Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

tieu hoc AK6 Vu Thi Hoa KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.94 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐH ĐỒNG NAI
KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON

c c ccc c c

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Vũ Thị Hoa
Lớp: Đại học Tiểu học A – K6

Năm học: 2018-2019


Trải qua một tháng thực tập tại trường tiểu học Tân Tiến, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực tập chỉ tròn một tháng nhưng em đã học
được nhiều điều bổ ích và điều quan trọng hơn hết, em đã thấu hiểu được công
việc vất vả của một người nhà giáo, cũng như những khó khăn trong cơng việc
giáo việc giáo dục học sinh trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, nhưng
cũng từ đó đã làm em yêu mến nghề nhà giáo. Trong quá trình thực tập tại
trường, vốn sống, vốn kinh nghiệm của em được trang bị thêm nhiều kiến thức
quý giá, kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt hơn, đặc biệt nhận thức về chuyên ngành
đã có sự chuyển biến. Từ các tiết dạy mẫu, em đã học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm của các thầy cô giáo tại trường. Phần lớn, các thầy cô giáo đã sử dụng
phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, phát huy được năng lực của học
sinh. Mặt khác, thầy cơ cịn đảm bảo tốt ba ngun tắc dạy học tiếng việt.
1. Các nguyên tắc dạy học tiếng việt và các yêu cầu để đánh giá một tiết dạy
học tích cực.
1.1. Các nguyên tắc dạy học tiếng việt.
a) Nguyên tắc phát triển tư duy:


Để đạt hiệu quả của một tiết dạy cần phải thực hiện tốt nguyên tắc phát
triển tư duy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Hầu hết, các
thầy cô đã đưa vấn đề, đặt các em vào trong tình huống tư duy liên tục tổ chức
các hoạt động để kích thích sự tư duy của các em. Trong các tiết em được dự
gồm: Học vần ( iu – êu) ở khối lớp 1; tập đọc ( Nắng phương nam) ở khối lớp 3;
và luyện từ và câu ( từ ngữ chỉ gia đình, họ hàng, dấu chấm than, dấu hỏi) ở khối
lớp 2, các thầy cô đã chú trọng tới việc rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh,
so sánh, phân tích.....kết hợp với việc giải nghĩa cho học sinh.
Trong tiết học vần ( iu – êu), giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích cấu
tạo vần “iu” gồm âm “i” đứng trước và âm “u” đứng sau, GV cũng làm tương tự
như vậy với vần “êu”. GV cũng tổ chức cho HS so sánh vần “iu” và vần“ êu”


giống và khác nhau chỗ nào. Đối với tiếng khóa “ phễu”, giáo viên đặt ra câu
hỏi: Cơ có vần “ êu” rồi, ta thêm âm gì vào trước và dấu gì để được tiếng “
phễu”. Học sinh suy nghĩ và tự cài tiếng “ phễu”. Mặt khác, giáo viên cũng cho
học sinh quan sát cái phiễu thật, từ đó để học sinh rút ra từ khóa, đồng thời giáo
viên cũng giải thích sơ lược về cơng dụng của cái phiễu để học sinh rõ hơn.
Phần luyện đọc từ ứng dụng, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ thỏ ăn cà
rốt”. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 củ cà rốt chứa từ ứng dụng, trong số 6 củ
có 2 củ khơng chứa từ ứng dụng trong bài, sau khi hát xong, 4 nhóm sẽ lên bảng
gắn củ cà rốt, 2 nhóm sẽ khơng lên gắn, giáo viên đặt câu hỏi: “ tại sao nhóm em
lại khơng gắn cà rốt lên bảng” HS phải tư duy trả lời vì củ cà rốt của nhóm
khơng chứa vần vừa học.
Cịn ở tiết luyện từ và câu, GV đặt ra hệ thống câu hỏi để HS tư duy trả
lời như: trong gia đình em gồm những ai? ơng bà ngoại sinh ra ai? Ông bà nội
sinh ra ai? Thế nào là họ hàng? Qua đó, giúp học sinh hiểu rõ hơn về mối quan
hệ họ hàng trong gia đình của mình.
Đối với tiết tập đọc, GV gợi mở hướng dẫn HS những chỗ cần ngắt giọng,
nhấn giọng, đồng thời GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của bài tập đọc

thơng qua hệ thống câu hỏi. GV hướng dẫn các em khi đọc giọng của nhân vật
cần phải nhấn giọng, ngắt, nghỉ đúng chỗ. Lấy ví dụ khi đọc câu: Nè, sắp nhỏ
kia, đi đâu vậy? Các em cần ngắt nghỉ ở dấu phẩy: Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu
vậy?, “Đi đâu vậy” các em đọc nhấn giọng để thể hiện câu nói của nhân vật.
Thêm vào đó, giáo viên cũng cho HS tìm hiểu nghĩa của từ trong phần chú giải,
GV có kết hợp sử dụng tranh ảnh, hoa mai, hoa đào để HS quan sát. Tuy nhiên,
phần giải nghĩa từ khó, khi giáo viên đặt câu hỏi, HS cịn nhìn sách giáo khoa
đọc lại.
b. Nguyên tắc phát triển lời nói:
Trong q trình dạy học GV đã tổ chức các HĐ giúp HS trau dồi ngôn
ngữ, đặt các em vào trong các tình huống phát triển lời nói, hình thành cho các


em 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. GV đặt ra nhiều câu hỏi từ đơn giản đến
phức tạp để khơi gọi cho HS trả lời những câu hoàn chỉnh.
Đối với giờ học vần (iu – êu), GV tổ chức HĐ kiểm tra bài cũ mở rộng
vốn từ bằng cách yêu cầu cả lớp tìm từ chứa tiếng có vần au – âu, khơng lấy trừ
trong sách, sau đó cho các em đọc,phân tích các từ mà các em tìm được, các bạn
khác quan sát, nhận xét. Cịn trong tiến trình dạy học bài mới, giáo viên đã xem
xét các đơn vị ngôn ngữ vần iu trong tiếng “ rìu”, tiếng “ rìu” trong từ “ lưỡi
rìu”, vần êu trong tiếng “ phễu”, tiếng “phễu” trong từ “cái phễu”, giáo viên đã
đặt câu hỏi để học sinh phân tích vần mới, phân tích tiếng khóa, từ khóa. Chẳng
hạn giáo viên hỏi: từ “cái phễu” gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào? Tiếng
nào chứa vần vừa học? Đó là vần nào? Qua hệ thống câu hỏi của giáo viên, học
sinh được trả lời, được nhận xét bạn và được đưa ra ý kiến của mình.
Mặt khác, giáo viên đọc mẫu và cho học sinh đọc dưới nhiều hình thức:
đọc cá nhân, đọc theo nhóm, đọc đồng thanh.....giúp học sinh rèn kỹ năng đọc.
Giáo viên cũng hướng dẫn quy trình viết rất đơn giản: đặt bút ở dùng kẻ thứ hai
viết chữ i, sau đó nối liền chữ u và kết thúc ở dòng kẻ thứ hai. Với cách hướng
dẫn ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài, trau dồi được kỹ năng

viết cho học sinh.
Đối với tiết luyện từ và câu, giáo viên cũng quan sát được cả lớp, xây
dựng được các hoạt động đảm bảo nguyên tắc phát triển lời nói cho học sinh.
Trong hoạt động kể về người thân trong gia đình mình, giáo viên đã yêu cầu cả
lớp hoạt động theo nhóm đơi, chia sẻ với nhau về những người thân trong gia
đình mình, sau đó giáo viên cho học sinh được nói trước lớp. Qua đó giúp các
em tự tin giao tiếp, đứng trước đám đông. Mặt khác, khi giáo viên đặt ra hệ
thống câu hỏi như: ông bà nội sinh ra ai? Vợ của chú được gọi là gì?... Học sinh
được trả lời, tự mời bạn khác nhận xét câu trả lời của mình, qua đó học sinh
được hình thành kỹ năng giao tiếp tốt hơn.


Tiếp theo, trong tiết tập đọc, giáo viên cũng thực hiện tốt nguyên tắc này.
Điều đó được thể hiện rõ trong phần luyện đọc. Tgrong phần này, học sinh được
rèn luyện về cách phát âm, cách ngắt nghỉ đúng chỗ. Giáo viên tổ chức cho học
sinh luyện đọc từ: luyện đọc theo câu, theo đoạn, theo nhóm.... Trong q trình
luyện đọc, giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh, ví dụ: học sinh phát âm
sai từ “ Uyên”, giáo viên đã sửa phát âm ngay lúc đó và cho học sinh phát âm
lại.
c) Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
Tiểu Học.
Trong các tiết dạy, giáo viên đã chú ý đến đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi,
đặc điểm về trình độ ngơn ngữ của học sinh. Từ đó lựa chọn hình thức tổ chức
dạy học phù hợp với đặc điểm của học sinh. Do khả năng tập trung chú ý trong 1
tiết học của học sinh tiểu học chưa cao nên giáo viên đã thay đổi linh hoạt các
hình thức hoạt động, sử dụng các phương pháp trực quan, tổ chức trò chơi học
tập. Đồng thời, giáo viên cũng thường xuyên khen ngợi khích lệ tinh thần học
tập của các em đặc biệt là những em có học lực trung bình, học lực yếu.
Trong tiết học vần, để rút được từ khóa “ lưỡi rìu”, giáo viên đã cho học
sinh quan sát tranh, cịn đối với từ khóa “ cái phễu” giáo viên cho HS quan sát

cái phễu thật, ngồi ra GV cịn giải thích thêm về cơng dụng cửa lưỡi rìu và cái
phễu. Qua hình ảnh trong tranh và vật thật, GV đã gây được sự chú ý quan sát
của HS.
Ở tiết luyện từ và câu, GV tổ chức nhiều hoạt động: hoạt động theo nhóm
đơi, tổ chức trò chơi học tập “về quê”. GV phát thẻ học tập cho cả lớp, sau đó
chia làm hai đội, các em lên bảng gắn từ ngữ chỉ họ hàng vào bên nội, bên
ngoại. Điều quan trọng là GV đã thu hút được tất cả các em cùng tham gia trò
chơi. Dù một đội thua cuộc nhưng GV vẫn tuyên dương cả lớp để khuyến khích
các em cố gắng hơn.


Ở tiết tập đọc, GV đã thay đổi nhiều hình thức luyện đọc: đọc nối câu, đọc
nối đoạn, đọc theo nhóm. Khi đọc theo nhóm, GV hỏi HS trong nhóm bạn đọc
như thế nào nhằm tăng tính chủ động cho HS, đồng thời giáo viên biết được tình
hình đọc của các em để kịp thời nhắc nhở, khuyến khích, động viên. Sau đó GV
cho các em đọc thi với nhau, ngoài HS đọc tốt, GV cũng gọi các em đọc chưa
tốt. Chẳng hạn, GV đã gọi em Hưng đọc đoạn 3 trong bài “Nắng phương Nam”,
dù đọc còn khá ngập ngừng nhưng GV đã dành lời khen cho Hưng đọc bài đã
tiến bộ hơn, qua đó giúp em cảm thấy thích thú phấn khởi và chăm ngoan hơn.
Đặc biệt, trong lớp em thực tập, GV cũng đã chú ý đến HS khuyết tật, cho HS
khuyết tật đọc từ đơn giản, rồi tuyên dương trước lớp, qua đó giúp HS khuyết tật
được hịa nhập với các bạn.
2. Các tiêu chí của một tiết dạy học tích cực
Hầu hết các tiết dạy học đã đảm bảo các tiêu chí của một tiết dạy học tích
cực: tất cả HS được tham gia hoạt động; HS tự “sản sinh” ra tri thức; khơng khí
tiết học sơi nổi, thoải mái.
2.1 Tiêu chí tất cả học sinh được tham gia hoạt động:
Đối với tiêu chí này thì cả 3 tiết dạy đều thể hiện được. Khi tổ chức trò
chơi tất cả các em đều được tham gia, hay khi GV đặt câu hỏi, GV cho HS 1 đến
2 phút để cả lớp cùng suy nghĩ rồi mới gọi HS trả lời.

Ở tiết tập đọc, phần tìm hiểu bài GV cho HS hoạt động theo nhóm đơi để
tìm câu trả lời, rồi sau đó mới gọi ngẫu nhiên để trả lời, nhóm khác nhận xét.
Cịn ở tiết học vần, khi giáo viên đặt câu hỏi, các em suy nghĩ rồi mới gọi trả lời,
tự mời bạn khác nhận xét, cho HS trao đổi lại với nhau. Còn ở tiết luyện từ và
câu, tất cả các em đều được phát thẻ học tập để tham gia trò chơi “về quê”.
2.2 Tiêu chí học sinh tự sản sinh ra tri thức:
HS tự sản sinh ra tri thức đã thể hiện được ở tiết tập đọc, tiết học vần, tuy
nhiên ở tiết luyện từ và câu tiêu chí này thể hiện chưa được rõ nét.


Trong tiết học vần, thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của GV, HS đã
trình bày được cấu tạo của vần, tiếng, phân tích so sánh giữa các vần với nhau.
Còn trong tiết tập đọc, các em luyện đọc theo nhóm đơi rất tích cực, ở phần tìm
hiểu bài, HS thảo luận để trả lời câu hỏi số 4 “Vì sao các bạn chọn cành mai làm
quà tết cho Vân?”, đối với câu hỏi này, HS phải tự suy nghĩ để tìm câu trả lời.
Cịn ở tiết luyện từ và câu, khi GV cho các em thảo luận nhóm, vẫn còn nhiều
em chưa hoạt động, lười suy nghĩ.
2.3 Tiêu chí khơng khí lớp học sơi nổi, thoải mái:
Đối với tiêu chí này, GV tạo tâm lý thoải mái cho tất cả các em, đặt câu
hỏi từ dễ đến khó để tất cả các em có thể trả lời, tổ chức trò chơi học tập “thỏ ăn
cà rốt” trong tiết học vần, “về quê” trong tiết luyện từ và câu, sử dụng hình ảnh
trực quan, sinh động: tranh về lưỡi rìu, cái phễu thật trong tiết học vần, tranh về
hoa mai, hoa đào, tranh minh họa về đường hoa Nguyễn Huệ trong tiết tập đọc.
Trong cả 3 tiết trên, các em đều tham gia xây dựng bài, nhận xét lẫn nhau.
II. Một số băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế:
1. Thực tế, trong các tiết dạy, GV sử dụng chữ viết thường để trình bày bảng trừ
tiết học vần.
2. Trên thực tế, khi có tiết hội giảng thì giáo viên mới chuẩn bị tiết dạy chỉn chu
về đồ dùng học tập, dạy đúng quy trình. Mặt khác, trước khi dạy tiết hội giảng,
giáo viên thường gài bài cho học sinh trước đó. Cịn bình thường, khi dạy giáo

viên khơng đi theo quy trình, dạy chay không sử dụng đồ dùng dạy học.
3. Trong phân môn chính tả, GV chỉ cho các em viết chính tả, chứ khơng làm
bài tập phía dưới.
4. Thực tế, trong tiết học vần lớp 1 GV không cho HS nghỉ giữa tiết mà các em
học liên tục đến hết tiết học.


5. Ở phân môn tập đọc lớp 3, trong bài “nắng phương Nam” GV đã cho HS rút
từ khó trong bài, em khơng rõ là ở đầu chương trình lớp 3, GV có được làm như
vậy khơng?
6. Đối với phân môn tập đọc ở khối lớp 1,2,3, mục tiêu của phân môn này là
giúp các em đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chứ chưa yêu cầu là phải đọc
đúng giọng của nhân vật, đọc diễn cảm. Nhưng trong tiết tập đọc lớp 3 bài “
Nắng phương Nam” GV đã hướng dẫn các em đọc nhấn giọng của nhân vật.
Vậy GV làm như vậy có được khơng, hay là bắt buộc phải lên khối 4,5 mới
hướng dẫn các em?
7. Cũng trong tiết tập đọc lớp 3, khi GV đọc mẫu xong, GV phát lệnh cho học
sinh luyện đọc theo câu ngay lập tức, GV làm như vậy hơi đột ngột với học sinh
vì các em vừa nghe đọc xong chưa kịp lắng đọng lại bài. Theo em, khi GV đọc
mẫu xong, GV nên hỏi các em “Các con thấy câu chuyện có hay khơng?, bây
giờ để đọc trơi chảy, chúng ta sẽ lyện đọc theo câu. Lúc đấy, GV mới bắt đầu
cho HS đọc. Khi chuyển ý như vậy sẽ làm bài giảng nhẹ nhàng hơn, có khoảng
thời gian để các em lắng đọc lại bài trước khi luyện đọc.
cccccccccccccccccc
Trải qua 1 tháng thực tập ở trường, em đã học được rất nhiều điều từ công
tác chủ nhiệm đến công tác chuyên môn. Bản thân em được trải nghiệm mọi
hoạt động. Trên đây, là một số kinh nghiệm em rút ra được và một số vấn đề em
còn băn khoăn. Mong thầy đọc và giải đáp giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×