Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TIỂU LUẬN sơ lược kinh tế chính trị hàng hóa và các vấn đề về hàng hóa một số câu hỏi phổ biến và câu trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.67 KB, 35 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Kinh tế chính trị là một mơn khoa học tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề giữa hàng hóa và sự
trao đổi hàng hóa dưới góc nhìn chính trị . Năm 1615, kinh tế chính trị được đề cập lần đầu
tiên trong tác phẩm Traite d’economie politique. Được kết hợp bởi một số Hy Lạp ngữ, mang
nghĩa là thiết chế chính trị, kinh tế chính trị xuất hiện với mục đích cung cấp các khái niệm cơ
bản về cung cầu, lợi nhuận, thương mại,…. Các trường phái kinh tế chính trị đặt ra hệ ý thức
cho các nhà kinh tế học. Kinh tế chính trị và trường phái chính trị nhận sự tác động lớn từ triết
học. Kinh tế chính trị được xem như là kinh tế học dưới góc nhìn của một số nhà kinh tế học:
Political economy considered as a branch of the science of a statesman or legislator
proposes two distinct objects, first, to supply a plentiful revenue or subsistence for the
people, or more properly to enable them to provide such a revenue or subsistence for
themselves; and secondly, to supply the state or commonwealth with a revenue
sufficient for the public service. It proposes to enrich both the people and the
sovereign.
-Adam SmithKinh tế chính trị mang tầm ảnh hưởng đến các ngành khoa học khác và đôi lúc được dùng để
giải thích một số hiện tượng liên quan đến kinh tế và chính trị, xã hội,…Sự ảnh hưởng của
kinh tế chính trị với các ngành khoa học xã hội được thể hiện rõ thông qua mối liên hệ giữa
các khái niệm cơ bản: quan hệ xã hội trong xã hội học, quan hệ giữa sản xuất với xã hội loài
người, sự ảnh hưởng giữa hệ thống tư bản tồn cầu với nền chính trị địa phương trong nhân
loại học, quy luật vận hành kinh tế - xã hội đối với sử học, quản lý đất nước và xã hội thông
qua hệ thống luật pháp,… Đồng thời, sinh thái học cũng có sự tác động cực kỳ lớn đến kinh tế
- chính trị nói riêng và con người nói chung.
Tiểu luận được soạn dựa trên cơ sở:
-

Tài liệu hướng dẫn ơn tập mơn “ Kinh tế chính trị Mác – Lenin” (Khoa lý luận chính trị
đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh )
Nguồn Kinh tế chính trị ( wikipedia )

Nội dung chính tiểu luận bao gồm:
-



Phần thứ nhất: Sơ lược kinh tế chính trị
Phần thứ hai: Hàng hóa và các vấn đề về hàng hóa
Phần thứ ba: Một số câu hỏi phổ biến và câu trả lời

Trong quá trình biên soạn, tuy đã qua khung kiểm tra và đánh giá, tuy nhiên không tránh khỏi
những sai sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả cho sự sửa chữa được tiến hành
một cách tốt nhất, đem lại bản tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2021
TRƯỞNG NHÓM THỰC HIỆN TIỂU LUẬN

1|Trang


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................... 1
PHẦN THỨ NHẤT
Chương 1: TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ CÂU HỎI...............................................3
Chương 2: KINH TẾ CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?..........................................................4
I.
II.
III.
IV.
V.
VI.

KHÁI NIỆM...................................................................................................4
TRƯỜNG PHÁI CHÍNH................................................................................10
PHƯƠNG PHÁP LUẬN................................................................................11

ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG...................................................................12
TIẾP THU VÀ KẾ THỪA.............................................................................13
NỘI DUNG CƠ BẢN.....................................................................................13

PHẦN THỨ HAI
Chương 1: HÀNG HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HĨA
I. Khái Niệm Hàng Hóa......................................................................................16
II. Sản Xuất Hàng Hóa.........................................................................................17
III. Bản Chất Hàng Hóa.........................................................................................19
Chương 2: Ý NGHĨA THỰC TIỄN........................................................................29
PHẦN THỨ BA
CÂU HỎI PHỔ BIẾN VÀ CÂU TRẢ LỜI.............................................................30

_________________________________________

2|Trang


PHẦN THỨ NHẤT____________________________________________________

Chương
1

TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ CÂU HỎI

Nội dung chính
1. Tóm tắt nội dung
2. Câu hỏi đặt ra?

I.


TĨM TẮT NỘI DUNG

Kinh tế chính trị mang tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống xã hội và chính trị của một
quốc gia, điều đó được thể hiện rõ thơng qua quá trình hình thành và phát triển. Đồng thời,
kinh tế chính trị nắm vai trị chủ chốt trong sự phát triển kinh tế của một tổ chức, khu vực,
quốc gia. Kinh tế chính trị được xem như kinh tế học, khi các định nghĩa và nội dung đều
mang tính chất đặc trưng của kinh tế. Trong bài tiểu luận này, chúng ta tìm hiểu một cách
đầy đủ nhất về nhân tố mang tính ảnh hưởng đặc biệt trong kinh tế, đó là Hàng hóa.
Thơng qua đó, chúng ta hiểu rõ về các nền tảng quan trọng của hàng hóa, bao gồm: sản
xuất hàng hóa, bản chất hàng hóa, …

II.
-

CÂU HỎI ĐẶT RA

Kinh tế chính trị là gì?
Một số sơ lược về kinh tế chính trị?
Phân tích về điều kiện sản xuất hàng hóa?
Phân tích bản chất hàng hóa?
Phân tích lượng giá trị và những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị?
Ý nghĩa thực tiễn của hàng hóa?

3|Trang


Chương
2


KINH TẾ CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?

Adam Smith (1723 – 1790 ) – nhà kinh tế học nổi tiếng

I.

KHÁI NIỆM

Kinh tế chính trị là một mơn khoa học xã hội nghiên cứu về các đặc tính liên quan đến kinh tế
như : cung cầu, hàng hóa, giá trị,…. Và được thể hiện dưới góc nhìn chính trị. Học thuyết kinh
tế chính trị chú trọng nghiên cứu về các vấn đề kinh tế và xã hội, qua đó, có thể đưa ra những
quy luật chung hiệu quả nhất, góp phần phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời
Về kinh tế
Hồn thành cuộc cách mạng cơng nghiệp ở một loạt nước tư bản chủ nghĩa, mở đầu là ở nước
Anh vào những năm 70 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 20 của thế kỷ XIX, khi
nền đại cơng nghiệp cơ khí được xác lập. Nó đem lại cho chủ nghĩa tư bản những kết quả sau:
- Biến lao động thủ công thành lao động máy móc và làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai
đoạn công trường thủ công lên giai đoạn đại cơng nghiệp cơ khí.
- Làm cho chủ nghĩa tư bản chiến thắng hoàn toàn xã hội phong kiến và cho giai cấp vô sản
phải phụ thuộc vào giai cấp tư sản cả về kinh tế lẫn kỹ thuật.
- Làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên cơ sở vật chất-kỹ thuật của chính bản thân nó.
Do vậy đến đây chủ nghĩa tư bản bộc lộ đầy đủ những mâu thuẫn và bản chất cơ bản của nó
như khủng khoảng, thất nghiệp…
Về chính trị - xã hội
Đại cơng nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp vô sản (giai cấp
công nhân công nghiệp). Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nên hai giai cấp cơ
bản trong xã hội tư bản. Giai cấp tư sản là giai cấp nắm toàn bộ tư liệu sản xuất, nắm quyền
thống trị xã hội; giai cấp vô sản là giai cấp khơng cịn tư liệu sản xuất, đi làm th cho giai cấp
tư sản, cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp tư sản phát triển cả về mặt số

lượng và mặt chất lượng.
Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giai cấp vơ sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với
giai cấp tư sản và đã trở thành những phong trào rộng lớn: phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân ở Lyon (Pháp); phong trào hiến chương ở Anh… Nhưng tất cả những phong trào
4|Trang


này đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan phải có một lý luận khoa học để dẫn
đường, nhằm đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác.
Về mặt tư tưởng
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có nhiều phát minh khoa học làm cơ sở lý luận cho việc lý
giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. Đặc biệt có ba trào lưu tư tưởng lớn: Triết học
cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội khơng tưởng Pháp. Đây là những trào lưu
có nhiều thành tựu khoa học để các nhà kinh tế học mác-xít kế thừa và phát triển.
Đối với triết học cổ điển Đức: Trong phép biện chứng duy tâm của F.Hegel, chủ nghĩa duy vật
siêu hình của Feuerbach, các nhà kinh tế mác-xít đã khắc phục mặt duy tâm và siêu hình, đồng
thời kế thưa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật của các ông để xây dựng nên phương pháp
luận khoa học của mình, đó là phép duy vật biện chứng.
Đối với kinh tế chính trị Anh: các nhà kinh tế học mác-xít đã kế thừa những thành tựu khoa
học của trường phái tư sản cổ điển về lý luận giá trị, tiền tệ, tiền công, lợi nhuận, địa tơ…
Đồng thời khắc phục những hạn chế, từ đó bổ sung, phát triển làm cho những lý luận trở lên
hoàn chỉnh và khoa học.
Đối với chủ nghĩa xã hội khơng tưởng Pháp: các nhà kinh tế học mác-xít đã khắc phục tính
khơng tưởng của họ là dựa vào nhà nước tư sản và lòng từ thiện của các nhà tư sản để xóa bỏ
chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới. Từ đó đưa chủ nghĩa xã hội khơng tưởng thành khoa
học.
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của nhân loại, kết hợp với thực tiễn của chủ nghĩa tư bản
và với tài năng trí tuệ của mình Mác, Ăngghen và Lênin đã sáng lập và phát triển kinh tế chính
trị mácxít.
2. Đặc điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin

Kinh tế chính trị Mác - Lênin do C.Mác và Ăng-ghen sáng lập và Lênin phát triển trong điều
kiện lịch sử mới.
Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự kết thừa những tinh hoa của nhân loại
Những tư tưởng kinh tế xuất hiện rất sớm, ngay từ thời cổ đại và nó khơng ngừng được phát
triển, đến chủ nghĩa tư bản những tư tưởng này phát triển trở thành những học thuyết kinh tế:
trọng thương, trọng nông, tư sản cổ điển, tiểu tư sản, không tưởng… những học thuyết này có
nhiều thành tựu đồng thời cũng có nhiều hạn chế. Mác, Ăngghen, Lênin đã kế thừa những
thành tựu của họ và khắc phục những hạn chế để xây dựng lện học thuyết kinh tế chính trị
Mác - Lênin.
Học thuyết kinh tế Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu kinh tế chính trị Mácxít: Biện chứng duy vật, đồng
thời còn sử dụng một loạt các phương pháp khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học,
lơgíc và lịch sư, phân tích, tổng hợp…
Với những phương pháp nghiên cứu như trên đã khắc phục được những hạn chế của các
phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế đi trước (quan sát, duy tâm khách quan, duy tâm
chủ quan…) và đi vào nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình kinh tế từ trong quá trình sản
xuất vật chất, quá trình vận động phát triển, và trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Học thuyết kinh tế Mác -Lênin là sự khái quát thực tiễn sinh động của chủ nghĩa tư bản
5|Trang


Những nhà kinh tế trước Mác sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư đang trên đà phát triển theo
chiều hướng tiến bộ chưa bộc lộ những mâu thuẫn và chưa bộc lộ đày đủ bản chất của nó nên
những học thuyết của họ còn nhiều mặt hạn chế. Đến Mác, Ăngghen, Lênin thì chủ nghĩa tư
bản đã hồn thành cách mạng cơng nghiệp và q trình cơng nghiệp hóa. Thực tiễn đó đã cho
phép Mác và tiếp đó là Lênin đã phân tích một cách sâu sắc và đầy đủ về bản chất và quá trình
vận động của chủ nghĩa tư bản.
Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm ba bộ phận cấu thành: Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị
Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Mỗi bộ phận có vị trí, vai trị và nội dung riêng, trong đó kinh tế chính trị là mơn khoa học
nghiên cứu mặt xã hội của q trình sản xuất.
3. Quá trình hình thành và phát triển của học thuyết kinh tế chính trị Mác
-

Giai đoạn 1843 - 1848

Đây là giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của C.Mác và Ăngghen để đi
vào nghiên cứu kinh tế chính trị. Lúc đầu các ơng là những người dân chủ cách mạng, tích cực
tham gia phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ, bảo vệ lợi ích của nơng dân, địi tự do báo chí
và bắt đầu tìm hiểu những vấn đề về kinh tế. Các ông đã xây dựng thế giới quan phương pháp
luận khoa học - Phương pháp duy vật biện chứng. Đồng thời các ông chuyển từ lập trường dân
chủ sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.
Trong giai đoạn này, các ông viết một số tác phẩm sau:
“Bản thảo kinh tế-triết học” (1844); “Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị” (1844); “Tình
cảnh giai cấp lao động ở Anh” (1844); “Hệ tư tưởng Đức” (1846); “Sự khốn cùng của triết
học” (1847); “Lao động làm thuê và tư bản” (1849); “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848).
Trong những tác phẩm trên, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được coi là mốc mở đầu của thời
đại mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế. Đây là tác phẩm
trình bày một cách xúc tích nhất những tư tưởng, quan điểm về: triết học, kinh tế chính trị học
và chủ nghĩa cộng sản khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen. Thể hiện cụ thể như sau:
- Các ông đã khẳng định cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định chính trị, tư tưởng của thời đại,
sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt
khi xã hội có giai cấp, thì lịch sử xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp là
động lực phát triển của xã hội loài người (các ông đã vượt khỏi tư tưởng duy tâm và siêu
hình).
- Các ơng đã xác định được đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là nghiên cứu mặt xã
hội của quá trình sản xuất và trao đổi những của cải vật chất nhất định của một xã hội., đồng
thời các ông đi vào nghiên cứu các khái niệm, phạm trù, quy luật của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa: hàng hóa, tiền tê, tư bản, giá trị, sở hữu… và đi đến kết luận: những người

cộng sản có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ tư hữu.
- Các ông khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là phương thức tồn
tại vĩnh viễn, nó tất yếu sẽ bị tiêu vong và được thay thế bằng một phương thức phát triển cao
hơn - đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch sử này là do giai cấp công
nhân đảm nhận.
6|Trang


- Giai đoạn 1848 - 1895
Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thành học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph.Ăngghen, hạt
nhân là bộ Tư bản.
Từ 1848 - 1856, các ông chuyển việc nghiên cứu từ lĩnh vực triết học sang lĩnh vực kinh tế
chính trị, trước hết là đi vào tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội của thế giới và đã viết một số
tác phẩm: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” (1848-1850); “Ngày mười tám Sương mù của Loui
Bonaparte”; “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức” (1851-1852).
Từ 1857 - 1858, C.Mác viết bản thảo kinh tế đầu tiên (khơng được xuất bản). Ở đây, C.Mác
trình bày những quan điểm của mình về đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính
trị; về hàng hóa, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận, lợi tức và về tuần hoàn, chu chuyển của tư bản.
Đến năm 1859, C.Mác viết tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”. Trong tác
phẩm này ơng tiếp tục trình bày những tư tưởng của mình về duy vật lịch sử, về hàng hóa, giá
trị, tiền tệ.
Từ 1861 - 1863 C.Mác viết bản thảo kinh tế thứ hai gồm 23 quyển với 1472 trang và lấy tên là
“Tư bản”. Trong bản thảo này, ơng trình bày q trình chuyển hóa của tiền thành tư bản, giá trị
thặng dư tuyệt đối và tương đối, lợi nhuận bình quân, và sơ đồ tái sản xuất tư bản xã hội.
Từ 1864 - 1865 C.Mác viết bản thảo thứ ba và chuẩn bị tư liệu cho bản thảo thứ tư. Trong bản
thảo thứ ba, ông trình bày về các loại hình tư bản.
Như vây, C.Mác dự kiến bộ Tư bản của ông gồm 4 quyển: Quyển I: Quá trình sản xuất của tư
bản.
Quyển II: Quá trình lưu thơng của tư bản.
Quyển III:Tồn bộ q trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Quyển IV: Phê phán lịch sử lý

luận giá trị thặng dư.
Năm 1867, Quyển I bộ Tư bản được xuất bản bằng tiếng Đức, sau đó được tái bản bằng nhiều
thứ tiếng khác nhau. Do điều kiện phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và sức khoẻ,
ông thể tiếp tục xuất bản những quyển tiếp theo.
Sau khi C.Mác mất, Ăngghen kế tục sự nghiệp của ông. Ăngghen chỉnh lý và cho xuất bản 2
quyển tiếp theo vào những năm: 1885 và 1894.
Ăngghen cùng Mác viết tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, khi Mác mất ông đã viết tác
phẩm Chống Đuyrinh để bảo vệ và phát triển học thuyết kinh tế của Mác. Thông qua tác phẩm
này Ăngghen đã khái quát bộ Tư bản thành ba bộ phận: Triết học Mácxít; Kinh tế chính trị
mácxít; Chủ nghĩa xã hội khoa học.
4. Những đóng góp của Mác và Ăng-ghen trong kinh tế chính trị
- Mác đưa ra quan điểm mới về đối tượng và phương pháp cỉa Kinh tế chính trị (Mà phương
pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp duy vật biện chứng là nền tảng).
- Mác đưa ra quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân tích các phạm trù, các
quy luật kinh tế.
- Dựa trên quan điểm lịch sử, Mác thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao
động (giải quyết được bết tắc cảu các trào lưu tư tưởng kinh tế trước đây).
7|Trang


- Công lao to lớn của Mác là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, hòn đá tảng của chủ nghĩa
Mác.
- Cơng lao to lớn của Mác cịn thể hiện ở một loạt phát hiện khác nhau như phân tích tích lũy
tư bản, sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nghuyên nhân nạn thất nghiệp…
- Mác, Ăngghen đã dự đoán về những nội dung của xã hội tương lai.
- Lý luận kinh tế Mácxít đã vạch ra mâu thuẫn cơ bản của xác hội tư bản, vạch ra quy luật vận
động tất yếu của lịch sử.
5. Điều kiện mới
Về kinh tế: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đây là thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật lần thứ 2 - Phát minh ra năng lượng điện. Cơ khí hóa chuyển thành điện khí hóa

làm thay đổi cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản: cơng nghiệp nặng chiếm vị trí hàng đầu, đẩy
mạnh quá trình tập trung sản xuất, cạnh tranh mạnh mẽ, khủng hoảng kinh tế… Từ đó xuất
hiện các cơng ty, các xí nghiệp khổng lồ, xuất hiện các tổ chức độc quyền. Biến chủ nghĩa tư
bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa đế quốc.
Về chính trị: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc làm xuất
hiện chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) để phân chia lại thị trường thế giới giữa các
cường quốc đế quốc. Sau năm 1895 Ph. Ăngghen mất Quốc tế cộng sản II đi vào con đường
phản bội chủ nghĩa Mác, xuất hiện yêu cầu cần phải bảo vệ chủ nghĩa Mác.
6. Quá trình hình thành và phát triển lý luận của V.Lênin
Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917
Đây là giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục phát triển các lý luận về chủ nghĩa tư bản của C.Mác và
Ph.Ăngghen, ông đi vào nghiên cứu giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa đế quốc.
Ông viết một số tác phẩm: “Vấn đề dân tộc trong cương lĩnh của chúng ta” (1908); “Chiến
tranh và phong trào dân chủ - xã hội Nga” (1914); “Sự phá sản của Quốc tế II” (1915); “Chủ
nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” (1916).
Tác phẩm nổi bật nhất là “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
V.I.Lênin đã trình bày được bản chất kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời vạch
ra được xu hướng vận động của chủ nghĩa đế quốc. đây là tác phẩm kế tục trực tiếp bộ Tư bản
của C.Mác, là sự phát triển của chủ nghĩa Mác trong giai đoạn độc quyền.
Giai đoạn sau cách mạng Tháng Mười năm 1917 đến năm 1924
Đây là giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa đế quốc và đồng
thời ơng đi vào nghiên cứu mơ hình chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ.
Ông đi vào viết một số tác phẩm: “Về bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản" (1918);
“Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơviết” (1918); “Kinh tế chính trị trong thời đại
chun chính vơ sản” (1919); “Bàn về thuế lương thực” (1921); “Về tác dụng của vàng hiện
nay và sau khi chủ nghĩa xã hội hoàn thành thắng lợi” (1922); “Bàn về chế độ hợp tác xã”
(1922)…
7. Những lý luận cơ bản của V.Lênin
Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội
8|Trang



Trên cơ sở lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác, V.I.Lênin đã bổ sung thêm một số
điểm cho sát với hiện thực của xã hội tư bản trong giai đoạn phát triển mới của nó. Ơng chia
khu vực I - khu vực sản xuất tư liệu sản xuất thành hai khu vực nhỏ: Khu vực sản xuất tư liệu
sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu
tiêu dùng; đồng thời ông cho cấu tạo hữu cơ c/v thay đổi, qua thực tiễn 4 năm, ông đã rút ra
quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất (thực chất là phát triển cơng nghiệp nặng). Do đó
quy luật này chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện nền đại công nghiệp cơ khí.
Lý luận về chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa đế quốc khơng phải là một chính sách, mà là một giai đoạn phát triển cao của chủ
nghĩa tư bản, là kết quả của quá trình vận động phát triển dưới sự tác động của các quy luật
kinh tế nội tại của nó, đặc biệt là quy luật cạnh tranh tự do đưa tới tập trung sản xuất. Tập
trung sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì dẫn tới độc quyền.
Chủ nghĩa đế quốc có 5 đặc điểm kinh tế nổi bật: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền;
Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính; Xuất khẩu tư bản; Các tổ chức độc quyền phân chia thị
trường thế giới; Các nước đế quốc phân chia lãnh thổ thế giới.
V.I.Lênin cũng vạch rõ tính quy luật của việc chuyển chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp, lệ
thuộc của nhà nước vào các tổ chức độc quyền và nhà nước trở thành tư bản khổng lồ tham gia
vào q trình bóc lột cơng nhân).
Chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước vẫn nằm trong khuôn khổ phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ là sự thay đổi về hình thức của chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lênin đã rút ra quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Do đó, Cách mạng vơ
sản có thể nổ ra ở một số nước, thậm chí ở một nước kinh tế kém phát triển.
Lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội
Dựa trên những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen và chủ nghĩa xã hội, sau Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga
thông qua hai mơ hình:
+ Mơ hình chính sách cộng sản thời chiến:

+ Mơ hình chính sách kinh tế mới - NEP:
Là sự đổi mới của V.I.Lênin cả về phương diện lý luận cả về chỉ đạo thực tiễn về xây dựng mơ
hình chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ q độ. Nội dung của mơ hình:
- Về thời kỳ q độ
- Về sở hữu và các thành phần kinh tế
- Về phát triển kinh tế hàng hóa
- Về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
- Về mơ hình hợp tác xã.
Như vậy, V.I.Lênin là người bổ sung, phát triển học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph.
Ăngghen, hình thành nên học thuyết kinh tế Mác - Lênin.
(nguồn: voer.edu.vn )
9|Trang


II.

TRƯỜNG PHÁI CHÍNH

Kinh tế chính trị được thể hiện thơng qua nhiều trường phái khác nhau, với cách nhìn nhận và
định nghĩa khác nhau. Sự phát triển trong các tư tưởng kinh tế hướng đến việc trả lời cho
những câu hỏi trên từng bước riêng biệt hơn là phát triển một cách thuận lợi theo thời gian.
Một trường phái ý tưởng mới đột nhiên nổi lên làm thay đổi mức sản lượng trong nền kinh tế
mang lại những hiểu biết mới và làm cho các học thuyết hiện tại lỗi thời. Cuối cùng trường
phái mới đã trở thành quan điểm chung, và tiếp tục được đẩy sang các học thuyết khác bởi làn
sóng của những ý tưởng mới. Q trình này đang tiếp tục ngày hôm nay và thúc đẩy lực lượng
của nó vẫn cịn giống như ba thế kỷ trước đây: hiểu được nền kinh tế chúng ta có thể sử dụng
nó một cách khơn ngoan để đạt được các mục tiêu của xã hội. Một cách tổng quan, tư tưởng
kinh tế được phát triển thông qua 2 giai đoạn sau:
1. Từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ thứ XVIII
-


Những tư tưởng kinh tế cổ đại, trung đại: các tư tưởng kinh tế giai đoạn này chưa mang
tính quy củ, hệ thống, ý nghĩa chưa bao hàm được các phạm trù, khái niệm chính xác. Đó
là do sự phát triển cịn thấp về mặt sản xuất, trình độ còn lạc hậu, sơ sài.

-

Chủ nghĩa trọng thương: là một hệ thống lý luận đầu tiên chú trọng về nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Tuy còn thiếu nhiều điều kiện, chủ nghĩa trên đã thể hiện được vấn đề về
vai trò của thương mại trong mối liên hệ của sự tư hữu của một quốc gia tư bản giai đoạn
ban đầu, có thể được xem như là một bước phát triển về mặt lý luận. Chủ nghĩa đặt vấn đề
hoạt động thương mại làm chính yếu, đặc biệt là ngoại thương. Một số đại diện tiêu biểu
cho giai đoạn này: Starfod, Thomas Mun, A. Serra,…

Thomas Robert Malthus – nhà kinh tế học người Anh

10 | T r a n g


-

Chủ nghĩa trọng nông: là hệ thống lý luận kinh tế chính trị mang
tính nhấn mạnh vai trị của sản xuất nông nghiệp, thể hiện sự quan
tâm đến sở hữu tư nhân và tự chủ kinh tế. Rút ra lý luận kinh tế từ
trong lĩnh vực, đó là điều chưa được tìm thấy ở chủ nghĩa trọng
thương. Đồng thời, sự phản ánh bám sát vào thực tiễn của sự phát
triển đời sống xã hội. Một số nhà kinh tế học tiêu biểu: F.
Quesney, Turgot, Boisguillebert.

Francois Quesnay – nhà kinh tế học Pháp

-

Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh: do các nhà kinh tế tư sản trình bày về các phạm trù
kinh tế trong nên kinh tế thị trường, bao gồm: hàng hóa, giá trị, tiền tệ, …. Từ đó, rút ra
những quy luật vận động chung. Đại biểu tiêu biểu: W. Petty, A. Smith, D. Richardo.
 Kinh tế chính trị là mơn khoa học có mục đích nghiên cứu và tìm ra các quy luật chung, ở
đó, chúng chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con
người mang sự đồng điệu với quá trình phát triển nhất định của xã hội.
2. Từ cuối thế ký XVIII đến nay
Tư tưởng kinh tế được phát triển qua từng thời kỳ, mang sự đa dạng với các hệ tư tưởng và
lý thuyết khác nhau.
-

-

-

Dịng lý thuyết kinh tế chính trị của C. Mác: dựa trên sự tiếp thu trực tiếp các giá trị của
kinh tế tư sản cổ điển Anh, ông đã xây dựng một hệ thống lý luận khoa học, mang tính
tồn vẹn hơn đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và khai thác các quy luật, sự hình
thành và phát triển của nó. Lý luận Kinh tế của C. Mác và Ph. Anghen được thể hiện rõ
trong bộ Tư bản. Các phạm trù cơ bản được thể hiện trong đấy một cách đầy đủ: hàng hóa,
thị trường, giá trị thặng dư, tích lũy, lợi nhuận,…. Đó là những đặc trưng cơ bản của một
nền kinh tế thị trường, mang sự cạnh tranh với các quy luật kinh tế cơ bản cũng như các
quan hệ xã hội giữa các giai cấp trong nền kinh tế thị trường dưới bối cảnh nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Kinh tế chính trị V.I.Lenin: sự bổ sung của V.I.Lenin là sự kế thừa, phát huy và phát triển
các lý luận kinh tế chính trị theo phương pháp luận. Nổi bật là sự phát hiện về những đặc
điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản giai đoạn cuối thế kỷ XIX.
Sự bổ sung của các Đảng Cộng sản dựa trên kinh tế chính trị V.I.Lenin.


III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Kinh tế chính trị chịu ảnh hưởng của triết học chính trị. Các trường phái kinh tế chính trị được
phát triển dựa trên quan điểm của các trường phái triết học chính trị. Chủ nghĩa tự do cho rằng
nhà nước nên hạn chế can thiệp vào đời sống xã hội. Khi áp dụng quan điểm này vào kinh tế
học tạo ra kinh tế chính trị học cổ điển. Chủ nghĩa bảo thủ quan niệm giá trị tư bản thặng dư
thuộc về cá nhân. Đại diện của chủ nghĩa bảo thủ là Thomas Hobbes, Leo Strauss. Những nhà
kinh tế chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo thủ thường phản đối phân phối lại thu nhập, ủng hộ
tự do kinh doanh thậm chí ủng hộ bảo hộ mậu dịch. Chủ nghĩa xã hội tin rằng mỗi cá thể tạo ra
11 | T r a n g


giá trị thặng dư đều là thành viên của xã hội nên giá trị thặng dư đó mang tính chất xã hội do
đó cần được xã hội điều tiết. Điều này được phản ánh trong kinh tế chính trị học Marxist. Chủ
nghĩa cộng sản cho rằng tăng trưởng kinh tế-xã hội do giá trị thặng dư xã hội sinh ra do đó nó
phải thuộc về tồn thể xã hội. Đại diện của chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx, Friedrich
Engels, Lenin và Lev Davidovich Trotsky.


Phương pháp lấy quyền lực làm trung tâm. Đây là phương pháp tiếp cận của kinh tế
chính trị cổ điển. Do coi quyền lực là vấn đề trung tâm của chính trị, nên họ cho rằng kinh
tế chính trị nghiên cứu cách thức đạt được quyền lực trong nền kinh tế.

Phương pháp lấy xã hội làm trung tâm. Đây là cách tiếp cận của kinh tế chính trị
Marx-Lenin và của chủ nghĩa cơng lợi. Các trường phái này xuất phát từ lợi ích xã hội để
nghĩ về nhà nước.

Phương pháp lấy nhà nước làm trung tâm. Trường phái kinh tế chính trị tân cổ
điển và kinh tế chính trị Keynes xuất phát từ cách xác định chính trị là khoa học về nhà
nước, cịn kinh tế hàm ý thị trường. Vì thế, họ cho rằng kinh tế chính trị nghiên cứu cân

bằng quyền lực giữa thị trường và nhà nước. Nhà nước tìm cách kiểm sốt nền kinh tế để
đạt được những mục đích của mình.

Phương pháp lấy "chính nghĩa" làm trung tâm. Đây là cách tiếp cận của kinh tế
chính trị hiện đại. Kinh tế chính trị hiện đại xuất phát từ quan điểm rằng có một hệ thống
"quyền" gắn liền với thị trường, mà quan trọng nhất là quyền sở hữu. Chính trị có thể xác
định và tác động tới các quyền đó. Vì thế, nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu
cách thức chính trị tác động tới các hệ thống quyền lợi đó. Kinh tế chính trị hiện đại có thể
phân thành ba trường phái nhỏ hơn, đó là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa khế ước hiện đại,
và chủ nghĩa Hegel.
Kinh tế chính trị liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội khác. Các nhà nghiên cứu kinh tế
chính trị thường sử dụng tri thức của các ngành khoa học xã hội khác để giải thích các hiện
tượng, các hành vi kinh tế. Một số ngành khoa học xã hội có liên quan mật thiết đến kinh tế
chính trị học như xã hội học, nhân loại học, sử học, luật học... Xã hội học nghiên cứu các quan
hệ xã hội. Nhiều nhà xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội hình thành dựa trên quan hệ
sản xuất cũng như sự ảnh hưởng của quan hệ sản xuất lên hoạt động xã hội lồi người. Nhân
loại học áp dụng kinh tế chính trị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thống tư bản tồn cầu và
các nền văn minh địa phương. Lịch sử ln thay đổi, phương pháp lịch sử được mơn kinh tế
chính trị áp dụng để nghiên cứu các quy luật chung của hoạt động kinh tế-xã hội. Luật học,
luật pháp được chính quyền áp dụng để quản lý xã hội. Trong kinh tế chính trị, luật cùng với
các tư tưởng xã hội và quan điểm chính trị tạo nên kiến trúc thượng tầng. Sinh thái học có
quan hệ với kinh tế chính trị bởi vì hoạt động kinh tế-xã hội lồi người ảnh hưởng khơng nhỏ
đến môi trường sinh thái. Những thay đổi về mặt sinh thái tác động trở lại đến con người,
nhiều khi tiêu cực.
( Kinh tế chính trị - Wikipedia )

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu kinh tế chính trị dựa trên các quan niệm khác nhau ở từng thời đại.
Thông qua sự kế thừa các thành tựu của chính trị cổ điển Anh, áp dụng quan điểm duy vật

lịch sử, C. Mác và Ph. Anghen xác định:
12 | T r a n g


Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lenin là các quan hệ xã hội của sản xuất
và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển
của các lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất
nhất định.
Nói chung, kinh tế chính trị nghiên cứu mặt xã hội của sản xuất và trao đổi, là mặt xã hội
của sự thống nhất biện chứng của cả sản xuất, phân phối, lưu thơng, trao đổi, tiêu dùng một
cách tồn diện, khoa học và phản ánh đúng với thực tiễn vận động của nền sản xuất xã hội
có sự vận hành của các quy luật thị trường.
-

-

2. Chức năng
Chức năng nhận thức: cung cấp những phạm trù kinh tế cơ bản, bản chất, phát hiện và
nhận diện các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường làm cơ sở lý luận cho việc nhận
thức các hiện tượng và quy luật kinh tế.
Chức năng thực tiễn: phát hiện ra những quy luật và tính quy luật chi phối sự vận động
của các quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi.
Chức năng tư tưởng: tạo lập nền tảng tư tưởng, củng cố niềm tin vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Góp phần hình thành thế giới quan khoa
học.
Chức năng phương pháp luận: thể hiện chức năng thông qua hệ thống phạm trù, khái niệm
khoa học, quy luật kinh tế chung cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế chuyên ngành.

V.


TIẾP THU VÀ KẾ THỪA

Để xây dựng nên một lý thuyết kinh tế chính trị đặc trưng cho chủ nghĩa Mác, Các Mác và
Ăng ghen đã nghiên cứu, kế thừa nhiều lý thuyết về kinh tế học trước đó như các trường
phái chủ nghĩa trọng nông (đề cao nông nghiệp), chủ nghĩa trọng thương (đề cao vấn đề
thương mại, mua bán, trao đổi...) và chịu ảnh hưởng của kinh tế học cổ điển Anh với các đại
biểu như Adam Smith, David Ricardo hay William Petty.
Trên cơ sở đó, Mác và Engels đã làm cuộc cách mạng sâu sắc trong kinh tế chính trị trên tất cả
các phương diện về đối tượng và phương pháp nghiên cứu, nội dung, tính chất giai cấp... của
kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị Mác Lenin là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách
mạng, dựa vào phép biện chứng duy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để
xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản. Họ đã thực hiện cuộc cách
mạng vĩ đại trong kinh tế chính trị học. Kinh tế chính trị Mác - Lenin là lý luận sắc bén của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Kinh tế chính trị của Mác và Ăng-ghen xây dựng có khác so với các lý thuyết trước đó ở chỗ
các học thuyết, lý thuyết trước Mác và Ăng-ghen chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề
kinh tế, các quan hệ kinh tế đơn thuần và tập trung cho mục đích kinh tế và hoạt động kinh tế,
hay hiệu quả kinh tế, các phương pháp kinh doanh... trong khi đó lý thuyết của Mác và Ăngghen thì gắn chặt kinh tế với chủ nghĩa duy vật lịch sử.

VI. NỘI DUNG CƠ BẢN
Kinh tế chính trị Mác-Lê nin tập trung nghiên cứu, mổ xẻ các quan hệ kinh tế trong lòng xã
hội tư bản và nghiên cứu sâu về các quy luật của nền sản xuất này, cụ thể là
13 | T r a n g









Đề cập về hàng hóa, sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa
(trong chủ nghĩa Tư bản)
Tập trung mổ xẻ quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà cốt lõi là việc sản
xuất giá trị thặng dư
Phân tích sự vận động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội
Xem xét các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
(phần này do Lenin có cơng đóng góp rất lớn)

Từ những nội dung cơ bản mà Mác và Ăng-ghen đã xây dựng nên một hệ thống những phạm
trù có liên quan một cách đồ sộ như: tái sản xuất xã hội, phương thức sản xuất, quan hệ sản
xuất, tư bản lưu động, tư bản cố định, tư bản bất biến, tư bản khả biến, giá trị, giá trị sử
dụng, hàng hóa sức lao động, sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, tư liệu sản
xuất.....
( Kinh tế chính trị Mác – Lenin – Wikipedia )

14 | T r a n g


PHẦN THỨ HAI____________________________________________________

Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa,
bản chất của hàng hóa, lượng giá trị hàng hóa và
những nhân tố ảnh hưởng lượng giá trị của hàng
hóa. Ý nghĩa thực tiễn.

15 | T r a n g



Chương
1

HÀNG HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ HÀNG HÓA
Nội dung chính

I.

KHÁI
HĨA

1. Khái niệm hàng hóa
2. Sản xuất hàng hóa
3. Bản chất hàng hóa

NIỆM HÀNG

1. Khái niệm
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế: sản
xuất tự túc, tự cấp và sản xuất hàng hóa. Trong đấy, sản xuất hàng hóa tồn tại ở dạng hàng
hóa dựa trên phạm trù lịch sử của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thơng
qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nhằm trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hàng hóa có thể sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. Hàng hóa có
thể tồn tại ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
Ví dụ:
1. Một chiếc điện thoại được
thiết bị điện tử, qua bàn tay

Khi được bày trên kệ bán ở
là hàng hóa. Đây là một hàng

tạo ra bởi lao động từ nhà máy
của người lao động lắp ráp.
các cửa hàng điện tử, đó chính
hóa vật thể.

Chiếc điện thoại được tung ra

bày bán trên thị trường gọi là
hàng hóa

2. Một phần mềm hỗ trợ cho vay tín dụng được tạo ra bởi
cơng ty tín dụng, được thiết lập trên một trang web
nhất định. Sau khi được tung ra thông qua các phương
tiện mạng xã hội, được mọi người biết đến và mua bán
để sử dụng, nó trở thành hàng hóa. Đây là dạng hàng
hóa phi vật thể.

 Tóm lại, hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng
hóa, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua
bán trên thị trường.
16 | T r a n g


Các Mác định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật và dưới dạng thỏa mãn các nhu cầu con
người bằng chính những đặc trưng về tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần:
1. Tính hữu dụng đối với người dùng
2. Giá trị kinh tế, chi phí bởi lao động

3. Sự hạn chế - độ khan hiếm
2. Khái niệm hàng hóa hiện tại
Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa khơng
như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật
lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung,
quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, v.v. được xem là hàng hóa trong khi chúng khơng
nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên.
Theo luật giao thông đường bộ: Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu,
hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao
thông đường bộ.
Theo luật thương mại thì hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.

II.

SẢN XUẤT HÀNG HĨA

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị MarxLenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra khơng
phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm
sản xuất ra là để bán.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, sản phẩm được sản xuất ra
nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
Ở những thời kì đầu của lịch sử lồi người, hàng hóa được tạo ra với chỉ một mục đích
là phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu trong đời sống cho chính người sản xuất ra
chúng. Thế nhưng do chất lượng cuộc sống càng nâng cao con người càng có thêm
nhiều nhu cầu trong đời sống và sản xuất cũng phát triển đã khiến cho sản xuất tự cung
tự cấp ở thời kì đầu dần chuyển sang sản xuất hàng hóa và nó đã tồn tại từ chế độ chiếm
hữu nô lệ đến chế độ phong kiến rồi tiếp đến chế độ tư bản chủ nghĩa và cuối cùng là

đến ngày nay- xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa là tổ chức kinh tế tồn tại trên cơ sở
của sự trao đổi hàng hóa và là nền tảng cho mọi nền kinh tế.
Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa
- Tác động của quy luật giá trị
- Được tích lũy nguyên thủy tư bản.
- Có hàng hóa sức lao động.
- Có nhà tư bản.

17 | T r a n g


Sản xuất là một phạm trù lịch sử và chỉ tồn tại khi xã hội có những điều kiện nhất định.
Theo C.Mác, sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa dựa trên hai điều kiện sau đây:
1. Phân cơng lao động xã hội
Đó là sự phân chia lao động trong xã hội thành những ngành nghề khác nhau. Phân
chia lao động sẽ dẫn đến chun mơn hóa sản xuất.
Phân công lao động xã hội là cơ sở, tiền đề của sản xuất hàng hóa bởi vì khi có phân
cơng lao động xã hội, mỗi người chỉ có thể tập trung sản xuất những sản phẩm nhất
định, nhưng với nhu cầu của đời sống thì cần phải có nhiều hàng hóa khác nhau. Điều
này buộc con người phải cần trao đổi sản phẩm với nhau. Thêm nữa nhờ vào sự chun
mơn hóa sản xuất, năng suất lao động tăng lên, lượng thặng dư cũng vì thế càng ngày
càng nhiều thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa. Như vậy, phân cơng lao động xã hội càng
phát triển thì việc trao đổi và bn bán hàng hóa sẽ càng đa dạng và phát triển.
2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
 Đó là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau.
Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn
tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thơng qua trao đổi, mua bán hàng
hố.
Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định.
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá

nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
Nếu như phân công lao động xã hội giúp những người sản xuất phụ thuộc vào nhau thì
sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất lại khiến họ độc lập với
nhau và điều này sẽ được giải quyết qua quá trình trao đổi và bn bán hàng hóa. Mặc
dù mâu thuẫn nhau nhưng chúng là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa, nếu
thiếu một trong hai điều kiện thì sẽ khơng có sản xuất hàng hóa.
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
3.1.

Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản
xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản
xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của
người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng
dưới chế độ phong kiến... Ngược lại, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản
phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính
người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua
việc trao đổi, mua bán.
18 | T r a n g


Thứ hai,  lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.
Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã
hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh
tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản
xuất cái gì, như thế nào là cơng việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư
nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ

bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm
mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
3.2.

Ưu thế của sản xuất hàng hóa

So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn:
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân cơng lao động xã hội, chun mơn hóa
sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người,
từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sự phát triển của sản
xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm
cho chuyên mơn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng
trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi
ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của
xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc
gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.
Thứ hai:  Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mơ sản xuất khơng cịn bị giới hạn bởi nhu cầu và
nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa
phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo
điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... thúc
đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba:  Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi
hàng hóa là quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh... buộc người sản xuất hàng hóa phải ln
ln năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm
cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao
hơn.
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh
tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả
đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân
hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng,
phá hoại môi trường sinh thái, xã hội, v.v..

III. BẢN CHẤT HÀNG HĨA
1. Thuộc tính hàng hóa
Giá trị sử dụng:

19 | T r a n g


+ Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người, khơng kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.
Ví dụ: gạo và thực phẩm để ăn, quần áo để mặc, đồ vật gia dụng để phục vụ cho các sinh hoạt
cần thiết.
+ Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa:
Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số
lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được
hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ
thuật.
Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay cơng dụng của
hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.
Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng
(tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân), nó là nội dung vật chất của của
cải, khơng kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.
Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.
 Một vật khi được xem là hàng hóa, cần thiết phải có một giá trị sử dụng, tuy nhiên,
không phải tất cả các vật có giá trị sử dụng đều là hàng hóa (tiền ). Nói chung, đồ vật
mang một giá trị sử dụng cũng mang giá trị trao đổi do lao động làm ra.
Giá trị hàng hóa:

+ Giá trị trao đổi:
Khái niệm: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử
dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
    Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc
Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào
đó. Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường
các hàng hóa. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so
sánh được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm
của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Thực chất các chủ thể
khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa. Trong ví dụ
trên, giả sử người thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 10 kg thóc
cũng mất 5 giờ. Trao đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra
1 m vải với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc.
Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.
+ Khái niệm: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng
hoá.
+ Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
20 | T r a n g


Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất
có sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những
người sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật.
Hiện tượng vật thống trị mgười gọi là sự sùng bái hàng hóa, khi tiền tệ xuất hiện thì
đỉnh cao của sự sùng bái hàng hóa là sự sùng bái tiền tệ.
Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của
giá trị trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.

-   Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
+ Hàng hố là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính trên
đều do cùng một lao động sản xuất ra hàng hóa.
+ Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ ràng buộc nhau, là sự thống nhất của các mặt
đối lập. Trong đó, giá trị là nội dung, là tiền đề của giá trị trao đổi, mang hình thức của giá trị
thể hiện ra ngồi. Trong q trình trao đổi sản phẩm, những người sản xuất xuất hiện sự so
sánh lao động ngầm ẩn trong hàng hóa. Bản chất của quan hệ trao đổi là sự trao đổi lượng lao
động hao phí chứa trong hàng hóa. Chính vì thế, giá trị là sự biểu hiện quan hệ xã hội giữa
những người sản xuất. Giá trị thuộc phạm trù lịch sử, gắn với nền sản xuất hàng hóa. Nếu giá
trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. Sự đối lập và
mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ
quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính
là để có được giá trị. Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng
hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán.
Nghĩa là q trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được
thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.
 Có thể nói, hàng hóa là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập của hai thuộc tính: giá trị sử
dụng và giá trị. Đối với người sản xuất, mục đích của việc tạo ra hàng hóa là giá trị, nhưng
kết quả của sản phẩm họ tạo ra là giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng làm tiền đề cho giá trị
trong mỗi hàng hóa. Đối với người mua, họ đặc biệt chú trọng đến giá trị sử dụng, tuy
nhiên, họ phải chi trả cho giá trị trước khi đạt được giá trị sử dụng của hàng hóa.

21 | T r a n g


4. Tính hai mặt của hàng hóa
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người sản xuất ra
hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính
hai mặt của bản thân hàng hóa.
Hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt.

C.Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Đó
là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng, cơng cụ, phương pháp và
kết quả riêng.
Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao
động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục: phương tiện
được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại
càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân
công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động
cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động
xã hội. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy, lao động cụ thể cũng lả phạm trù vĩnh

22 | T r a n g


viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm, nó là một điều kiện khơng thể thiếu trong bất kỳ hình thái
kinh tế - xã hội nào. Cần chú ý rằng, hình thức của lao động cụ thể cũng có thể thay đổi.
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức
cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt,
thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.
+ LĐCT tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ LĐCT ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và sản
xuất hàng hóa.
+ LĐCT nói chung la một phạm trù vĩnh viễn, thể hiện tính chất tư nhân của sản xuất
hàng hóa.
Ví dụ: Lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể
khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ khơng phải là bàn
ghế, cịn phương pháp là may chứ khơng phải là bào, cưa, có cơng cụ lao động

là kim, chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào... và lao động của người thợ may thì
tạo ra quần áo để mặc, cịn lao động của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi... và tương tự
như thế là thợ hồ và thợ máy. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ LĐTT là lao động đồng chất của con người.
+ LĐTT tạo ra giá trị của hàng hóa, là cơ sở để so sánh các giá trị sử dụng khác nhau.
+ LĐTT là một phạm trù lịch sử, thể hiện tính chất xã hội của sản xuất hàng hóa.
Ví dụ: Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động
cụ thể thì hồn tồn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên
thì chúng chỉ cịn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của
con người. Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng nhất của con người.
LĐCT và LĐTT là hai mặt của quá trình lao động sản xuất hàng hóa. Chúng vừa thống nhất,
vừa mâu thuẫn với nhau. Đây chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.
Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người xét về mặt sinh lý, nhưng khơng
phải sự hao phí sức lao dộng nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng.
Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do nục đích của sản xuất là để trao
đổi. Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không
thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể trao đổi với nhau, tức lao
động trừu tượng.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. Nếu khơng có
sản xuất hàng hóa, khơng có trao đổi thì cũng khơng cần phải quy các lao động cụ thể về lao
động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất
hàng hóa.
23 | T r a n g


Cần lưu ý, ở đây khơng phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản
xuất hàng hóa, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động
trừu tượng.
Nếu lao động cụ thể chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá trị sử dụng thì lao động trừu
tượng là nhân tơ duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của mọi hàng hóa chỉ là sự kết

tinh của lao động trừu tượng.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hỏa có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý
luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự giúp ta giải thích
được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược khi khối lượng của
cá vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay khơng
thay đổi.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội
của người sản xuất hàng hóa.
Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào là việc riêng của mỗi
người. Họ là người sản
xuất độc lập, lao động
của họ vì vậy có tính chất
tư nhân.
Đồng thời, lao động của
mỗi người sản xuất hàng
hóa, nếu xét về mặt hao
phí sức lực nói chung,
tức lao động trừu tượng,
thì nó ln là một bộ
phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên lao
động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là hai lao động
khác nhau, mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất. Giữa lao động tư nhân và
lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản của "sản xuất hàng hóa". Mâu
thuẫn này biểu hiện ở chỗ:
-   Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể khơng ăn khớp hoặc khơng phù hợp với
nhu cầu của xã hội.
-   Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động
mà xã hội có thể chấp nhận.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong

nền sản xuất hàng hóa. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát
triển, lại vừa tiềm ẩn khả năng khùng hoảng "sản xuất thừa".
5. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
24 | T r a n g


Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về một
đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động
tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một
hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
Vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian yêu cầu để sản xuất ra một đơn vị giá trị
hàng hóa trong điều kiện trung bình với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động
trung bình trong những điều kiện bình thường của xã hội.
Trên thị trường, thời gian lao động xã hội cần thiết còn do thời gian lao động cá biệt của nhà
sản xuất cung cấp đại bộ phận một loạt hàng hóa cho thị trường quyết định.
Về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bao gồm: hao phí lao động q khứ
( c) + hao phí lao động sống ( v + m ).
Thước đo lượng giá trị
Đo lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động,
một ngày lao động, v.v.. Do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng do thời gian lao động quyết
định. Trong thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra,
nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là khơng giống nhau, nên
thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa của họ khác nhau. Thời gian lao động cá biệt
quyết định lượng giá trị cả biệt của hàng hóa mà từng người sản xuất ra. Vậy phải chăng lao
động cá biệt nào càng lười biếng, vụng về, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa,
thì hàng hóa đó càng có nhiều giá trị?
C.Mác viết: "Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để

sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy".
Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong
điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo
trung bình và cường độ lao động trung bình so với hồn cảnh xã hội nhất định.
Trong một xã hội có hàng triệu người sản xuất hàng hóa, với thời gian lao động cá biệt hết sức
khác biệt nhau, thì thơng thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao
động cá biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại hàng hóa nào đó trên
thị trường.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
6. Thứ nhất, năng suất lao động.
25 | T r a n g


×