Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

de thi khoi 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.09 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (lần 2)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

Năm học 2015-2016
Thời gian làm bài 180 phút
(không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 04 câu trong 02 trang
PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Đọc các văn bản sau và trả lời các câu hỏi
Văn bản 1
ĐƠI CÁNH CỦA GÀ

Ngày xưa, gà cũng có 1 đơi cánh để bay như các loài chim khác.
Lần nọ, gà bất cẩn nên bị con người bắt được. Con người mang gà về nhà
rồi nhốt trong một chiếc chuồng, mỗi ngày đều mang thức ăn ngon đến cho gà. Gà
cứ thoải mái ăn mà chẳng đắn đo suy tính gì. Nó vừa ăn vừa nghĩ: “ Ở đây thật
thoải mái, thức ăn lại ngon!Vậy thì cớ sao mình phải ra ngồi dãi nắng, dầm mưa
kiếm ăn cả ngày cơ chứ”
Vì vậy, sau khi được người thả ra, gà không muốn chạy trốn nữa. Từ sáng
đến tối nó cứ quanh quẩn trước cửa nhà để đợi thức ăn.
Thời gian cứ trôi qua, do không sử dụng đôi cánh nên cánh của gà dần thối
hóa đi, khơng cịn bay được nữa
(Theo Những câu chuyện ngụ ngơn - Điều bình dị thơng thái -NXB Trẻ,2014)
1. Thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản trên? (0.25đ)
2. Chỉ ra bố cục của văn bản và nêu nội dung từng phần(0.25đ)
3. Nêu bài học được rút ra từ câu chuyện trên? (0.5đ)
4. Viết đoạn văn ngắn (7-9 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về ứng xử của con
người với hoàn cảnh sống. (0.5đ)
Văn bản 2


Trăng nở nụ cười
…Ả ngớ ngẩn, gã khùng điên,
Khi tình u đến bỗng nhiên thành người.
Vườn sơng trăng nở nụ cười,


Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau,
Lịng tin cịn chút về sau để dành.
Tình yêu nên vị cháo hành,
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đơi.
(Lê Đình Cánh)
5. Xác định thể thơ? Cách gieo vần? (0.25đ)
6. Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào, của tác giả nào ? (0.25đ)
7. Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” khẳng định điều gì? Tại sao
tác giả khẳng định như vậy? (0.5đ)
8. Viết đoạn văn ngắn (8-10câu) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu
thương. (0.5đ)
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu I.(3,0 điểm)
Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có.
(Ngạn ngữ La Tinh)
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên?
Câu II.(4,0 điểm)
Phân tích bi kịch của nhân vật Vũ Như Tơ trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu
Trùng đài (trích Vũ Như Tơ – SGK Ngữ văn 11 tập 1) của tác giả Nguyễn Huy
Tưởng./.

----HẾT----



HƯỚNG DẪN CHẨM THI THỬ THPT QUỐC GIA (lần 2)
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
Năm học 2015-2016
hướng dẫn chấm thi gồm 06 trang
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Văn bản 1 (1.5đ)
STT

Nội dung câu hỏi
Trả lời /yêu cầu đạt được Cho điểm
Thể loại và phương thức biểu- Thể loại : chuyện ngụ ngôn
0.25điểm
đạt của văn bản trên?
Câu hỏi
- Phương thức biểu đạt: tự sự
1

Chỉ ra bố cục của văn bản và 3 phần:
0.25điểm
nêu nội dung từng phần
- Phần 1: Câu đầu-nói về việc gà
có cánh và biết bay như các lồi
Câu hỏi
chim khác
2
- Phần 2 : từ Lần nọ…đợi thức ănnói về việc gà khơng chịu bay
- Phần 3: cịn lại-nói về kết cục đôi
cánh của gà
Nêu bài học được rút ra từ câu

0.5điểm

lại,
dựa
dẫm
vào
hồn
cảnh
sẽ
tạo
Câu hỏi chuyện trên?
thành thói quen xấu, làm thui chột,
3
mất đi những năng lực, khả năng vốn
có của bản thân.
Viết đoạn văn ngắn trình bày
- Phải biết làm chủ hồn cảnh.
suy nghĩ của bản thân về ứngGặp khó khăn phải biết khắc phục
xử của con người với hoànvượt lên, cải tạo hoàn cảnh; khi gặp 0.5 điểm
cảnh sống.
thuận lợi phải biết tận dụng phát
huy để khẳng định và phát triển bản
Câu hỏi
thân. Đó chính là bản lĩnh sống, là
4
cốt cách của mỗi người.
- Phê phán những người đổ lỗi,
dựa dẫm vào hồn cảnh, thiếu ý chí
phấn đấu…



Văn bản 2 (1,5 điểm)
STT

Nội dung câu hỏi
Trả lời /yêu cầu đạt được Cho điểm
Xác định thể thơ? Cách gieo - Thể thơ lục bát
0.25điểm
Câu hỏi vần?
- Gieo vần chân và lưng
5
Bài thơ giúp em liên tưởng đến
0.25điểm
Câu hỏi tác phẩm nào, của tác giả nào ? - Tác phẩm Chí Phèo của tác giả
Nam Cao
6
Câu thơ Khi tình u đến
bỗng nhiên thành người
khẳng định điều gì? Tại sao
Câu hỏi tác giả khẳng định như vậy?
7

- Khẳng định sức mạnh của tình 0.5điểm
u thương cảm hóa được con
người

- Tác giả khẳng định như vậy vì
nhờ được Thị Nở yêu thương,
chăm sóc mà Chí Phèo thức dậy
phần nhân tính, có khát vọng hồn

lương.
Viết đoạn văn ngắn (8-10câu)- Con người khơng thể sống thiếu
trình bày suy nghĩ về sức mạnhtình yêu thương (nhu cầu trao và
0.5 điểm
nhận yêu thương).
của tình yêu thương.

Câu hỏi
8

- Đời sống ngắn ngủi, cần biết
chia sẻ yêu thương (bằng lời nói,
hành động, việc làm cụ thể) một
cách chân thành. Yêu thương
không bao giờ là muộn, không khi
nào là đủ.
- Yêu thương kết nối con người
và cho con người sức mạnh chiến
thắng, vượt qua tất cả
- Không làm tổn thương, gây thù
oán, gieo rắc đau khổ, tai họa…

PHẦN II : TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm):
A. Yêu cầu
I. Về kĩ năng:


Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Bài viết có bố
cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, khơng mắc

các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp….
II. Về kiến thức:
Thí sinh có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
1. Ý nghĩa của câu ngạn ngữ
- Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha là đức tính tốt trong mỗi con
người. Người độ lượng thấy mình giàu có là giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh
thần, được sống thanh thản, yêu thương, chan hoà, cởi mở với mọi người.
2. Bình luận
Câu ngạn ngữ đề ra triết lí sống sâu sắc, đúng đắn. Bởi vì:
- Trong cuộc sống khơng ai có thể tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ
lượng với người cũng có nghĩa là cho người đó có cơ hội sửa chữa lỗi lầm của
mình, sống tốt hơn, tự tin hơn.
- Tha thứ, độ lượng với người không chỉ giúp cho người được tha thứ nhẹ
lòng và sống tốt hơn mà ngay cả người tha thứ cũng thanh thản, không phải dằn vặt
trong lịng. Vì khi chúng ta khơng tha thứ, có nghĩa là chúng ta đã lưu giữ trong tâm
trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn. Đến một thời điểm nào đó ta sẽ
trở thành thủ cựu, cố chấp.
- Có một câu nói rằng Bạn khơng phải là người hồn hảo, nên bạn cũng có
những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn
cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn.
3.Mở rộng, nâng cao vấn đề, liên hệ thực tế
- Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ
hoà nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ.
- Không phải luôn luôn tha thứ, độ lượng đều mang lại kết quả tốt. Nếu
không biết cách tha thứ sẽ biến người tha thứ thành xuẩn ngốc và người được tha
thứ sẽ lợi dụng để liên tiếp phạm sai lầm. Vì vậy điều quan trọng là tha thứ phải có
giá trị, giúp cho người trong cuộc nhận ra được chân giá trị đời sống, rút kinh
nghiệm và sống tốt hơn.
(Trong quá trình bình luận, bàn bạc mở rộng, người viết phải lấy dẫn chứng
minh hoạ cho thuyết phục).



B. Cho điểm
- Điểm 3.0: Hiểu sâu sắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài
nghị luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, sáng tạo, có kiến thức phong phú.
- Điểm 2.0: Hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động,
không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 1.0: Hiểu đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, trình bày cịn mang tính
diễn giải chung chung. Diễn đạt còn nhiều lỗi.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp.
Câu II (4,0điểm)
I.Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích một nhân vật kịch trong một trích
đoạn theo yêu cầu đề bài. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt.
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (tác phẩm
Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng, học sinh biết phát hiện mâu thuẫn, xung đột
cơ bản của trích đoạn và phân tích bi kịch của nhân vật để đáp ứng tốt u cầu đề.
Có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
1. Giới thiệu về nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng, kịch Vũ Như Tơ và đoạn
trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài, bi kịch nhân vật Vũ Như Tơ.
2. Phân tích bi kịch nhân vật Vũ Như Tô
a) Nguyên nhân bi kịch của Vũ Như Tơ chính là mâu thuẫn của vở kịch (cũng
là của trích đoạn)
- Mâu thuẫn thứ nhất: Đó là mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa trụy lạc của giai
cấp thống trị, đứng đầu là vua Lê Tương Dực (Trư vương - vua lợn) với đời sống cơ
cực thống khổ của nhân dân lao động.
- Mâu thuẫn thứ hai: là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần
t của mn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân.

- Thể hiện của mẫu thuẫn chính là mục đích xây dựng Cửu Trùng đài.
+ Với Vũ Như Tơ xây Cửu Trùng đài là để dân ta nghìn thu được hãnh diện,
năm châu phải ngối nhìn...
+ Với Lê Tương Dực, xây Cửu Trùng đài là để hưởng thú vui tuổi già với lũ
cung nữ.


+ Cịn với nhân dân lao động lầm than thì Cửu Trùng đài là tai họa đẩy họ
đến cảnh khốn cùng: phu phen, tạp dịch, ngân khố sưu thuế, chết đói...
b) Sự thể hiện bi kịch của Vũ Như Tơ (cũng là quá trình phát triển mâu thuẫn
xung đột)
* Tài năng của Vũ Như Tô :
+ Được thể hiện gián tiếp qua lời của Đan Thiềm, ca ngợi và gọi tài của Vũ
Như Tơ là tài trời, thậm chí ngưỡng mộ tài năng mà trong lúc nguy khốn, Đan
Thiềm xin được chết thay Vũ Như Tô.
+ Được thể hiện trực tiếp qua lời nói và hành động của Vũ Như Tô khi bắt
tay xây Cửu Trùng đài. Khi xây Cửu Trùng đài là Vũ Như Tô được khẳng định tài
năng, được sống với khát vọng, hoài bão lớn lao của một nghệ sỹ thiên tài.
* Hành động của Vũ Như Tơ:
- Khi xây cơng trình này, Vũ Như Tơ lao tâm khổ tứ, để cả hồn xác ở Cửu
Trùng đài mà khơng nghĩ đến điều gì khác.
- Tình thế nguy cấp, quân nổi loạn đã kéo vào kinh thành đòi giết ông, Đan
Thiềm giục ông đi trốn nhiều lần nhưng Vũ Như Tơ đắm chìm mơ mộng, khơng
nghe lời, khơng hiểu gì về những gì đang diễn ra mà hành động bất chấp, thậm chí
thách thức hồn cảnh, cho rằng mình khơng làm gì nên tội, khơng việc gì phải trốn.
* Số phận của Vũ Như Tô: đau đớn tột cùng với tiếng kêu như trộn cả nước
mắt và máu khi tận mắt nhìn thấy Cửu Trùng đài bị đốt, phá...Vũ Như Tơ chết mà
khơng biết tại sao mình phải chết, khơng nhận ra sai lầm của mình; tinh nhạy, mẫn
tiệp, sáng suốt bao nhiêu trong sáng tạo nghệ thuật thì ơng ngây thơ, ngờ nghệch,
mê muội bấy nhiêu trong những toan tính, âu lo đời thường bấy nhiêu.

=> Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sỹ vỡ mộng và bế tắc
trước một câu hỏi lớn: Xây Cửu Trùng đài trên thực tế là đúng hay sai? Có cơng
hay có tội?
c. Ý nghĩa bi kịch
Qua bi kịch của Vũ Như Tô, một mặt Nguyễn Huy Tưởng gián tiếp khẳng
đinh: Nghệ sỹ phải đứng trên lập trường Nhân dân lao động, lập trường cái Đẹp và
lập trường cái Thiện để sáng tạo. Mặt khác ông cũng bày tỏ niềm cảm thương đau
xót, day dứt trước thân phận nghệ sỹ và cái Đẹp, nỗi thiệt thòi của dân tộc khi
khơng có đài cao, mộng lớn - vấn đề mn thuở chưa có câu trả lời.
3. Kết luận về bi kịch nhân vật Vũ Như Tơ : Tính thời sự và giá trị vĩnh
hằng. Đó cũng là sự thể hiện tài năng và tấm lòng của Nguyễn Huy Tưởng.
B. CHO ĐIỂM
- Điểm 4: Bài viết đảm bảo các ý trên, kiến thức chắc chắn. Văn viết lưu loát,
phần phân tích, cảm thụ viết tốt, giàu cảm xúc. Bố cục mạch lạc, chỉ mắc 1-2 sai sót


nhỏ. Đối với những bài có phát hiện sáng tạo, khám phá mới mẻ, có năng lực văn
chương thi tuy chưa đáp ứng đầy đủ về mặt ý (có ý nói chưa sâu) nhưng vẫn có thể
cho điểm tối đa.
- Điểm 3: Hiểu đề. Bố cục mạch lạc, văn viết lưu lốt. Có thể phần phân tích
viết chưa thật nhuần nhuyễn, cảm xúc nhưng bước đầu đã có phát hiện, cảm thụ
riêng về tác phẩm.
- Điểm 2: Hiểu đề. Đáp ứng được nửa yêu cầu trên. Cảm nhận, phân tích
đoạn thơ nhưng chưa sâu, chưa toàn diện.
- Điểm 1: Bài viết có bố cục rõ ràng nhưng viết cịn đơn giản, sơ sài, mắc
nhiều lỗi trình bày, diễn đạt.
- Điểm 0: Không hiểu đề. Viết lạc đề.

----HẾT----




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×