Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.41 KB, 30 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA CỦA VIỆT NAM
TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2021

GVHD

: Trần Thị Quỳnh Nga

Người thực hiện: Huỳnh Kim Tuyến - 2030070002
LỚP: 20CDQTKD01

Khóa: 13

Tp. HCM – tháng 6 năm 2021


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA CỦA VIỆT NAM
TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2021



GVHD

: Trần Thị Quỳnh Nga

Người thực hiện: Huỳnh Kim Tuyến - 2030070002
LỚP: 20CDQTKD01

Khóa: 13

Tp. HCM – tháng 6 năm 2021


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI
Tên mơn học: Kinh tế vĩ mơ

Mã mơn học: MH3104602

Tên đề tài: CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA CỦA VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH
DỊCH BỆNH NĂM 2021
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Quỳnh Nga
Họ tên HSSV: Huỳnh Kim Tuyến
T

MS HSSV: 2030070002

Nội dung yêu cầu


Thang điểm

Phần 01: Hình thức trình bày (1.5 điểm)
1

Trình bày chung

0.5

2

Trình bày nội dung đúng quy định về biểu mẫu

1.0

Phần 02: Nội dung ( 8.5 điểm)
1

Phần mở đầu

0.5

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
2

1. Giới thiệu tổng quan về đề tài

1.0


2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày được các khái niệm, lý thuyết liên
quan đến đề tài nghiên cứu
1.0
Chương 2: Nội dung đề tài nghiên cứu

3

2.1. Trình bày thực trạng đề tài nghiên cứu

2.0

2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng

2.0

Chương 3: Kết luận và kiến nghị
4

3.1. Kết luận

1.0

3.2 Kiến nghị (đề xuất giải pháp)

1.0


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Điểm bài tập lớn:…../10

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 1
1. LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................ 2
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2
1.2 Mục đích nghiên cứu chính sách tài khóa............................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
1.5. Cấu trúc bài tiểu luận..........................................................................................3

2. CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................5
2.1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................5
2.1.1. Chính sách tài khóa là gì?..........................................................................5
2.1.2. Thế nào là nền kinh tế lạm phát?................................................................5
2.1.3. Thế nào là nền kinh tế suy thoái?................................................................5
2.1.4. Thuế là gì?..................................................................................................6
2.1.5. Chi tiêu của chính phủ là gì?......................................................................7
2.2. Đặc điểm của chính sách tài khóa.......................................................................7
2.3. Chức năng của chính sách tài khóa.....................................................................9
3. THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT NAM..........................14
4. GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA VIỆT NAM....................................20
4.1. Tăng cường xã hội hóa các nguồn lực..............................................................20
4.2. Tăng tính cơng khai minh bạch.........................................................................20
4.3. Hướng chính sách tài khóa đến mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững........21
4.4. Tăng cường thực hiện chính sách an sinh xã hội..............................................21
4.5. Nâng cao chất lượng công tác dự báo...............................................................21
5. KẾT LUẬN.............................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................23


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Thuế...............................................................................................................6
Hình 2.2: Chính sách tài khóa thu hẹp...........................................................................8
Hình 2.3: Chính sách tài khóa mở rộng.........................................................................9
Hình 2.4: Tỉ lệ việc làm khi áp dụng chính sách tài khóa mở rộng..............................12
Hình 2.5: Tỉ lệ việc làm khi áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp................................12
Hình 3.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2020.......................................16
Hình 3.2: Đối tượng nào được tham gia gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng?................18



MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh sự khác nhau giữa chính sách tài khóa mở rộng và thu hẹp............10
Bảng 3.1: Các lý do khơng nhận được hỗ trợ từ Chính phủ ...................................... 199


TRƯỞNG KHOANGÂN
TỔHÀNG
TRƯỞNGĐỀ

THICHỦ NHIỆM

BỘ MÔN

ĐỀ TÀI

THÔNG TIN HỌC PHẦN

LỜI CẢM ƠN

Tên học phần

: ghi rõ thông tin

Qua khoản thời gian cùng gắn bó học tập mơn Kinh Tế Vĩ Mơ này, em đã cảm
Mã số
học phần
ghi rõvàthơng
tinthành hơn.
thấy mình trở thành
người

biết ơn, biết trân: trọng
trưởng

Sốem
tín xin
chỉgửi
(ĐVHT)
: ghi
rõ thơng
tin Nga, người đồng hành
Trước hết,
lời cảm ơn đến
cơ Trần
Thị Quỳnh
cùng em trong Khóa
suốt thời
gian vừa qua. Nhờ
có cơ
trong
trình theo
học nào
mà em
áp dụng
: ghi
rõ mà
thơng
tinq
áp dụng
từ khóa
đã có những kiến thức bổ ích cho mình, thơng qua những tài liệu q giá mà cơ đã

dành tặng cho em.
HÌNH
LÝCao
THUYẾT
– TỰ
Hiện
tại, THỨC
em đangTHI:
theo học tại trường
đẳng Kinh
tế -LUẬN
Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh. Thời
Nhờ có
q thầy cơ của trường
em có
điều
gian
: ghi mà
rõ thời
gian
thikiện và cơ hội để thực
hiện bài tiểu luận này – một cơ hội vơ cùng q giá để chúng em có thêm nhiều kiến
Tài liệu
: ghi rõ được hay không được sử dụng
thức, học hỏi được những điều hay và trở thành một con người hồn thiện hơn.
tài liệu

Mơn học Kinh Tế Vĩ Mô là một môn học vô cùng thú vị và bổ ích, mang lại
nhiều giá trị thực tiễn để ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn

nhiều hạn
và khả năng
thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, dù đã cố gắng
SỐchế
LƯỢNG
CÂUtiếp
HỎI
hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những thiếu sót và nhiều
Số câu hỏi/đề thi
: ghi rõ số lượng câu hỏi/đề thi
chỗ chưa được chính xác. Kính mong quý thầy cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

1|Page


1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn thế
giới, trận đại dịch này đã tác động mạnh mẽ đến các mặt trong đời sống xã hội, đặc
biệt là nền kinh tế. Đối mặt với những bất lợi mà dịch bệnh mang lại, Việt Nam buộc
phải tìm kiếm giải pháp để ổn định nền kinh tế. Trong đó chính sách tài khóa là một
trong những chính sách quan trọng thông qua chế độ thuế và đầu tư cơng để tác động
đến nền kinh tế. Vậy chính sách tài khóa phải thực hiện như thế nào để giúp Việt Nam
vượt qua khó khăn trong tình hình hiện tại?
Bên cạnh việc giúp Việt Nam ổn định nền kinh tế, những ứng biến linh hoạt
trong chính sách tài khóa cịn là một bước đệm để giúp Việt Nam có những hướng đi
mới và phát triển bền vững trong tương lai.


1.2 Mục đích nghiên cứu chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa có ý nghĩa và vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế
vĩ mô. Đây là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế thơng qua chính sách chi
tiêu mua sắm và thuế. Ở trong điều kiện bình thường, chính sách tài khố được sử
dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu
suy thối hay phát triển q mức, chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử
dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Trong nền kinh tế, chính sách tài khóa đóng vai trị là một cơng cụ phân phối và
tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh
thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức là chính sách
tài khóa nhằm tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho
đầu tư và tăng trưởng. Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định
hướng phát triển. Tăng trưởng kinh tế dù trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối
cùng của chính sách tài khóa.
Trong tình hình dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thì việc điều hành
chính sách tài khóa thận trọng, linh hoạt kết hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm
ổn định nền kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó,
tiếp tục mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đảm bảo cạnh tranh bình
đẳng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định,
vững chắc, tiếp tục quán triệt quan điểm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí là những giải
pháp để chính sách tài khóa có thể phát huy vai trị của mình trong nền kinh tế.

2|Page


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu chính sách tài khóa giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về
nền kinh tế. Trong bài tiểu luận này chỉ đề cập những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế
để học tập, đầu tư hoặc đơn giản là hiểu những gì xãy ra xung quanh mình. Phân tích

mổ xẻ nhiều khía cạnh về chính sách tài khóa trong năm 2021 đầy biến động, đề cập
đến một số chính sách nhà nước đã ban hành trong những năm trước. Đề ra những bất
cập trong chính sách tài khóa, từ đó tìm được giải pháp để hạn chế hoặc giải quyết
những bất cập khi thực hiện chính sách tài khóa gây ra.
Đối tượng được nghiên cứu trong bài tiểu luận này là chính sách tài khóa trong
nền kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2021, các chính sách của chính phủ liên quan đến
chính sách tài khóa để củng cố lại ngân sách, cơ cấu lại nợ công tạo ra dư địa vĩ mô để
hấp thụ các cú sốc vĩ mô do dịch bệnh mang lại.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận về chính sách tài khóa sữ dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết
kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nghĩa là dựa trên những thông tin từ
các nguồn tin chính thống. Phân tích những thơng tin này trên lý thuyết, đào sâu, bóc
tách vấn đề mà chính sách tài khóa tác động đến nền kinh tế và thực tế khi chính phủ
áp dụng chính sách tài khóa trong những năm trước năm 2021. Từ đó rút ra được
những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng chính sách tài khóa, những mặt cần cải thiện,
đề ra những phương pháp phù hợp với thực tế trong tình hình hiện tại.

1.5. Cấu trúc bài tiểu luận
Cấu trúc của bài tiểu luận này gồm 5 chương:
 Chương 1: Giới thiệu về đối tượng tập trung chủ yếu của bài tiểu luận, mục
đích của việc phân tích chính sách tài khóa mang lại giá trị gì cho xã hội và
định hướng phương pháp chính yếu cần thực hiện.
 Chương 2: Nhũng vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách tài khóa, các khái
niệm khác có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, phân tích đặc
điểm và chức năng của chính sách tài khóa trên cơ sở lý thuyết.
 Chương 3: Thực trạng của chính sách tài khóa khi được áp dụng trong những
năm trước và năm 2021 chính sách được thực hiện như thế nào. Những mặt cịn
hạn chế trong thực tiễn thực hiện chính sách tài khóa.
 Chương 4: Từ những hạn chế trong thực tiễn thực hiện chính sách tài khóa, đề

ra những hướng đi đúng đắn để làm cho chính sách ngày càng phù hợp với thực
tế, tiếp cận được với đối tượng và phát huy vai trị của mình trong nền kinh tế.
3|Page


 Chương 5: Những đánh giá chung nhất về chính sách tài khóa trong khi áp
dụng vào thực tế, bên cạnh những thành tựu đạt được thì những mặt cịn yếu
kém và chưa được thực hiện tốt sẽ được tổng kết cụ thể. Thêm vào đó là đưa ra
những ý kiến đề xuất để chính sách tài khóa có thể khắc phục được nhược điểm
của mình.

4|Page


2. CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Chính sách tài khóa là gì?
Trong những cuộc biến động về kinh tế, chính phủ cần phải áp dụng các biện pháp để
đưa nền kinh tế trở về mức ổn định, không thể để nền kinh tế phát triển quá nhanh
hoặc nền kinh tế trở nên suy thoái. Trong những chính sách này, thì chính sách tài
khóa (fiscal policy) là một cơng cụ của chính phủ trong nền kinh tế vĩ mô nhằm tác
động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp như:
 Thay đổi chi tiêu của chính phủ (thay đổi G).
 Tăng hoặc giảm thuế (thay đổi T).
 Thay đổi đồng thời chi tiêu chính phủ và hệ thống thuế (thayt đổi cả G và T).

2.1.2. Thế nào là nền kinh tế lạm phát?
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục
của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó. Khi
mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so

với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Vào năm 1923 đã xãy ra siêu lạm phát ở Đức, khi đồng Mark bị hủy diệt. Trong thời
điểm này, một ly cà phê giá 14.000 mark, một vé đi nhà hát giá 1 tỉ mark (hiện nay giá
1 DEM = 14.268 VND). Sự kiện này cho đến ngày nay vẫn còn là một dấu ấn trong
lịch sữ tiền tệ nước Đức. Qua sự kiện này cho thấy, khi một nền kinh tế lạm phát là
một điều cực kì bất lợi đối với đất nước. Do vậy, chính phủ cần phải đưa ra các biện
pháp trước tiên khi có những dấu hiệu của lạm phát.

2.1.3. Thế nào là nền kinh tế suy thoái?
Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của tổng
sản phẩm quốc nội thực (NGDP thực) trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp
trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý).
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế, sự khủng
hoảng này có thể phá vở nền kinh tế. Đơn cử là vào đầu những năm 80, Liên Xơ lâm
vào khủng hoảng tồn diện, khi đó nền kinh tế của nước này suy sụp nghiêm trọng,
hàng hóa và lương thực khang hiếm. Qua cuộc khủng hoảng này chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô hoàn toàn chấm dứt. Do vậy, nền kinh tế suy thối là một trong những
nguy cơ nguy hiểm có thể dẫn đến sụp đổ một đất nước, chính vì thể mà chính phủ cần
5|Page


đưa ra những chính sách kịp thời để ngăn cản nền kinh tế suy thoái trở nên trầm trọng
hơn.

2.1.4. Thuế là gì?
Chúng ta thường nhắc đến thuế như một khoản tiền công quỹ phải nộp cho nhà nước
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế.
Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác
nhau về thuế. Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản
thu bắt buộc, khơng bồi hồn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân

nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước vì lợi ích chung”.
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… Nhưng về cơ bản thuế
được chia làm hai loại như sau:
 Thuế trực thu (direct taxes): là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản hoặc thu
nhập của người dân.
 Thuế gián thu (indirect taxes): là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch
vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế nói chung, thuế có vai trị tác động đến thu nhập khả dụng của
cá nhân và tác động khiến giá cả cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi. Cả hai loại tác động
này của thuế đều gây ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của cá nhân. Từ tác động đến
hành vi tiêu dùng của một cá nhân, chính phủ có thể điều chỉnh GDP theo hướng ổn
định và phát triển bền vững.

Hình 2.1: Thuế

6|Page


2.1.5. Chi tiêu của chính phủ là gì?
Chi tiêu của chính phủ là các khoảng mà chính phủ chi ra để tác động vào một nền
kinh tế. Chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ
và chi chuyển nhượng. Cụ thể:
 Chi mua hàng hóa và dịch vụ: chính phủ dùng các khoảng ngân sách để đầu
tư vào các cơng trình công cộng như xây dựng đường xá, cầu cống và các cơng
trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước,….
 Chi chuyển nhượng: là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng
chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.
Chi tiêu của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách nhà nước. Có 3 loại
ngân sách nhà nước:

 Ngân sách cân bằng T=G: khi chi tiêu của chính phủ bằng số thuế mà
chính phủ thu được.
 Thặng dư ngân sách T>G: khi chi tiêu của chính phủ nhỏ hơn so với số
thuế nhà nước đã thu.
 Thâm hụt ngân sách Tthuế đã thu.
Khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt, nhà nước sẽ đưa ra các giải pháp để cải
thiện thâm hụt ngân sách như phát hành trái phiếu, vay nợ,…

2.2. Đặc điểm của chính sách tài khóa
Khi nền kinh tế lạm phát thì sản lượng và thu nhập quốc gia lớn hơn nhiều so với
mức sản lượng tiềm năng (Y > Yp ). Khi nền kinh tế lạm phát cao do cầu kéo. Để hạn
chế nền kinh tế phát triển quá nhanh, chính phủ sẽ đánh thuế (T) nhiều hơn và giảm
chi tiêu của chính phủ (G), đây được gọi là chính sách tài khóa thu hẹp.
 Khi giảm chi tiêu của chính phủ: G dẫn đến tổng cầu giảm AD
 Khi chính phủ tăng thuế: T dẫn đến thu nhập của người dân bị hạn chế Y d.
Khi thu nhập người dân giảm họ có khuynh hướng chi tiêu ít hơn C. Do đó,
tổng cầu cũng giảm AD
Khi AD thì thu nhập quốc gia giảm Y. Mục tiêu của chính sách này là cắt giảm
tổng cầu, điều chỉnh lạm phát. Trong hình 2.2 ta thấy khi đường IS 0 → IS1 thì Y0 > Y1.
Chính sách tài khóa thắt chặt là cơng cụ của chính phủ thơng qua điều chỉnh G, T sẽ
làm giảm thâm hụt ngân sách.

7|Page


Hình 2.2: Chính sách tài khóa thu hẹp
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thối thì sản lượng và thu nhập quốc gia sẽ nhỏ hơn
so với mức sản lượng tiềm năng (Y < Y p ), do vậy nhà nước cần giảm thuế và tăng chi
tiêu của chính phủ. Chính sách này được gọi là chính sách tài khóa mở rộng.

 Khi tăng chi tiêu của chính phủ: G dẫn đến tổng cầu tăng AD
 Khi chính phủ giảm thuế: T dẫn đến thu nhập khả dụng của người dân tăng lên
Yd. Khi thu nhập người dân tăng lên họ có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn
C. Do đó, tổng cầu cũng tăng lên AD
Khi AD thì thu nhập quốc gia tăng Y. Mục tiêu của chính sách này là kích cầu
cho nền kinh tế, kéo nền kinh tế thốt khỏi suy thối. Trong hình 2.2 ta thấy khi đường
IS0 → IS1 thì Y0 < Y1. Chính sách tài khóa mở rộng là cơng cụ của chính phủ thơng qua
điều chỉnh G, T dẫn đến gia tăng thâm hụt ngân sách. Khi ngân sách nhà nước thâm
hụt, chính phủ sẽ sữ dụng các biện pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách:
 Vay trong nước thơng qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ. Biện pháp
này có nhược điểm là gây ra hiệu ứng lất át đầu tư vì doanh nghiệp khó tiếp cận
với tín dụng và phải trả lãi xuất cao.
 Vay nước ngoài
 Phát hành tiền. Khi chính phủ đưa một lượng tiền ra ngồi thị trường dẫn đến
dư tiền trong thị trường, do vậy sẽ dẫn đến lạm phát. Lạm phát trong một nền
kinh tế phát triển không hẳn là một điều xấu, nếu vận dụng linh hoạt thì sẽ đưa
nền kinh tế phát triển.
8|Page


Hình 2.3: Chính sách tài khóa mở rộng

2.3. Chức năng của chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là cơng cụ chỉ có chính quyền trung ương (chính phủ) mới
có quyền và chức năng thực thi, cịn chính quyền địa phương khơng có chức năng này.
Mục tiêu của chính sách tài khóa là khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển q
mức hoặc suy thối thì nó lại được dùng như công cụ để đưa nền kinh tế trở lại trạng
thái cân bằng. Xét trong điều kiện bình thường thì chính sách tài khóa cịn có tác động
giúp tăng trưởng kinh tế. Dù tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp thì mục tiêu cuối cùng
của chính sách tài khóa là hướng đến mục tiêu tăng trưởng, định hướng phát triển và

ổn định nền kinh tế.
Thông qua thay đổi chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế, chính sách tài khóa
sẽ tái cơ cấu lại sự phân bổ nhân tố sản xuất trong nền kinh tế cho các mục đích sữ
dụng khác nhau dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời khắc phục hậu quả
do sự phân bố các nguồn lực khơng hiệu quả. Từ đó làm chuyển dịch cơ cấu theo
hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất
nước.

9|Page


Chính sách tài khóa là cơng cụ để ổn định môi trường kinh tế thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế và đầu tư. Là công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc
dân GDP.

Bảng 2.1: So sánh sự khác nhau giữa chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài
khóa thu hẹp

Điều kiện:

Chi
tiêu
của
chính
phủ

Chính sách tài khóa mở
rộng: G, T

Chính sách tài khóa thu

hẹp: G, T

Khi nền kinh tế lâm vào suy
thoái và khủng hoảng, các
thành phần kinh tế ngồi nhà
nước đóng góp rất nhỏ vào
tổng sản phẩm quốc nội
GDP. Nếu tình trạng này kéo
dài sẽ gây ra khủng hoảng về
kinh tế. Do vậy, nhà nước
phải tăng cường đầu tư cơng
và khuyến khích đầu tư tư
nhân thơng qua sữ dụng
cơng cụ chính sách tài khóa
mở rộng.

Khi nền kinh tế đột ngột
phát triển nhanh chóng
khơng quan tâm đến mơi
trường, kích thích tiêu thụ
và khai thác tài ngun
q mức sẽ gây ra những
hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế và xã hội. Do đó,
nhà nước cần phải thắt
chặt đầu tư công và hạn
chế sự quá triển quá mức
của doanh nghiệp

Chi mua hàng

hóa và dịch vụ: Chính phủ dùng ngân sách
để xây dựng các cơng trình
cơng cộng, hành động của
chính phủ sẽ tác động đến
tổng cầu theo tính chất số
nhân.

Chính phủ giảm chi mua
sắm hàng hóa và dịch vụ,
tác động của chính phủ sẽ
làm tổng cầu thu hẹp với
tốc độ nhanh hơn.

Cơng thức tính số nhân K:

10 | P a g e


Chính phủ tăng cường các
khoản trợ cấp, điều này gián
Chi
chuyển tiếp tác động đến tổng cầu
thông qua sự ảnh hưởng về
nhượng:
thu nhập và chi tiêu. Khi
tăng các khoản trợ cấp chi
tiêu của người dân cũng có
xu hướng tăng lên.

Chính phủ giảm các

khoản trợ cấp trong xã hội
dẫn đến việc giảm các
khoản thu nhập khả dụng,
từ đó tổng cầu sẽ giảm về
mức ổn định hơn.

Hệ thống thuế sẽ được nhà
nước giảm đi đáng kể trong
một nền kinh tế suy thoái.
Khi thuế giảm làm thu nhập
khả dụng tăng lên và giá cả
của hàng hóa và dịch vụ
khơng có q nhiều biến
động dẫn đến việc chi tiêu
tiêu dùng nhiều hơn.

Khi nhà nước tăng thuế,
thu nhập khả dụng sẽ bị
ảnh hưởng giảm đi; khi
mua hàng hóa và dịch vụ
cộng thêm một số tiền
thuế đáng kể làm ảnh
hưởng đến giá sản phẩm.
Chính vì thế mà người
dân có khuynh hướng
giảm chi tiêu, từ đó ổn
định lại nền kinh tế.

Hệ thống thuế


Khi nền kinh tế suy thoái tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao do các doanh nghiệp thu
hẹp đầu tư. Vì vậy, khi áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, chính phủ sữ dụng ngân
sách để xây dựng các cơng trình cơng cộng. Từ đó thúc đẩy tạo nhiều việc làm hơn,
giảm tỉ lệ thất nghiệp.

11 | P a g e


Hình 2.4: Tỉ lệ việc làm khi áp dụng chính sách tài khóa mở rộng
Ngược lại, khi nền kinh tế lạm phát cao, nhà nước điều chỉnh ngân sách theo
hướng thu hẹp ngân sách, giảm chi mua hàng hóa và dịch vụ. Hướng điều chỉnh này sẽ
làm thay đổi cơ cấu việc làm từ khu vực công sang khu vực tư nhân.

Hình 2.5: Tỉ lệ việc làm khi áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp
Bên cạnh những lợi ích mà chính sách tài khóa mang lại thì phương pháp này
cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Hạn chế đầu tiên là vấn đề về mặt thời gian,
theo đó để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, chính phủ phải mất một khoảng thời
gian nhất định để thống kê những số liệu đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mơ, khoảng
thời gian này có thể lên đến 6 tháng. Sau khi đã có được số liệu đáng tin cậy, việc
chính phủ ra quyết định về những điều chỉnh chính sách tài khóa cũng sẽ mất một
khoản thời gian. Và khi chính sách được thực thi thì cũng cần thời gian để tác động.
Do vậy, khi chính phủ đưa ra một chính sách nào đó cần thời gian lâu trong tình thế
cấp bách của nền kinh tế.
Thứ hai là khi quyết định áp dụng chính sách tài khóa, chính phủ sẽ gặp những
vấn đề cơ bản là chính phủ khơng biết được quy mơ tác động cụ thể của các chỉ tiêu
lên các biến số kinh tế; thêm vào đó, nếu chỉ có thể ước tính được quy mơ tác động thì
sự ước tính này cũng dựa trên các số liệu quá khứ. Từ đó dẫn đến việc điều chỉnh
chính sách tài khóa khơng như mong đợi.

12 | P a g e



Hình 2.6: Hạn chế khi sữ dụng chính sách tài khóa
Khi nền kinh tế suy thối, nghĩa là sản lượng thực tế thấp hơn so với sản lượng
tiềm năng và tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao. Ngân sách thường thâm hụt lớn, do đó việc
tăng chi tiêu của chính phủ sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách trở nên lớn hơn, không chỉ
dẫn đến nguy cơ lạm phát mà cịn làm gia tăng thêm nợ cho chính phủ. Từ đó có
những tác động khơng thuận lợi đối với sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, mà hậu quả
nghiêm trọng nhất có thể xãy ra đó chính là hỗn loạn kinh tế.
Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách ln là một nhiệm vụ khó khăn đối với
chính phủ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, làm sự phân
hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng nghiêm trọng dẫn đến sự bất bình đẳng kéo dài.
Điều này cịn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về các mặt khác trong đời sống xã hội
như chính trị, tơn giáo.

13 | P a g e


3. THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA Ở VIỆT
NAM
Nền kinh tế của một quốc gia được xác định dựa trên giá trị hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định (GDP). Dựa vào GDP có thể
đánh giá được tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước. Có nhiều phương pháp để
xác định GDP của một quốc gia:
 Phương pháp thu nhập
 Phương pháp chi tiêu
 Phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất)
Trong đó, cách tính GDP theo phương pháp chi tiêu là GDP = C + G + I + NX.
Năm 2021 là một năm vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19,
chúng ta đều biết rằng nền kinh tế phát triển chậm lại và cùng với đó là số người thất

nghiệp gia tăng một cách đột biến. Để khắc phục những nhược điểm trên, khôi phục lại
nền kinh tế, chúng ta phải làm thế nào để mọi người dân có những cơng việc mà mình
mong muốn. Khi GDP của đất nước giảm – trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh
tế. Trước khó khăn này, chính phủ buộc phải sữ dụng chính sách tài khóa mở rộng tăng
chi tiêu để vực dậy GDP của đất nước.
Tác dụng của chính sách tài khóa mở rộng là tạo thêm nhiều việc làm cho người
dân giúp họ có nguồn thu nhập ổn định. Từ đó, họ sẽ tự tin chi tiêu và đầu tư nhiều
hơn trong tương lai. Bên cạnh đó sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp tạo
điều kiện để họ đầu tư và phát triển, tạo thêm nhiều việc làm hơn cho nền kinh tế.
Việc thu ngân sách nhà nước, năm 2021 đã thực hiện giảm 30% số thuế của doanh
nghiệp và giảm hoặc gia hạn nộp các loại thuế đặc biệt khác. Về mặt lý thuyết, việc
giảm thuế của chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí và khuyến khích
doanh nghiệp tăng cường đầu tư, phát triển đất nước. Tuy nhiên, số thuế mà doanh
nghiệp phải đóng là dựa trên mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Do đó, khi
tình hình dịch diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp không tạo ra được lợi nhuận, thì
việc giảm thuế của chính phủ cho doanh nghiệp không mang lại nhiều ý nghĩa.
Tác động điều chỉnh hệ thống thuế của nhà nước không mang lại nhiều ý nghĩa cho
nền kinh tế, tuy vậy cũng đã góp phần khơng nhỏ giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó
khăn. Để cứu vãn tình hình hiện tại, nhà nước chi hàng nghìn tỉ đồng cho các cơng
trình cơng cộng như đến tháng 11-2020, ngân sách nhà nước chi hơn 17,9 nghìn tỉ
đồng cho cơng tác phịng, chống dịch.
Trong q khứ chính sách tài khóa được nhà nước áp dụng qua các năm như một
công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể, chính sách tài khóa đã được điều hành
14 | P a g e


chặt chẽ, linh hoạt, bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính
phủ.
 Huy động ngân sách đạt 24% - 25%, vượt kế hoạch là 23,5% GDP
 Cơ cấu chuyển dịch tích cực, tỉ trọng thu nội địa tăng từ 68% lên 85% vào năm

2020
 Tỉ trọng dự toán chi đầu tư và phát triển tăng 26,2% lên 26,9% năm 2020, thực
hiện đạt trên 28%
 Tỉ trọng dự tốn chi thường xun giảm 61,8% cịn 60,5% năm 2020
 Bội chi bình quân 5 năm 2016-2020 dưới 3,9%
 Nợ công được cải thiện, giảm từ mức 63,7% xuống 55% năm 2020
Qua những số liệu cho thấy, chính sách tài khóa 5 năm 2016-2020 đã có những
đóng góp vơ cùng quan trọng cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút các dòng vốn đầu tư mới, thúc đẩy cơ cấu lại nền
kinh tế, cải thiện mạnh mẽ hạ tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn, đồng thời mở rộng diện và nâng cao mức bảo đảm an sinh xã hội. Tình hình kinh
tế - xã hội trong nước ngày càng chuyển biến tích cực, tồn diện trên nhiều mặt và
nâng cao uy tín, tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy vậy, do ảnh
hưởng của tình hình dịch Covid-19 nên trong năm 2020 GDP của Việt Nam giảm
mạnh, việc áp dụng các chính sách cân bằng kinh tế cần nhanh chóng, phù hợp với
tình hình thực tế để hạn chế tổn thương kinh tế do dịch bệnh mang lại.

15 | P a g e


Hình 3.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Bước sang năm 2021, trong bối cảnh sự phục hồi của kinh tế thế giới phụ thuộc
lớn vào khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19, cùng các yếu tố phức tạp trong quan hệ
kinh tế, chính trị giữa các quốc gia và khu vực, nhưng với quyết tâm tiếp tục duy trì
mục tiêu kép vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh trong
nước, phát huy tối đa những thuận lợi cơ bản, như nền tảng chính trị ổn định, môi
trường kinh doanh cải thiện, các cơ hội, thời cơ mới từ các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới, hướng tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng về phát triển kinh
tế - xã hội.
Mục tiêu chính sách tài khóa năm 2021 là huy động, phân bổ và sử dụng hiệu

quả các nguồn lực của nhà nước để ổn định vĩ mô, thúc đẩy phục hồi kinh tế, bảo đảm
an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng; thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước gắn với
việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công
lập; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, triệt để tiết kiệm chi ngân
sách nhà nước.
Trong năm 2020, nhằm đối phó với những tác động của đại dịch Covid-19,
Việt Nam đã sớm đưa ra 4 gói hỗ trợ, tổng giá trị công bố hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tuy
nhiên tổng giá trị thực - tức là tổng chi phí mà Chính phủ và hệ thống các tổ chức tín
dụng cam kết bỏ ra ước tính khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP
năm 2020, bao gồm:
16 | P a g e


- Gói hỗ trợ tài khóa với giá trị ước tính 73,1 nghìn tỷ đồng (1,16% GDP) theo Nghị
quyết 41 (tháng 4/2020): gồm các biện pháp cho phép miễn, giảm thuế, phí, lệ phí
(69,3 nghìn tỷ đồng) và gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất (180 nghìn tỷ đồng trong 5
tháng; thực chất ở đây là giãn, hoãn nộp và người dân, DN vẫn phải trả khi đến hạn,
giá trị hỗ trợ chính là phần tiền khơng tính lãi khi gia hạn, ước tính 3.825 tỷ đồng tương đương lãi gửi ngân hàng với thời hạn 5 tháng). Đến hết ngày 31/12/2020, mới
có 48% (87.300 tỷ đồng) trong tổng số tiền thuế và tiền th đất được giãn, hỗn.
- Gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng giá trị ước tính 36,6 nghìn tỷ đồng (0,6% GDP) bao gồm:
 Phần giảm lãi suất khi các tổ chức tín dụng cho vay mới với lãi suất ưu đãi
(giảm 1-2,5%/năm so với thơng thường) với quy mơ cam kết khoảng 600 nghìn
tỷ đồng
 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà vẫn giữ ngun nhóm nợ (khơng tính lãi phạt)
 Miễn, giảm lãi (giảm 0,5-1,5% cho các khoản vay hiện hữu bị ảnh hưởng)
 Miễn, giảm phí, nhất là phí thanh tốn và một số phí dịch vụ khác...v.v.
Các khoản hỗ trợ này dẫn đến giảm lợi nhuận trước thuế (giảm 20-25%) cả năm 2020
của các tổ chức tín dụng và giảm thu ngân sách tương ứng. Song song với đó, ngân
hàng nhà nước cũng đã 3 lần giảm các lãi suất điều hành, giúp các tổ chức tín dụng có
điều kiện giảm lãi suất. Đến hết tháng 12/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời

hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn,
giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt
các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn mức phổ biến từ 0,52,5% so với trước dịch) với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/1 đến hết năm 2020
đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, cho hơn 390 nghìn khách hàng.
- Gói an sinh xã hội với quy mơ 62 nghìn tỷ đồng, song thực chất có giá trị
khoảng 49,7 nghìn tỷ đồng (0,7% GDP) (do chi phí của gói hỗ trợ cho vay trả lương về
bản chất chỉ là phần lãi khơng tính do lãi suất là 0% - khoảng 390 tỷ đồng; đến hạn,
doanh nghiệp vẫn phải trả lại phần tiền gốc đã vay). Tính đến hết năm 2020, gói an
sinh xã hội đã giải ngân hơn 12,8 nghìn tỷ đồng (khoảng 20,6% tổng giá trị) cho gần
13 triệu người và 30.570 hộ kinh doanh. Nhìn chung, cơng tác chi trả về cơ bản đã
đảm bảo đúng đối tượng, song tiến độ cịn chậm.
- Các gói hỗ trợ khác với tổng giá trị 29 nghìn tỷ đồng (0,5% GDP) bao gồm gói hỗ
trợ giảm 10% giá điện của EVN và gói hỗ trợ giảm giá dịch vụ viễn thơng trị giá trị 15
nghìn tỷ đồng. Đến hết ngày 31/12/2020, EVN đã 2 lần thực hiện giảm giá, giảm tiền
điện tổng số tiền 10.900 tỷ đồng. Đối với gói giảm giá dịch vụ viễn thơng, hiện chưa
có thơng tin công bố kết quả thực hiện cụ thể.
17 | P a g e


Hình 3.2: Đối tượng nào được tham gia gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng?
Mặc dù nhà nước đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong
năm 2020 đầy biến động, nhưng trên thực tế việc triển khai các gói tài khóa và an sinh
xã hội còn chậm, mới đạt khoảng 46% giá trị các gói tài khóa và 20,6% gói an sinh xã
hội. Nguyên nhân của tình trạng này cơ bản là do:
 Điều kiện đặt ra ban đầu chưa phù hợp, chưa rõ ràng và sát với thực tiễn
 Quy trình, thủ tục cịn phức tạp, xử lí lâu khiến nhiều doanh nghiệp e ngại
18 | P a g e



×