SỞ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
BÀI KIỂM
HỌC PHẦN
TRA GIỮA
MÔN:
PHÁP DẠY
VIỆT 1
PHƯƠNG
HỌC TIẾNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Nhật Lệ
Lớp:
THA - K6
Khoa:
Giáo dục Tiểu học – Mầm non
Năm học 2018-2019
Sau khoảng thời gian một tháng được thực tập tại trường TH Cây Gáo A, và
được phân công chủ nhiệm lớp 3. Em đã được tham gia dự giờ các tiết học thực tế
tại nhà trường, qua đó em đã rút ra được một số đánh giá về việc thực hiện 3
nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học cũng như một số các băn khoăn
thắc mắc của em khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt như sau:
1. Việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
Nhìn chung các tiết dạy học môn Tiếng Việt tại trường Tiểu học đều đảm bảo
đủ 3 nguyên tắc ( nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giáo tiếp, nguyên tắc
chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS) trong việc giảng dạy.
Về nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong các tiết học GV đã bảo đảm được các yếu tố hình thành và phát triển tư
duy cho HS thông qua các hệ thống các câu hỏi gợi ý để học sinh có thể tự rút ra
được kiến thức bài học thay vì giáo viên cung cấp kiến thức, HS hoạt động nhóm
với nhau tự đưa ra các thắc mắc và giúp nhau giải quyết các thắc mắc như về giải
nghĩa của một số từ khó trong bài Tập đọc, rút ra ý nghĩa của câu chuyện hay các
bài học về kỹ năng sống.
Ví dụ: Trong bài tập đọc Đất quý, đất yêu sau khi tiến hành phân tích và tìm
hiểu nội dung bài học GV đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS tiến hành thảo luận và rút
ra ý nghĩa câu truyện, đồng thời mở rộng lồng ghép giáo dục về tình yêu quê
hương đất nước đối với HS:
+ Trước khi để hai vị khách xuống tàu viên quan đã yêu cầu họ làm gì?
+ Tại sao viên quan lại cạo sạch đất trên đế giày của hai vị khách?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Thơng qua câu chuyện trên theo em mình phải làm gì để thể hiện tình yêu đối
với quê hương đất nước?
Về nguyên tắc giao tiếp:
- Trong các tiết học GV luôn đảm bảo được việc thực hiện nguyên tắc giao tiếp
một cách tốt nhất.
+ Qúa trình giao tiếp của GV – HS: được thực hiện thông qua hệ thống các câu
hỏi GV đặt ra và HS trả lời cũng như GV sẽ giải đáp các thắc mắc mà HS gặp phải
trong bài học.
+ Qúa trình giao tiếp của HS – HS: HS giao tiếp với nhau thơng qua các hoạt
động thảo luận nhóm để rút ra bài học, tìm ra các từ khó trong bài, HS trả lời các
câu hỏi của GV và HS khác tiến hành nhận xét, HS giải nghĩa các từ khó cho bạn
và sửa lỗi phát âm khi có bạn đọc sai trong nhóm.
Ví dụ: tại trường em thực tập có sử dụng mơ hình đó là mơ hình hội đồng tự
quản. GV sẽ đưa ra các yêu cầu hoặc phiếu bài tập, các em sẽ tiến hành hồn thành
cá nhân sau đó tiến hành chia sẻ kết quả trong nhóm, nhóm trưởng mỗi nhóm sẽ
điều hành thảo luận nhận xét sửa lỗi. Sau đó các em HS trong ban học tập sẽ tiến
hành điều hành các bạn trong lớp chia sẻ kết quả làm việc nhóm trước lớp, đưa lời
nhận xét đối với kết quả làm việc nhóm của các bạn Thơng qua việc hoạt động
nhóm như vậy sẽ giúp các em phát tiển được các kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng hợp
tác làm việc nhóm, đối với các em nhóm trưởng và ban điều hành các em sẽ học
được cách đưa ra các lời nhận xét, giao tiếp với các bạn trước lớp, thái độ tự tin
hơn khi đứng trước đám đông.
Về nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS:
- Trong các tiết học GV luôn chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của
từng đối tượng HS.
+ Trong các tiết học khi có các câu hỏi khó, các câu hay đoạn văn dài GV sẽ
khơng mời những HS đọc chậm hay khả năng tư duy chưa tốt trả lời các câu hỏi
hay đọc bài, GV sẽ mời các HS có có năng lực khá giỏi hay HS năng khiếu để trả
lời và đọc bài. Và sẽ dành những câu hỏi đơn giản hơn hoặc những câu đoạn ngắn
cho các HS có năng lực yếu hơn.
+ GV chú ý các lỗi sai mà HS hay gặp phải. Ví dụ đối với các HS cịn phát âm
sai, hay viết sai chính tả GV sẽ cho các em đọc bài nhiều hơn, luyện viết nhiều
hơn.
+ GV sẽ mở đầu tiết học bằng các bài hát hoặc các trò chơi khởi động để tạo
khơng khí sơi động đầu tiết học. Trong tiết học nếu GV quan sát thấy HS không
tập trung giáo viên có thể thay đổi khơng khí bằng các câu đố vui liên quan đến bài
học, hay những lời động viên khích lệ để tăng tinh thần học tập đối với HS.
+ Đối với các HS còn rụt rè và nhút nhát GV sẽ đặt thêm các câu hỏi và mời các
em phát biểu để các em có thể tự tin hơn trước đám đông và GV sẽ nhận xét bằng
những lời động viên khéo léo, khích lệ các em từ đó hình thành hứng thú học tập,
giúp các em hăng hái xây dựng bài hơn.
+ Đối với những HS hiếu động, hay mất tập trung trong tiết học thì GV sẽ
thường xuyên đặt các câu hỏi cho các em trả lời, giao nhiệm vụ cho các em, cho
các em tham gia nhận xét câu trả lời của các bạn HS khác để tăng khả năng tập
trung của các em trong tiết học.
* Ngoài việc xem xét việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học, em còn xem xét thêm việc thực hiện các tiêu chí của một tiết
học tích cực.
- Ba tiêu chí của một tiết học tích cực đó là:
+ Mọi HS đều được tham gia vào hoạt động.
+ Tự HS sản sinh ra tri thức.
+ Khơng khí lớp học hoạt động sơi nổi.
Về tiêu chí thứ nhất: Mọi HS đều được tham gia vào hoạt động.
- Nhìn chung trong mọi tiết học thực tế ở trường tất cả các HS đều được tham gia
học tập, thảo luận, xây dựng bài. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hoạt động GV
tổ chức còn chưa triệt để vẫn còn một số em chưa thực sự được tham gia vào các
hoạt động mà GV tổ chức.
Ví dụ: Trong tiết Anh Văn tại trường, GV đã tổ chức trò chơi củng cố cho HS, chia
cả lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đại diện một bạn HS tham gia mở ô số và
trả lời câu hỏi để giành điểm về cho đội của mình. Tuy nhiên khi GV tổ chức trị
chơi như vậy chỉ có một bộ phận các em HS có năng khiếu tham gia trả lời câu hỏi
cịn lại đa phần các em đều khơng tham gia vào trò chơi củng cố, cho nên hoạt
động này đã khơng đáp ứng được tiêu chí thứ nhất của một tiết học tích cực.
Về tiêu chí thứ 2: Tự HS sản sinh tri thức.
- Trong các tiết học thực tế ở trường GV luôn cố gắng để đẩy hoạt động về phía
HS, để HS có thể hoạt động được nhiều nhất, tự mình khám phá ra được tri thức.
GV chỉ đóng vai trị là người gợi ý thay vì cung cấp tồn bộ kiến thức cho các em
như trước.
Ví dụ: Sau mỗi tiết tập đọc sau khi tiến hành phân tích, và giúp các em tìm hiểu bài
thì GV sẽ đưa ra các câu hỏi như “ Theo em qua bài học trên chúng ta rút ra được
bài học gì cho bản thân?”, hoặc vào các tiết tốn GV có thể hướng dẫn các em giải
các bài tốn cùng dạng sau đó cho các em rút ra được cơng thức chung cho dạng
tốn thay vì cung cấp cho các em ý nghĩa của bài học hay công thức để các em rập
khuôn làm theo.
Về tiêu chí thứ 3: Khơng khí lớp học hoạt động sơi nổi.
- Đối với tiêu chí này đa phần tất cả các tiết học GV đều cố gắng tạo không khí sơi
nổi, cởi mở cho HS để HS có thể có được tâm trạng thoải mái tích cực tham gia
vào các hoạt động học tập, GV ứng dụng CNTT khá tốt trong các tiết học giúp cho
HS có thể tiếp cận thêm nhiều nguồn kiến thức bằng các hình thức khác nhau như
xem hình ảnh, xem video có thuyết minh....thay vì chỉ bó buộc trong các kiến thức
được cung cấp trong sách giáo khoa như trước.
Ví dụ: Trong tiết Địa Lý lớp 4, bài Thành phố Đà Lạt, GV đã giới thiệu bài mới
bằng các tranh ảnh, video về thành phố Đà Lạt và đố xem các em có thể nhận ra
đây là các địa điểm nào hay không, HS đốn đúng có thể sẽ nhận được một phần
q. Điều đó làm các em HS rất hứng thú để tham gia quan sát trả lời các câu hỏi
của GV từ đó tạo được khơng khí sơi động cho tiết học.
2. Một số các băn khoăn thắc mắc của em khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy
học Tiếng Việt.
- Sau khi trải qua một tháng thực tập trải nghiệm được các tiết dạy học thực tế tại
trường em cũng đã có một số băn khoăn như sau:
+ Việc dạy một tiết học vần ở lớp 1 để có thể truyền tải được toàn bộ lượng kiến
thức trong một tiết 35 phút là khá khó khăn. Vì trong một lớp sẽ có nhiều các em
với khả năng tiếp thu khác nhau để có thể đảm bảo tất cả các em có thể hiểu được
bài học và dạy đầy đủ theo quy trình thì tiết học sẽ khơng thể bảo đảm về mặt thời
gian và đa phần phải trên 40 phút mới có thể hồn thành được đầy đủ được tiết
học.
+ Việc hiện nay ở trường Tiểu học có các HS là HS học hòa nhập cộng đồng, các
em HS này thường là các em KT, các em thường không kiểm sốt được hành vi
của mình, hay khả năng tiếp thu về mặt kiến thức là khá yếu, tuy nhiên GV lại
không được phép bỏ qua các em này mà trong một tiết học vẫn phải quan tâm và
chỉ dẫn cho các em, vậy việc để các em KT học tập hịa nhập như vậy có làm cho
chất lượng trong một tiết học giảm sút, ảnh hưởng đến các em HS khác hay không?
+ Một vấn đề nữa mà em muốn nói đến ở đây là khi em được tham gia dự giờ các
tiết dạy hội giảng hay dạy mẫu ở trường, em thấy việc học tập và giảng dạy ở tiết
học như vậy khơng thực sự được tự nhiên, cịn mang tính chất “diễn” cao, cho nên
cảm giác tiết học khá là nhàm chán, khơng có các tình huống sư phạm để GV có
thể xử lý, và HS cũng khơng mấy hứng thú với tiết học hội giảng vì đa phần các
tiết học hội giảng đều là những kiến thức mà các em đã học qua trước đó rồi. Vậy
làm sao để chúng ta có thể tránh được tình trạng “ diễn” trong các tiết hội giảng
cũng như việc HS phải học đi học lại một bài học gây nhàm chán?
Trên đây là tồn bộ phần trình bày của em về việc nhận xét và đánh giá các tiết
học thực tế ở trường Tiểu học theo 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu
học, 3 tiêu chí của một tiết dạy học tích cực cùng một số băn khoăn thắc mắc của
em khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học ở trường. Kính mong q thầy (cơ)
xem xét giải đáp các thắc mắc của em cũng như giúp em chỉnh sửa các lỗi sai, chỗ
thiếu sót trong bài. Em xin chân thành cảm ơn.