Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH giá trị lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.14 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa Xã hội là xã hội thuộc giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản – một xã hội
khơng cịn áp bức, bóc lột, do nhân dân lao động làm chủ, trong đó con người sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt
chẽ với nhau.
Việc đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam là tất yếu vì nó dựa trên những cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn sau đây:
 Cơ sở lý luận: Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác khẳng định
sự phát triển của xã hội lồi người là q trình lịch sử - tự nhiên.
 Cơ sở thực tiễn: Với điều kiện lịch sử mới, con đường phát triển của dân tộc
Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Điều này chính là
sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và thực tế chứng minh con đường phát
triển đó của dân tộc Việt Nam là tất yếu, duy nhất đúng, hợp với điều kiện của
Việt Nam, phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:
 Chính trị: Xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ. Một xã hội do nhân
dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhà nước là của dân, do
dân, vì dân.
 Kinh tế: Đó là xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
 Văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: Xã hội xã hội chủ nghĩa có trình độ
phát triển cao về văn hóa và đạo đức, bảo đảm sự cơng bằng, hợp lý trong các
quan hệ xã hội.
 Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội là cơng trình tập thể của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

1


Thấy rõ được giá trị lý luận của Chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đưa ra con đường để


thực hiện. Đó là đề ra những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể mà để đạt được những
mục tiêu đó cần xác định, khai thác triệt để, hiệu quả những động lực nhằm xây dựng
Chủ nghĩa xã hội mau đi đến thành công. Để hiểu rõ hơn về nội dung, giá trị về mặt lý
luận và thực tiễn, vận dụng tư tưởng này của Hồ Chí Minh vào xây dựng CNXH ở Việt
Nam, em đã chọn nghiên cứu đề tài : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực
của CNXH - giá trị lý luận và thực tiễn”.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của
CNXH và sự vận dụng vào việc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ:
+ Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của
CNXH ở Việt Nam.
+ Phân tích quan điểm HCM về mục tiêu, động lực của CNXH ở Việt Nam.
+ Giá trị tư tưởng HCM mục tiêu, động lực trong xây dựng CNXH
+ Vận dụng tư tưởng HCM về mục tiêu, động lực của CNXH trong xây dựng
CNXH ở Việt Nam hiện nay
III.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: tư tưởng HCM mục tiêu, động lực trong xây dựng CNXH và giá trị lý
luận và thực tiễn
- Phạm vi nghiên cứu: Cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về mục tiêu, động lực của CNXH
IV.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối Đảng
Cộng sản Việt Nam.

- Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, hệ thống, logic, so sánh, liệt kê, lịch
sử.
2


V.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Tiểu luận góp phần làm sáng tỏ tư tưởng HCM mục tiêu, động lực
trong xây dựng CNXH và giá trị lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa thực tiễn: giúp sinh viên thấy được giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng
HCM mục tiêu, động lực của CNXH, từ đó giúp sinh viên có tư liệu học tập tốt
hơn, cho thấy trách nhiệm của sinh viên đối với xây dựng đất nước.

3


NỘI DUNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của Chủ nghĩa Xã hội
1. Mục tiêu
Khi nhận rõ được những giá trị của Chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhận thấy vấn đề
quan trọng đó là phải tìm ra con đường để thực hiện những giá trị đó. Do đó, Người đã đề
ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng CNXH trong mỗi giai đoạn cách
mạng khác nhau ở nước ta.
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của Chủ nghĩa Xã hội đó là độc lập, tự do cho dân
tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn được độc lập,
dân ta được hoàn tồn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành.
Đồng thời, Người cũng đã xác định được mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội:
 Mục tiêu chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ. Chế độ dân chủ trong mục
tiêu của Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam được Hồ Chí Minh khẳng định và giải thích:
“Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”.
Xây dựng một chế độ do nhân dân làm chủ còn được thể hiện ở việc tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng và phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Người dân được làm những gì pháp luật không cấm.
 Mục tiêu về kinh tế : Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết
với mục tiêu về chính trị . Hồ Chí Minh xác định : Đây phải là nền kinh tế phát triển
cao “ với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại , khoa học kỹ thuật tiên tiến ” , là “
một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể ”.
Mục tiêu này phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chính trị vì “ Chế độ kinh tế và xã
hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân , trên cơ sở
kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển”.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, muốn xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, chúng ta
phải xây dựng nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu. Nền kinh tế thị trường định
4


hưỡng Xã hội Chủ nghĩa của nước ta hiện nay có 2 loại hình sở hữu về tư liệu sản
xuất và sản phẩm: sở hữu tư nhân và sở hữu cơng cộng. Các loại hình sở hữu này có
sự đan xen với nhau tạo thành hình thức sở hữu hỗn hợp (vừa sở hữu nhà nước, vừa
sở hữu tư nhân). Việc xác định rõ các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất là cơ sở xây
dựng các thành phần kinh tế. Do đó, nền kinh tế ở nước ta cũng có nhiều thành phần.
Thành phần kinh tế nhà nước (doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia…),
cũng là thành phần giữ vai trò chủ đạo; thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã…);
thành phần kinh tế tư nhân (công ty tư nhân, TNHH…); thành phần kinh tế tư bản
nhà nước dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế
tư bản (VD: doanh nghiệp liên doanh giữa nhà nước và tư bản…); thành phần kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài. Các

thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau để phát triển một nền kinh tế
vững mạnh, độc lập, tự chủ.
 Mục tiêu về văn hóa: Phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học,
đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Theo Hồ Chí Minh, nền văn
hóa phát triển cao là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ở đó, người
dân biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa, những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc trải qua hàng nghìn năm. Khơng những thế, nền văn hóa phát triển
cịn phải khoa học, giao lưu, tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến của nhân
loại trên thế giới. Đồng thời, nền văn hóa đó phải có tính đại chúng, là nền văn hóa
do nhân dân xây dựng và phải phục vụ cho nhân dân.
 Mục tiêu về xã hội: Phải bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh. Nhân dân có quyền
làm chủ, làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi cơng dân đều bình đẳng trước
pháp luật, được Nhà nước đảm bảo quyền tự do dân chủ cơng dân, do đó nhân dân
phải làm tròn nhiệm vụ của người chủ để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ quan trọng của Cách mạng xã hội chủ
nghĩa, đó là mục tiêu xây dựng con người Xã hội Chủ nghĩa. Có thể nói mục tiêu
cũng như động lực quyết định nhất tới công cuộc xây dựng XHCN chính là con
người. Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm
trước hết mặt tư tưởng. Người cho rằng: “Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, phải
5


có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”’, tư tưởng xã hội chủ nghĩa là kết quả của việc học
tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mac – Lênin, nâng cao lịng u nước, u chủ
nghĩa xã hội, ln trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời Người cũng rất
quan tâm, tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho
xã hội. Người ln gắn tài năng với đạo đức. Theo Người, “có tài mà khơng có đức
là hỏng”. Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa
có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”.
2. Động lực

Để đạt được những mục tiêu đó, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải nhận thức, vận dụng,
phát huy tối ưu các động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta đi
đến thành cơng. Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật
chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh.
- Động lực vật chất: là những yếu tố, điều kiện, những hoạt động tạo ra giá trị vật
chất, phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người. Ta có thể thấy động lực vật chất
trong lĩnh vực kinh tế (tiền lương, thưởng…)
- Động lực tinh thần: Những hoạt động tạo ra giá trị tinh thần nhằm phục vụ nhu cầu
về tinh thần của con người. (sự động viên, khen thưởng,…)
- Động lực nội sinh/ ngoại sinh:
 Động lực nội sinh: là tất cả những điều kiện của đất nước, khi biết khai thác, biết
phát huy sẽ thúc đẩy công cuộc xây xựng CNXH mau đi đến thành cơng. Đất nước
Việt Nam ta có rừng vàng, biển bạc, người dân Việt Nam ta cần cù, thơng minh,
dùng cảm, đồn kết, vơ cùng u nước.
 Động lực ngoại sinh: là tất cả những yếu tố từ bên ngoài của đất nước (Sự giúp đỡ
ủng hộ các nước khác trên thế giới, những phát minh khoa học của thế giới).
Chúng ta phải phát huy cả động lực bên trong và động lực bên ngoài. Vừa phát
huy những yếu tố nội lực bên trong đất nước vừa phải đồn kết quốc tế, học tập,
giao lưu đón nhận những cái tiến bộ khoa học văn minh trên thế giới. Khơng có
một quốc gia nào có thể phát triển mạnh mẽ mà không giao lưu, hợp tác với các
nước khác. Có nhiều vấn đề quốc tế chung cần có sự tham gia của các nước, hỗ trợ
6


giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết ( VD: dịch bệnh covid, chiến tranh, an ninh
mạng…)
Theo Hồ Chí Minh, con người là động lực quan trọng nhất trong những động lực của
CNXH. Con người được xét ở hai bình diện: Bình diện cá nhân và bình diện cộng đồng.
 Bình diện cộng đồng: Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng,
sức lao động sáng tạo của nhân dân – đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực

quan trọng của chủ nghĩa xã hội. Để có được điều đó, chúng ta cần phải tăng
cường, củng cố hơn nữa Đại đoàn kết toàn dân tộc, giáo dục cộng đồng :Tinh thần
yêu nước, tinh thần đoàn kết gắn bó nhân nghĩa cộng đồng,… ; xây dựng, củng cố,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Chính trị - Xã hội như Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, các tổ chức Cơng đoàn,... khơi dậy sức
mạnh của cộng đồng người Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức này
tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt chú trọng quan
tâm tới những dân tộc vùng sâu, vùng xa, những người cịn gặp khó khăn bằng các
chính sách xóa đói giảm nghèo, cơng bằng xã hội...
 Bình diện cá nhân: để con người trở thành động lực xây dựng Chủ nghĩa xã hội,
phải biết tôn trọng, khuyến khích các lợi ích cá nhân chính đáng, phải tơn trọng,
đảm bảo quyền lợi, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng (khác với thời kỳ
bao cấp triệt tiêu động lực làm giàu chính đáng của con người nên không thể phát
triển đất nước). Đồng thời phải thực hiện công bằng xã hội. Đặc biệt phải tránh chủ
nghĩa bình qn, cào bằng bởi mọi sự khơng cơng bằng đều dẫn đến mâu thuẫn.
Không chỉ tác động vào động lực vật chất mà còn phải tác động vào động lực
chính trị, tinh thần. Nghĩa là phải phát huy sức mạnh của lịng u nước, lịng tự
hào, tự tơn của dân tộc, phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người dân.
- Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất,
ngoại lực là rất quan trọng. Chính vì thế, Người thường xuyên nêu cao tinh thần độc
lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính, nhưng ln luôn chú trọng tranh thủ sự giúp
đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức
mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở bảo đảm các
7


quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau,
chung sống hịa bình và phát triển
- Bên cạnh việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội, Người còn
lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của

chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ, xơ cứng, khơng có sức hấp
dẫn, đó là chủ nghĩa cá nhân và Người coi đó là “bệnh mẹ” đẻ ra hàng loạt bệnh
khác, đó là tham ơ, lãng phí, quan liêu…mà Người gọi đó là “giặc nội xâm”; đó là
các căn bệch chia rẽ, bè phái, mất đồn kết, vơ kỷ luật, chủ quan, bảo thủ, giáo
điều,…
II. Liên hệ thực tiễn
1. Giá trị TTHCM về mục tiêu và động lực của CNXH và vận dụng trong xây
dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay
- Giá trị lý luận:
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản vô giá, là kim chỉ nam của Đảng trong việc
xây dựng, giữ vững định hướng XHCN. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực
của CNXH đã được bổ sung và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh
đã đưa ra quan điểm: tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau
khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản. Với điều kiện lịch
sử mới, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Đây chính là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và thực tế đã chứng
minh con đường phát triển đó của dân tộc Việt Nam là tất yếu, đúng đắn, hợp với điều
kiện của Việt Nam và phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại.
TTHCM về mục tiêu và động lực của CNXH có tính khoa học, cách mạng:
 Dựa trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin – một hệ thống các quan điểm lý luận
và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của lồi
người.
 Tính khoa học, cách mạng cịn được thể hiện ở việc đưa nhân dân thành mục tiêu và
động lực quan trọng nhất, đóng vai trị quyết định của cơng cuộc xây dựng XHCN
thành công.
8


Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay
luôn nêu cao vai trị tiên phong của mình,,ln thể hiện là một Đảng của giai cấp công

nhân,,của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, luôn kiên định giữ vững lập
trường của giai cấp vơ sản,,lấy lí luận Mác - Lênin làm nòng cốt.
- Giá trị thực tiễn:
Trong quá tình lãnh đạo cách mạng việt nam, Đảng ta luôn quán triệt các quan điểm của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của CNXH và con
đường đi lên CNXH, Đảng ta luôn tổng kết thực tiễn để bổ sung, và hoàn thiện, vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh để phát triển mọi mặt của đất nước dựa vào sức mạnh toàn dân,
tinh thần yêu nước của nhân dân.
Về chính trị: Việt Nam là một nước có chế độ chính trị độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và
tự quyết định con đường phát triển của mình. Hệ thống chính trị từng bước hồn thiện,
phát triển. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh
đạo. Thực tiễn,lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh:sự lãnh đạo của Đảng là yếu
tố quyết định mọi thắng lợi cách mạng ở nước ta. Quyền làm chủ của nhân dân trong
tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội được thể chế hóa. Để phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, Đảng đã thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng
lực hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội của quần chúng; củng cố các hình thức
dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng.
Về kinh tế: Nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu trong đó kinh tế
nhà nước đóng vai trị chủ đạo. Đồng thời, Đảng thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa, biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, phát huy các nguồn lực nội
sinh. Đồng thời, Đảng luôn mở rộng quan hệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo độc lập, tự chủ.
Từ một nước thiếu ăn,,Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản
lớn nhất trên thế giới. Nên kinh tế thốt khỏi tình trạng trì trệ,,khủng hoảng, trở thành
nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Về văn hóa: Phát triển phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, khoa học, đại chúng. Những
thành tựu văn hóa có thể kể đến chính là kho tàng văn học, nghệ thuật Việt Nam. Những
9



giá trị văn hóa, nghệ thuật của cha ơng được kế thừa, giữ gìn và phát huy. Đồng thời hội
nhập, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại trên thế giới, đưa nền văn hóa nước
nhà tới bạn bè năm châu.
Về xã hội: Hệ thống chính sách xã hội được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Thực
hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã
hội. Do đó, đời sống của người dân Việt Nam được cải thiện rất nhiều.
Đảng ta luôn coi trọng tinh thần dân tộc, sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Đồng thời đẩy
mạnh tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế. Để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, cần
phải chú trọng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng học tập và
làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về giáo dục: Đảng và Nhà nước rất chú trọng tới giáo dục-đào tạo. Do đó, quy mơ giáo
dục phát triển nhanh, nền giáo dục toàn dân được đẩy mạnh, xóa nạn mù chữ. Các cơ sở
vật chất, trang thiết bị được đầu tư. Nhà nước ưu tiên, thực hiện những chính sách giáo
dục cho đồng bào vùng xâu, vùng xa, điều kiện cịn khó khăn…
Về y tế: Cơng tác chăm sóc sức khỏe đượng nâng cao, giúp cho sức khỏe tồn dân được
cải thiện, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng hơn rất nhiều so với trước
đây. Cơng tác phịng bệnh được đẩy mạnh. Mạng lưới y tế được mở rộng, được trang bị
các thiết bị phục vụ y tế vô cùng hiện đại. Cùng với đó là những thành tự y học đáng kể
đến đó là việc phát minh vacxin, đặc biệt là vacxin covid-19 Nanocovax, đồng thời kiểm
soát các dịch bệnh rất hiệu quả; ứng dụng những công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào y
học nước nhà…
Về quốc phòng-an ninh : bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị-xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động
lực cịn gặp rất nhiều khó khăn, khuyết điểm. Do đó, việc lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa
các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội là vô cùng quan
trọng. Để chống lại các trở lực đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực học tập, tu dưỡng
đạo đức cách mạng. Nâng cao dân trí để nhân dân có thể đứng lên làm chủ, bảo vệ quyền
làm chủ của mình, để các cán bộ, Đảng viên không mắc phải chủ nghĩa cá nhân. Cần phải
10



tích cực tự phê bình, tự nhận sai, sửa chữa lỗi lầm. Đồng thời nâng cao công tác quản lý,
giám sát, kỷ luật nghiêm minh. Bên cạnh việc đấu tranh chống lại cái xấu, chúng ta phải
đi đôi với việc xây dựng những cái tốt đẹp, lấy người tốt, việc tốt làm tấm gương để học
tập, noi theo.
2. Liên hệ bản thân
Là một sinh viên, sau khi thực hiện phân tích đề tài này, em thấy rằng việc xác định mục
tiêu đi lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của Hồ Chí Minh là hồn tồn đúng đắn, nó phù
hợp với điều kiện của Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng quần chúng nhân dân và phù
hợp với xu thế tất yếu của thời đại. Ý thức được là một con người Xã hội Chủ nghĩa, em
thấy rõ được trách nhiệm của mình tới cơng cuộc xây dựng đất nước. Em ln tích cực
học tập, lao động, sáng tạo cùng với rèn luyện đạo đức, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, tránh xa các tệ nạn xã hội, lối sống tiêu cực, thực dụng, tôi luyện
bản thân trở thành con người vừa có đức, vừa có tài để góp sức xây dựng nước nhà; phát
huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của mình, thực hiện lợi ích cá nhân chính đáng,
biết làm giàu chính đáng. Đồng thời, em thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các tổ chức chính trị-xã hội, hoạt động tình
nguyện như Đồn thanh niên, Đội sinh viên tình nguyện… ; nâng cao lòng yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, có tinh thần đồn kết gắn bó nhân nghĩa cộng đồng, tương thân tương
ái. Với bạn bè quốc tế, em nâng cao tinh thần đoàn kết, hữu nghị, học hỏi những tiến bộ
trên thế giới, đặc biệt, ý thức được hịa nhập chứ khơng hịa tan, biết giữ gìn bản sắc văn
hóa, truyền thống dân tộc. Song, em biết phê phán, đấu tranh với những cái xấu, những
hành vi tiêu cực tới lợi ích quốc gia.

11




×