Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

De cuong on thi KTHP QLCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.23 KB, 2 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
Học phần: Quản lý chất lượng giáo dục
1/ Các quan niệm của Sallis về chuẩn mực chất lượng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
những quan niệm này trong quản lý chất lượng giáo dục.
2/ Quan niệm về chất lượng giáo dục: chất lượng tuyệt đối, chất lượng tương đối. Việc
đảm bảo chất lượng trong và chất lượng ngoài trong quản lý chất lượng giáo dục.
3/ Các lý thuyết về chất lượng giáo dục: lý thuyết khan hiếm, lý thuyết giá trị gia tăng,
lý thuyết sự phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu. Những ưu điểm và hạn chế của các lý
thuyết này trong quản lý chất lượng giáo dục..
4/ Khái niệm quản lý chất lượng, quản lý chất lượng giáo dục. Các nội dung cơ bản của
việc quản lý chất lượng. Các nội dung quản lý chất lượng giáo dục.
5/ Khái niệm quản lý chất lượng giáo dục. Nội dung chi tiết các nhiệm vụ trong chu trình
quản lý Deming. Các nội dung của P-D-C-A thể hiện trong quản lý chất lượng giáo dục.
6/ Bản chất, ưu nhược điểm của các mơ hình quản lý chất lượng (kiểm soát chất lượng,
bảo đảm chất lượng, quản lý chất lượng tồn diện). Mối liên hệ giữa các mơ hình quản lý
chất lượng. Liên hệ trong quản lý chất lượng giáo dục.
7/ Mục đích, Ý nghĩa của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trong công
tác quản lý chất lượng giáo dục. Thông qua một bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở
giáo dục (mầm non, tiểu học hoặc trung học) để chứng minh: đánh giá chất lượng giáo
dục của một cơ sở giáo dục phải mang tính tồn diện và khuyến khích sự cải tiến, nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
8/ Ý nghĩa của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trong công tác quản lý
chất lượng giáo dục. Khái niệm tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo đánh giá trong đánh giá
chất lượng giáo dục. Minh họa bằng một số tiêu chuẩn cụ thể trong bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng trường mầm non (tiểu học, THCS hoặc THPT).
9/ Khái niệm Quản lý chất lượng, bảo đảm chất lượng trong giáo dục. Tầm quan trọng và
nội dung của quản lý chất lượng bên trong nhà trường trong hệ thống bảo đảm chất lượng


giáo dục. Mối quan hệ giữa bảo đảm chất lượng bên trong và đánh giá ngoài. Những yêu
cầu, các bước xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong.


10/ Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của kiểm định chất lượng giáo dục. Nội dung cơ bản
của các loại kiểm định chất lượng giáo dục. Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục (chung cho các cơ sở giáo dục đại học, trung học, tiểu học, mầm non). Các cơng việc
chính trong quy trình và ý nghĩa của mỗi bước đó trong quản lý chất lượng giáo dục.
11/ Tóm tắt các cơng việc chính trong việc tự đánh giá của trường mầm non, tiểu học,
THCS, THPT. Ý nghĩa của việc tự đánh giá của cơ sở giáo dục trong công tác quản lý
chất lượng giáo dục. Những yêu cầu tự đánh giá của cơ sở giáo dục trong kiểm định chất
lượng giáo dục.
12/ Tóm tắt các cơng việc chính trong bước đánh giá ngoài trường mầm non, tiểu học,
THCS, THPT. Ý nghĩa của đánh giá ngoài cơ sở giáo dục trong công tác quản lý chất
lượng giáo dục. Những yêu cầu đối với việc đánh giá ngoài cơ sở giáo dục.
CHÚ Ý QUAN TRỌNG :
+ Đề: tự luận, được sử dụng tài liệu.
+ Những tài liệu được mang vào phòng thi: đề cương bài giảng do giảng viên
biên soạn, Thông tư Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (tiểu học,
trung học). Sinh viên không được mang những tài liệu khác.
---------------------------------------------------------------------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×