Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ngu van 7Bai 22Huong dan tu hoc o nha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.42 KB, 10 trang )

Bài 22
Tiếng Việt: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (tiếp theo)
I. CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ
Trả lời câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao
trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?
a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng
[...]. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế
cho mưa phùn, khơng cịn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng
dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm
thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã
bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những
làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
(Đoàn Giỏi)
Gợi ý:
Trạng ngữ trong câu:
a) (1) Thường thường, vào khoảng đó
(2) Sáng dậy
(3) Trên giàn hoa thiên lí
(4) Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong
b) Về mùa đơng
Ở đây, những trạng ngữ này có thể khơng có mặt thì câu vẫn có thể hiểu
được. Tuy nhiên, nhờ trạng ngữ mà nội dung câu, các điều nêu trong câu được đầy
đủ, chính xác hơn. Cũng nhờ trạng ngữ mà câu văn được nối kết giúp cho đoạn
văn, bài văn được mạch lạc.
Trả lời câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình
tự nhất định (thời gian, khơng gian, ngun nhân - kết quả,...). Trạng ngữ có
vai trị gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?


Gợi ý:
Khi làm một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự
nhất định: sắp xếp theo trình tự thời gian, khơng gian, trình tự quan hệ ngun
nhân - kết quả, điều kiện - kết quả,... Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một
vai trị quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết
của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.
II. TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG
Trả lời câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt?
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng
nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
(Đặng Thai Mai)


Gợi ý:
Câu in đậm "Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó" là trạng ngữ chỉ
mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành một câu độc lập.
Trả lời câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Việc tách câu như trên có tác dụng gì?
Gợi ý:
Việc tách ra như vậy có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc tin tưởng tự
hào với tương lai của tiếng Việt.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Trả lời câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Nêu cơng dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:
a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung
tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.
Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn
Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca

lâu đời của phương Đơng, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước
đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải
không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng khơng? Khơng sao
đâu vì… […]. Lúc cịn học phổ thơng, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình.
Về mơn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
(Theo Trái tim có điều kì diệu)
Gợi ý:
Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:
- Xác định hồn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm
cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch
lạc.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các
chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.
(Theo báo Văn nghệ)
b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc
khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn
(Anh Đức)
Gợi ý:
a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 1972.


Trạng ngữ: Năm 1972 được tách thành câu riêng nhằm nhấn mạnh vào thời
điểm hi sinh của nhân vật trong câu nói. Qua đó, người kể chuyện cũng bộc lộ cảm

xúc của mình.
b) Bốn người lính đến cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đàn vẫn khắc
khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
Việc tách trạng ngữ (Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vầng lên những chữ đờn
li biệt, bồn chồn) thành câu riêng vừa có tác dụng làm nổi bật thơng tin ở nịng cốt
câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối), vừa có tác đụng nhấn mạnh thơng
tin về hồn cảnh (Trong lúc tiếng đòn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li
biệt, bồn chồn). Qua đó, tác giả nhấn mạnh đến sự tương hợp giữa tâm trạng của
những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt, bồn chồn bên ngoài.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của
Tiếng Việt. Chỉ ra trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong
những trường hợp ấy.
Gợi ý:
Các bạn thân mến! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống
nguyên âm, phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt
câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu
thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá
trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có nhạc điệu của một bài hát, những âm
thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc du dương réo rắt. Ngày nay,
chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững chắc cua tiếng Việt. Do
vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để’ giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng tiếng
nói của dân tộc vì đó là nguồn tài sản vơ giá cua một quốc gia.
Đoạn văn ở trên có hai trạng ngữ:
- Trạng ngữ 1: Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú là
trạng ngữ chỉ phương tiện, dùng đế xác định về phương tiện đế giao tiếp.
- Trạng ngữ 2: Ngày nay xác định về thời gian, làm rõ nội dung cho đoạn
văn.
IV. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dịng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong
câu?
A. Danh từ, động từ, tính từ
B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
C. Các quan hệ từ
D. Cả A và B đều đúng
Câu 2: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm
mục đích gì ?
A. làm cho câu ngắn hơn.
B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ


D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
Hiển thị đáp án
Câu 3: ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng
để đạt những mục đích tu từ nhất định ?
A. Đầu câu
B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ
C. Cuối câu
D. A, B, C đều sai
Câu 4: Dịng nào khơng phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau :
Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt
uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó,tơi ln theo sát anh, chỉ mong
anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thốt nạn, việc
khơng nên để người ngồi biết thì tơi lại khơng muốn làm cho anh sợ, nên đành
xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở
đây.
( Phan Bội Châu)
A. Đêm hơm lễ đại khách

B. Từ đó
C. Khi vào làng này
D. Nhân lúc say mà cướp anh đi
Câu 5: Trạng ngữ “ Trên dịng sơng Đà” của câu “Trên dịng sơng Đà,
ơng xi ơng ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần
cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo” (Nguyễn Tuân) biểu thị nội
dung gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu
D. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
Câu 6: Trạng ngữ “ Qua làn ánh đèn của đồn xe xích lao đi ầm ầm
bên cạnh” của câu “ Qua làn ánh đèn của đồn xe xích lao đi ầm ầm bên
cạnh, tơi kịp nhận thấy vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị, và mát mẻ
như sương núi toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, khác hẳn với
nhiều cô gái công trường thường cô nào trông cũng thấp và đẫy đà.” (Nguyễn
Minh Châu) biểu thị nội dung gì ?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
C. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
D. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 7: Trạng ngữ khơng được dùng để làm gì ?
A. Chỉ ngun nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.


B. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu
D. Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu.
Câu 8: Gạch chân các bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết
bộ phận trạng ngữ ở câu nào không thể tách thành câu riêng.

A. Lan và Huệ chơi rất thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.
B. Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú, và để tạo dựng cho
mình một sự nghiệp.
C. Qua cách nói năng, tơi biết nó có điều gì phiền muộn trong lịng.
D. Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi.
Câu 9: Gạch chân các bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết
bộ phận trạng ngữ trong các câu nào có thể tách thành câu riêng?
A. Chị là người ở đây lâu nhất từ ngày đầu mới mở cơng trường.
B. Bằng trí thơng minh của mình,Thỏ đã cho Gờu một bài học nhớ đời.
C. Qua những cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó khơng thích cơng việc mẹ nó bắt
làm.
D. Với từng ấy quyển sách, tơi có thể đọc rịng rã một tháng chưa chắc đã xong.
Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính
đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Xác định yêu cầu chung của đề.
Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn
b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
- Chí là hồi bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì
- Ai có chí thì sẽ thành cơng.
c) Chứng minh:
- Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu khơng kiên tâm thì có
học được khơng?
Nếu gặp khó khăn mà khơng có ý chí vượt lên thì khơng làm được gì?
- Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu (đọc lại bài văn Đừng sợ vấp ngã
để lấy dẫn chứng).
2. Lập dàn bài
a) Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc

sống sẽ thành cơng.
b) Thân bài:
- Xét về lí:
+ Chỉ cho con người vượt trở ngại.
+ Khơng có chí sẽ thất bại.
- Xét về thực tế:


+ Những tấm gương thành cơng của những người có chí.
+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn
c) Kết bài:
- Phải tu dưỡng chí.
- Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn.
3. Viết bài
- Tập trung viết đúng theo chủ đề và dàn ý đã lập.
- Phân chia thời gian hợp lí.
4. Đọc lại và sửa chữa
- Đọc và sửa lỗi chính tả.
II. LUYỆN TẬP
Cho hai đề văn sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có cơng mài sắt, có
ngày nên kim.
Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Khơng có việc gì khó
Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bày có gì giống và khác so với
đề văn đã làm mẫu ở trên?

Gợi ý trả lời:
Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở hài văn mẫu. Đó là “Có chí thì nên".
Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau.
Đề 1: Lấy một hành động của ý chí làm nguyên nhân "có cơng mùi sắt" là
“có chí” . Và một kết quả cụ thể “có ngày nên kim" tức là “thì nên”.
Đề 2: Hai dịng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ.
Hai dòng sau dùng bằng chứng để thấy khả năng kì diệu của “chí”
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng
minh khơng cần giải thích vấn đề chứng minh.Đúng hay sai?
A. Đúng
B.Sai
Câu 2: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh,người viết phải nêu
lên nội dung gì?
A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng khi chứng minh.
B. Nêu được các luận điểm cần chứng minh.
C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài văn chứng minh.
D. Nêu được các vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 3: Trong phần thân bài của bài văn chứng minh,người viết cần
phải làm gì?
A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
C.Chỉ cần gọi tên luận điểm được chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh


Câu 4: Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
A.Thân bài
B.Mở bài
C. Cả thân bài và Mở bài

D. A,B,C đều sai.
Câu 5: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước
tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương.
B. Xác định lí lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 6: Câu mở đầu một bài văn nghị luận không làm nhiệm vụ gì?
A. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh.
B. Liên kết đoạn văn đã viết ở trên với đoạn văn sẽ viết ở dưới.
C. Nêu ra những dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm mà đoạn văn sẽ làm
sáng tỏ.
D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 7: Cho đề bài sau:
Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người.Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng.
Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, lụân điểm nào không phù hợp với bài văn
viết về đề tài này?
A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn
lâm sản lớn.
B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hồ khí hậu trên trái đất.
C. Rừng là mơi trường du lịch hấp dẫn với con người.
D. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng
cây gây rừng.
Câu 8: Cho đề bài sau: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị
như thế nào,mọi người chúng ta đều biết…”(Phạm Văn Đồng)
Dựa vào những hiểu biết của bản thân và qua thực tế sáng tác văn học của Bác,
em hãy chứng minh nhận định trên.
Cách diễn đạt nào trong hai cách sau cũng đặt ra những nhiệm vụ nghị luận giống
với đề bài trên ?

A. Chứng minh rằng Bác Hồ là một người vô cùng giản dị cả trong đời sống cũng
như trong sáng tác văn học.
B. Ông Phạm Văn Đồng cho rằng: “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị
như thế nào, mọi người chúng ta đều biêt…” .hãy giải thích ý kiến trên.
Câu 9: Dịng nào khơng phải là luận điểm có trong đề bài nêu ra ở câu
8?
A.Bác giản dị trong đời sống, tác phong sinh hoạt.
B. Bác giản dị trong quan hệ với mọi người, trong từng câu nói và bài viết.
C. trong văn thơ của mình,Bác Hồ cũng biểu hiện sự giản dị đó.
D. Các nhà thơ, nhà văn khác viết nhiều về sự giản dị của Bác Hồ.
Câu 10: Cách nào trong các cách sau đây dùng để chứng minh cho một
luận điểm trong phép lập luận chứng minh ?


A. Chỉ cần nêu các dẫn chứng dùng để chứng minh và phân tích các dẫn chứng
ấy.
B. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh, những dẫn chứng dùng để chứng minh và
những câu văn gắn kết dẫn chứng với kết luận cần đạt tới.
C. Chỉ cần nêu những dẫn chứng dùng để chứng minh và những câu văn gắn kết
dẫn chứng với kết luận cần đạt tới .
D. chỉ cần nêu luận điểm và những kết luận cần đạt tới.
Câu 11: Thao tác nào không thực hiện trong phần kết luận của phép
lập luận chứng minh ?
A. Thông báo luận điểm đã chứng minh xong.
B. Tóm tắt lại tất cả các vấn đề đã chứng minh ở phần thân bài.
C. nêu ý nghĩa công việc chứng minh với thực tế đời sống.
D. Có thể liên hệ vấn đề chứng minh với cuộc sống của bản thân(nếu cần).
Tập làm văn: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn
luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

Phần I: YÊU CẦU THỰC HIỆN:
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
b) Lập dàn ý
c) Viết một số đoạn văn: Mở bài, đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ,
đoạn chứng minh bằng dẫn chứng thực tế, Kết bài.
Phần II: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em
phải làm các bước với nội dung cụ thể như thế nào?
Gợi ý:
- Hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ
nguồn” nói lên điều gì?
- Chú ý các từ ngữ gợi dẫn trong đề bài để xác định đúng luận điểm cho bài
văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay ln ln sống theo đạo
lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“.
Luận điểm của bài văn khơng phải là tính đúng đắn của hai câu “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn” mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn
luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này. Việc hiểu ý nghĩa
của hai câu tục ngữ là để xác định cái đạo lí mà nhân ta ln coi trọng ở đây là gì,
từ đó mới có thể xác định được các lí lẽ, dẫn chứng cũng như định hướng lập luận
cho phù hợp.
- Phân tích lí lẽ: diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ; khẳng định rằng từ
xưa đến nay nhân dân ta luôn chứng tỏ đạo lí ấy;
- Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế đời sống để chứng minh rằng
nhân dân ta luôn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống nước nhớ nguồn“. Đây là
nhiệm vụ trọng tâm của bài văn. Có thể tham khảo thêm sách báo, hỏi thêm người
lớn để có các dẫn chứng thuyết phục. Có thể dẫn các dẫn chứng theo gợi ý sau:


+ Các lễ hội ở đình, chùa nhằm mục đích gì? Hãy kể một số lễ hội mà em
biết (Lễ giỗ tổ Hùng Vương chẳng hạn);

+ Các gia đình người Việt Nam có thường hay thờ cúng tổ tiên khơng? Ngày
cúng giỗ trong mỗi gia đình có ý nghĩa gì?
+ Ý nghĩa của các ngày lễ: Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt
Nam, Ngày phụ nữ Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam…;
+ Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em
thương binh liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên,…
- Có phải các hoạt động trên đã thành nếp sống, thành nét đẹp trong sinh
hoạt văn hố của người Việt Nam khơng?
- Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“, “Uống
nước nhớ nguồn“? Em đã làm được những việc gì theo đạo lí ấy và sẽ sống thế nào
để thực hiện đạo lí ấy?
2. Xác định các ý cho từng phần (Mở bài, Thân bài, Kết luận) theo lập
luận nhất định. Làm sao vừa đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các
phần, vừa thiết lập được mối quan hệ giữa các đoạn trong phần Thân bài.
Có thể lập luận theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, hoặc theo mức độ từ chung
đến riêng, từ rộng đến hẹp của các dẫn chứng.
***************************


PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( Bài 22)
Họ và tên: ……………………………………, lớp: ………
Tiếng việt: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)
Câu

1

2

3


4

5

6

7

8

9

Đáp án
Tập làm văn: Cách làm bài văn lập luận chứng minh
Câu
Đáp án

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11



×