Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LOẠI BỎ NHỮNG HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT VÀ CHẤP HÀNH TUỔI LAO ĐỘNG TỐI THIỂU THÔNG QUA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC 138 VÀ CÔNG ƯỚC 182 Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.69 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS2)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Mã lớp:

ĐH17NL3

Số báo danh:

Họ và tên: NGUYỄN QUANG

Mã số sinh viên:

HUY

1753404040656

62

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
GV: ThS. CHÂU HOÀI BÃO
LOẠI BỎ NHỮNG HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ NHẤT VÀ
CHẤP HÀNH TUỔI LAO ĐỘNG TỐI THIỂU THÔNG QUA VIỆC THỰC HIỆN
CÔNG ƯỚC 138 VÀ CÔNG ƯỚC 182 Ở VIỆT NAM

Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)
ĐIỂM SỐ
ĐIỂM CHỮ

Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)



TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2019
MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em - Một phần quan trọng của xã hội, là tương lai tươi sáng của đất nước, là tờ
giấy trắng được xã hội vẽ lên trong q trình xã hội hóa. Trẻ em cũng như một số nhóm
đối tượng khác rất dễ bị tổn thương bởi những tác động từ bên ngoài, vì vậy mà các em
cần được hưởng những gì tốt đẹp nhất, những nhu cầu về ăn, mặc, ở học hành và nhu cầu
phát triển an toàn. Ở bất cứ nơi nào cũng vậy, trẻ em sinh ra và lớn lên trong những điều
kiện hồn cảnh gia đình, cộng đồng đa dạng và khơng giống nhau. Nhưng các em có
chung một nhu cầu khẩn thiết đó là nhu cầu được sự giúp đỡ, cưu mang của xã hội. Ngày
nay với tiến trình tồn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển không ngừng
của khoa học công nghệ đã góp phần thay đổi nhanh chóng đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo các tầng lớp xã hội ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu xã hội khơng thể phủ nhận thì vẫn cịn tồn
tại một thực tiễn khong đáng mong muốn đó là tình trạng trẻ em bị bốc lột, bị lao động
cực nhọc trong các công trường, hầm mỏ, trẻ em lang thang trên đường phố.
Như chúng ta đã biết, hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà ngay cả trên thế giới
đều tồn tại những đối tượng là trẻ em phải lao động sớm. Thực trạng này đã xảy ra và trở
thành tiếng chuông báo động lớn của mỗi quốc gia. Trẻ em lao đọng sớm xuất hiện ở
nhiều nơi, cả khu vực nông thôn và thành phố, tuy nhiên số lượng lớn bắt nguồn từ nông
thôn. Ở nông thôn, cơng việc chính của các em vẫn là những cơng việc đồng áng, ở thành
thị thì tính chất cơng việc đa dạng hơn. Tuy nhiên, phải đến đầu những năm 80 của thế kỉ
XX vấn đề lao động trẻ em mới được coi là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu và thu hút
sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Ở nước ta hiện nay, vấn đề tự do hàng hóa thị trường,
sức lao động gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay, lao động trẻ em đã mang lại lợi

nhuận cho chủ sử dụng lao động. Trong một nền kinh tế như nền kinh tế của VIệt Nam
3hiện nay với tỷ lệ hành nghề tự do đáng kể, sự phân chia về giới, tuổi lao động có nghĩa
mọi sức lao động có sẵn đều được sử dụng. Chưa có một con số thống kê đầy đủ nào về tỉ
lệ lao động trẻ em trong cả nước, nhưng theo thống kê của các cuộc điều tra mức sống


dân cư Việt Nam 1992 - 1993 và 1997 - 1998, trẻ em thường tham gia các hoạt động kinh
tế nhỏ, trong đó, nhóm trẻ từ 15 - 17 tuổi tham gia nhiều nhất với tỉ lệ 62.3% tổng số trẻ
em tham gia hoạt động kinh tế. Tỷ lệ trẻ em làm thuê kiếm sống ngày càng tăng lên. Đáng
chú ý, có khoảng 15% trong số trẻ em làm thuê phải làm những công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm như sản xuất gốm, sứ, vật liệu xây dựng.
Việc trẻ em phải lao động sớm để lại những hậu quả nặng nề, không chỉ ảnh hưởng
đến sự phát triển thể chất, tâm lý hài hào của trẻ em mà còn cản trở việc tiếp nhận và
hưởng thụ một nền giáo dục phù hợp. Trẻ em đi làm sớm thì các quyền cơ bản của các em
sẽ mãi luẩn quẩn trong vịng nghèo đói. Đồng thời sử dụng lao động trẻ em cũng tác động
tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chất lượng nguồn nhân lực
trong tương lai.
Vì vậy cần thiết chúng ta phải có những biện pháp cụ thể để giúp trẻ em được sống
với những nhu cầu chính đáng của mình, sự phát triển của đất nước trong tương lai luôn
luôn phụ thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày hôm nay. Đây là một
công việc địi hỏi kết hợp sự nổ lực của gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ ở vi mô
quốc gia mà ở cả quy mô quốc tế. Muốn làm tốt cơng tác này, trước hết cần có chủ trương
chính sách đúng đắn ở tầm vĩ mơ. Sau đó là cách triển khai thực hiện có bài bản, có cơ sở.
Ngay tại thời điểm này, với điều kiện kinh tế Việt Nam còn ở mức phát triển thấp, tỷ lệ hộ
đói nghèo cịn cao, do đó chỉ có những chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển của người
nghèo trong dân cư mới có khả năng có nhiều tác dụng đối với việc giải quyết vấn đề lao
động trẻ em. Các công ước quốc tế cơ bản là một vấn đề rất quan trọng, do đó đây là vấn
đề được quan tâm trên thế giới. Ở nước ta việc nghiên cứu các quy định của các công ước
quốc tế mới vừa đặt ra nên chưa có nhiều chương trình nghiên cứu chuyên sâu nào về các
tiêu chuẩn quốc tế cơ bản. Vì thế u cầu cấp thiết của cơng tác hoạch định chính sách,

xây dựng pháp luật về vấn đề các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản. Vậy làm thế nào để
thực hiện các công ước về lao động trẻ em đạt hiệu quả và đưa ra được những giải pháp
4tốt nhất nhằm loại bỏ lao động trẻ em? Đây cũng chính là nguyên nhân em chọn nghiên
cứu đề tài: “Loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và chấp hành đúng


tuổi lao động tối thiểu thông qua việc thực hiện công ước 138 và công ước 182 ở Việt
Nam.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng vấn đề sử dụng lao động trẻ em với các hình thức tồi tệ
và nâng độ tuổi tối thiểu lao động thông qua việc thực hiện hai công ước 138 và 182 ở
Việt Nam, đồng thời thơng qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng, từ đó đưa ra một số
khuyến nghị và giải pháp để phần nào hạn chế và giải quyết vấn đề.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt việc tìm hiểu các thơng tin liên quan đến đề tài của bài tiểu luận,
thực hiện các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê.
- Phương pháp thu thập thơng tin và xử lý dữ liệu.
- Phương pháp thống kê.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lao động trẻ em
- Phạm vi nghiên cứu: Trong các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, nghiên cứu tình
hình việc thực hiện hai cơng ước 138 về tuổi lao động tối thiểu và công ước 182 về loại
bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và 182 tại Việt Nam.

5


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG
TRẺ EM
a. Tiêu chuẩn lao động quốc tế:
Các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO1: là những cơng ước được các chính phủ,
giới chủ sử dụng lao động và người lao động đàm phán ở cấp quốc tế, để xác định xem
những tiêu chuẩn tối thiểu nào nên được áp dụng với tất cả các nước.
Hiệp định CPTPP2 là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy định
chung về lao động, không đưa ra tiêu chuẩn riêng mà áp dụng theo các tiêu chuẩn về lao
động đã được nêu trong tuyên bố năm 1998 về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong
lao động của ILO, thể hiện qua 08 công ước cơ bản (bao gồm các công ước số 29, 87, 98,
100, 105, 111, 138, 182). Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ILO từ năm 1992,
đã phê chuẩn 6/8 công ước cơ bản của ILO, trong đó có hai cơng ước quy định về cấm sử
dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là công ước số 138
và 182.

6
1 Tổ chức Lao động Quốc tế, gọi tắt là ILO
2 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP


Công ước số 138
Công ước số 138 về tuổi tối thiểu được đi làm thông qua ngày 26/7/1973, Việt Nam phê
chuẩn ngày 24/6/2003. Công ước bao gồm 18 điều, trong đó có một số điều quan trọng,
bao đồm:
Điều 1. Các quốc gia thành viên Công ước này cam kết theo đuổi một chính sách quốc gia
được xây dựng để bảo đảm việc xóa bỏ một cách hiệu quả tình trạng lao động trẻ em và
để nâng dần độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng, vào làm việc hoặc được tahm gia lao động
tới độ tuổi mà thanh thiếu niên đạt được mức độ phát triển đầy đủ nhất về thể chất và trí
lực.
Điều 2.

1.Các quốc gia thành viên Cơng ước này, trong bản tuyên bố kèm theo văn bản tiêu chuẩn
công ước, phải nêu rõ độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng vào làm việc hoặc được tham gia
lao động trên lãnh thổ nước mình và trên phương tiện vận tải đăng ký ở nước mình; phù
hợp với những quy định tại điều từ 4 đến 8 trong công ước này, khơng một ai ở mức tuổi
tối thiểu đó có thể được tuyển dụng hoặc được làm việc ở bất cứ nghề nào.
3. Độ tuổi tối thiểu trong khoản 1 điều này không được thấp hơn độ tuổi kết thúc chương
trình giáo dục bặt buộc, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi.
4. Mặc dù có quy định tại khoản 3 điều này, những quốc gia thành viên mà nền kinh tế và
các điều kiện giáo dục cịn kém phát triển thì sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức
của người sử dụng lao động và của người lao động có liên quan có thể xác định được mức
tuổi tối thiểu là 14 trong giai đoạn đầu.
Điều 3. khoản 1. Đối với bất kì cơng việc hoặc nghề nghiệp nào mà do tính chất hoặc
điều kiện tiến hành có thể có hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của thanh thiếu
niên thì mức tuổi lao động tối thiểu khơng được dưới 18 tuổi.
Điều 5. Khoản1. Những quốc gia thành viên mà nền kinh tế và các điều kiện quản lý
hành chính cịn kems phát triển thì sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của
người sử dụng lao động và của người lao động có thể giới hạn phạm vi áp dụng công ước
này ở giai đoạn đầu.
Điều 6. Công ước này không áp dụng với những hình thức lao động do trẻ em hoặc thanh
thiếu niên tiến hành ở các trường phổ thông, cơ sở dạy nghề hoặc đào tạo kĩ thuật hay
trong các cơ sở đào tạo khác; hoặc với những công việc do những người từ 14 tuổi trở lê
tiến hành trong các cơ sở mà những cơng việc đó được tiến hành theo đúng những điều
kiện
7 mà các nhà chức trách có thẩm quyền đã quy định sau khi đã tham khảo ý kiến các tổ
chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động, và với điều kiện
những cơng việc đó là một bộ phận khơng tách rời của:


- Một khóa giáo dục hoặc đào tạo mà do một nhà trường hay một cơ sở đào tạo nghề chịu
trách nhiệm.

1.Một chương trình đào tạo nghề mà tồn bộ hay một phần thuộc về một chương trình đã
được các nhà chức trách có thẩm quyền chấp thuận.
2.Một chương trình hướng nghiệp được xây dựng nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc
lựa chọn hay đào tạo một nghề nhất định.
Điều 7.
1.Luật hoặc pháp quy quốc gia có thể cho phép tuyển dụng hoặc tham gia lao động với
những người từ 13 đến 15 tuổi trong những công việc nhẹ, mà:
Khơng có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe hoặc sự phát triển của các em;
Không ảnh hưởng đến việc học tập, việc tham gia vào những chương trình hướng nghiệp
hay đào tạo nghề đã được các nhà chức trách có thẩm quyền chấp thuận hoặc những
chương trình mà các em có khả năng tiếp thu.
b. Cơng ước số 182
công ước 182: Công ước về việc cấm và hành động tức thời để loại bỏ những hình
thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Việt Nam phê chuẩn Công ước số 182 vào ngày
17/6/1999.
Điều 1. Mỗi nước thành viên phê chuẩn công ước này sẽ áp dụng những biện pháp
thức thời và hiệu quả để đảm bảo việc cấm và loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất như một vấn đề khẩn cấp.
Điều 3. Vì mục đích của cơng ước này, thuật ngữ “ những hình thức loa động trẻ em
tồi tệ nhất” bao gồm:
a. Tất cả những hình thức nơ lệ hay tập tục giống nô lệ, buôn bán trẻ em, giam cầm
thế nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng ép hay bắt buộc để sử dụng trong các xung đột
có vũ trang.
b. Việc sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em với mục đích mại dâm, cho việc sản
8xuất sách báo hay các chương trình khiêu dâm.


c. Việc sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc
biệt cho việc sản xuất và buôn lậu ma túy như đã được định nghĩa trong các hiệp ước
quốc tế liên quan.

d. Những cơng việc có khả năng làm hại đến sức khỏe sự an toàn hay đạo đức của
trẻ em, do bản chất của cơng việc hay do hồn cảnh, điều kiện tiến hành công việc.
Điều 8. các nước thành viên sẽ tiến hành những bước thích hợp để hỗ trợ thực hiện
những quy định của Công ước này thông qua việc tăng cường hợp tác và/hoặc trợ giúp
quốc tế bao gồm sự hỗ trợ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội xóa bỏ nghèo
nàn và giáo dục phổ cập.
Các khái niệm liên quan:
1.4.1. Trẻ em
- Theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em là những người dười 18
tuổi, trừ phi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm”3
- Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam quy định:
“Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" 4
1.4.2. Lao động trẻ em
- “Lao động trẻ em là lao động dưới một độ tuổi nhất định của pháp luật mỗi một
quốc gia. Công ước 138 năm 1973 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quy định tuổi lao
động tối thiểu không được thấp hơn độ tuổi để hoàn thành giá dục bắt buộc và trong mọi
trường hợp không dưới 15 tuổi; đối với những nước mà cơ sở kinh tế và giáo dục chưa
phát triển thì độ tuổi này là 14. Đối với các công việc nhẹ, độ tuổi lao động của trẻ em có
thể là 13 tuổi hoặc 12 tuổi”5.

9

3 Điều 1, Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 20/11/1989 và có hiệu lực
ngày 2/9/1990.
4 Điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam, 2004.
5 Theo Khoản 1, Điều 2, Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu của Tổ chức Lao động quốc tế.


1.4.3. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
Theo Bộ luật Lao động, điều 163 : “Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa

thành niên là: không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu đến nhân cách của
họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế
ban hành. Thời giời làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới
18 tuổi không được quá 08 giờ một ngày và không quá 40 giờ một tuần. Thời giờ làm việc
của người dưới 15 tuổi không quá 4 giờ một ngày và không quá 20 giờ một tuần.” (Bộ
luật lao động, 2012, trang 106.)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HAI CÔNG ƯỚC 138 VÀ 182
TRONG LOẠI BỎ CÁC HÌNH THỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM TỒI TỆ Ở VIỆT
NAM
2.1. Thực trạng thực hiện công ước 138 và 182 ở việt nam trong việc loại bỏ lao
động trẻ em
Việt Nam gia nhập ILO từ năm 1980. Năm 1982, Việt Nam rút khỏi ILO vì lý do kỹ
thuật, tài chính. Năm 1992, Việt Nam gia nhập lại ILO; đến năm 2002, Việt nam và ILO
ký kết hiệp định thiết lập văn phòng ILO tại Hà Nội. Mọi hoạt động của ILO tại Việt Nam
luôn gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chính phủ và phù hợp với bốn mục
tiêu chiến lược về chương trình làm việc của ILO. Các hỗ trợ của ILO tập trung giúp
chính phủ hoạch định chiến lược và chính sách về lao động, việc làm nhằm giúp cải thiện
điều kiện sống và làm việc của người lao động.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 21 cơng ước của ILO, trong đó
6/8 cơng ước cơ bản, 3/4 công ước ưu tiên và 13/177 công ước ký thuật. 3 công ước
chúng ta chưa tham gia là công ước số : 87, 105. Đối với vấn đề sử dụng lao động trẻ em
thì hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có các quy định cụ thể. Những quy định của Bộ
10
luật Lao động hiện hành đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với các tiêu chuẩn
quốc tế liên quan, cụ thể là các tiêu chuẩn theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ
em, công ước ILO số 138 về tuổi lao động tối thiểu và công ước số 182 về loại bỏ các



hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Những nội dung về lao động trẻ em đã được triển
khai tích cực cùng với sự hỗ trợ của dự án nâng cao năng lực quốc gia để phòng ngừa và
giảm thiểu lao động trẻ em do Tổ chức Lao động quốc tế hỗ trợ.
Mặc dù trên thực tế Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do, hội
nhập quốc tế sâu rộng cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường đem đến nhiều thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mặc khác cũng đã đem đến những hình thức và
khn mẫu mới gây tổn thương tới trẻ em Việt Nam. Đối mặt với lỗ hổng này, các tổ chức
chính trị, xã hội không theo kịp được những thay đổi của cải cách kinh tế. Nhiều báo cáo
gần đây chỉ ra rằng đã có sự gia tăng di cư trong nước, cũng như số gia đình và trẻ em mồ
cơi đổi chỗ ở mà không đăng ký sống tại khu vực trung tâm thành thị. Nhiều em nhỏ phải
chịu nguy cơ bị bốc lột lao động và lạm dụng tình dục. Trẻ em và thanh thiếu niên làm
việc ở khu vực kinh tế phi chính thức, trong mơi trường lao động khơng được quản lý và
điều chỉnh. Dẫn đến thực trạng nhiều trẻ em mới chỉ trên dưới 10 tuổi nhưng cũng đã phải
làm mọi nghề để kiếm sống; từ những công việc đơn giản như: bán vé số, phụ việc quán
cơm,… tới những việc cần sự khéo léo như thợ sửa xe, cơng nhân xưởng may mặc,…và
thậm chí cả những cơng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như thợ cơ khí, phụ xây
dựng, phu đào đãi vàng. Trong hồn cảnh này trẻ em không được giáo dục đầy đủ cũng
như phát triển một cách lành mạnh.

11


Theo kết quả báo cáo Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 do Tổng cục
thống kê phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Lao động quốc
tế ILO thực hiện cho thấy: theo ước tính của cuộc điều tra cả nước có trên 18,3 triệu trẻ
em từ 5 - 17 tuổi. Trên một nửa trẻ em tham gia làm công việc nhà, thời gian làm việc nhà
mỗi tuần phổ biến ở mức 5- 20 giờ/tuần, trẻ em nông thôn tham gia làm việc nhà nhiều
hơn so với trẻ em thành thị, trẻ em gái tham gia làm việc nhà nhiều hơn trẻ em trai, ở độ
tuổi càng lớn thì tỷ lệ và thời gian tham gia việc nhà càng cao. Trong tổng số 18.3 triệu
trẻ, có khoảng 1/6 trong số này (2,83 triệu em) đang tham gia hoạt động kinh tế; gần 86%

trẻ em sinh sống ở nông thôn và gần 2/3 số này thuộc nhóm 15 - 17 tuổi. Do đặc thù nền
kinh tế Việt Nam phát triển còn ở mức thấp nên tuổi bắt đầu tham gia hoạt động kinh tế
khá sớm, phổ biến từ 12 tuổi trở lên. Có 1.75 triệu trẻ em thuộc nhóm lao động trẻ em,
chiếm 9.6% dân số trẻ em và khoảng 62% tổng số trẻ em đang hoạt động kinh tế, trong đó
tuổi bắt đầu làm việc của trẻ em cịn khá sớm, phổ biến là từ 12 tuổi trở lên. Hơn một nửa
trong số đó khơng đi học, tập trung làm ở nhóm ngành nơng nghiệp 67%, 15.7% trong
khu vực cơng nghiệp - xây dựng và 16.7% trẻ em làm trong khu vực dich vụ; một bộ phận
đáng kể trẻ em làm việc trong điều kiện lao động ngoài trời, đi lại nhiều dễ bị tai nạn,
thương tích và các tổn thương khác đến sựu phát triển thể chất của trẻ em. Trong tổng số
1.75 triệu lao động trẻ em, có gần 569 ngàn em, chiếm 32.4% có thời gian làm việc bình
quân trên 42 giờ/tuần. Thời gian lao động kéo dài ảnh hưởng đến việc tham gia học tập
của các em, có 96.2% số trẻ em này hiện tại khơng đi học.
Cũng trong báo cáo Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 thì có gần
25.000 trẻ em phải lao động nặng nhọc. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình lao động trẻ em một số tỉnh, thành phố như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Ninh cho thấy lao động trẻ em
diễn ra nhiều nơi. Thời gian làm việc của các em bình quân khoảng 4 - 5 giờ/ ngày. Đối
với một số ngành như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm, nhất là khi vào vụ sản xuất,
thời
12 gian làm việc có thể lên đến 8 - 9 giờ/ ngày. Ngoài ra số lao động trẻ em, nhất là trẻ
di cư từ các tỉnh nghèo lên thành phố phải làm th cũng là con só khơng nhỏ. Các em
phải chịu thiệt thòi bởi người sử dụng lao động thường coi việc sử dụng lao động trẻ em


là sự tận dụng của nguồn nhân công rẻ mạt, không phải chịu ràng buộc về hợp đồng lao
động, không thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cũng như nhiều nghĩa vụ khác. Với
mức giá nhân công rẻ mạt, phải lao động trong một môi trường và điều kiện không đảm
bảo, lao động trẻ em vẫn đang từng ngày buộc đối mặt với nguy cơ bị bốc lột sức lao
động thậm tệ. Thời gian làm việc của các em đôi khi bị chủ sử dụng ép buộc từ 11 - 12
tiếng, thậm chí lên tới 16 tiếng/ngày. Đối với những lao động trẻ em phục vụ tại quán ăn,
số tiền lương 1,8 đến 2 triệu đồng/tháng đã được xem là khoản thu nhập thuộc loại khá

bởi vẫn còn khơng ít trường hợp trẻ phải làm việc mà khơng được nhận đủ tiền công hoặc
thường xuyên bị chủ chửi bới, thậm chí là đánh đập,…
Ví dụ về một trường hợp về sử dụng lao động trẻ em: trong một báo cáo mới công bố
của của Quỹ Công lý Môi trường (EJF) cho biết tình hình trạng người Việt Nam đánh bắt
cá bất hợp pháp ở các nước cũng như sử dụng trẻ em để lao động trong lĩnh vực này vẫn
không thuyên giảm , dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể bị phạt “ thẻ đỏ” - bị cấm hoàn
toàn xuất khẩu thủy sản sang nước châu Âu. Trong báo cáo được công bố, EJF nhận định
rằng mặc dù năm 2018, Việt Nam có ban hành một số luật mới để ngăn chặn nạn đánh bắt
cá bất hợp, nhưng accs cuộc điều tra của tổ chức này trong năm nay cho thấy quy định
này vẫn chưa được áp dụng. Tình trạng ngư dân sang nước ngồi bắt cá trộm vẫn khơng
được cải thiện. Ngồi ra, trong báo cáo của EJF được thục hiện dựa trên cuộc khảo sát
239 thuyền viên từ 41 tàu cá Việt Nam bị Thái Lan bắt giữ khi đang đánh bắt tại vùng
biển nước này, báo cáo còn tiết lộ rằng trẻ em Việt Nam đang được đưa vào làm việc
trong điều kiện bẩn thỉu và khơng an tồn trên các tàu cá dài ngày. Trong 41 tàu cá, có đến
7 tàu có trẻ em làm việc, trong số đó có em chỉ mới 11 tuổi. Phản ánh thực trang quản lý
còn lỏng lẻo của pháp luật về vấn đề này.
Mặc dù, tai Điều 26 của luật trẻ em 2016 đã ghi rõ : ‘Trẻ em có quyền được bảo vê
dưới mọi hình thức để không bị bốc lột sức lao động, không phải lao động trước tuổi, quá
thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại,… theo quy định của pháp luật.”
13
Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy điều ngược lại khi tình trạng lạm dụng lao động trẻ
em vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian qua. Lạm dụng lao động trẻ em, nếu gây hậu quả


nghiêm trọng, sẽ bị xử lý hình sự. Vậy đâu là yếu tố cấu thành tội phạm? Hành vi lạm
dụng trẻ em sẽ bị xử phạt ra sao?
Là một trong những quốc gia tham gia đầy đủ vào các công ước bảo vệ và chăm sóc
trẻ em, Việt Nam đã có quy định rõ các nội dung xử lý vi phạm lạm dụng sức lao động trẻ
em. Đối với những hành vi lạm dụng sức lao động của trẻ em, sử dụng trẻ em vào những
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý và sự phát triển

của trẻ em được xử lý theo Điều 15, Nghị định 91/2011/NĐ - CP của Chính phủ ngày
17/10/2011, được quy định cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
Cha, mẹ bắt con, ngưới giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ, người nhận ni dưỡng trẻ
em bắt trẻ em mà mình ni dưỡng làm cơng việc gia đình q sức, q thời gian, ảnh
hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em
hoặc bắt trẻ em làm những công việc mà pháp luật cho phép; người nhận dạy nghề cho trẻ
em bắt trẻ em làm công việc quá sức, nặng nhọc quá thới gian, trong môi trường độc hại,
nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em. Phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng đối
với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng trẻ em làm việc trong những cơ sở xoa bóp,
vật lý trị liệu, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự phát
triển nhân cách của trẻ em; để trẻ em tham gia, sử dụng trẻ em trong sản xuất kinh doanh,
phổ biến sản phẩm văn hóa, thơng tin, truyền thơng, đồ chơi, trị chơi, đồ dùng có nội
dung bạo lực, đồi trụy, kinh dị, nguy hiểm, không phù hợp hoặc có hại cho sự phát triển
của trẻ em. Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng với hành vi sử dụng trẻ em mua bán, vận
chuyển hàng giả, hàng trốn thuế, hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới. Hình thức xử
phạt bổ sung: Tịch thu hàng trốn thuế, hàng hóa, tiền tệ do thực hiện hành vi quy định tại
khoản 3 điều này.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng mức độ xử lý các đối
tượng lạm dụng sức lao động ở trẻ em và bạo hành trẻ em vẫn còn quá nhẹ. Nghị định của
14
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số, gia đình nêu rõ, việc sử
dụng lao động trẻ em quá 7 giờ làm việc/ ngày sẽ bị phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng. Tuy
nhiên thực tế cho thấy, hầu hết những người sử dụng lao động trẻ em đều cố tình khơng


biết đến quy định này. Với cùng quan điểm, trong lĩnh vực chế tài, bà Thùy Nga cán bộ
phòng Pháp chế Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh Khẳng định với
RFA: “Cái sức răn đe, chế tài của pháp luật đối với những người còn nhiều sự sơ hở và
thiếu sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương. Nên những vụ việc vi phạm luật

về trẻ em chưa được phát hiện kịp thời và không được xử lý nghiêm khắc.”
Theo các chuyên gia Liên hợp quốc, nghèo đói chính là ngun nhân chủ yếu đẩy trẻ
em vào tay những chủ buôn bán lao động trẻ em trái phép. Ngoài số trẻ bị lừa bán và buộc
phải lao động, thực tế, vì nghèo đói, nhiều cha mẹ đã bán con cái của mình vào các cơ sở
sản xuất để trang trải các khoản nợ hoặc cải thiện tình hình tài chính. Do đó, ngồi lao
động để nuôi sống bản thân, nhiều em trong số đó buộc phải làm việc để ni sống gia
đình.
Ngồi ra tình trạng sử dụng lao động trẻ em là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác:
- Đại đa số người dân chưa nắm được hoặc một số trường hợp cố tình bỏ qua các quy
định pháp luật về nghiêm cấm sử dụng trẻ em cho các công việc nặng nhọc từ đó dẫn đến
tình trạng sử dụng, bốc lột sức lao động của trẻ em trái pháp luật chỉ vì những lợi lộc
trước mắt về việc trả cơng rẻ và việc ra lệnh cho lao động trẻ em làm việccũng dễ dàng
hơn so với lao động là người lớn, bỏ qua nhiều quyền lợi và các điều khoản ràng buộc của
hợp đồng lao động.
- Nhận thức bảo thủ của cha mẹ như: con gái khơng cịn học nhiều như con trai, thay
vào đó làm việc nhà, muốn rèn luyện và xây dựng kỹ năng sống cho con từ nhỏ, hoặc bắt
con sớm nối nghiệp mình.
Thực trạng này đã đẩy hàng triệu trẻ em trở thành lực lượng lao động bất đắc dĩ tài
một số địa phương. Các em chỉ có một lựa chọn: làm việc hoặc chết đói.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam thực hiện hai Công ước để giải
15

quyết lao động trẻ em
2.2.1. Thuận lợi:
Hiện nay, việc xóa bỏ lao động trẻ em được thực hiện theo nhiều biện pháp khác

nhau ở các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở mỗi nước, mỗi vùng sẽ có những giải


pháp riêng và được áp dụng tùy theo điều kiện, hồn cảnh của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Có nhiều chương trình, biện pháp đã được áp dụng thành cơng ở các quốc gia để xóa bỏ
lao động trẻ em. Như với nước Tan-za-ni-a, có tỷ số người nghèo, đói cao với những gia
đình đơng con và thiếu giáo dục, từ các yếu tố này đã đẩy trẻ em đi làm việc nhiều hơn;
với sự hỗ trợ của chương trình quốc tế về loại bỏ lao động trẻ em, một nhánh của liên
đoàn Thương mại Ta-za-ni-a đã thực hiện các hoạt động chiến lược cung cấp cho trẻ em
và gia đình trong khu vực được ưu tiên chọn những lựa chọn khác thay cho đi làm, hướng
đến gia tăng năng lực nhận dạng giám sát và ngăn cản việc tuyển dụng trẻ em; cùng với
nhiều quốc gia khác đã thực hiện thành công. Với sự thành công trong bước đầu thực
hiện, đã để lại nhiều kinh nghiệm quốc tế để Việt Nam nghiên cứu, noi theo và rút ra
hướng đi mới cho giải quyết lao động trẻ em:
- Tăng cường hiểu biết của cộng đồng, xã hội và doanh nghiệp về việc sử dụng lao
động trẻ em.
- Bổ sung, cụ thể hóa các quy định pháp luật về lao động trẻ em nói chung và ngăn
ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em nói riêng.
Việt Nam tích cự tham gia chương trình quốc tế xóa bỏ lao động trẻ em, nhờ đó mà
đưa ra được một số biện pháp phịng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em trong lĩnh vực du
lịch tại khu vực miền núi ít người. Xây dựng, đánh giá và tài liệu hóa các mơ hình can
thiệp và lồng ghép hiệu quả nhằm giảm thiểu các hình thức lao động trẻ em tồi tệ tại khu
vực các tỉnh được chọn, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mơ hình.
Việt Nam cũng nắm lợi thế khi là một trong những quốc gia tham gia đầy đủ vào các
cơng ước bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Việt Nam có quy định rõ các nội dung xử lý vi phạm
lạm dụng sức lao động trẻ em. Đối với những hành vi vi phạm đều xẽ bị xử lý theo Điều
15, nghị định 91/2011/NĐ - CP của chính phủ.
2.2.2. Hạn chế
16

Mức sống của người dân Việt Nam ở nhiều địa phương cịn ở mức thấp, dẫn đến các

chi phí sinh hoạt tối thiểu không đủ đáp ứng, đẩy trẻ em đến với việc đi làm việc sớm để
phụ giúp gia đình cũng như tự ni sống bản thân.



Pháp luật Việt Nam về lao động trẻ em tuy là tương đối đầy đủ về nội dung các quy
định trong điều luật, mặc dù vậy cũng còn nhiều hạn chế do công tác tuyên truyền phổ
biến rộng rãi các điều khoản quy đinh của Công ước chưa được thực hiện đúng mức, đại
đa số người dân vẫn còn chưa nắm bắt được một cách đầy đủ và trọng vẹn thơng tin. Từ
lý do đó dẫn đến việc người sử dụng không hiểu hoặc một số trường hợp cố ý bỏ qua quy
định pháp luật mà sử dụng trẻ em lao động trong những công việc không phù hợp, làm
việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
Một điểm còn yếu của pháp luật về lao động trẻ em là đưa ra các chế tài xử phạt
chưa thỏa đáng, không xử lý kịp thời những trường hợp chủ sử dụng lao động vi phạm,
dẫn đến trẻ em bị bốc lột về sức lao động.
Từ những con số đáng báo động theo báo cáo của Khảo sát quốc gia về lao động trẻ
em chứng tỏ một thực tế rằng tình hình kinh tế - tài chính ảnh hưởng rất lớn đến việc trẻ
em phải lao động sớm, càng ở khu vực nghèo khó thì càng có nhiều trẻ em phải làm việc
cực nhọc, khơng được vui chơi, giải trí thậm chí phần đơng trẻ em khơng được tới trường.
Nhận thức của các bậc làm cha, làm mẹ về các quyền lợi của con cái chưa cao, đa phần
trẻ em phải lao động sớm phụ giúp gia đình. Điều này cịn phản ánh một thực trạng là
công tác quản lý, giám sát của chính quyền địa phương về tình hình sử dụng lao động trẻ
em tại chính địa phương cịn hạn chế, không kịp thời ngăn cản và giải quyết nếu lao động
trẻ em bị bạo hành, bốc lột.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ
EM
Để loại bỏ được tình trạng sử dụng lao động trẻ em do hồn cảnh gia đình trẻ em cịn
khó khăn, về phía chính phủ và nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn nữa các chính sách
hỗ trợ giảm nghèo chung với các biện pháp cụ thể:
Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo: Tạo điều
kiện cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn,
17
khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, thực hiện có

hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ
là phụ nữ. Thực hiện tốt các chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thôn, nhất là lao


động nghèo, ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên
dạy nghề, gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng
chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước.
Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: thực hiện có hiệu quả các chính sách miễn giảm học
phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các
cấp học, tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghèo.
Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên cơng tác ở địa bàn khó khăn,
khuyến khích xây dựng và mở rộng quỹ khuyến học, ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ
sở trường, lớp ở các xã nghèo, thơn, bản đặc biệt khó khăn.
Từ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của chính phủ sẽ phần nào giải quyết tình trạng
khó khăn của các gia đình hộ nghèo nói chung, nâng cao dần mức sống của người dân,
hạn chế tình trạng trẻ em phải tham gia lao động và các quyền lợi của trẻ em về học tập,
vui chơi sẽ đáp ứng tốt hơn.
Một trong những nguyên nhân của sử dụng lao động trẻ em là một bộ phận người
dân khơng nắm bắt được những gì mà Công ước cũng như các Điều luật quy định về cấm
sử dụng lao động trẻ em và các trường hợp được sử dụng lao động trẻ em. Từ đó dẫn đến
tình trạng chủ lao động sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật. Để giải quyết vẫn đề này,
cần phải đề cao hơn nữa vai trò của pháp luật, về tuyên truyền pháp luật cho người dân
thông qua các kênh thông tin đại chúng, thế nhưng để thực hiện tun truyền có hiệu quả
khơng hề đơn giản.
Thứ nhất hiện nay pháp luật của nước ta khá phức tạp, chồng chéo, khó hiểu, ngay
đến cả những người học về luật cũng có thể sẽ khơng lường trước được những rủi ro pháp
lý tiềm ẩn khi áp dụng, Không dánh đảm bảo bản thân nắm đúng, đủ về một vấn đề cụ
thể. Vậy cách để phổ biến cho người dân hiểu, nắm bắt được vấn đề trong thời gian ngắn,
thì bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thì phương
pháp tun truyền đóng vai trị quan trọng. Nên tìm ra cách giải thích đơn giản về những

18
vấn đề thực sự quan trọng trong nội dung Công ước, đúng vào sự quan tâm của người
dân. Tìm ra phương pháp đối với từng đối tượng, Chỉ khi đó thì các điều luật mới có thể
thực sự đi đến người dân được.


Việc tuyên truyền cần phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài và có trọng điểm.
Cần lên kế hoạch cho một chương trình tuyên truyền với những định hướng rõ ràng. Từng
bước từng bước tiếp cận, đưa những quy định của pháp luật vào cuộc sống hàng ngày,
giúp người dân có cách nhìn thực sự đúng đắn, chuẩn xác từ đó việc chấp hành các quy
định, điều luật trở nên tốt hơn.
Một trong các giải pháp giảm thiểu được tình trạng người sử lao động cố tình bỏ qua
các quy định của pháp luật để sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật với những cái lợi
trước mắt về trả công lao động rẻ, bỏ qua nhiều quyền lợi cần đáp ứng nếu sử dụng lao
động là người lớn, bỏ qua được các điều khoản ràng buộc của hợp đồng. Để phát hiện và
ngăn cản kịp thời đối với thực trạng này nhà nước ta cần có các biện pháp tăng cường
hoạt động kiểm tra, giám sát đối với tất cả các cấp trong phạm vi cả nước.
Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bậc cha, mẹ, cung cấp những thơng tin hữu ích
và thật sự cần thiết về những quyền và lợi ích của con trẻ, nên quan tâm, chăm lo hơn đối
với đời sống hàng ngày của trẻ; bởi vì cha, mẹ là người tác động trực tiếp và mạnh mẽ
nhất đối với sự hoàn thiện nhân cách và phát triển bản thân của trẻ em.
Ngoài những chính sách về nâng cao đời sống kinh tế - tài chính, nhà nước cũng nên
đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm các trường học, bệnh viện, khu vui chơi, những cơng
trình cơng cộng đối với những địa phương cịn khó khăn thiếu thốn; đảm bảo phần nào đó
về điều kiện học tập cho các em, tạo điều kiện cho trẻ vun mầm và nuôi dưỡng ước mơ.

19


PHẦN KẾT LUẬN

Sau gần 20 năm, Việt Nam thực hiện hai công ước 138 về tuổi lao động tối thiểu và
cơng ước số 182 về loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu trong giải quyết vấn nạn về sử dụng lao động trẻ em, có các biện
pháp can thiệp và xử lý kịp thời tới những hành vi chủ sử dụng lao động bốc lột sức lao
động trẻ em, tích cực thực hiên các cơng tác về tun truyền phòng chống vấn nạn sử
dụng lao động trẻ em, tạo điều kiện cho các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn được cắp sách
đến trường, đảm bảo cho trẻ em trong cả nước dược hưởng đầy đủ những quyền lợi của
mình về giáo dục, y tế, sức khỏe, được vui chơi giải trí. Bên cạnh những khó khăn đang
gặp phải, thì nhà nước ta đã và đang khơng ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng
cường các hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng lao động trẻ em trên phạm vi cả
nước, tăng cường hơn nữa các chế tài trong xử lý các trường hợp lạm dụng lao động trẻ
em trái với quy định của pháp luật. Lồng ghép giải quyết các vấn đề về lao động trẻ em
với các chính sách phát triển kinh tế xã hội (phát triển nơng thơn, hiện đại hóa nơng
nghiệp, phát triển kinh tế hàng hóa giáo dục, đào tạo nghề, giảm nghề,…) trong khu vực
nông thôn với mong muốn xóa bỏ lao động trẻ em trên diện rộng. Về phía gia đình, với
vai trị rất quan trọng với sử dụng lao động trẻ em, nâng cao ý thức trong việc sử dụng trẻ
em trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, xóa bỏ hình thức trẻ em làm việc nặng nhọc
độc hại, đồng thời vẫn đảm bảo thời gian phụ giúp gia đình của trẻ em.
Phát biểu khai mạc Hội thảo Cam kết lao động CPTPP và EVPTA 6, Thứ trưởng Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết: “ Xóa bỏ lao động trẻ em là
một ưu tiên toàn cầu và được cả thế giới công nhận”, đồng thời ông cũng nhấn mạnh giải
quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức lao động nặng
nhọc, độc hại nguy hiểm, chúng ta cần có sự tham gia tích cực, sự liên minh, liên kết chặt
chẽ của tất cả các đối tác trong xã hội, gia đình và cộng đồng. Cũng trong Hội thảo, Việt
Nam
20 cam kết và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 8.7, Việt Nam đang triển khai xây
dựng một kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2019 - 2025 để thực hiện mục tiêu 8.7,
tập trung vào các vấn đề chính để giải quyết vấn đề lao động trẻ em trên các lĩnh vực như
6 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, gọi tắt là EVPTA



phịng ngừa lao động trẻ em lĩnh vực nơng nghiệp, phòng lao động trẻ em trên lĩnh vực
kinh tế và chuỗi cung ứng,… Đồng thời những chính sách, chủ trương, hướng đi cụ thể
cho phòng chống lao động trẻ em trong tương lai.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2012). Bộ luật lao động, ban hành ngày 18/6/2012
2. Nguyễn Duy Phúc, 2012. Các nguyên lý quan hệ lao động. Hà Nội: NXB. Lao động
- Xã hội.
3. Châu Hoài Bão, 2019. Bài giảng nguyên lý quan hệ lao động. Trường đại học Lao
động - Xã hội.
4. ILO (2003). Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu, ban hành ngày 24/6/2003.
5. ILO (1999). Công ước số 182 về loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất,
ban hành ngày 17/6/1999.
6. Anh Thư, 2019. Hậu quả của việc sử dụng lao động trẻ em.
< . [Ngày truy cập: ngày 14 tháng 12 năm 2019]

7. ILO, Tổng cục thống kê, 2014. Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2012 các kết
quả chính.
< [Ngày truy cập: ngày 14 tháng 12 năm 2019]

8. Mai Đan, 2018. Tỷ lệ lao động trẻ em Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của thế
giới. < />
[Ngày truy cập: ngày 15 tháng 12 năm 2019]

22




×