ÔN TẬP CÂU GHÉP
Bài 1. Phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. Xác định CN,
VN và quan hệ từ hoặc dấu nối các vế câu.
a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.
b. Vì học giỏi, tơi đã được bố thưởng quà.
c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà.
d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào.
e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém.
f. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua.
g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học.
h. Nhờ tập tành đều đặn, Dế Mèn rất khoẻ.
i. Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
j. Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên nó rất khoẻ.
k. Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình.
l. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng.
m. Tuy Mai học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao.
n. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.
o. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
p. Trang khơng chỉ học giỏi mà chị ấy cịn hay giúp đỡ bạn bè.
q. Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con q tơi sẽ khơng cịn gì để ăn.
r. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà.
s. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào.
t. Chúng tơi phấn đấu học giỏi để thầy cơ vui lịng.
u. Thầy cơ rất vui lịng khi chúng tơi phấn đấu học giỏi.
v. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng.
w. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.
x. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.
y. Trời chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.
z. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.
Bài 2. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:
1. Nếu... thì...: ............................................................................................................................
2. Mặc dù... nhưng…: ................................................................................................................
3. Vì... nên...: .............................................................................................................................
4. Hễ... thì...: ..............................................................................................................................
5. Không những... mà…: ...........................................................................................................
6. Nhờ... mà...: ...........................................................................................................................
7. Tuy... nhưng…: ......................................................................................................................
8. Bởi vì... cho nên...: .................................................................................................................
9. Sở dĩ... là vì...: ........................................................................................................................
10. Giá... thì…: ..........................................................................................................................
11. Khơng chỉ... mà...: ................................................................................................................
12. Chẳng những... mà…: ..........................................................................................................
Bài 3. Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN, VN của chúng.
a) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đơng.
b) Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập
bùng cháy.
c) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.
d) Trong đêm tối mịt mùng, trên dịng sơng mênh mơng, chiếc xuồng của má Bảy chở
thương binh lặng lẽ trôi.
e) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh
sáng xun qua chỉ cịn là màu ngọc bích. Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu
rụng xuống. Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời
xám đục.
f) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ.
Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt
đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng
rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.
Bài 4. Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế
câu được nối với nhau bằng những cách nào. Xác định CN, VN.
a) Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để chị đi
với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần
chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương khơng? Nếu Dần khơng
bng chị ra, chốc nữa ơng lí vào đây, ơng ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tơi đã nghẹn ứ khóc khơng ra tiếng. Giá những cổ tục đã
đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà
cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thơi.
(Ngun Hồng, Những ngày thơ ấu)
c) Rồi hai con mắt long lanh của cơ tơi chằm chặp đưa nhìn tơi. Tơi lại im lặng cúi đầu
xuống đất: lịng tơi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của
tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện q. Hắn bĩu mơi
và bảo:
- Lão làm bộ đấy!
(Nam Cao, Lão Hạc)
Bài 5. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây:
a) ... vừa... đã...: ..............................................................................................................................
b) ... mới... đã...: ..............................................................................................................................
c) ... chưa... đã...: .............................................................................................................................
d) ... đâu... đấy…: ...........................................................................................................................
e) ... nào... nấy...: .............................................................................................................................
f) ... sao... vậy...: ..............................................................................................................................
g) ... càng ... càng: ...........................................................................................................................
Bài 6. Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm,
sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã bng nhanh xuống mặt biển.
a. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên. Xác định CN, VN trong câu đó.
b. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn khơng? Vì sao?
.........................................................................................................................................................
Bài 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Lão kể nhỏ nhẻ và dài dịng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất:
lão thì già, con đi vắng, vả lại cũng cịn dại lắm, nếu khơng có người trơng nom cho thì khó
mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người
ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự
nhượng cho tôi để khơng ai cịn tơ tưởng dịm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn
làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tơi trơng coi nó... Việc thứ hai: lão già
yếu lắm rồi, khơng biết sống chết lúc nào, con khơng có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo
cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết khơng nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc
với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tơi, để lỡ có chết thì tơi đem ra,
nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, cịn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...”
(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Tìm các câu ghép và xác định CN, VN của chúng.
b) Xét về mật lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn
khơng? Vì sao?
.........................................................................................................................................................
b) Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc
miêu tả lời lẽ của nhân vật (lão Hạc)?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Bài 8. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.
“Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:
- Thơi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.
Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì khơng khéo thầy con
sẽ chết ở đình, chứ khơng sống được. Thơi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương
u, thì con đi ngay bây giờ cho u.”
(Ngơ Tất Tố, Tắt đèn)
a) Tìm CN, VN của các câu ghép. Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn
khơng? Vì sao?
.........................................................................................................................................................
b) Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách
viết ấy với cách viết trong đoạn trích. Qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế
nào?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Bài 9. Tìm câu ghép và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng các nào. Xác định
CN, VN của chúng.
a) Phượng khơng phải là một đóa, khơng phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một
vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta
quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xịe ra như mn ngàn con
bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bơng
phượng. Hoa phượng là hoa học trị. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon
lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, cịn e ấp, dần dần xịe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu
học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá
phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu.
Đến giờ chơi, cậu học trị ngạc nhiên trơng lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh cùa hoa phượng là màu đỏ cịn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân
dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hịa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng
mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến tết nhà nhà đều dán câu
đối đỏ.
b) Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay
rất xa, lâu tan trong khơng khí... Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương
bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................