Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

thi hết học phần pháp luật đại cương mã đề 41, phân chia tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.2 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Pháp luật đại cương

Số báo danh: 48

Mã số đề thi: 41

Lớp: 2185TLAW0111

Ngày thi: 16/12/2021

Họ và tên: Nguyễn Hương Ly

Tổng số trang: 3
Điểm kết luận:

GV chấm thi 1:
GV chấm thi 2:

MÃ ĐỀ: 41
Câu 1 (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích nội dung quyền sở hữu? Cho ví dụ minh họa với
mỗi nội dung quyền sở hữu ?
Câu 2 (5 điểm):
Ơng Đức kết hơn với bà Tốn có 2 con chung là Hải (trưởng thành đi làm có thu
nhập) và Nam (sinh năm 2016). Năm 2019, ông Đức và bà Tốn ly hơn. Năm 2020, ơng
Đức qua đời, trước khi mất ơng lập di chúc hợp pháp để lại tồn bộ tài sản của mình cho
ơng Hưng (cha đẻ của mình) hưởng tồn bộ tài sản. Hải khơng đồng ý, đã làm đơn kiện ra
tòa. Biết rằng tài sản chung của ơng Đức và bà Tốn là 600 triệu đồng.


a. Anh (chị) hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?
b. Giả sử Hưng từ chối nhận di sản thừa kế. Việc chia di sản thừa kế được giải quyết
như thế nào ?
BÀI LÀM
Câu 1: Nội dung quyền sở hữu được tạo thành bởi 3 quyền.
1. Quyền chiếm hữu: là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Quyền chiếm hữu gồm: Chiếm hữu có căn cứ
pháp luật và chiếm hữu khơng có pháp luật


1.1.Chiếm hữu có căn cứ pháp luật: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 165, Bộ luật dân sự
2015 thì việc các chủ thể chiếm hữu được coi là có căn cứ trong trường hợp:
• Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
• Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
• Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy
định của pháp luật.
• Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài
sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chơn giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện
do quy định pháp luật.
• Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, phù hợp với các
điều kiện theo pháp luật quy định.
• Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
→ VD minh họa: - Ông B đi tìm được 1 quyền sách mà đó lại là di sản bị mất thuộc thư
viện Dinh Độc Lập. Quyển sách đó sẽ được trả lại cho Nhà nước và ông B sẽ được nhận
một khoản tiền thưởng do đã trình báo lên cơ quan.
- Anh C nhặt được 1 chiếc dây chuyền vàng ngoài đường và mang đến cơ quan trong xã
để nộp nhưng sau hơn 1 năm mà vẫn chưa có chủ sở hữu đến nhận nên anh C được hưởng
chiếc dây chuyền này.
1.2.Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật: chia làm 2 loại:
• Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: là việc chiếm hữu mà người

chiếm hữu tin rằng mình có căn cứ để xác lập quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
• Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật khơng ngay tình: là việc chiếm hữu mà người
chiếm hữu biết hoặc phải biết mình khơng có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
→ VD minh họa: Anh A nhặt được 1 chiếc điện thoại ngồi đường nhưng khơng trình lên
cơ quan mà đưa cho vợ là chị B, chị B tưởng chồng mua nên nhận.
2. Quyền sử dụng.
-Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lời tức từ tài sản.(Điều 189, BLDS 2015)
-Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật.


-Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng khơng được gây thiệt hại
hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích Quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.
-Người không phải chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng
với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
→ VD minh họa: Cô M là chủ của 1 căn nhà cho th. Cơ M có quyền khai thác, sử dụng
căn nhà này với nhiều mục địch khác nhau. Vào đầu năm học, cô M cho anh P thuê nhà và
anh P phải trả tiền theo tháng. Vậy là cô M đã chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho anh P
trong thời gian thuê nhà.
3.Quyền định đoạt.
• Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy
tài sản. (Điều 192, BLDS 2015)
• Là quyền năng của chủ thể để quyết định “số phận” của tài sản. Quyền định đoạt có thể
được hiểu dưới hai góc độ: quyền quyết định “số phận” thực tế của tài sản hoặc quyền quyết
định “số phận” pháp lý của tài sản.
• Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy
định của pháp luật. Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của
người khác trong trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền hoặc trong những trường hợp đặc
biệt do pháp luật quy định.
→ VD minh họa: Anh N đã đốt chiếc xe máy của mình vì anh nghĩ rằng chiếc xe máy đó

mang lại nhiều điều xui xẻo và khơng may cho anh.
Câu 2:
a. Chia di sản của ông Đức trong trường hợp này:
• Năm 2019, ơng Đức và bà Tốn ly hơn, khơng cịn quan hệ vợ chồng; mà tài sản chung
của hai người là 600 triệu đồng →Di sản ông Đức để lại là:
600 000 000 : 2 = 300 000 000 ( đồng)
• Năm 2020, ơng Đức qua đời, trước khi mất ông lập di chúc hợp pháp để lại tồn bộ tài
sản của mình cho ơng Hưng (cha đẻ của mình) hưởng tồn bộ tài sản → di chúc của ơng
Đức là có hiệu lực. Do đó việc Hải khơng đồng ý,làm đơn kiện ra tịa là khơng được chấp
nhận.
• Tuy nhiên, Nam thuộc đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc, được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc


1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất
đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
→ Nam (2016) chưa thành niên nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo
pháp luật: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại,
bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột,

cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cơ ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
→ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Hải, Nam, ông Hưng
=> Suất thừa kế của Nam là: 300 000 000 x 2/3 : 3 = 66 670 000 ( đồng)
=> Sô tiền ông Hưng được hưởng: 300 000 000 – 66 670 000 = 233 330 000 (đồng)
Kết luận : Nam được hưởng 66 670 000 đồng
Ông Hưng được hưởng 233 330 000 đồng
b. Nếu ông Hưng từ chối nhận di sản thừa kế (Giả sử việc ông Hưng từ chối nhận di sản
thừa kế không thuộc các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ tài sản.)
- Trường hợp ông Hưng từ chối nhận di sản thì tồn bộ di sản sẽ chia theo pháp luật (Căn
cứ theo Điều 650, BLDS 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật)
• Nam và Hải thuộc hàng thừa kế thứ nhất (Căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự
2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật) nên được hưởng phần di sản bằng nhau từ
ông Đức, cịn bà Tốn do đã ly hơn với ơng Đức, khơng cịn quan hệ vợ chồng nên khơng
được hưởng di sản.
→ Số di sản Nam và Hải được nhận là: 300 000 000 : 2 = 150 000 000 (đồng)
Kết luận : Nam và Hải nhận được 150 000 000 đồng.



×