Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới ngành thép 20102020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.95 KB, 28 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐỀ TÀI:

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHU VỰC MẬU
DỊCH TỰ DO ASEAN TỚI NGÀNH SẢN XUẤT
THÉP CỦA VIỆT NAM TỪ 2010 – 2020

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Huỳnh Kim Liên
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Kim Tuyến

MSSV: 2030070002

Trần Ngọc Mịnh

MSSV: 2030070131

Trần Đức Phát

MSSV: 2030070006

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2021
1|Page


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Điểm:………./10

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. Huỳnh Kim Liên

2|Page


MỤC LỤC




3|Page



•................................................................................................................................................................................................................................................................ .................



DANH MỤC HÌNH ẢNH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU


• Danh mục hình ảnh


LỜI CẢM ƠN
Qua khoảng thời gian cùng gắn bó học tập mơn học Kinh doanh quốc tế này, chúng
em đã trở thành người biết cảm ơn, biết trân trọng và trưởng thành hơn.

Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Huỳnh Kim Liên, người cùng đồng
hành với chúng em trong suốt thời gian vừa qua. Nhờ có những chỉ dẫn của cơ mà chúng
em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này đã có những kiến thức bổ ích cho mình,
thơng qua những tài liệu quý giá mà cô đã dành tặng cho chúng em.

4|Page


Môn học Kinh doanh quốc tế là một môn học vơ cùng thú vị và bổ ích, mang lại
nhiều giá trị thực tiễn để ứng dụng trong đời sống. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều
hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, dù đã cố gắng hết sức
nhưng chắc chắn bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa
được chính xác. Kính mong quý thầy cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được
hồn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn.


NHĨM SINH VIÊN

LỜI MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
Đối với thế giới, Việt Nam là một nước nhỏ và nghèo, chịu nhiều ảnh hưởng của
chiến tranh từ những thập kỉ trước. Tuy nhiên, trong hơn 30 năm trở lại đây, sự phát triển
đầy mạnh mẽ của Việt Nam đã nhanh chóng đưa nước ta từ một trong những quốc gia
nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nên việc giao thương với nước ngoài như thế nào đang
là một vấn đề quan trọng và cấp thiết để nước ta có thể phát triển trong thời gian tới.
Trong những ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, ngành thép là một trong những ngành
công nghiệp trọng điểm. Đây được coi là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc
gia, chính vì thế mà việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành này
có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển của một quốc gia. Các sản phẩm của ngành thép
5|Page


là nguyên vật liệu chủ yếu cho các ngành kinh tế quan trọng khác như ngành xây dựng,
cơ khí,… Góp phần quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước.
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành thép trong sự phát triển của đất nước, nhóm
em xin chọn đề tài “Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới ngành sản
xuất thép của Việt Nam từ năm 2010 – 2020.”
• Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận là tìm hiểu tình hình thực tế và những ảnh hưởng của khu
vực mậu dịch tự do ASEAN tới hoạt động sản xuất của ngành thép trong nước trong một
thập kỉ trước.Trong những năm qua, ngành thép đã có những thay đổi chuyển biến như
thế nào, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường những ảnh hưởng tích
cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới hoạt

động kinh doanh của ngành thép Việt Nam.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới
ngành thép Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: số liệu được sữ dụng trong bài tiểu luận được thu thập từ năm
2010 đến năm 2020.
• Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: từ việc phân tích số liệu thu được, nhóm bắt đầu thống kê lại
các số liệu, vừa phân tích để làm cơ sở cho lý luận riêng của nhóm.
- Phương pháp suy luận: đây được xem là phương pháp luận của nhóm dựa trên các
dẫn chứng là dữ liệu được tham khảo từ website và kết quả thu được trong những đợt
khảo sát thực tế.
• Kết cấu của đề tài
Kết cấu của bài tiểu luận gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM TỪ 2010 – 2020
CHƯƠNG 3: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT
NAM KHI HỘI NHẬP AFTA
6|Page


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNG THÉP VIỆT
NAM KHI HỘI NHẬP AFTA

7|Page


CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Giới thiệu khái quát về khu vực mậu dịch tự do Asean
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là khu vực bao gồm các

quốc gia thành viên ASEAN thoả thuận về q trình liên kết pháp lí
quốc tế nhằm mục đích thực hiện tự do hoá thương mại, hàng hoá, dịch
vụ, đầu tư giữa các nước này bằng cách bãi bỏ các quy định về hàng
rào thuế quan và phi thuế quan, áp dụng biểu thuế quan giữa các quốc
gia thành viên.
Đây là hiệp định mang đến điều kiện hội nhập cho nền kinh tế của đất nước và xuất
khẩu nhập khẩu hàng hóa từ các nước trong khu vực vào Việt Nam cũng như các nước
tham gia hiệp định này dễ dàng hơn rất nhiều. Tạo điều kiện mở cho nền kinh tế phát
triển, đặc trưng là xuất khẩu sản phẩm thế mạnh của Việt Nam sang các nước trong khu
vực cũng trở nên dễ dàng hơn.

Hình 1.1. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

8|Page


1.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay
đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế
các nước ASEAN trước những thách thức to lớn khơng dễ dàng vượt qua
nếu khơng có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực của toàn hiệp hội, những
thách thức đó là:


Q trình tồn cầu hố kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và
mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ
truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các
nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế.




Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc
biệt như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự
do châu Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép
kín, gây trở ngại cho hàng hóa ASEAN khi thâm nhập vào những
thị trường này.



Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành
ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi
thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các
nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở
thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN
vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm
hợp tác khu vực.

Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của
Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định
thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).
1.1.2 Mục đích của AFTA
Mục đích chính khi thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN đó chính là xóa bỏ
rào cản thuế quan giữa các thành viên trong tổ chức. Bên cạnh đó là tăng lợi thế cạnh
tranh của ASEAN với các nước trong khu vực Châu Á và toàn thế giới.

9|Page


Hiểu một cách nôm na là Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là chất “xúc tác”
giúp ASEAN trở thành cơ sở sản xuất lớn trên thế giới. Từ đó, sẽ trở thành một khu vực

thu hút nguồn đầu tư và hợp tác đến từ nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.
1.1.3. Nội dung hoạt động của AFTA
Trên thực tế cơng cụ chính để AFTA được thực thi đó là các chương trình thuế quan
ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Chương trình này được bắt đầu có hiệu lực thực hiện từ
tháng 2 năm 1993.
Việc thực thi AFTA liên quan trực tiếp đến việc hài hòa các tiêu chuẩn kỹ thuật, biện
pháp hỗ trợ thương mại đầu tư. Các cơ chế, chính sách cạnh tranh bình đẳng và cơ chế
giải quyết tranh chấp có hiệu quả.
Thành lập AFTA là nội dung nổi bật trong hợp tác kinh tế của ASEAN nhằm giữ vững
và đẩy nhanh tốc độ phát triển giữa các nước thành viên và tăng tính cạnh tranh với khu
vực khác trên thế giới.
Mục tiêu ban đầu của AFTA đề ra là 15 năm. Tuy nhiên, khi đứng trước sự thay đổi
nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, trong Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ
26 tại Thái Lan năm 1994 đã quyết định rút ngắn thời hạn thực hiện AFTA còn 10 năm.
Tháng 7/1995 Brunei kêu gọi thực hiện AFTA rút ngắn vào năm 2000, song đề nghị
này không được chấp thuận. Bởi việc đẩy nhanh AFTA là nhanh chóng mở rộng Danh
mục giảm thuế xuống 0%, chứ không chỉ dừng lại ở việc giảm đến 5% như thời điểm năm
2000.
Sau khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN và tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do
AFTA, các nước trong khối ASEAN đã đồng ý cho Việt Nam có thêm 3 năm để thực hiện
xong AFTA. Có thể thấy việc thành lập AFTA không chỉ là dấu mốc lịch sử trong hợp tác
kinh tế giữa các nước ASEAN, mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN trên
thị trường quốc tế. Đồng thời biến khu vực này trở thành trung tâm thương mại và đầu tư
hàng đầu thế giới.
1.2. Tổng quan về ngành thép
1.2.1 Khái niệm
Ngành công nghiệp thép là một trong những ngành công nghiệp then chốt của nền
kinh tế. Thép đồng thời cũng là cốt lõi của của các cơng trình xây dựng. Ngành cơng
nghiệp thép vì thế có các những tiêu chuẩn của ngành rất nghiêm ngặt, trong đó có thể kể
đến bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO. Dưới góc độ phân tích kinh doanh, ngành thép được coi là

một ngành có độ phức tạp cao. Doanh nghiệp trong ngành thép thường gặp các vấn đề chủ
10 | P a g e


yếu như: định nghĩa các thành tố căn bản của tiến trình sản xuất (tấm, thể tích, khối
lượng, phẩm cấp thép), tính giá thành, phối hợp giữa kinh doanh và sản xuất, lên kế hoạch
và lịch sản xuất, kiểm soát tiến độ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ngoài ra với đặc trưng
kỹ thuật cao, khối lượng thông tin đầu vào của hệ thống sản xuất rất lớn. Để có thể duy trì
tính hiệu quả của sản xuất và chuỗi cung ứng ổn định, các công ty thép cần một giải pháp
tổng thể quản lý doanh nghiệp đủ mạnh và đủ linh hoạt để đáp ứng các quy định hiện
hành và cũng như các quy định mới và những biến động của thị trường.
1.2.2 Đặc điểm ngành thép
Ngành thép hiện nay có trên 60 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và 4 doanh
nghiệp sản xuất thép tấm. Trong đó số các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng có 3
doanh nghiệp có cơng suất lớn trên thị trường hiện nay là Công ty thép Miền Nam với
công suất 910.000 tấn/năm, tập đồn thép Việt – Pomina với cơng suất 600.000 tấn/năm,
công ty Gang thép Thái Nguyên với công suất 550.000 tấn/năm. Có khoảng 20 doanh
nghiệp tầm cỡ trung bình có cơng suất từ 120.000 – 300.000 tấn/năm. Ngồi ra cịn rất
nhiều các nhà máy với quy mơ cơng suất nhỏ dưới 120.000 tấn/năm, trong đó vẫn tồn tại
nhiều nhà máy nhỏ với công suất 10.000 – 50.000 tấn/năm
Trên thị trường niêm yết hiện nay, mới chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng
là Hoà Phát (HPG) và Việt Ý (VIS), 1 doanh nghiệp sản xuất ống thép là ống thép Hữu
Liên Á Châu (HLA) và 4 doanh nghiệp kinh doanh thương mại thép. Ngoại trừ công ty cổ
phần thép Hồ Phát có quy mơ vốn lớn, cịn lại các công ty khác vốn đều nhỏ.

11 | P a g e


Hình 1.2. Thị phần top 5 cơng ty sản xuất thép xây dựng l ớn nh ất


Về cơ bản, sản phẩm thép gồm 2 loại là thép dài và thép dẹt. Hiện nay Việt Nam đang
mất cân đối trong sản xuất 2 loại thép trên.
Thép dài là các loại thép dùng trong ngành xây dựng như thép thanh, thép cuộn. Hầu
hết các nhà máy cán thép ở Việt Nam chỉ sản xuất các loại thép dài, các sản phẩm thông
thường như thép thanh tròn trơn, thép vằn D10 - D41, thép dây cuộn f6 - f10 và một số
loại thép hình cỡ vừa và nhỏ phục vụ cho xây dựng và gia công. Các loại thép dài cỡ lớn
(lớn hơn D41) phục vụ cho xây dựng các cơng trình lớn hiện vẫn chưa tự sản xuất được
mà phải nhập khẩu từ nước ngồi. Cơng suất cán thép dài của Việt Nam hiện nay lên trên
6 triệu tấn, nghĩa là gần gấp đôi nhu cầu. Thép dẹt sử dụng trong công nghiệp như đóng
tàu, sản xuất ơ tơ, sản xuất các máy móc thiết bị cơng nghiệp.
Ngành thép Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm thép dài do
đầu tư vào sản phẩm này cần vốn ít, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả đầu tư
tương đối cao. Đối với sản phẩm thép dẹt, để đảm bảo hiệu quả thì u cầu cơng suất nhà
12 | P a g e


máy phải lớn, cần vốn đầu tư lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, các doanh nghiệp
trong nước không đủ vốn đầu tư nên đến nay chưa phát triển. Tuy nhiên hiện có nhiều tập
đồn lớn đang đầu tư vào xây dựng các nhà máy thép quy mô lớn hoặc khu liên hiệp và
tập trung nhiều vào sản phẩm thép dẹt, nên trong tương lai cơ cấu sản xuất thép dài và
thép dẹt tại Việt Nam sẽ không mất cân đối như hiện nay.
1.2.3. Vai trò và tầm quan trọng của ngành thép trong nền kinh tế VN
Thép đóng một vai trò quan trọng trong thế giới hiện đại. Ngoài việc là một trong
những nguyên liệu quan trọng nhất đối với xây dựng và cơ sở hạ tầng, thép còn được sử
dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất.
Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần lớn vào q trình phát triển của lồi người.
Kể từ khi công nghệ luyện thép đạt đến tầm cao mới là lúc kết cấu của thép trở nên vững
chắc hơn, thép cả xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng cầu đường,
nhà cửa và dần thay thế các nguyên liệu xây dựng khác như đá gỗ bởi đặc tính vững chắc
và dễ tạo hình của thép. Hơn nữa thép cũng là nguyên liệu chính cho các ngành cơng

nghiệp khác như đóng tèo phương tiện vận chuyển, xây dựng nhà máy và sản xuất máy
móc thiết bị phục vụ đời sống con người.
Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia đã dành nhiều
chính sách ưu đãi để phát triển ngành thép bởi thép được coi là nguyên liệu lõi cho các
ngành công nghiệp khác. Với mục tiêu đưa đất nước trở thành nước cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa. Việt Nam đã coi ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp trủ cột của nền kinh tế
ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của các ngành công nghiệp khác và tăng cường
xuất khẩu. Bên cạnh đó chính phủ dành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế khác đầu tư vào ngành thép nhầm tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực còn rỗi
của các ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

13 | P a g e


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÀNH THÉP VIỆT NAM
TỪ 2010-2020
2.1.Khái quát về tình hình xuất khẩu thép
ASEAN hiện nay là thị trường xuất khẩu thép chính của các doanh nghiệp Việt Nam
với khoảng 50% thị phần xuất khẩu. Ngành thép của các nước Đông Nam Á hiện nay khá
giống Việt Nam thời gian trước khi các nước này chủ yếu chỉ làm một vài khâu cuối trong
chuỗi giá trị như cán, mạ, phân phối, bán lẻ. Lượng thép thô sản xuất vẫn còn hạn chế dẫn
tới nhu cầu nhập khẩu cao.

Bảng 2.1. Tình hình xuất khẩu thép từ 2010 – 2020
Lượng sắt thép xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
(triệu tấn)
(tỷ USD)
Năm 2010
1,2

1,1
Năm 2011
1,8
1,7
Năm 2012
1,9
1,6
Năm 2013
2,2
1,8
Năm 2014
2,6
1,9
Năm 2015
3,4
2,5
Năm 2016
3,5
2,0
Năm 2017
5,5
3,6
Năm 2018
7,8
5,7
Năm 2019
6,7
4,2
Năm 2020
9,9

5,3
(Bảng số liệu được tổng hợp từ Hiệp hội thép Việt Nam – VSA)

Biểu đồ 2.1. Tình hình xuất khẩu thép từ 2010 – 2020

14 | P a g e


Dựa vào bảng số liệu 2.1 cho thấy, lượng sắt thép mà Việt Nam xuất khẩu tăng liên
tục trong nhiều năm từ 2010 – 2018 (tăng 6,6 triệu tấn), vào năm 2019 sản lượng xuất
khẩu có giảm hơn so với năm 2018 (giảm 1,1 triệu tấn), nhưng vào năm 2020 sản lượng
đã tăng trở lại và tăng mạnh (tăng 3,2 triệu tấn).
Do giá các loại sắt thép trong ngành có sự biến động, nên kim ngạch xuất xuất khẩu
qua các năm có tăng hoặc giảm so với năm trước, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các năm
khơng nhiều. Nhìn chung, từ 2010 – 2020 kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng ( tăng
4,2 tỷ USD).
Từ các số liệu đã tổng hợp được, có thể đánh giá tình hình xuất khẩu của ngành thép
qua từng năm như sau:
• Lượng sắt thép xuất khẩu trong năm 2010 đạt 1,28 triệu tấn, tăng 162,9% và kim
ngạch đạt 1,05 tỷ USD, tăng 174,2% so với năm 2009.
• Vào năm 2011, sản lượng xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn mang về lượng kim ngạch
xuất khẩu là 1,7 tỷ USD.
• Lượng sắt thép xuất khẩu trong năm 2012 tăng không nhiều so với năm 2011. Số
liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong năm 2012, cả nước xuất khẩu
gần 1,96 triệu tấn sắt thép, tăng 6,2%, trị giá là 1,64 tỷ USD, giảm 2,4% so với
năm 2011.
• Kết thúc năm 2013, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng cả về lượng và trị giá so
với năm 2012, tăng lần lượt 14,29% và 9,65% tương ứng với 2,2 triệu tấn và 1,8 tỷ
USD.
• Về xuất khẩu, kết thúc năm 2014, cả nước đã xuất khẩu 2,6 triệu tấn sắt thép các

loại, trị giá 1,9 triệu USD, tăng 17,2% về lượng và tăng 10,99% về trị giá so với
năm 2013.
• Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu hơn 3,49 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành
phẩm các loại, giảm gần 4% so với năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,469
tỷ USD, giảm 14% so với năm 2015.
• Năm 2016 là năm ngành thép gặp nhiều khó khăn trước các vụ kiện phịng vệ
thương mại nhưng lượng xuất khẩu thép vẫn tăng 36% so với năm 2015, đạt 3,48
triệu tấn, trị giá 2,03 tỷ USD
• Xuất khẩu tồn ngành thép cả năm 2017 đạt 5,5 triệu tấn, tăng 28,5% so với năm
2016, đem về 3,643 tỷ USD, tăng 45,4%.
• Tính chung cả năm 2018: Xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành
phẩm đạt hơn 7,8 triệu tấn, tăng 40% về lượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn
5,7 tỷ USD.
15 | P a g e


• Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu lượng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài tăng 6,6% về lượng nhưng giảm 7,4% về kim ngạch và giảm
13,2% về giá so với năm 2018, đạt 6,68 triệu tấn, tương đương 4,21 tỷ USD.
• Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu thép đạt 9,85 triệu tấn, với trị giá đạt 5,258
tỷ USD.
Trong thời gian từ 2010 – 2020, ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính, đây là thị
trường gần gũi và có vai trị hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Ngoài Mỹ, Trung Quốc
và Liên minh Châu Âu (EU), ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của các doanh
nghiệp Việt Nam.
2.2. Thực trạng ngành thép
2.2.1 Trình độ cơng nghệ
Trình độ cơng nghệ nói chung của ngành thép Việt Nam không cao, chưa tự sản xuất
được các sản phẩm có chất lượng cao như thép dẹt và các loại thép đặc biệt. Ở nước ta
hiện nay hầu hết các nhà máy sản xuất thép chỉ thực hiện công đoạn cuối cùng là cán

thép. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có lợi thế về địa lý như Thái Nguyên mới tự khai
thác quặng và sản xuất thép theo cơng nghệ lị cao. Một số doanh nghiệp thành lập các
năm gần đây như Hoà Phát, Pomina, Việt Ý,… Nhập khẩu thép phế và sử dụng lị điện hồ
quang để sản xuất phơi và thép. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp thép hiện nay chỉ đơn
thuần là mua phôi về cán ra thép nên giá trị gia tăng không cao.
Chất lượng thép xây dựng của Việt Nam tương tự như các nước trong khu vực, nhưng
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành không cao. Trong khi Trung Quốc
đã cấm các nhà máy có lị cao dưới 1000 m3 thì lị cao nhất ở VN mới chỉ 500 m3 như
thép Thái Nguyên. Mặc dù vậy, ở Việt Nam do trình độ kỹ thuật và nguồn vốn cịn hạn
chế nên các lị có công suất nhỏ so với thế giới vẫn được sử dụng và các doanh nghiệp
trong nước hiện nay đang ưa chuộng loại nhà máy có cơng suất nhỏ này. Quy mơ nhà máy
nhỏ sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giảm giá thành nhờ quy mơ. Máy móc
thiết bị tại các nhà máy cán thép nhìn chung ở mức trung bình so với mặt bằng chung của
thế giới. Hiện nay nhiều dây chuyền sản xuất nhỏ đang dần được xố bỏ do hoạt động
khơng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường kém.

16 | P a g e


Hình 2.1. Quy trình sản xuất

2.2.2 Nguồn nguyên nhiên liệu
Như đã trình bày ở phần trên, đầu vào cho ngành thép là quặng sắt
và thép phế. Ở Việt Nam phần lớn sử dụng thép phế để sản xuất phơi
và hồn tồn là phơi vng để làm thép xây dựng. Phơi vuông sản xuất
trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu cán thép, 50% còn
lại là từ nguồn nhập khẩu. Mặc dù tự sản xuất khoảng 20% thép dẹt,
nhưng chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam sản xuất được phơi dẹt
mà phải nhập khẩu từ bên ngồi. Nguồn nhập khẩu thép, phôi thép các
loại và thép phế của Việt Nam hiện giờ là từ Trung Quốc (là chủ yếu) và

một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Nga v.v. Như vậy có thể
thấy ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động về
phôi và thép trên thế giới. Giá thép trong nước có xu hướng biến động
cùng chiều với giá phôi trên thế giới.
Để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Thép
trong nước, ngành Thép Việt Nam hiện tại phải nhập 60% phôi thép từ nước ngoài, 40%
là do trong nước tự chủ động được. Việt Nam được coi là nước có thuận lợi hơn so với
một số nước trong khối ASEAN khi có nguồn quặng sắt, trữ lượng than antraxit lớn. Tuy
nhiên, do cơ chế chính sách ưu đãi thúc đẩy xây dựng nhà máy phơi cịn hạn chế và do
vốn đầu tư xây dựng nhà máy luyện phôi luôn cao hơn nhiều lần so với cán thép. Các
doanh nghiệp chọn giải pháp dùng phế liệu trong nước và cộng với nhập phế liệu từ nước
ngoài về.
17 | P a g e


Việc gia nhập ASEAN đã tác động tích cực đến tăng trưởng mạnh mẽ của xuất, nhập
khẩu Việt Nam. Với việc tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán
ký kết Hiệp định Ưu đãi thuế quan của ASEAN (CPT), Việt Nam đã có nhiều ưu thế để
nhập khẩu các nguyên liệu để gia công, chế biến thép. Tuy nhiên theo số liệu thống kê thì
nguồn nhập khẩu thép của Việt Nam chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng
sản lượng nhập khẩu của cả nước.
2.2.3 Giá thành và chất lượng sản phẩm
Nếu như ở thời điểm đầu năm 2020, giá thép xây dựng chỉ dao động ở mức 11.000 –
12.000 đồng/kg, thì đến cuối năm 2020 đã tăng lên khoảng 15.000 đồng/kg. Nhìn lại bài
học của 13 năm trước – năm 2008, khi đó những tháng đầu năm, giá phôi thép thế giới
tăng liên tục, có lúc lên cả nghìn USD/tấn, kéo theo giá thép trong nước tăng cả chục triệu
đồng/tấn, lên 22.000 – 23.000 đồng/kg. Khi giá thép trong nước bắt đầu tăng, nhiều doanh
nghiệp thương mại, đại lý thép đổ xô thu gom hàng trữ với số lượng tăng gấp 5-10 lần
bình thường; lúc giá đã lên đến “đỉnh”, họ vẫn không chịu bán do hy vọng giá còn tăng
tiếp. Tuy nhiên, đến tháng 8/2010, giá phôi thép thế giới đột ngột giảm xuống còn 330

USD/tấn kéo giá thép trong nước cũng giảm mạnh. Hậu quả là nhiều doanh nghiệp
thương mại, kinh doanh thép rơi vào tình cảnh “tán gia bại sản”.
Mỗi cơ sở, mỗi nhà máy đều có một dây chuyền công nghệ để gia công, sản xuất kết
cấu thép, … Tuy nhiên với tiêu chuẩn thép xây dựng mà Việt Nam đã ban hành, các nhà
máy sản xuất thép đều phải dựa trên những tiêu chuẩn đó để cung cấp ra thị trường sản
phẩm đạt tiêu chuẩn với các thông số kỹ thuật cụ thể. Thép nó ln được sử dụng rộng rãi
nhất do nó có nhiều đặc tính linh hoạt và tính chất cơ học tuyệt vời của nó mà được người
tiêu dùng đánh giá cao và ln có mặt trong các cơng trình xây dựng hiện nay. Thép là
một loại vật liệu xây dựng có chất lượng tốt nhất nên nó có thể vừa chịu tải cao, vừa dẻo,
dễ uốn cong mà khơng bị nứt trong q trình sử dụng của nó. Ngồi ra, khi chúng ta sử
dụng thép có chất lượng tốt trong xây dựng hiện nay nó cịn giúp cho các cơng trình của
chúng ta có thể tăng tính bền vững nhất mà khơng bao giờ bị giảm chất lượng. Thép có
chất lượng tốt nhất hiện nay và đang được sử dụng trong ngành xây dựng chủ yếu. Do đó,
các loại thép được đánh giá là có đặc tính bền vững nhất hiện nay có thể được sử dụng
trong lĩnh vực xây dựng một cách tốt nhất và mang lại nhiều hiệu quả cao. Thép có thể tái
chế được hoàn toàn lên tới 100% mà vẫn giữ được các đặc tính vật lý và hóa học của nó
nên đây là một ưu điểm được nhiều người tiêu dùng đánh giá rất cao loại vật liệu xây
dựng hiện đại này. Nhờ vào các công nghệ sản xuất tiên tiến trong ngành thép hiện đại
ngày nay mà đã giúp nhiều cơng trình ln có nhiều tính chất bền vững hơn.
18 | P a g e


2.2.4 Tình hình nhập khẩu thép

Tốc độ sản xuất và tiêu thụ thép thường được coi là thước đo cho sự phát triển của
một quốc gia. Tại các nước công nghiệp phát triển cơ cấu tiêu thụ là khoảng 55% là
thép dẹt và 45% là thép dài. Tuy nhiên ở Việt Nam do nhu cầu xây dựng cơ bản lớn
nên tỷ lệ trên là khoảng 50% thép dẹt và 50% thép dài. Dưới đây là bảng số liệu tổng
hợp lượng sắt thép nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam từ 2010 – 2020.


19 | P a g e


Bảng 2.2. Tình hình nhập khẩu thép từ 2010 – 2020
Lượng sắt thép nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
(triệu tấn)
(Tỷ USD)
Năm 2010
9,1
6,1
Năm 2011
7,4
6,4
Năm 2012
7,6
6,0
Năm 2013
9,5
6,7
Năm 2014
11,7
7,7
Năm 2015
15,7
7,5
Năm 2016
22,0
11,0
Năm 2017

19,9
10,1
Năm 2018
20,0
13,0
Năm 2019
14,6
9,5
Năm 2020
13,3
8,1
(Bảng số liệu được tổng hợp từ Hiệp hội thép Việt Nam – VSA)

Biểu đồ 2.2. Tình hình nhập khẩu thép từ 2010 – 2020

Dựa vào bảng số liệu cho thấy, năm 2016 là năm nhập khẩu các loại sắt thép nhiều
nhất trong tất cả các năm gần 22 triệu tấn, tuy nhiên lượng kim ngạch nhập khẩu vào năm
2018 là cao nhất, chiếm gần 13 tỷ USD.
Theo đánh giá một cách tổng quan, lượng sắt thép nhập khẩu trung bình trong 11 năm
là 13,7 triệu tấn và kim ngạch nhập khẩu trung bình là 8,4 tỷ USD. Như vậy, nước ta là
một nước nhập siêu trong ngành thép.
Như vậy, tình hình nhập khẩu qua các năm cụ thể như sau:
• Hết năm 2010, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là hơn 9 triệu tấn, trị giá
là 6,15 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 14,8% về trị giá so với năm 2009.
• Đối với năm 2011 và 2012, lượng nhập khẩu là gần 5,8 triệu tấn và 5,9 triệu tấn,
đều chiếm tỷ trọng 78%. Trong năm 2012, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở
thành đối tác lớn nhất cung cấp sắt thép cho thị trường Việt Nam với 2,34 triệu tấn,
trị giá là 1,76 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với năm
2011.


20 | P a g e


• Tính đến hết năm 2013, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là gần
9,46 triệu tấn, trị giá là 6,66 tỷ USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 11,6% về trị giá
so với năm trước.
• Vào năm 2015 (15,5 triệu tấn, kim ngạch 7,4 tỷ USD) và vượt xa so với năm 2014
gần 4 triệu tấn (11,7 triệu tấn, 7,7 tỷ USD). Tính đến hết tháng 12/2015, lượng sắt
thép cả nước nhập về là 15,7 triệu tấn, tăng 33,1% về lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt
thép các loại bình quân giảm 27,1% nên trị giá nhập khẩu là 7,49 tỷ USD, giảm
nhẹ 2,9% so với năm 2014.
• Năm 2016 VN đã nhập khẩu hơn 22 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá gần 11 tỉ USD,
tăng 18,4% về lượng và 7,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
• Cụ thể, nhập khẩu nguyên liệu thép và sản phẩm thép năm 2017 ước đạt 19,918
triệu tấn, giảm 14,2% so với năm 2016. Kim ngạch ước đạt 10,056 tỷ USD, tăng
13,2%.
• Tính đến hết 31/12/2018, nhập khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm các
loại đạt hơn 20 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt ~ 13 tỷ USD, giảm nhẹ
0,4% về lượng, nhưng tăng 24% về giá trị nhập khẩu so với năm 2017.
• Trong 2019, nhập khẩu sắt thép các loại tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 3,9% về
kim ngạch so với năm 2018, đạt 14,56 triệu tấn, trị giá 9,51 tỷ USD.
• Năm 2020, nhập khẩu thép về Việt Nam là 13,259 triệu tấn với trị giá trên 8 tỷ
USD, giảm lần lượt 8,92% về lượng và 15,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Qua phân tích số liệu về xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy, dù kim ngạch xuất khẩu sắt
thép của Việt Nam tăng cao nhưng trong cùng thời gian trên đất nước cũng chi một số tiền
khá lớn để nhập khẩu nhóm mặt hàng này.
Cụ thể một số sản phẩm xuất khẩu cao gồm tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội.
Tuy nhiên, các chủng loại thép khác phục vụ ngành chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ
trợ như: thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội, thép HCR, thép hợp
kim, … phải nhập khẩu nhiều.

Do còn phụ thuộc quá nhiều đến nguồn nguyên liệu bên ngoài nên đây được xem là
một trong những thách thức lớn của ngành sản xuất thép trong nước trong thời gian tới.

21 | P a g e


CHƯƠNG 3: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
NGÀNH THÉP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP AFTA
3.1. Những cơ hội
Khi tham gia AFTA, chúng ta sẽ bắt kịp với xu hướng phát triển chung của nền kinh
tế thế giới, có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế và thương mại, thúc
đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, bởi AFTA ảnh hưởng trực
tiếp đến xuất khẩu, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, sẽ kích thích các doanh
nghiệp trong nước tập trung lao động, tích cực khai thác tài nguyên sẵn có để sản xuất
thép xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Trước mắt, Việt Nam sẽ thu được nguồn lợi lớn từ thép vì thép là kim loại được sử
dụng phổ biến nhất trên thế giới do mậu dịch tự do mang lại. Đồng thời, Việt Nam có điều
kiện hơn để xuất mặt hàng thép của mình vào một thị trường rộng lớn của các nước thành
viên ASEAN, với khoảng 500 triệu dân mà khơng địi hỏi q cao về chất lượng sản
phẩm, khi các hàng rào mậu dịch đã được tháo gỡ. Một thị trường rộng lớn nằm kề bên,
có địi hỏi về chất lượng khơng phải quá cao, với các ưu đãi buôn bán sẽ được mở ra cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Có được thị trường tiêu thụ mới là một yếu tố giúp huy động
tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất khẩu thép, góp
phần quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Mục tiêu thị trường của AFTA được thực hiện thông qua việc giảm dần từng bước đi
tới triệt tiêu hàng rào phi quan thuế, dùng thuế là công cụ bảo hộ chủ yếu, đồng thời tiến
hành giảm thuế, thực hiện các chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật nhằm hỗ trợ nhau
phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Việc tham gia vào AFTA giúp mặt hàng thép xuất
khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp của các
nước ASEAN, làm tăng cường khả năng cạnh tranh về giá của các hàng hoá này tạo điều

kiện thúc đẩy xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam sẽ hưởng lợi thế
nhập khẩu vật tư nguyên liệu từ các nước ASEAN với mức thuế suất nhập khẩu thấp, góp
phần giảm chi phí thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu dùng và phát triển thị trường trong
nước.
Với việc tham gia AFTA, các nước ASEAN có điều kiện mở rộng hợp tác và thu hút
đầu tư nước ngồi nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, từng bước nâng cao chất
lượng hàng hoá, dịch vụ, tức là tăng thế mạnh thương lượng cạnh tranh ngay cả trên thị
trường nội địa và khu vực.
Tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam tạo dựng một thị trường chung rộng lớn hơn
trong lòng ASEAN để có thể thu hút được nhiều đầu tư của nước ngoài cũng như giữa các
22 | P a g e


nước trong khuôn khổ AFTA. Các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam có cơ hội tiếp
cận với nguồn vốn và mở rộng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước
lẫn trên thị trường khu vực và quốc tế. AFTA sẽ tích cực tăng cường khả năng cạnh tranh
của ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.
3.2. Những thách thức
Qua tình hình thực tế xuất khẩu của ngành thép trong những năm qua thì khơng có gì
nổi bật. Trình độ cơng nghệ sản xuất thép của nước ta còn gặp nhiều hạn chế, các máy
móc thiết bị chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng lao động chưa cao. Vì thế, dẫn đến
bức tranh tổng thể về ngành thép trong nhiều năm trở lại đây khơng có điểm nổi trội so
với các nước khác cũng xuất khẩu thép trong khu vực. Mặc dù, khi gia nhập vào thị
trường chung, dưới sự hỗ trợ về các chính sách ưu đãi về thuế quan của các nước trong
khu vực mậu dịch tự do ASEAN, nhưng Việt Nam vẫn chưa có đột phá.
Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh từ phía Trung Quốc đã làm cho nhiều doanh nghiệp
Việt Nam lâm vào tình trạng thua lỗ dẫn đến phá sản. Nguyên nhân của tình trạng này là
do ngành thép phía Trung Quốc tràn ồ ạt vào các nước bằng đường chính ngạch lẫn nhập
lậu. Từ năm 2013, nhiều doanh nghiệp thép đã phải đóng cửa, sản xuất cầm chừng, do
thép Trung Quốc lất át. Sự cạnh tranh không cân sức khiến thị trường thép trầm lắng một

thời gian dài. Vào năm 2016, Trung Quốc xãy ra cuộc khủng hoảng dư thừa nguồn cung,
khiến quốc gia này tìm mọi cách để đẩy mạnh xuất khẩu thép sang thị trường thế giới, do
đó thép giá rẻ tràn vào Việt Nam mạnh hơn, đặc biệt là vào cuối năm, khi bước vào mùa
xây dựng. Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 khiến nhiều doanh nghiệp
Việt Nam càng thêm lâm vào tình trạng khó khăn. Chính vì thế, nếu khơng có biện pháp
phịng vệ, liên kết tăng sức mạnh cạnh tranh của các nước trong khối ASEAN, các doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn, thập chí phá sản.
Bên cạnh những khó khăn, thách thức trên, ngành thép Việt Nam cịn đối mặt các
hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, như thép giả danh hợp kim, chứa các nguyên tố hợp
kim như Bo, Crôm,… nhằm lách thuế. Và sự tăng trưởng kinh tế trong nước chưa đủ hấp
thụ sản lượng thép, ngành thép đang trong tình trạng dư thừa cơng suất, đặc biệt là mặt
hàng thép xây dựng, vì thế các nhà máy chỉ hoạt động khoảng 50 - 60% công suất thiết
kế. Mặt khác, giá thép trong nước luôn cao hơn so với thép nhập khẩu cùng chủng loại.
Điều này đã phản ánh năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của ngành thép trong cuộc chơi
hội nhập. Ngoài cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thép trong nước, các doanh
nghiệp thép còn phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với thép ngoại.

23 | P a g e


Một trong những điểm yếu của ngành thép trong nước là trình độ cơng nghệ sản xuất
thép chưa cao, ở nước ta rất khó có một doanh nghiệp nào có thể tự sản xuất một cách
riêng biệt, hầu hết chúng ta đều nhập nguyên liệu thép từ nước ngoài, sau đó gia cơng chế
biến lại. Điều này dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.
Đầu tiên, cán cân thương mại của nước ta khơng cân bằng, từ đó dẫn đến việc sử
dụng ngoại tệ tăng lên, dẫn tới tình trạng bị cạn kiệt tiền ngoại tệ. Kéo dài liên tiếp nhập
siêu sẽ khiến nước ta tăng dần về số nợ công, bởi hầu hết các nước nguồn xuất khẩu là
một nguồn để có thể trả khoản nợ và số lãi phát sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính tạo
ra các cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ. Thêm vào đó, tác động của nhập siêu sẽ làm
gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của nước ta.

Thứ hai là, việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất sẽ làm cho giá thành sản phẩm phụ
thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu, khi đó người tiêu dùng sẽ chịu một khoảng chi phí
lớn hơn. Thêm nữa, nếu các doanh nghiệp nhập khẩu, nhập thành phẩm giá rẻ từ thị
trường Trung Quốc thì các doanh nghiệp gia công sẽ mất ưu thế cạnh tranh khi đối diện
với các doanh nghiệp nhập khẩu thành phẩm này.
Là một ngành công nghiệp trọng điểm, cơ sở để phát triển đất nước. Nếu khơng có
những biện pháp thích hợp bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, thì sự phát
triển của Việt Nam có thể sẽ bị chững lại trong vào 30 năm tới.

24 | P a g e


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO NHỮNG THÁCH THỨC CỦA
NGÀNG THÉP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP AFTA
4.1. Đánh giá
Sau khi gia nhập AFTA, ngành thép đã có được nhiều cơ hội đáng kể và có bước phát
triển tương đối khá mạnh, đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và đạt được sản lượng trên
1 triệu tấn/năm. Hội nhập kinh tế AFTA đã giúp ngành thép Việt nam có được sự quan
tâm từ phía đầu tư nước ngồi. Biểu hiện là dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng cao,
đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép trong thời gian tới. Nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đã đầu tư vào ngành thép, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội học hỏi trình độ
khoa học kỹ thuật từ phía đối tác nước ngồi, giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiểu quả
hơn. Các chính sách về thuế quan xuất khẩu trong khu vực mậu dịch ASEAN đã tạo nền
tảng cho các doanh nghiệp ngành thép của Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu thép sang cho
các thị trường nước này.
Tuy nhiên, Việt nam cũng gặp nhiều hạn chế khác như xuất phát từ một số nguyên
nhân như dư thừa công suất ngày càng lớn ngay trong nội địa; ảnh hưởng của thương mại
quốc tế cùng chính sách bảo hộ tiếp tục gia tăng không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn mở
rộng thêm ở nhiều quốc gia khác. Các doanh nghiệp cần tránh việc đầu tư quá nhiều vào
các mặt hàng tôn, thép xây dựng thông thường khiến cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn

bên cạnh đó giá thép xây dựng khơng có dấu hiệu cải thiện, thậm chí duy trì ở mức thấp
do dư thừa nguồn cung quá lớn mà cầu chưa tăng. Ngoài ra, xu hướng gia tăng đầu tư của
Trung Quốc vào lĩnh vực này tại các nước trong khu vực Đông Nam Á dẫn tới khối lượng
sản xuất thép trong khu vực tiếp tục gia tăng,… Chính những yếu tố này sẽ khiến thị
trường của ngành thép Việt Nam ngày càng khó khăn hơn.
4.2. Giải pháp
4.2.1. Về phía nhà nước:
Chính phủ nên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đặc biệt là đối với việc
nhập khẩu thép từ Trung Quốc sang Việt Nam, việc nhập khẩu thép từ các nước nói chung
và Trung Quốc nói riêng đã làm ảnh hưởng đến giá cả ngành thép Việt Nam. Việc áp dụng
các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định để bảo vệ ngành thép trong nước
trước áp lực cạnh tranh của sản phẩm thép nhập khẩu bằng tình trạng bán phá giá. Đặc
biêt, nhanh chóng ngăn chặn sản phẩm thép cuộn sử dụng trong xây dựng đang bị gian lận
dưới dạng thép khác để trốn thuế. Bên cạnh đó, tham gia xây dựng các rào cản kỹ thuật
cũng như áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhà nước cũng cần xem xét,
25 | P a g e


×