HỒI ỨC
TRẦN THỊ THU ĐÀO
Làm cô giáo hơn hai mươi năm. Lâu nay, tôi
thường nghe “Nghề dạy học là nghề cao q!” Đó là
niềm tin khơng cần kiểm nghiệm của tôi. Từ ngày tôi
vinh dự được làm trong ngành giáo dục, tôi rất yên tâm
đứng trên bục giảng với niềm tự hào chân chính. Tơi
làm trịn các bước lên lớp, truyền thụ đúng và đủ khối
kiến thức của mỗi tiết dạy. Cho đến một hơm, có một
cậu học trị thuộc dạng nghịch nhất lớp, bạo dạn hỏi tôi
“Sao cô cứ khơng cười”. Câu hỏi của cậu học trị khiến
tơi hơi khó chịu, nhưng lại tác động khơi gợi cho tơi hồi
ức xa xưa. Ngày vừa vào học cấp III, thân phụ tơi hỏi:
“Sao này con chọn nghề gì”. Tơi khơng chút đắn đo
“Con chọn nghề dạy học”.
Đó đâu phải là câu trả lời bất chợt. Đó là một
quyết định đã nhen nhóm hình thành từ thuở ngây thơ,
thấm đẫm tình cảm thương yêu, đối với người cha, mà
trọn đời đã ngự trị trong lịng tơi như thần tượng.
Thân phụ tơi sống trọn đời với nghề giáo. Mặc dù
sức khoẻ không tốt, nhưng dạy dỗ rất nhiệt tình. Người
khơng ngại vất vả, dù mệt mà vẫn cứ cười, cố gắng giúp
cho các học trị “có chữ nghĩa cho bằng người ta”
Dù bận việc gì, dù đau ốm người cũng cố gắng
thu xếp để không bỏ lớp. Đáp lại lời khuyên nên tạm
nghỉ dưỡng vài hơm, người thẳng thắn “Học trị khơng
có thầy cơ thì phá lắm có bề gì lỡ chúng nó gây tai nạn,
dang nắng bệnh hoạn thì ân hận cả đời”.
Khi tơi trưởng thành, thì thân phụ khơng cịn sức
khoẻ để đứng lớp nữa. Người được giao việc vừa làm
giám thị, vừa phụ trách văn phịng. Ban ngày thì bận
cơng việc giám thị ở trường, tối đến, người mang từng
chồng hồ sơ về nhà cắm cúi sắp xếp, chép ghi đến quá
nửa đêm. Công việc cứ thế lặp lại từ năm này sang năm
khác.
Do người ngã bệnh, cả nhà khuyên nên bớt việc.
Người chỉ cười, nói nhẹ: “có phước đức lắm, mới được
làm cái nghề dạy học. Mình phải biết giữ cái phước ấy,
mà làm việc cho đàng hoàng tử tế”. Có lần nghe ba nói
thế, chị tơi hỏi vặn: “Ba đâu còn dạy lớp nữa?...” .
Người hơi nghĩ ngợi, nhưng vẫn vui vẻ trà lời: “Dù dạy
lớp một hay dạy lớp nào khác, dù làm giám thị…, thì
đó cũng là cái thiên chức đào tạo con người. Ai cũng
lên lớp dạy thì lấy ai nấu nước cho thầy cơ giải lao?
Điều quan trọng là mỗi người phải làm tròn nhiệm vụ
được phân công, để thực hiện cái thiện chức cao quý
ấy”.
Có lần thấy người cắm cúi trắng đêm cộng lại hết
một chồng sổ điểm để lập danh sách khen thưởng học
sinh cuối năm học, thân phụ tôi nghiêm nghị bảo: “Ai
cũng có việc tất bật trước hè”. Đây là việc ba phải xem
lại cho nghiêm túc: “Điểm số cuối năm là kết quả lao
động của học trị mình. Thầy cô giáo không được xem
thường mà làm sai để trở thành một hiện tượng bất
công. Kinh nghiệm giao tiếp xã hội đầu đời này, có thể
ảnh hưởng làm mất niềm tin của các em, khi chính thức
bước vào cuộc sống”.
Lúc sanh tiền. Thân phụ thường được cả nhà phê
phán thân thương là “ơng già khó tánh”, bởi nếp của
người thầy giáo hằn sâu trong mọi ứng xử của người.
Riêng chị của tơi thì thấy ở người một mẫu hình thần
tượng.
Về sau chị em tôi đều theo đuổi nghề nghiệp của
người. Chúng tôi đã vào nghề từ bài học đầu đời, nhiều
cảm xúc về “Người thầy giáo bình thường mà cao cả”.
Vậy mà, sau nhiều năm dạy học, những tập qn
của nghề, đã làm tơi phai nhạt đi những tình cảm trinh
nguyên đối với nghề. Bản thân tôi dầ thưa đi những nụ
cười hồn nhiên, giàu cảm xúc của buổi đầu đến lớp.
Cảm ơn em học sinh “nghịch” đã khuấy động nơi
tơi những tình cảm trinh ngun đối với nghề. Em cịn
giúp tơi sống lại những quan hệ thân thiết mà thiêng
liêng, sống lại niềm tự hào về truyền thống gia đình
nghề giáo “Bình thường mà cao cả”.
Mỗi người mỗi cảnh. Nhưng tôi vẫn mong rằng
ngày Nhà giáo năm nay, quý thầy cô với những trải
nghiệm nhiều năm trong nghề, mỗi người đều có được
một tác nhân khơi dậy kỉ niệm ngày đầu đến lớp.
Ít nhất q thầy cơ cũng có thêm chất phụ gia
tăng lực, kích thích, nhiệt tình để làm sáng lên những
kinh nghiệm giảng dạy mà phải mất thời gian lâu dài
vất vả với nghề mới tích luỹ được. Đó là cái đáng quý
của nghề cao quý.
TTTĐ