Tải bản đầy đủ (.docx) (214 trang)

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên pencak silat bộ công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.8 KB, 214 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
======================

NGUYỄN XUÂN HẢI

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH
TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT BỘ CÔNG AN

Chuyên ngành:

Giáo dục học

Mã số:

9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt

2. PGS. TS. Đinh Khánh Thu

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ


cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Xuân Hải


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Pencak Silat du nhập vào Việt Nam từ năm 1989 (sau SEAGames 15 ở
Malaysia) và là nội dung thi đấu tranh tài chính thức trong các Đại hội thể thao
Đông Nam Á (SEAGames), nhiều giải vô địch thế giới, châu lục và khu vực
hàng năm. Là một trong những môn thế mạnh của thể thao Việt Nam, Pencak
Silat đã phát triển rộng rãi trên khắp phạm vi cả nước. Các tỉnh, thành, ngành đã
hình thành hệ thống đào tạo VĐV từ giai đoạn huấn luyện sơ bộ, chun mơn
hóa ban đầu, chun mơn hóa sâu đến giai đoạn hồn thiện thể thao góp phần
nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực.
Tuy nhiên, để Pencak Silat Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình
trên đấu trường cần có chủ trương, định hướng khoa học, quy trình đào tạo VĐV
phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Muốn xây dựng được quy trình
đào tạo VĐV khoa học hồn chỉnh hiệu quả cao thì việc tìm ra những hệ thống
đào tạo huấn luyện khoa học trong đó bài tập thể lực đóng vai trị quan trọng
được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chuyên môn. Hơn nữa, rèn luyện thể lực
lại là một trong hai nội dung cơ bản xuyên suốt của quá trình huấn luyện thể
thao, trong đó bài tập thể lực là phương tiện chủ yếu và chun biệt của q
trình huấn luyện thể thao nói chung trong đó có huấn luyện thể lực nói riêng.
Ngày nay, trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình đào tạo VĐV nói
chung và võ thuật nói riêng địi hỏi phải đặc biệt chú ý những bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ vì tố chất này có ý nghĩa quyết định, là cơ sở tiền đề phát huy
tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động

khác phù hợp với đặc điểm đặc trưng của Pencak Silat, nâng cao hiệu quả sử
dụng kỹ - chiến thuật, phát huy sức mạnh và uy lực của các đòn đánh trong suốt
thời gian đào tạo tập luyện và thi đấu.
Qua thực tiễn cho thấy: Công tác huấn luyện đào tạo VĐV Pencak Silat
trẻ Bộ Công an đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên đấu trường trong nước,
khu vực và thế giới. Công tác đào tạo VĐV đã bước đầu được triển khai một


2
cách khoa học, các phương tiện huấn luyện đa dạng, hiện đại, các khâu tuyển
chọn, kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên, chính xác, khoa học…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV Pencak Silat Bộ Công an đã đạt
được như kỹ, chiến thuật… còn một nhược điểm cần phải khắc phục là trình độ
thể lực cịn hạn chế đặc biệt là sức mạnh tốc độ, thể hiện ở VĐV sử dụng nhiều
địn tấn cơng khơng đủ nhanh để đánh trúng đối phương hay không đủ lực để ghi
điểm, khơng đủ lực để đỡ địn tấn cơng của đối phương…. Do vậy, việc xác định
các phương tiện, phương pháp huấn luyện có cơ sở khoa học giúp phát triển sức
mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat trẻ là vấn đề cần thiết và cấp thiết, góp phần
tích cực nâng cao thành tích thi đấu của VĐV.


Việt Nam, nghiên cứu phát triển sức mạnh tốc độ thu hút nghiên cứu

của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng chưa nhiều. Các
cơng trình nghiên cứu về các mơn võ thuật nói chung và Pencak Silat nói riêng
nghiên cứu về sức mạnh và sức mạnh tốc độ có giá trị khoa học ứng dụng tốt,
nhưng số lượng cịn hạn chế trong đó có mơn võ Pencak Silat. Trước hết phải kể
đến các cơng trình khoa học nhằm hồn thiện hệ thống cơ sở lý luận trong cơng
tác huấn luyện - đào tạo VĐV võ thuật nói chung và huấn luyện tố chất thể lực
cho VĐV Pencak Silat nói riêng, như cơng trình nghiên cứu của các tác giả: Lý

Đức Trường (2014) [73], Nguyễn Anh Tú (2000) [80], Trần Kim Tuyến (2009)
[81], Bùi Trọng Khôi (2011) [38], Trần Vân Dung (2013) [20], Nguyễn Ngọc
Anh (2016), [2], Bùi Xuân Hoàng (2017) [34], Phạm Thu Hương (2018) [37],
Lý Đức Trường (2019) [74]... Các cơng trình nghiên cứu trên phần lớn mới chỉ
dừng lại ở hệ thống các bài tập huấn luyện tố chất thể lực cho đối tượng sinh
viên, hoặc ở việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả một kỹ thuật trong thi đấu,
mà chưa đi sâu nghiên cứu hệ thống bài tập huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ,
đặc biệt là chưa có nghiên cứu cho VĐV Pencak Silat.
Các cơng trình nghiên cứu về tố chất thể lực của các môn võ thuật đã giải
quyết nhiều vấn đề rộng, phức tạp, tạo tiền đề tốt để nghiên cứu phát triển tố
chất sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat trẻ ở nước ta. Qua tìm


3
hiểu thực tế công tác huấn luyện VĐV Pencak Silat tuyến trẻ ở nhiều địa phương
hiện nay cho thấy, công tác huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV Pencak Silat
hiện nay chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn là sau khi cho VĐV
tập luyện thường xuyên trong thời gian từ 3 - 6 tháng, nếu tăng trưởng về các tố
chất thể lực, kỹ thuật, ý thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại đào tạo, hoặc VĐV
yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng cường huấn luyện các tố chất thể lực đó.
Cách thức huấn luyện theo kinh nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định
nhưng chưa đủ cơ sở khoa học. Vì thế, nghiên cứu khoa học lựa chọn được các
phương tiện và phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho các VĐV Pencak
Silat tuyến trẻ đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đào tạo VĐV Pencak Silat nước ta
hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, để đạt mục đích nâng cao hiệu quả công tác
huấn luyện tố chất thể lực chun mơn nói chung và huấn luyện tố chất sức
mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an nói riêng bằng chứng minh
khoa học, trong chương trình đào tạo Tiến sĩ giáo dục học tại Viện khoa học
TDTT, tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập

phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công
an”.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích nghiên cứu lý luận và đánh giá
thực trạng sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó,
lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ phù hợp, có hiệu quả để phát triển SMTĐ
cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập trong thực tế và đánh
giá hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển SMTĐ cho
nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an, từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác huấn
luyện và thành tích của nam đối tượng nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV Pencak Silat Bộ
Công an.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho
nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.


4
Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.
Giả thuyết khoa học:
Qua quan sát thực tế công tác huấn luyện và thi đấu của nam VĐV
Pencak Silat Bộ Cơng an cho thấy trình độ SMTĐ của VĐV chưa đảm bảo yêu
cầu của quá trình huấn luyện gây hạn chế tới thành tích thi đấu của VĐV. Có
nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên nhưng giả thuyết ngun nhân chính
là chưa có hệ thống bài tập phát triển SMTĐ phù hợp cho đối tượng nghiên cứu.
Nếu lựa chọn được các bài tập phù hợp, có hiệu quả ứng dụng vào thực tế cơng
tác huấn luyện sẽ giúp phát triển tốt nhất trình độ SMTĐ cho VĐV từ đó, nâng
cao hiệu quả huấn luyện và thành tích của nam VĐV Pencak Silat Bộ Cơng an.
Ý nghĩa lý luận:

Quá trình nghiên cứu đã hệ thống hóa và hồn thiện các kiến thức lý
luận về quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao,
về cơng tác, q trình đào tạo VĐV nói chung và VĐV Pencak Silat nói riêng
cũng như đặc điểm huấn luyện SMTĐ cho VĐV Pencak Silat, đặc điểm VĐV
lứa tuổi 16-18, đồng thời phân tích kết quả các cơng trình nghiên cứu có liên
quan, làm căn cứ lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak
Silat Bộ Công an.
Ý

nghĩa thực tiễn:

Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và đánh giá được thực trạng
huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, lựa
chọn được 92 bài tập phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng
dụng các bài tập đã xây dựng vào thực tế cho thấy có hiệu quả cao trong việc
phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành
tích cao
Thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động tập luyện và thi đấu của
vận động viên (VĐV); trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá
trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người; nhà nước phát triển thể thao
thành tích cao nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ
thuật của VĐV để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao. Phát triển
TTTTC là một nhiệm vụ chính trị nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, đáp
ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí tinh thần, tự

hào dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam. TTTTC
có vị trí quan trọng trong việc phát triển TDTT nói chung, nâng cao sức khỏe và
năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đồn kết hữu
nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất
nước. TTTTC có mối quan hệ biện chứng với TDTT nói chung và với phong
trào thể thao quần chúng nói riêng. Ngày nay, ở các quốc gia phát triển, TTTTC
đã trở thành một ngành kinh tế - công nghiệp thể hiện ở một số lĩnh vực như
bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đua xe mô tô, ôtô … và đã trở thành nghề nghiệp
của một bộ phận xã hội.
Năm 1962, Hồi đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 109-CP ngày
29 tháng 9 ban hành điều lệ về “chế độ phân cấp VĐV” và điều lệ về “chế độ
phân cấp trọng tài” áp dụng trong Ngành TDTT. Đây là quyết định đầu tiên của
Chính phủ về cơng tác TTTTC, trong đó quy định rõ về điều kiện phân cấp;
quyền lợi và nghĩa vụ của VĐV theo từng cấp… [35]
Ngay từ khi mới thành lập Ngành TDTT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất
quan tâm tới TTTTC. Cuối năm 1966, Đoàn VĐV Thể thao Việt Nam tham dự
Đại hội GANEFO - Đại hội Thể thao của các lực lượng mới trỗi dậy ở châu Á
lần thứ nhất tổ chức tại Phnômpênh, Campuchia từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 8
tháng 12. Đồn VĐV nước ta giành được thành tích tốt đẹp, sau khi trở về nước


6
được Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp và nói chuyện rất thân mật tại
phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào chiều ngày 19 tháng 12 năm 1966. Bác Hồ đã khen
ngợi thành tích thi đấu của Đồn VĐV thể thao Việt Nam rằng: “Tất cả các cháu
giành được huy chương, nhiều cháu giành được huy chương vàng, thế là tốt!”
Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho 4 VĐV đoạt được huy chương vàng.
Những VĐV này đã làm rạng rỡ cho thể thao Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
[81], [82]
Năm 1990, liên Bộ Giáo dục, Tổng cục TDTT, Bộ Tài chính, Bộ Lao

động Thương binh Xã hội đã ban hành thông tư liên tịch về một số chế độ đối
với giáo viên, VĐV, HLV thể dục thể thao [64]. Hướng dẫn chi tiết về chế độ
dinh hướng đối với VĐV và HLV thể thao được ban hành lần đầu tiên qua thông
tư liên bộ số 86/TTBL/BTC-BLĐTBXH-TCTDTT năm 1994 [65]. Đây là bước
ngoặt đánh dấu sự quan tâm của các bộ, ban, ngành với công tác TTTTC.
Trong năm 1997 và 1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành 2 quyết định
về việc phê duyệt chương trình thể thao quốc gia [66], trong đó nhấn mạnh:
“Mục tiêu Chương trình: Đào tạo, huấn luyện vận đơng viên thành tích cao gồm
xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống đào tạo VĐV các mơn thể thao hiện có và các
mơn thể thao mới; tập huấn đội tuyển quốc gia để tham gia có kết quả các mơn
thể thao tại SEAGAMES năm 2003”. Và Quyết định số 49/1998/QĐ-UBTDTT
về việc quy định chế độ đối với VĐV, HLV thể thao [67]. Như vậy, ngay từ thời
điểm này, TTTTC đã được Chính phủ nước CHXHCNVN quan tâm, chú trọng.
Ngay từ năm 2002, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành chỉ thị Số:
17-CT/TW ngày 23 tháng 10 năm 2002 đã ban hành Chỉ thị Số: 17-VT/TW của
Ban bí thư về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010, trong đó có mục tiêu:
“Giữ vị trí là một trong ba nước đứng đầu về thể thao ở khu vực Đông - Nam Á,
một số môn có thứ hạng cao tại các giải thể thao châu Á và thế giới” [8]. Như
vậy, ở thời điểm này, Đảng ta đã quan tâm tới việc phát triển và giữ vững vị thế
trong lĩnh vực TTTTC.


Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến cơng tác TDTT, trong

đó có TTTTC được thể hiện qua các hệ thống quan điểm, luật pháp, chủ trương
chính sách cụ thể: "Nhà nước có chính sách phát triển TTTTC, đầu tư xây dựng


7
cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ

quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu TTTTC; tham gia các giải thể thao quốc tế;
khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia phát triển TTTTC" [56].
Năm 2004, trước đòi hỏi cấp bách từ thực tế, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy
ban TDTT đã ban hành quyết định số 1377/2004/QĐ-UBTDTT về việc ban
hành Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia [83]. Tới năm 2005, Bộ
trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT cũng ban hành quy định khung về phong đẳng
cấp VĐV các môn thể thao [84]. Từ thời điểm này, công tác quản lý TTTTC về
cơ bản đã có hành lang pháp lý cần thiết.
Trong nghị định số 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao, ngoài các quy định
chung về phát triển TDTT đã dành điều 9. Xây dựng cơ sở vật chất cho phát
triển thể thao thành tích cao; Điều 10. Đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV; Điều 12.
Quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao
chuyên nghiệp [16]. Như vậy, việc phát triển TTTTC đã rất được Chính phủ trú
trọng phát triển.
Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2020 đã xác định cần
“Phát triển đồng bộ thể dục, thể thao trong trường học, trong lực lượng vũ trang,
ở xã, phường, thị trấn cùng với phát triển thể thao thành tích cao, thể thao
chuyên nghiệp”, trong đó khẳng định cần “Đổi mới và hồn thiện hệ thống tuyển
chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống
nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo
hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của
nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có
thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách
trình độ đối với thể thao châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích
cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà
nước” [68]. Như vậy, TTTTC là vấn đề hiện đã và đang được Đảng, chính phủ
chú trọng phát triển.



8
Trong Nghị quyết Số: 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục,
thể thao đến năm 2020 cũng đã thống nhất quan điểm: “…Đầu tư cho thể dục
thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi
ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và
đào tạo VĐV thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã
hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã
hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao”. Trong 6 nhiệm vụ
và giải pháp đề ra cũng có 3 nhiệm vụ và giải pháp liên quan tới lĩnh vực
TTTTC [59]. Như vậy, có thể thấy Đảng ta rất quan tâm tới việc phát triển
TTTTC.
Quan tâm tới công lĩnh vực TTTTC, ngày 7 tháng 11 năm 2011, Bộ Tài
chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành thông tư liên tịch
hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV, HLV thể thao có
thành tích cao [11]. Đây là hành lang pháp lý quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi
cho các đối tượng VĐV, HLV thể thao đang tập luyện tại các đội tuyển quốc gia;
đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành;
đội tuyển năng khiếu các cấp và đội tuyển quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh.
Năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định Số: 2160/QĐTTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Thể
dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Trong quy
hoạch đã nhấn mạnh: “Thành tích ở một số mơn thể thao có thếmạnh của Việt
Nam đạt trình độ của châu lục và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở
thành quốc gia có nền thể dục, thể thao phát triển ở châu lục”. Trong quy hoạch
cũng đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của TTTTC Việt Nam tới năm
2020 [69].
Ngày 27/6/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết
định số 2244/QĐ-BVHTTDL ban hành Chương trình hành động của Ngành Văn

hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng, trong đó nhấn mạnh về TTTTC: “phát triển thể thao thành


9
tích cao, từng bước theo hướng chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả
đào tạo VĐV; phấn đấu là một trong 3 nước có thành tích thể thao dẫn đầu SEA
Games, từng bước tiếp cận thành tích của châu Á và thế giới ở một số nội dung
Olympic, ASIAD mà nước ta có thế mạnh. Mục tiêu: Giữ vững vị trí là một
trong 3 nước đứng đầu tại SEA Games 29 năm 2017, SEA Games 30 năm 2019,
SEA Games 31 năm 2021; phấn đấu đạt 2-3 huy chương vàng tại ASIAD 18
năm 2018; phấn đấu có huy chương tại Thế vận hội Olympic 2016, phấn đấu có
25 VĐV tham dự, giành 1-2 huy chương tại Thế vận hội Olympic 2020” [12].
Gần đây nhất, năm 2018, Quốc hội đã ban hành Luật số: 26/2018/QH14
ngày 14 tháng 6 năm 2018 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể
dục, thể thao. Trong luật này đã nhấn mạnh: “Nhà nước có chính sách phát triển
thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức
thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích
tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao; có chính sách đặc
thù cho VĐV nữ, HLV nữ trong quá trình tập luyện, thi đấu”. Đồng thời, luật
cũng đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của VĐV TTTTC tại điều 32 và
của HLV TTTTC tại điều 33; về Giải TTTTC tại điều 37; về Thẩm quyền tổ
chức giải TTTTC tại điều 38; về thẩm quyền ban hành điều lệ giải TTTTC tại
điều 39; Thủ tục đăng cai tổ chức giải TTTTC tại điều 40…. Như vậy, rất nhiều
vấn đề về TTTTC đã được bổ sung trong Luật mới để phù hợp với tình hình
thực tế [57].
1.2. Đặc điểm mơn Pencak Silat
1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật môn Pencak Silat
Pencak Silat bao gồm nhiều kỹ thuật và các thế tấn khác nhau. Một tổ hợp

các kỹ thuật và các thế tấn được ghép lại với nhau theo một ý tưởng, mục đích
riêng tạo thành một Rurut. Như vậy có thể nói rằng Pencak Silat là tổng thể các
kỹ thuật tự vệ, chiến đấu bao gồm nhiều Rurut, mỗi Rurut là hệ thống kỹ thuật
chiến đấu và tấn pháp độc lập được kết hợp với nhau theo một mục đích riêng
nhưng lại gắn bó phối hợp và liên quan chặt chẽ với nhau [21].


10
Hệ thống kỹ thuật cấu thành nên Pencak Silat bao gồm 4 phần là hệ thống
các tư thế thủ, hệ thống các bộ pháp di chuyển, hệ thống các kỹ thuật tấn cơng
và hệ thống các kỹ thuật phịng thủ.
Hệ thống các tư thế thủ: Là hệ thống các tư thế đứng ban đầu trước khi
thực hiện các kỹ thuật phịng thủ, tấn cơng. Về mặt kỹ thuật, hệ thống các tư thế
này là sự phối kết hợp của 3 phần: Các thế tấn, hướng thân người và thế tay thủ.
Hệ thống các bộ phận di chuyển: Là hệ thống kỹ thuật di chuyển để thay
đổi vị trí, thay đổi vị trí, thay đổi tấn phấn nhằm tiếp cận đối phương. Về mặt kỹ
thuật hệ thống này bao gồm các bước di chuyển, sự chuyển dịch vị trí thân
người và các thế tay kết hợp di chuyển.
Hệ thống các kỹ thuật tấn công: Là hệ thống các kỹ thuật được dùng để ra
địn tấn cơng nhằm đánh bại hoặc hạn chế địn tấn cơng của đối phương. Hệ
thống các kỹ thuật này bao gồm kỹ thuật như: Đâm, xỉa, cầm nã, đánh chỏ, đá,
đánh gối, cài quật ngã, khóa... và mỗi kỹ thuật lại bao gồm nhiều đòn thế khác
nhau.
Hệ thống các kỹ thuật phòng thủ: Là hệ thống các kỹ thuật dùng để ngăn
chặn hoặc chống trả đòn tấn cơng của đối phương. Căn cứ vào tính chất phịng
thủ, người ta có thể chia hệ thống này ra làm hai loại là: Hệ thống các kỹ thuật
phòng thủ bị động và hệ thống các kỹ thuật phòng thủ chủ động. Căn cứ vào tính
chất của kỹ thuật, hệ thống các kỹ thuật này lại có thể được chia ra thành hệ
thống các kỹ thuật gạt đỡ, tránh né, lách địn, hóa giải... [21]
Trong các hệ thống kỹ thuật trên, hệ thống các tư thế thủ và hệ thống các

bộ pháp di chuyển được gọi là hệ thống các kỹ thuật chiến đấu gián tiếp, còn hệ
thống các kỹ thuật tấn cơng và phịng thủ thì được gọi là hệ thống các kỹ thuật
chiến đấu trực tiếp.
Trong nội dung Pencak Silat thể thao, hệ thống kỹ thuật cơ bản bao gồm 4
phần là: Tư thế đứng, bộ pháp di chuyển, kỹ thuật tự vệ và kỹ thuật tấn công
[21]
1.2.2. Đặc điểm chiến thuật môn Pencak Silat
Chiến thuật thi đấu Pencak Silat rất đa dạng, phong phú và thường được
chia thành 2 loại: tấn công chủ động và tấn cộng thụ động. Cụ thể:


11
Tấn công ở phương án chủ động: Trong phương án này, tâm lý thi đấu là
yếu tố quyết định. Bằng những đòn nhử, sự thay đổi về thân pháp, động tác giả,
tốc độ, di chuyển tạo khoảng cách… đẩy đối phương vào trạng thái hoang mang
bị động để bất ngờ tấn cơng bằng những địn sáng tạo, hiệu quả, nhanh mạnh và
chính xác nhằm đạt hiệu quả tấn cơng cao nhất [2].
Tấn cơng ở phương án thụ động (cịn gọi là phịng thủ phản cơng): Trong
phương án VĐV thường gạt đỡ địn tấn cơng của đối phương rồi phản cơng,
hoặc đối phương tấn cơng, ta tránh né, tìm chỗ hở rồi phản cơng (phản ngược),
hay chặn đứng địn tấn cơng của đối phương (phản chặn).
Chiến thuật Pencak Silat được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu đối kháng
như: phòng thủ, tấn công, phản công, đánh gần, đánh xa, đánh cao, đánh thấp,
đánh liên tiếp so đũa, động tác giả và kỹ thuật biến hoá giành thế chủ động ghi
điểm. Ở bất kỳ dạng chiến thuật nào cũng đòi hỏi VĐV Pencak Silat phải linh
hoạt, phán đoán, lựa chọn và phản ứng kịp thời với các diễn biến tình huống
chiến thuật xảy ra trong thi đấu đặc biệt vào thời điểm cần gắng sức tối đa [2].
Chiến thuật thi đấu của VĐV mỗi nước, mỗi khu vực có những đặc điểm
riêng. Thi đấu Pencak Silat hiện đại thiên về các động tác kỹ thuật chính xác,
nhanh, biến hố cùng với sự tập trung cao độ, ý chí thi đấu kiên cường, giúp

hiệu quả chiến thuật được phát huy tối đa. Những VĐV xuất sắc, dù sử dụng bất
cứ lối đánh nào đều có đặc điểm chung là kỹ thuật điêu luyện, thể lực sung mãn,
biết vận dụng các kỹ chiến thuật sở trường, ý chí cao [21].
Xu thế huấn luyện chiến thuật Pencak Silat hiện đại có các đặc điểm như:
Huấn luyện chiến thuật làm trung tâm. Huấn luyện kỹ chiến thuật đòn tay
kết hợp đòn chân, di chuyển, đánh ngã… nhằm dành thế chủ động trong trận
đấu. Lấy tấn công làm trọng điểm kết hợp phịng thủ chắc, phản cơng nhanh.
Kết hợp chặt chẽ huấn luyện kỹ thuật với huấn luyện chiến thuật.
Kết hợp đồng thời huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật với huấn luyện thể
lực, lấy tố chất thể lực chuyên môn làm nội dung huấn luyện chủ yếu.
Trong huấn luyện chiến thuật cho VĐV Pencak Silat các HLV phải chú ý
giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực cần thiết khác. [21].
1.2.3. Đặc điểm thể lực môn Pencak Silat


12
Đặc điểm thể lực môn Pencak Silat thể hiện cả trong nội dung thi đấu
biểu diễn và thi đấu đối kháng. Pencak Silat là môn võ thuật thi đấu đối kháng
(cả trực tiếp và gián tiếp) yêu cầu phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực
như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo.
Mỗi tố chất đều có tầm quan trọng riêng, trong đó, đặc trưng nhất là sức nhanh,
sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động và sức bền [21].
Sức nhanh: Trong tập luyện và thi đấu Pencak Silat, sức nhanh thể hiện cả
trong phản ứng vận động (phản ứng trước mỗi địn tấn cơng của đối phương để
phịng thủ, tránh né, phán đốn hành động, phản cơng…), trong sức nhanh động
tác đơn (các động tác tấn công, phịng thủ, phản cơng…), trong lối các địn tấn
cơng trong từng tổ hợp (Pencak Silat thì đấu thường có tổ hợp tấn cơng từ 2-5
địn, việc nối địn nhanh, phù hợp có hiệu quả rất cao)…. [21].
Sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ đặc biệt cần thiết trong cả kỹ thuật
tấn cơng, phịng thủ và phản cơng. Các địn tấn cơng muốn giành điểm ngồi

việc phải thực hiện với tốc độ nhanh để có thể đánh trúng đối phương (khiến đối
phương khơng kịp tránh né hoặc đỡ địn…) còn cần phải thực hiện với lực mạnh
để đủ tiêu chuẩn giành điểm. VĐV muốn tấn công nhanh mạnh và chính xác để
giành điểm thì trong mỗi địn đánh khơng thể thiếu tố chất sức mạnh tốc độ. Nếu
ra đòn chậm và nhẹ thì khơng thể đánh trúng đối phương và nếu có đánh trúng
đối phương nhưng khơng có lực thì cũng khơng thể ghi điểm.
Sức bền có tầm quan trọng cao trong tập luyện và thi đấu Pencak Silat,
thể hiện cả ở sức bền tốc độ (khả năng duy trì tốc độ trong suốt trận đấu), sức
bền mạnh (khả năng duy trì sức mạnh) và sức bền chung (khả năng chịu đựng
lượng vận động cao trong quá trình tập luyện và thi đấu).
Khả năng phối hợp vận động: Đặc biệt quan trọng trong quá trình phối
hợp các kỹ thuật tấn công trong từng tổ hợp, phối hợp các kỹ thuật phịng thủ và
phịng thủ phản cơng. Kỹ, chiến thuật trong Pencak Silat vô cùng đa dạng và
phong phú nên để phối hợp các kỹ thuật có hiệu quả thì phát triển khả năng phối
hợp vận động là vô cùng cần thiết.


13
Mềm dẻo: Khả năng mềm dẻo cần thiết trong môn Pencak Silat trong việc
thực hiện các đòn thế với biên độ lớn, đặc biệt là các đòn đá, đòn cắt kéo và các
kỹ thuật đánh ngã.
Tóm lại, Pencak Silat là mơn võ thuật u cầu phải phát triển tồn diện
các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận
động và mềm dẻo [21].
1.2.4. Đặc điểm thi đấu môn Pencak Silat
Để hiểu được tầm quan trọng của các kỹ thuật trong thi đấu Pencak Silat
trước hết chúng ta tìm hiểu vài nét về đặc điểm thi đấu Pencak Silat.
Trong thi đấu Pencak Silat gồm có 2 nội dung chính là Tanding (Thi đấu
đối kháng) và Seni (Thi đấu biểu diễn quyền thuật), trong đó nội dung thi đấu
biểu diễn quyền thuật có 3 nội dung chính, đó là các nội dung: Tungan (Thi đấu

biểu diễn quy định cá nhân), Ganda (Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn) và
Regu (Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể) [85].
1.2.4.1. Thi đấu đối kháng (Tanding)
Thi đấu đối kháng (Tanding) là hình thức thi đấu mặt đối mặt giữa hai
VĐV của hai đội khác nhau, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật tấn công và
phòng thủ, gồm các kỹ thuật tránh né, gạt đỡ, các đòn tay, đòn chân, đòn đánh
ngã. Trước tiên, hai Persilat phải thực hiện bộ pháp di chuyển, các thế tấn của
Pencak Silat rồi sau đó mới sử dụng các kỹ thuật tấn cơng, phịng thủ, chiến
thuật, sức mạnh và tinh thần thi đấu cao thượng để ghi được số điểm tối đa và
giành phần thắng trong trận đấu.
Trong thi đấu đối kháng, mỗi trận đấu diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp đấu là
2 phút, nghỉ giữa các hiệp là 1 phút (đối với giải vô địch quốc gia) và mỗi hiệp
là 1 phút 30 giây, nghỉ giữa các hiệp là 1 phút (đối với giải trẻ) [85].
1.2.4.2. Thi đấu biểu diễn quyền thuật (Seni)
Thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân (Tungan).
Thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân (Tungan) là hình thức thi đấu biểu
diễn mà một Persilat thể hiện kỹ năng của mình thơng qua việc thể hiện một
cách chính xác, mạnh mẽ và có mức độ biểu cảm cao bài quyền cá nhân do Liên
đoàn Pencak Silat Quốc tế quy định. Bài quyền gồm 2 phần: Tay


14
khơng và binh khí (dao và cơn) [85].
Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu)
Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu) là hình thức thi đấu đồng đội
của một nhóm 3 Persilat trong cùng một đội thơng qua việc thể hiện một cách
chính xác, mạnh mẽ, có mức độ biểu cảm và đồng đều bài quyền tập thể do Liên
đoàn Pencak Silat Quốc tế quy định. Bài biểu diễn tập thể này chỉ có phần tay
không [85].
Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda)

Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda) là hình thức thi đấu bài
đối luyện tự chọn của 2 Persilat trong cùng một đội thông qua sự thể hiện một
cách phong phú các kỹ thuật tấn công và phòng thủ của Pencak Silat. Các đòn
thế được sử dụng trong bài biểu diễn phải được 2 Persilat quy định trước và đảm
bảo tính hiệu quả, tính thẩm mỹ cao, đồng thời thể hiện được sức mạnh trong
từng tổ hợp đòn thế và nhịp điệu của động tác. Bài biểu diễn đối luyện tự chọn
cũng gồm 2 phần là kỹ thuật đối luyện tay khơng và binh khí [85].
1.2.5. Xu hướng huấn luyện Pencak Silat tại Việt Nam
Mục đích cuối cùng của việc tập luyện thể thao là đạt được thành tích cao
nhất. Bởi vậy thể thao thành tích cao là khát vọng vươn lên của con người. Đó là
tiềm năng của con người đã và đang được khai thác, mở rộng triệt để thông qua
việc huấn luyện nhằm đạt được thành tích thể thao cao nhất tại các giải thi đấu.
Huấn luyện Pencak Silat hiện đại là luôn hướng vào mục đích giành thành
tích thể thao cao. Trong các trận đấu Pencak Silat có sự tranh đua quyết liệt
giành phần thắng thì sự chênh lệch hay tích tắc của pha đánh sẽ quyết định đến
lợi thế của VĐV trong trận đấu, và có thể quyết định đến cục diện của cả trận
đấu. Chính vì vậy mà các HLV ln tìm cách sử dụng và phát huy tối đa tiềm
năng và năng lực của VĐV, đồng thời khắc phục tới mức tối đa những hạn chế
của VĐV, thông qua quá trình tập luyện. Việc có được những thành tích thể thao
cao địi hỏi cơng tác huấn luyện phải diễn ra một cách có khoa học, chặt chẽ và
nghiêm túc, bởi thành tích thể thao của mơn Pencak Silat nói riêng là tổng hoà
kết quả của nhiều yếu tố tạo thành, nên không thể


15
coi nhẹ bất cứ yếu tố nào như: trình độ của VĐV, phong độ và điểm rơi mà HLV
tạo ra cho VĐV. Vì vậy phải chú ý phát triển đồng bộ, tồn diện cho VĐV trong
q trình tập luyện [21].
Một đặc điểm nổi trội nữa trong công tác huấn luyện Pencak Silat hiện đại
là đảm bảo cho VĐV khả năng nắm bắt nhanh chóng và có chất lượng các kỹ

thuật cơ bản vững chắc, tạo điều kiện cho việc phát triển các kỹ thuật cao hơn
trong quá trình tập luyện của VĐV.
VĐV muốn đạt thành tích thể thao cao, thì phải được phát triển trên một
nền tảng của kỹ thuật căn bản chính xác và vững chắc, do xu hướng phát triển
của môn Pencak Silat hiện đại là ngày càng tiến dần tới lối đánh biến hoá, thực
dụng và hiệu quả. Cho nên mơn thể thao này ngày càng địi hỏi VĐV có một khả
năng thích ứng và khả năng vận động cao hơn.
Hiện nay ở Việt Nam, công tác huấn luyện ngày càng được quan tâm và
chú trọng nhiều hơn. Các phương tiện máy móc hiện đại cũng đã được đưa vào
để phục vụ cho công tác huấn luyện. Các lớp phong trào được mở rộng ở trên
khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc, nhằm tăng cường số lượng người tập, từ đó
tạo nguồn cung cấp và tuyển chọn VĐV cho các tuyến cao hơn. Tuy nhiên
những điều đó mới được áp dụng và thực hiện tại các thành phố lớn như: Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... ở các tỉnh lẻ còn thiếu về cơ sở vật chất, hệ
thống huấn luyện còn tản mạn, thiếu thống nhất và chưa có chuẩn mực rõ ràng.
Pencak Silat là mơn thể thao có tính khoa học, do đó cần phải có hệ thống mang
tính đồng bộ, có chuẩn mực cao và bắt đầu chuyên nghiệp. Việc sử dụng các
phương pháp huấn luyện, các Test kiểm tra, đặc biệt là hệ thống các bài tập huấn
luyện VĐV là một điều kiện hết sức cần thiết và cấp bách trong xu hướng huấn
luyện hiện đại nói chung, phù hợp với sự phát triển của Pencak Silat trong giai
đoạn mới.
1.3. Đặc điểm huấn luyện Sức mạnh tốc độ cho vận động viên Pencak
Silat.
1.3.1. Khái quát về sức mạnh tốc độ
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sức mạnh tốc độ (SMTĐ) do tiếp
cận từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể tới một số quan điểm sau:


16
Theo quan điểm của Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (tr.289): SMTĐ là sức

mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh [71].
Theo Nôvicốp A.D và Matsvêép L.P (Tr.301): SMTĐ là năng lực biểu hiện
trị số sức mạnh lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất [48].
Theo Quan điểm của Harre D. (tr. 225): SMTĐ là khả năng khắc phục lực
cản với tốc độ co cơ cao của VĐV [24].
Ngoài ra, tiếp cận theo quan điểm của tác giả Lê Văn Lẫm và cộng sự có
thể hiểu: SMTĐ là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian [40].
Như vậy, về bản chất có thể hiểu SMTĐ là sức mạnh sinh ra trong các
động tác nhanh.
Sức mạnh tốc độ hay cịn gọi là sức mạnh nhanh là hình thức co rút cơ
bắp không thể thiếu trong hoạt động và vận động thể thao, là yếu tố cơ bản
xuyên suốt trong q trình phát triển sức mạnh của VĐV nhiều mơn thể thao.
Các yếu tố cấu thành SMTĐ gồm 2 mặt liên quan hữu cơ, thống nhất với nhau là
sức mạnh và tốc độ. Tốc độ động tác nếu có sức mạnh lớn thì đạt giá trị tốc độ
nhanh. Vì vậy, muốn có sức mạnh nhanh (SMTĐ) thì phải phát triển 2 yếu tố
thành phần trong một thể hữu cơ thống nhất [24], [40], [48], [71].
Trong huấn luyện thể thao nói chung và huấn luyện mơn Pencak Silat nói
riêng, huấn luyện sức mạnh thường đơn giản hơn so với huấn luyện phát triển
tốc độ. Chính vì vậy, trong q trình huấn luyện cần thực hiện các phương pháp
tương ứng nhằm chuyển từ sức mạnh động lực sang SMTĐ cho phù hợp.
1.3.2. Đặc điểm sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat
Pencak Silat là mơn thể thao đối kháng trực tiếp có sự tiếp xúc mạnh về
thể chất. Với đặc thù cường độ vận động cao, căng thẳng, đối kháng trực tiếp,
VĐV có thể sử dụng cả tấn cơng địn tay, chân, cắt kéo, qt trụ, đánh ngã...
Chính vì vậy địi hỏi VĐV phải có tố chất thể lực tồn diện, đặc biệt là tố chất
SMTĐ bởi VĐV muốn tấn công nhanh mạnh và chính xác để giành điểm thì
trong mỗi địn đánh không thể thiếu tố chất sức mạnh tốc độ. Nếu ra địn chậm
và nhẹ thì khơng thể đánh trúng đối phương và nếu có đánh trúng đối phương
nhưng khơng có lực thì cũng khơng thể ghi điểm [20], [21]. SMTĐ trong môn
Pencak Silat thể hiện cả trong kỹ thuật tấn cơng, phịng thủ và phản cơng.



17
Với kỹ thuật tấn công: Để thực hiện được một địn tấn cơng đủ tiêu chuẩn
ghi điểm, VĐV Pencak Silat trước tiên cần phải đánh trúng đối phương, tức là
thực hiện kỹ thuật tấn công nhanh tới mức đối phương khơng kịp tránh né hoặc
đỡ địn tấn cơng, đồng thời, địn tấn cơng phải có uy lực (phải đủ lực mạnh để
ghi điểm), tức là địn tấn cơng phải mạnh. Muốn vậy, phát triển cả sức mạnh và
tốc độ là điều cần thiết. Trong các kỹ thuật tấn công môn Pencak Silat (với cả kỹ
thuật tay và kỹ thuật chân), trọng lượng là không đổi (với mỗi VĐV cố định),
muốn tăng lực (sức mạnh) bắt buộc phải tăng gia tốc (a) muốn vậy, bắt buộc
phải tăng tốc độ (vận tốc – v) trong thời gian ngắn nhất, tức là thực hiện kỹ thuật
với tốc độ nhanh nhất. Hay nói cách khác, muốn phát triển sức mạnh của địn tấn
cơng trong môn Pencak Silat phải tăng cường phát triển tốc độ thực hiện các kỹ
thuật này. Đồng thời, tấn công trong Pencak Silat thường là các tổ hợp từ 2 tới 5
đòn. Ngay khi VĐV thực hiện xong một đòn tấn cơng lập tức phải phân tích tình
hình và thực hiện nối tiếp các địn tấn cơng tiếp theo. Tương tự như địn tấn cơng
đầu tiên, để có thể giành điểm, VĐV vẫn phải thực hiện với tốc độ nhanh và đủ
sức mạnh [60].
Với các kỹ thuật phòng thủ: Để thực hiện phịng thủ trước một địn tấn
cơng trong tập luyện và thi đấu mơn Pencak Silat có thể thực hiện các kỹ thuật
tránh né hoặc đỡ địn tấn cơng của đối phương. Muốn thực hiện được tránh né
hoặc đỡ đòn tấn cơng thì việc đầu tiên là phải có sức nhanh, cả sức nhanh phản
ứng vận động để phân tích, phán đốn địn tấn cơng của đối phương và có phản
ứng đáp trả hợp lý; cả sức nhanh động tác đơn để thực hiện các động tác tránh
né hoặc đỡ địn tấn cơng kịp thời (trước khi địn tấn cơng của đối phương trúng
cơ thể). Bên cạnh đó, khi thực hiện kỹ thuật đỡ địn tấn cơng của đối phương,
ngồi việc phản ứng nhanh, thực hiện các kỹ thuật đỡ địn nhanh cịn phải có sức
mạnh hợp lý đủ để cản phá các địn tấn cơng của đối phương. Nếu thực hiện các
kỹ thuật đỡ không đủ lực sẽ không có hiệu quả, đối phương vẫn có thể đánh

văng kỹ thuật phòng thủ và ghi điểm [21].
Với các kỹ thuật phản công: Kỹ thuật phản công môn Pencak Silat được
thực hiện sau khi thực hiện tránh né hoặc phòng thủ thành cơng một địn hoặc tổ
hợp địn tấn cơng của đối phương. Lúc này, các kỹ thuật phản cơng có yêu cầu


18
như kỹ thuật tấn công, cũng được thực hiện tổ hợp từ 2 tới 5 đòn và yêu cầu phải
nhanh, mạnh để có thể đánh trúng đối phương và đủ lực để giành điểm [21].
Như vậy, SMTĐ trong môn Pencak Silat thể hiện cả ở các kỹ thuật tấn
cơng, phịng thủ và phản công. Đồng thời, xu thế sử dụng chiến thuật thi đấu
Pencak Silat hiện đại thiên về lối đánh toàn diện cả tay, chân, các kỹ thuật đánh
ngã... các chiêu thức được sử dụng nhanh, chính xác, biến hóa linh hoạt. Chính
vì vậy, SMTĐ trong mỗi kỹ thuật của VĐV ngày càng trở lên quan trọng.
1.3.3. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat
Tương tự như các phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao,
các phương pháp huấn luyện thể lực cũng rất đa dạng và phong phú và được
chia thành 3 nhóm: Nhóm phương pháp sử dụng lời nói và trực quan, Nhóm
phương pháp định mức chặt chẽ lượng vận động và nhóm phương pháp khơng
định mức chặt chẽ lượng vận động (cịn gọi là nhóm phương pháp trị chơi và thi
đấu). Cụ thể có thể khái quát trong sơ đồ 1.1.
CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN THỂ LỰC

Nhóm phương pháp
lời nói và trực quan

PP tập
luyện lặp
lại ổn
định

PP
tập luyện
lặp lại ổn định
liên tục
PP t ập luyện lặp lại
ổn định ngắt quãng

PP tập luyện biến
đổi liên tục

PP tập luyện lặp lại tăng
tiến

PP tập luyện biến
đổi ngắt quãng

PP tập luyện lặp lại với
quãng nghỉ giảm dần
PP tập luyện lặp lại biến đổi

PP tập
luyện vòng
tròn


Sơ đồ 1.1. Các phương pháp huấn luyện thể lực


19
1.3.3.1. Nhóm phương pháp lời nói và trực

quan Phương pháp sử dụng lời nói
Phương pháp sử dụng lời nói được sử dụng để truyền thụ kiến thức, yêu
cầu cho người học, kích thích tư duy và điều khiển chúng. Phương pháp lời nói
cịn sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả và điều chỉnh hành vi người học.
Phương pháp lời nói cũng rất cần thiết trong q trình nhận thức, tự đánh
giá, tự điều chỉnh hành động.
Do có chức năng đa dạng, lời nói được sử dụng trong nhiều trường hợp
khác nhau: phân tích, giảng giải, chỉ thị, mệnh lệnh... [14], [48], [51]
Phương pháp trực quan:
Quá trình nhận thức của con người được tiến hành bằng trực quan tư duy
thực tiễn.
Trực quan có hai loại: trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp. Tuỳ theo
từng trường hợp cụ thể trong quá trình huấn luyện mà sử dụng trực quan trực
tiếp hoặc trực quan gián tiếp cho phù hợp.
Phương pháp trực quan có thể được thực hiện bằng: Các phương pháp
biểu diễn thị phạm động tác; Thông qua tài liệu, sơ đồ, hình ảnh, hình vẽ; Mơ
hình, xa bàn; Biểu diễn bằng cảm giác lựa chọn; Phương pháp cảm giác sơ bộ có
chủ đích về động tác (cảm giác chuyên môn); Phương pháp định hướng (sử dụng
âm thanh); Phương pháp dẫn dát và chương trình hố tức thời gian cảm giác và
phương pháp thông tin cấp tốc các thông số vận động [14], [48], [51], [77].
Tóm lại, trong huấn luyện thể lực môn Pencak Silat, cả phương pháp sử
dụng lời nói và phương pháp trực quan dều được sử dụng với mục đích truyền
thụ kiến thức, yêu cầu cho người học, kích thích tư duy và điều khiển chúng;
phân tích, đánh giá kết quả và điều chỉnh hành vi người học; thị phạm và giới
thiệu bài tập, cùng các yêu cầu của bài tập. Nhóm phương pháp lời nói và trực
quan được sử dụng kèm với tất cả các phương pháp và nhóm phương pháp khác
với mục đích làm rõ yêu cầu của các bài tập, thị phạm bài tập mẫu, điều khiển,
điều chỉnh quá trình tâp luyện của VĐV để phát huy tối đa hiệu quả của bài tập.
1.3.3.2. Nhóm phương pháp định mức chặt chẽ lượng vận động



20
Đặc điểm của phương pháp này là hoạt động của người tập được tổ chức
và điều chỉnh một cách chi tiết. Sự định mức thể hiện ở những đặc điểm sau:
Việc thực hiện LVĐ và quãng nghỉ được định mức trước.
Việc sử dụng các điều kiện bên ngoài, các dụng cụ tập luyện cũng được
định trước.
Các động tác kỹ thuật được định trước
Ý

nghĩa của việc định mức là ở chỗ đảm bảo điều kiện tối ưu cho phát

triển các tố chất thể lực [14], [48], [51]
Để phát triển các tố chất thể lực, có thể sử dụng nhóm phương pháp tập
luyện định mức chặt chẽ lượng vận động theo các cách:
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định:
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định là phương pháp mà là các thông số
của LVĐ được ổn định và tập lặp đi lặp lại bài tập đó.
Căn cứ vào quãng nghỉ, phương pháp này được chia làm 2 loại:
- Phương pháp ổn định liên tục: Khơng có qng nghỉ, thường được sử
dụng trong phát triển tố chất sức bền.
- Phương pháp ổn định ngắt quãng: Giữa các lần lặp lại có quãng nghỉ (có
thể là nghỉ ngắn, đầy đủ hay vượt mức). Ví dụ: chạy 5 lần x 60m với 100% sức,
quãng nghỉ 3-5 phút [14], [48], [51].
Trong huấn luyện SMTĐ mơn Pencak Silat, phương pháp thường được sử
dụng trong nhóm phương pháp này là phương pháp ổn định ngắt quãng.
Phương pháp tập luyện biến đổi:
Phương pháp tập luyện biến đổi được thực hiện theo chế độ LVĐ liên tục
và ngắt quãng: tuỳ từng trường hợp mà thay đổi các thông số vận động (Tốc độ,
nhịp điệu động tác..) thay đổi cách thức thực hiện động tác, thay đổi quãng nghỉ

và các điều kiện tác động bên ngoài [14], [48], [51].
Bản chất của vấn đề thể hiện ở chỗ đặt ra những yêu cầu mới cao hơn để
kích thích sự phát triển các chức năng cơ thể đồng thời mở rộng tính linh hoạt
và hồn thiện kĩ xảo vận động. Phương pháp này gồm:


21
-

Các phương pháp tập luyện biến đổi liên tục (không có quãng nghỉ):

phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các bài tập có chu kì và là phương pháp
điển hình của nhóm phương pháp bài tập biến tốc.
-

Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng: đặc điểm tiêu biểu của

phương pháp này là luân phiên các hệ thống giữa LVĐ và nghỉ ngơi. Trong đó
LVĐ và quãng nghỉ đều có thể thay đổi [71].
Nhóm phương pháp tập luyện biến đổi ít được sử dụng trong huấn luyện
SMTĐ mơn Pencak Silat. Trong quá trình phát triển SMTĐ cho VĐV, các HLV
có thể sử dụng thêm phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng.
Phương pháp tập luyện tổng hợp
Tập luyện tổng hợp là phương pháp được tạo lên do sự kết hợp 2 nhóm
phương pháp tập luyện ổn định và phương pháp tập luyện biến đổi với nhau,
đồng thời kết hợp nhiều hình thức tập luyện trong mỗi nhóm phương pháp. Cụ
thể gồm:
Phương pháp tập luyện lặp lại tăng tiến: khối lượng không đổi nhưng
cường độ thay đổi. VD: Chạy 3lần x 100m với 80-85-100% sức.
Phương pháp tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần: Có đặc điểm

LVĐ ổn định nhưng quãng nghỉ giảm dần. Nhờ phương pháp này mà sự biến đổi
mạnh mẽ trong cơ thể khi thực hiện bài tập. VD: chạy 4 lần x 400m với quãng
nghỉ là: 7-5-4phút.
Phương pháp tập luyện vòng tròn (còn gọi là phương pháp tập luyện theo
trạm): Quá trình thực hiện các bài tập theo thứ tự từng nhóm với những bài tập
đã được lựa chọn và hợp nhất lại thành bài tập liên hợp. Các bài tập được thực
hiện theo từng trạm kế tiếp nhau, các trạm được bố trí theo dạng vòng tròn. Tại
mỗi trạm người tập thực hiện một loạt các động tác quy định với khối lượng và
cường độ xác định trước. Số lần lặp lại ở mỗi trạm được xác định theo đặc điểm
của người tập, thông thường số lần lặp lại được thực hiện 1/3 đến 2/3 số lần lặp
lại tối đa [14], [48], [51].
Phương pháp tập luyện vòng tròn thường được sử dụng trong các tố chất
thể lực, khi thực hiện tập luyện theo phương pháp vịng trịn thường sử dụng
những bài tập có kĩ thuật đơn giản và người tập đã nắm vững các kĩ thuật động


22
tác trước đó. Ưu điểm của phương pháp này là tác động chọn lọc được kết hợp
với tác động chung, tác động ổn định được kết hợp cới tác động biến đổi. Đặc
biệt là hiệu quả của sự chuyển (thay đổi hoạt động) quãng được sử dụng rộng
rãi. Nhờ vậy phát huy được khả năng vận động thể lực và cảm xúc tích cực.
[14], [48], [51]
Phương pháp tập luyện vịng trịn có nhiều dạng khác nhau và các dạng cơ
bản của nó là: Tập luyện vịng trịn theo phương pháp tập kéo dài liên tục chủ
yếu được sử dụng để phát triển sức bền chung; Tập vòng tròn theo phương pháp
giãn cách với quãng nghỉ ngắn được sử dụng chủ yếu để sức bền tốc độ và sức
mạnh bền hay tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ
đầy đủ được sử dụng phát triển sức mạnh tốc độ [14], [48], [51].
Trong quá trình phát triển SMTĐ môn Pencak Silat, phương pháp tập
luyện tổng hợp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp tập luyện vòng tròn

theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ đầy đủ.
1.3.3.3. Nhóm phương pháp trò chơi và thi
đấu Phương pháp trò chơi
Phương pháp trị chơi được sử dụng có hiệu quả trong huấn luyện thể thao
nói chung và trong phát triển các tố chất thể lực nói riêng. Phương pháp trị chơi
khơng nhất thiết phải gắn với một trò chơi cụ thể nào đó như bóng đá, bóng
chuyền hoặc các trị chơi vận động đơn giản. Về nguyên tắc, phương pháp trò
chơi có thể sử dụng trong bất kì động tác thể lực nào. Tất nhiên chúng phải được
tổ chức phù hợp với nguyên tắc trò chơi [14], [48], [51].
Phương pháp trò chơi trong huấn luyện thể lực có những đặc điểm sau:
Tổ chức theo chủ đề hoạt động; Phong phú về phương thức đạt mục đích. Hầu
như bao giờ cũng có nhiều cách để chiến thắng được luật chơi cho phép; Là một
hoạt động độc lập sáng tạo, có yêu cầu cao về sự nhanh trí khéo léo của người
chơi và tạo nên sự đua tranh cẳng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm người
và tạo nên cảm xúc mạnh mẽ.
Nhược điểm: Khả năng điều chỉnh LVĐ bị hạn chế và việc chương trình
hố chỉ ở mức tương đối.


×