang 8 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số
phụ thuộc vào tình trạng bề mặt tôi:

knv  0,9
 Tra bảng 5.6 (Trang 8 sổ tay CNCTM Tập 2) được hệ số
phụ thuộc vào vật liệu của dụng cụ cắt:

kuv  1
 Vt  V .kv  37.0, 63.0,9.1  21(m / ph)
 Số vòng quay trong một phút n (v/ph)
1000Vt 1000.21
n1 

 393(v / ph) ,theo máy ta chọn

D
 .21
nm = 315 (v/ph)
n . .D 315. .17

 17(m / ph)
 Vận tốc thực khi cắt: Vth  m
1000

1000

25



×