Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC VE TRÊN CHÓ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y ANIMAL CARE VÀ ĐỀ XUẤT PHÁC ĐỒĐIỀU TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 52 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực, khách quan và
chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên
Vũ Thị Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn Ký Sinh
Trùng và các bác sĩ thú y tại phịng khám thú y Animal care.
Trước hết tơi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới cơ giáo Th.s
Nguyễn Thị Hồng Chiên, bộ môn Ký Sinh Trùng- Khoa Thú y – Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam, người đã tận tình giúp đỡvà trực tiếp hướng dẫn tơi
trong suốt thời gian tơi làm khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của các Thầy, Cô
giáo trong khoa Thú y, Ban quản lý đào tạo và các Thầy, Cô giáo trong Học
viện nông nghiệp Việt Nam, trong thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ Nguyễn Thị Huyền cùng các bác sĩ tại
phòng khám thú y Animal Care đã tạo điều kiện, giúp đỡ và truyền đạt kinh
nghiệm cho tơi trong suốt q trình thực tập ở cơ sở.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, người
thân và bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong q trình
học tập và thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017


Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
2.1.Nghiên cứu tình hình mắc ve trên thế giới..................................................3
2.1.1. Họ ve cứng Ixodoidea.............................................................................3
2.1.2.Giống ve mềm Argasidae.........................................................................5
2.2.1.Đặc điểm của ve R. sanguineus................................................................6
2.2.1. Cấu tạo ve Boophilus microplus.............................................................9
2.3.Một số tác hại của ve gây ra......................................................................10
2.3.1. Tác hại lên cơ thể..................................................................................10
2.3.2. Một số bệnh do ve truyền......................................................................11
2.4. Một số giống chó phổ biến tại Việt Nam..................................................13
2.4.1. Giống chó nội........................................................................................14
2.4.2. Một số giống chó nhập nội....................................................................15
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – ĐỊA ĐIỂM – NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................19
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................19
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................19
3.2.1. Khảo sát tình hình mắc các bệnh chung trên chó tại phịng khám

Animal Care....................................................................................................19
3.2.2. Đánh giá tình hình mắc ngoại ký sinh trùng trên chó tại phịng khám........19
3.2.3. Xác định tỷ lệ nhiễm ve theo các giống chó.........................................19
3.2.4. Xác định tỷ lệ nhiễm ve theo theo tuổi chó...........................................19
3.2.5. Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó............19
3.2.6. Xác định tỷ lệ nhiễm ve ở chó theo mùa...............................................19
3.2.7. Xác định vị trí và cường độ ve ký sinh trên cơ thể...............................19
iii


3.2. 8. Đề xuất phác đồ điều trị ve...................................................................19
3.3. Nghiên liệu nghiên cứu............................................................................19
3.3.1. Dụng cụ, hóa chất..................................................................................19
3.3.2.Thuốc dùng trong nghiên cứu................................................................20
3.4.1. Phương pháp thu thập mẫu....................................................................20
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ve.......................................................................20
3.4.3.Phương pháp bảo quản mẫu...................................................................20
3.4.4.Phương pháp định loại ve.......................................................................20
3.4.5. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ve...................................................20
3.4.6. Phương pháp điều tra hồi cứu...............................................................21
3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................22
3.4.8. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ
bệnh ve ở chó..................................................................................................23
3.4.9. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị......................................................23
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................24
4.1. Một số nét khái quát về tình hình mắc các nhóm bệnh ở chó được mang
tới khám và điều trị tại phịng khám thú y Animal care..................................24
4.2. Tình hình mắc các bệnh ngoại kí sinh trùng trên chó tại phịng khám thú y
Animal Care....................................................................................................27
4.3. Tình hình chó mắc ve theo giống tại phòng khám thú y Animal Care.....28

4.4. Tình hình chó mắc ve theo lứa tuổi tại phịng khám thú y Animal Care......32
4.5. Tình hình chó mắc ve theo tính biệt tại phịng khám thú y Animal
Care.................................................................................................................33
4.6. Tình hình chó mắc ve theo mùa vụ tại phịng khám thú y Animal Care........34
4.7. Vị trí và cường độ mắc ve trên cơ thể......................................................36
4.8. Kết quả điều trị thử nghiệm ve trên chó...................................................38
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................42
5.1. Kết luận....................................................................................................42
5.2. Kiến nghị..................................................................................................43
5.3. Đề xuất biện pháp phòng bệnh.................................................................43
TÀI LỆU THAM KHẢO................................................................................44
iv


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các loại thuốc và cách sử dụng thuốc trong các phác đồ...............23
Bảng 4.1.Tình hình mắc các nhóm bệnh ở chó được mang đến thăm khám và
điều trị tại phịng khám Animal Care.( n= 1281)...............................24
Bảng 4.2. Tình hình chó mắc các bệnh ngoại kí sinh trùng tại phòng khám thú
y Animal Care từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017(n= 337)
............................................................................................................27
Bảng 4.3.Tình hình mắc ve theo giống chó tại phịng khám Animal Care.....29
Bảng 4.4. Tình hình chó mắc bệnh ve theo lứa tuổi từ tháng 11 năm 2016 đến
tháng 10 năm 2017 ( n=1785)............................................................32
Bảng 4.5. Tình hình chó mắc ve theo tính biệt từ tháng 11 năm 2016 đến
tháng 10 năm 2017 ( n=1785)............................................................34
Bảng 4.6. Tình hình chó mắc bệnh ve theo mùa vụ từ tháng 11 năm 2016 đến

tháng 10 năm 20179(n= 1785)...........................................................35
Bảng 4.7. Vị trí và cường độ ve kí sinh trên cơ thể ( n= 33)...........................37
Bảng 4.8. : Kết quả điều trị thử nghiệm của ba phác đồ.................................38

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Ve R.sanguineus................................................................................9
Hình 2.2. Ve Boophilus microplus.....................................................................9
Hình 4.1. Tình hình mắc các nhóm bệnh ở chó được mang đến thăm khám và
điều trị tại phòng khám Animal Care.(n = 1281)...............................25
Hình 4.2. Tỷ lệ chó mắc các bệnh ngoại kí sinh trùng trên chó từ tháng 7 năm
2017 đến tháng 10 năm 2017 (n=337)................................................28
Hình 4.3a. Tỷ lệ mắc ve theo giống chó..........................................................30
Hình 4.3b. Tỷ lệ chó mắc ve ở chó nội so với chó ngoại từ tháng 11 năm 2016
đến tháng 10 năm 2017.......................................................................31
Hình 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh ve theo lứa tuổi từ tháng 11 năm 2016 đến
tháng 10 năm 2017 (n= 1785 )...........................................................33
Hình 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh ve theo tính biệt từ tháng 11 năm 2016 đến
tháng 10 năm 2017 (n= 1785)............................................................34
Hình 4.6. Tình hình chó mắc bệnh ve theo mùa vụ từ tháng 11 năm 2016 đến
tháng 10 năm 2017 ( n = 1785)..........................................................36
Hình 4.7a. Ve ký sinh ở tai chó.......................................................................37
Hình 4.7b. Ve ký sinh ở kẽ chân......................................................................37
Hình 4.7c. Ve ký sinh ở vùng cổ.....................................................................37

vii



PHẦN I

MỞ ĐẦU
Ngày nay, đời sống con người càng được nâng cao thì nhu cầu về tinh
thần càng được nhiều người quan tâm. Người ta ni chó nhằm phục vụ nhiều
mục đích khác nhau. Chó khơng chỉ để làm cảnh, trơng nhà, mà đối với nhiều
người chó cịn là người bạn rất thân thiết, trung thành. Chính vì vậy số lượng
chó đã tăng lên đáng kể và ngày càng nhiều giống chó ngoại được nhập vào
Việt Nam như : Poodle, Pitbul, Doberman.... Chó được ni ngày một nhiều
thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó ngày càng phát triển, khó kiểm sốt,
khơng những gây ảnh hưởng trực tiếp tới chó ni mà cịn ảnh hưởng đến sức
khỏe con người. Vì vậy, các bệnh thường gặp ở chó đang là vấn đề được
người nuôi và những người làm khoa học quan tâm nghiên cứu. Ngoài những
bệnh truyền nhiễm thường gặp như bệnh dại, bệnh viêm dạ dày và ruột truyền
nhiễm, bệnh Carê bệnh do Parvovirus,… thì phải kể đến bệnh do ký sinh
trùng gây ra. Bệnh ký sinh trùng nói chung, bệnh do ngoại ký sinh trùng nói
riêng tuy ít gây chết cho động vật nuôi nhưng lại gây tổn thất nhiều về kinh tế
và khó kiểm sốt vì người chăn ni ít quan tâm đến. Với khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng rất thích hợp cho sự phát
triển của kí sinh trùng đặc biệt là ve. Bệnh ve ở chó là một trong những bệnh
ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất, không những gây tổn thương thực thể làm
ngứa, thiếu máu, gầy cịm, lơng xù xì, giảm sức đề kháng … mà còn là kho
lưu trữ mầm bệnh sống (Phạm Sỹ Lăng và c.s 2006 ), đây chính là yếu tố
trung gian nguy hiểm truyền bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi và cả con
người. Những năm gần đây phong trào ni chó ở Hà Nội khá phát triển. Tuy
nhiên, việc phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh do ve ký sinh
ở chó cịn ít được chú ý, cùng với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu
sự lưu hành của ve để đưa ra phác đồ điều trị an tồn hiệu quả tơi tiến hành
thực hiện đề tài: “ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC VE TRÊN CHÓ


1


TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y ANIMAL CARE VÀ ĐỀ XUẤT PHÁC ĐỒ
ĐIỀU TRỊ ”.
Mục đích của đề tài
Tìm hiểu sự lưu hành của ve trên chó tại Hà Nội và đưa ra phác đồ điều
trị thích hợp.

2


PHẦN II:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Nghiên cứu tình hình mắc ve trên thế giới.
Theo giáo trình “ Ký Sinh trùng thú y “ của PGS.TS Phạm Văn Khuê
và PGS.TS Phan Lục (1996) ve trên thế giới gồm 3 họ:
 Họ Ixodidae ( Họ ve cứng).
 Họ Argasidae (Họ ve mềm ).
 Họ Nuttalliedae.
2.1.1. Họ ve cứng Ixodoidea
- Giống Rhipicephalus
Ve thường không có màu sắc, có mắt và rua. Tấm dưới miệng và xúc
biện ngắn và khơng lồi cạnh.Ve đực có mai bụng. Ở ve đực tấm thở hình dấu
phẩy dài và ngắn ở ve cái. Ve cắn, đốt cơ thể chó hút máu và truyền một số
bệnh :Lê dạng trùng (Piroplasma canis), Rickettsia canis, R. burneti (bệnh sốt
Q ), còn là ký chủ trung gian của loại giun chỉ Dirofilaria sống ký sinh ở chó.
Ve thường tập trung nhiều ở vùng da mỏng và kín : lỗ tai,vành tai, kẽ mu bàn
chân. Khi ta bắt, bóp nát thì máu chó trong cơ thể ve bắn tung t. Chó ngứa
ngáy, kêu rít khó chịu.

Phân bố: khá rộng, có khắp các nước trên thế giới, đã phát hiện có 48
lồi và phân lồi. Ở Việt Nam chỉ mới gặp 2 loài: R. sanguineus và
R.haemaphysaloides.
Ký chủ chính là chó và một số gia súc khác như mèo, cừu, bò, trâu, ngựa …
- Giống Amblyomma
Chúng thường có màu sắc, có mắt và có rua.Tấm dưới miệng và xúc
biện dài, không lồi cạnh. Ve đực không có mai bụng nhưng có thể có tấm kitin
nhỏ bao quanh rua. Ve có kích thước khá lớn ngay cả khi chưa hút máu. Ve
trưởng thành hoạt động mạnh vào các tháng chín đến tháng mười một, ấu
trùng và thiếu trùng hoạt động mạnh vào tháng ba, tư chủ yếu trên các động

3


vật hoang dại. Các loài ve Amblyomma này thuộc vào ve nhiệt đới, chưa hề có
ở châu Âu. Ở Bắc và Nam Mỹ cũng có nhưng châu Á có nhiều lồi hơn
khoảng 15 lồi. Ở Đơng Dương có 8 lồi. Phát hiện ở Campuchia có
Ambl.Robinsoni và Ambl. Subleave. Ở nước ta đã gặp năm loài ve
Amnlyomma trên gia súc và gia cầm
- Giống Ixodes
Ve cứng Ixodes được tìm thấy trên nhiều con vật như chó, trâu, bị. Ve
có xúc biện dài, khơng màu, rãnh hậu mơn vịng trước lỗ hậu mơn, đầu giá
dài, khơng có mắt và rua. Mặt bụng ve đực có mai bụng gồm tấm trước lỗ
sinh dục, tấm giữa, tấm hậu môn, tấm cạnh hậu môn và tấm hơng. Tấm thở
hình bầu dục ở ve đực và hình trịn ở ve cái. Hầu hết các ve thuộc giống này
là ve 3 ký chủ. Chu kỳ phát triển kéo dài 3 - 4 năm. Ve thường truyền các
bệnh lê dạng trùng cho gia súc, bệnh viêm não, bệnh bại liệt cho người.
- Giống Dermancentor
Ve thường có màu ánh kim, có mắt và rua. Tấm dưới miệng và xúc biện
ngắn, cạnh khơng lồi. Đốt háng I có 2 cựa. Ve đực khơng có mai bụng. Ve

thường sống trên đồng cỏ, là ve 3 ký chủ. Ve có đầu giả ngắn, gốc đầu giả
hình chữ nhật, mai lưng màu nâu, ánh bạc với nhiều vết nâu sẫm. Ve trưởng
thành sống trên động vật móng guốc, thường truyền bệnh Rickettsia, viêm
não, bại liệt, sốt phát ban cho người. Lồi này cịn phân bố ở Miến Điện,
Campuchia...
- Giống Haemaphysalis
Ve khơng có màu ánh kim, khơng có mắt, có rua. Xúc biện thường
ngắn, hình nón, đốt hai lồi cạnh, trừ H. vietnamensis và H. aponommoides có
xúc biện dài và khơng có đốt chuyển I có cạnh, cựa lưng. Tấm thở của ve cái
hình bầu dục hoặc hình dấu phẩy, của ve đực hình bầu dục. Mặt bụng ve đực
khơng có tấm mai, thường có kích thước nhỏ. Giống ve này tập trung nhiều ở
Đông Nam Á, các nơi khác số lượng không đáng kể.

4


- Giống Boophilus
Gồm những ve khơng có rãnh hậu mơn, có mắt, khơng màu ánh kim,
khơng có râu, đầu giả ngắn, đáy đầu giả hình 6 cạnh. Tấm dưới miệng dài hơn
xúc biện. Háng I có 2 cựa, háng II - IV chỉ có 1 cựa đơn giản. Ve đực có 2 đơi
mai bụng, 1 đơi tấm cạnh hậu mơn. Tấm thở hình trịn hoặc bầu dục. Những
lồi phổ biến ở nhiều nước: B.annulatus, B.microplus, B.decoloratus,
B.calearatus. Ở nước ta mới chỉ phát hiện có B.microplus ký sinh ở chó, bị.
2.1.2.Giống ve mềm Argasidae
Gồm những ve khơng có mai lưng và mai bụng, đầu giả nằm dưới mặt
bụng, khơng có mắt hoặc mắt nhỏ, nằm ở hai bên trước hốc háng I. Ve cái lớn
hơn ve đực, ban ngày nấp khe tường, vách chuồng gà, vịt, bồ câu, lợn, trâu..
và cả ở nhà ở. Ve mềm chẳng những ký sinh hút máu gây hại mà còn truyền
bệnh xoắn trùng cho gà vịt, truyền bệnh sốt hồi quy, bệnh sốt phát ban…
Giống ve mềm gây nhiều thiệt hại gồm giống Argas và Otobius.

- Giống Argas
Loài thường gặp nhiều nước là A.Persius, ký sinh ở gà, ngỗng,vịt, bồ
câu, chim hoang dại và cả ở người.
- Giống Otobius
Lồi O.megnini (Duges,1833) cịn gọi là ‘’ve gai tai’’. Ve trưởng thành
khơng kí sinh. Ấu trùng, thiếu trùng thường ký sinh trong tai chó, cừu, ngựa,
bị có khi thấy cả ở người.
- Giống Orithodoros
O.moubata là ve mù, ẩn dưới lá cây, nơi có súc vật và người đi qua để
bám và ký sinh. Ve này truyền Borrelia duttoni gây sốt liên miên ở người
châu Phi và truyền bệnh sốt Q.
2.1.3.Giống ve Nuttalliedae
Theo PGS.TS Phạm Văn Khuê và c.s (1996 ) họ ve này chỉ có một số
giống và một loài ở Nam Phi.

5


2.2. Tình hình mắc ve trên chó
Theo Nguyễn Quốc Doanh và c.s (2013 ) những lồi ve phổ biến trên
chó gồm ve Rhipicephalus sanguineus và ve Boophilus microplus.
2.2.1.Đặc điểm của ve R. sanguineus
Theo tác giả Trịnh Văn Thịnh (1963), Phan Trọng Cung (1977), Phan
Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, Nguyễn Văn Chí (1977), Phạm Văn Khuê, Phan
Lục (1996), Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang
Tuyên (1999), vị trí của ve Rhipicephalus sanguineustrong bảng phân loại
động vật như sau:
- Ngành: Chân khớp (Athropoda).
- Lớp: Hình nhện (Arachnida).
- Bộ: Ve bét (Acarina).

- Phân bộ: Ve (Ixodoidea).
- Họ: Ve cứng (Ixodidae).
- Giống: Rhipicephalus.
- Loài: Rhipicephalus sanguineus.
Ve R. sanguineus là động vật tiết túc ký sinh không xương sống, thuộc
bộ ve bét (Acarina), lớp hình nhện, ngành chân khớp (Athropoda). Thân hình
quả lê, màu nâu đen. Kích thước khoảng 3,5 x 1,5 mm ở ve đực. Ve cái to hơn
nhiều, kích thước 11 x 7 mm màu nâu xẫm, vàng hay xám bẩn. Chân bám
nhọn sắc, phía đi có nhiều rua xịe ra hìn quạt (Rhipicephalus - Tiếng latinh
có nghĩa là “hình quạt”). Khi đói cơ thể hướng theo hướng lưng - bụng. Khi
hút máu no, trọng lượng và kích thước của ve tăng lên rất nhiều. Ln ln có
mai lưng bằng kitin cứng phủ ở mặt lưng ve trưởng thành, ấu trùng, thiếu
trùng, nó như bộ khung bảo vệ, giúp cho quá trình di chuyển và hoạt động. Cơ
thể được phân đốt nhưng khơng rõ, được phân thành hai phần chính:đầu giả
(Capililum) và thân (Idiosoma).

6


a.Đầu giả (Capililum)
Đầu giả ngắn gồm 2 phần chính: gốc đầu giả hay gốc đầu
(Basiscapituli) và vòi (Gnathosoma). Gốc đầu: là một bao kitin đầu chắc, nơi
gắn những cơ vận động xúc biện và các phụ miệng. Gốc đầu hình sáu cạnh,
hai góc bên nhọn và nhơ ra ngồi. Trên lưng gốc đầu ve cái có một đơi hõm
đầu - cơ quan cảm giác có liên hệ với ống dẫn trứng
Vịi: gồm có một đơi kìm (Chelicera), tấm dưới miệng (Hypostoma) có
nhiều hàng gai nhọn hướng về phía sau và một đôi xúc biện.
+ Xúc biện ngắn và không lồi cạnh, có bốn đốt có cấu tạo khác nhau,
đánh số từ I đến IV bắt đầu từ đốt gốc, ba đốt nhìn rõ mặt lưng, đốt IV nằm ở
mặt bụng của đốt III. Xúc biện của ve là cơ quan cảm giác giúp phát hiện ra

những nơi có da mỏng, nơi có mạch máu.
+ Đơi kìm hay hàm miệng: nằm giữa hai xúc biện được bao bọc bên
ngoài bởi bao kìm. Đơi kìm này có tác dụng rạch da vật chủ.
+ Tấm dưới miệng: ngắn và không lồi cạnh, là một tấm lẻ, hình thoi
gắn vào gốc vịi giữa hai xúc biện, trên đó phủ kín răng hướng về sau. Răng
trên tấm dưới miệng thường phân bố theo hàng dọc, cơng thức răng 3/3. Tấm
dưới miệng có tác dụng móc vào da vật chủ. Đầu cuối của tấm này nhọn, sắc,
cũng tham gia vào động tác dùi vào da vật chủ.
b. Thân (Idiosoma)
Gồm có mặt lưng và mặt bụng:
- Mặt lưng: có mai lưng bằng kitin cứng rắn nên khi hút máu vật chủ,
mai này vẫn không thay đổi, chỉ có những phần da mềm thì mới phình rộng
ra. Mai lưng của ve đực phủ toàn lưng. Mai lưng của ve cái, thiếu trùng, ấu
trùng chỉ phủ một phần ba phía trước lưng, phần cịn lại là miền lưng. Trên
mai lưng có mắt, rãnh cổ, rãnh cạnh, rãnh giữa sau và mấu đi. Ve cái có mai
lưng hình bầu dục dài hơn rộng.
+ Mắt: Nằm ở hai bên bờ trước mai. Mắt có cấu tạo đơn giản.

7


+ Hai rãnh cổ bắt đầu từ hai hõm bờ trước chạy song song với trục giữa
xuống phía sau.
+ Rãnh cạnh: Nằm giới hạn giữa miền vai và hõm cổ.
+ Rãnh giữa sau: Nằm ở miền giữa theo trục thân.
+ Mấu đuôi ngắn và tầy (khi ve hút no máu).
Rua (feston): là những ô viền ở bờ sau thân.
- Mặt bụng gồm có:
Lỗ sinh dục nằm ở 1/3 phía trước mặt bụng, chỉ có ở ve trưởng thành.
Ở ve đực thường có hình móng ngựa, ở ve cái thường có hình bầu dục. Lỗ

hậu mơn nằm ở 1/3 phía sau thân. Lỗ này gồm những tấm van trên bề mặt có
nhiều tơ gọi là tơ hậu mơn. Rãnh sinh dục thường có hình parabol vịng trước
lỗ sinh dục xuống phía đuôi đến tận cùng rua III và rua IV. Ve R. sanguineus
có rãnh hậu mơn vịng sau, rãnh hậu mơn vịng quanh lỗ hậu mơn. Rãnh sau
hậu mơn bắt đầu từ giữa sau hậu môn đến bờ sau thân. Tấm thở nằm hai bên
hông, sau gốc háng IV, là tấm kitin hẹp, dày. Tấm thở hình dấu phẩy, ở ve đực
dài, ở ve cái ngắn. Trên tấm thở có lỗ thở. Tấm bụng là tấm hóa kitin cịn gọi
là tấm cạnh hậu môn, ở ve đực tấm cạnh hậu môn có hình tam giác.Chân ve
đực, ve cái và thiếu trùng có bốn đơi chân, đánh số thứ tự từ IIV, từ đơi chân
trước đến đơi chân sau cùng, cịn ấu trùng thỉ chỉ có ba đơi chân. Mỗi đơi
chân gồm có sáu đốt: háng, chuyển, đùi, ống, chày và bàn chân. Chân có cựa
hay gai dùng để áp chặt vào lông của vật chủ. Trên mặt lưng bàn chân I, ở
phía cuối có cơ quan cảm giác Haller với nhiều chức năng khác nhau: thính
giác, định hướng hoặc thăng bằng.

8


Hình 2.1. Ve R.sanguineus

Hình 2.2. Ve Boophilus microplus

2.2.1. Cấu tạo ve Boophilus microplus
Theo Nguyễn Thị Lê và c.s (2008) ve Boophilus microplus khơng có
rãnh hậu mơn, khơng có rua màu ánh men, có mắt phẳng. Con đực có 2 đơi
mai bụng, 2 tấm cạnh hậu môn và 2 tấm phụ. Nhiều lồi có mấu đi (ve
đực). Cơng thức tơ trên lá van hậu môn là 2/2 và 3/3. Háng I có hai cựa, ở ve
đực góc trên háng kéo dài ra phía trước làm thanh mấu lưng dài. Háng II – IV
chỉ có 1 cựa, thường thơ. Đốt chuyền khơng có cựa bụng. Tấm thở trong hay
bầu dục ở cả ve đực và ve cái. Gốc đầu hình 6 cạnh, xúc biện ngắn.

Mơ tả: Ve đực: Ve nhỏ thân hình bầu dục dài. Màu nâu vàng hay nâu
đỏ. Đầu giả: xúc biện ngắn, mập, có nhiều tơ ngắn.. Đốt III gần bằng ½ đốt II,
đỉnh trịn rộng. Đốt II chiều rộng gần bằng 1,2 lần chiều dài. Gốc đầu hình 6
cạnh, mấu lồi cạnh rộng nhọn. sừng rộng, ngắn, nhọn, chiều rộng gần bằng
1/5 và dài gần bằng 1/8 chiều rộng bờ sau lưng gốc đầu. Mai lưng: gần bầu
dục dài. Có ít lỗ điểm nhỏ ở cổ và ở vùng đi. Rãnh cạnh khơng có. Mấu
đuổi nhỏ, ngắn,nhọn. Mắt dẹp, nhỏ, nằm trên bờ cạnh ngang mức háng I. Mặt
bụng: có nhiều tơ trắng dài mịn tập trung nhiều ở vùng giữa. Hậu mơn nhỏ, có
hai tấm cạnh hậu môn, nửa sau hơi rộng hơn nửa trước. Hai tấm phụ rộng dài
gần bằng tấm cạnh hậu mơn. Góc trong sau cũng hơi rộng và nhọn, có dạng
cựa. Đặc biệt là các dạng cựa này không vượt quá bờ sau thân. Chân dài vừa,
mập dần từ chân I đến chân IV. Háng I bờ trước kéo dài thành mấu hẹp, dài.
Bờ sau có hai cựa tam giác nhọn, cựa trong mập, rộng hơn cựa ngoài. Các

9


háng II, III có cựa ngắn, nhọn ở phía ngồi, Phía trong trịn rộng khơng thành
cựa. Háng IV bờ sau trịn, khơng có cựa. Tấm thờ gần trịn phía sau háng IV
Ve cái: Màu nâu vàng hay nâu đỏ, khi thật no máu cáo màu xám chì. Đầu giả :
xúc biện ngắn, mập. Đốt III, rộng gần bằng 2 lần dài, ngắn và rộng. Mai lưng
có chiều dài gần bằng 1,2 lần chiều rộng,bờ sau trịn, góc sau hơi hẹp. Bề mặt
mịn khơng có lỗ điểm, có ít tơ trắng dài rải rác. Miền lưng: có nhiều tơ trắng
nhỏ, khắp mặt lưng trừ các rãnh. Rãnh cạnh khơng có. Rua khơng có. Mặt
bụng khơng có rãnh hậu mơn. Háng I gần tam giác. Bờ sau có rãnh lõm hình
chữ V lộn ngược sâu, chia thành hai cựa tròn, gần bằng nhau, Háng II, III có
hai cựa ngắn, trịn, cách xa nhau. Háng IV có góc ngồi bờ sau lồi trịn rộng,
khơng thành cựa. Tấm thở như ở ve đực. Kích thước: Con cái 1.9 x 1.1 - 3,5
mm, con đực 1.5 - 3,0 x 1.6 - 2.0 mm. Theo PGS.TS Phạm Văn Khuê và c.s
(1996) ve B.microplus ở nước ta đẻ 3 - 4 lứa / năm. Mỗi ve cái đẻ trung bình

2500 trứng. Khí hậu khơ hanh, trứng bị teo lại. Mưa ẩm nhiều, khả năng đẻ
của ve bị giảm. Ve bị ký sinh nhiều trên chó. Ve thích bám vào chỗ da mỏng (
tai, vú, bẹn.. ) và có thể cư trú khắp cơ thể. Ve hoạt động quanh năm trên chó
nhưng xuất hiện nhiều vào tháng 4 đến tháng 8.Ấu trùng ve bò hút máu 4 - 13
ngày, lột xác thành thiếu trùng sau 6 - 14 ngày, có thể nhịn đói 120 - 150 ngày,
có thể sống tới 210 ngày. Ve đực hút máu thời gian ngắn hơn và ít khi hút máu
no. Ve cái hút máu 6 - 8 ngày (mùa nóng ẩm ), sau khi rơi xuống đất 3 - 15
ngày bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng 5 - 30 ngày. Từ khi đẻ xong đến lúc
chết 4 - 17 ngày. Thời gian nở trứng từ 19 - 46 ngày.
2.3.Một số tác hại của ve gây ra.
2.3.1. Tác hại lên cơ thể.
Theo Phương Chi ( 2013) ve thường bám ở trong và ngồi vành tai,
vùng cổ và ở kẽ ngón chân. Nhiễm nặng thì thấy ve bám ở cơ thể, có khi hàng
ngàn ve trên một ký chủ, gây tổn thương sinh ra phản ứng viêm, làm cho ngứa
ngáy khó chịu, gãi thường xuyên có thể tạo nhiễm trùng thứ phát, áp xe hay
loét. Mỗi lần hút máu ve chích chất kháng đơng và máu kí chủ, mỗi lần có thể
10


hút 0,5 ml máu. Nếu nhiều thì làm cho ký chủ bị thiếu máu, một số chỗ của da
xù xì, dày lên, chó cứ gậm, liếm, cào cấu thường xuyên. Khi loại trừ được ve
thì các triệu chứng trên giảm ngay. Ngồi ra ve có thể truyền độc tố qua vết
hút máu vào cơ thể con vật cũng như con người. Nguy hiểm nhất là ve truyền
các bệnh truyền nhiễm như: Rickettsia, leptospirosis, babesiosis trên chó và
bệnh sốt Q, sốt nổi mụn núi đá - R.rickettsii, sốt do mò - R.tsutsugamushi,sốt
Q - C.burnetii và Rickettsialpox - R.akari ở người ‘’theo nguồn ‘’Cẩm nang
phòng chống các bệnh truyền nhiễm’’ của Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí
Minh ‘’
2.3.2. Một số bệnh do ve truyền.
Ve hút máu ở tất cả các động vật có xương sống ở cạn trong đó chó là

vật chủ phổ biến của ve. Người ta đã phát hiện vai trị truyền bệnh của ve từ
năm 100 trước Cơng ngun. Sang thế kỷ thứ 18, Smith đã phát hiện bệnh sốt
do - R.tsutsugamushi trên người (Nguyễn Thị Lê và c.s 2008 ). Ngồi ra ve
cịn truyền bệnh nguy hiểm Rickettsia và Anaplasma spp cho chó ( Nguyễn
Đình Thâu và c.s 2009 )
 Bệnh Rickettsia
- Đặc điểm
Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) bệnh xảy ra ở khắp các tỉnh thành.Bệnh
xảy ra quanh năm, xảy ra nhiều vào mùa hè ( từ tháng 6 - 10). Khi sức đề
kháng giảm con vật có thể bị mắc lại bệnh. Mầm bệnh có thể tồn tại ở các giai
đoạn của ve, kể cả giai đoạn trứng. Nếu chó khỏe được tiêm máu chó bệnh
hay chó đã khỏi bệnh đều có thể mắc bệnh.
- Triệu chứng
Theo”Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phịng trị” của T.S Vương
Đức Chất và T.S Lương Thị Tài (2011) thời gian nung bệnh từ 1 - 21 ngày
tuổi, chó sốt, mắt, mũi chảy dịch. Chó bỏ ăn, ủ rũ, gầy, thiếu máu, lượng hồng
cầu, bạch cầu giảm, tăng tốc độ huyết trầm. Nếu chăm sóc ni dưỡng tốt
bệnh có thể nhẹ và tự qua khỏi nhưng mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong máu
11


chó suốt đời, chờ thời cơ mầm bệnh lại có thể tái phát. Bệnh tiếp tục tiến triển
nặng hơn, biểu hiện sốt cao 40 - 41 độ C, sốt tái đi tái lại, mũi và tai chảy
nước có mủ và mõm có những đám sần đỏ. Dạ dày và ruột viêm, xuất huyết,
lách sưng, tiêu chảy và đái ra máu đen. Xuất huyết mũi là một trong những
trường hợp điển hình đồng thời kèm theo một số dấu hiệu như thiếu máu, thủy
thũng ở dương vật và chân (chân sau). Da vùng bẹn có chấm xuất huyết màu
đỏ, niêm mạc mắt miệng có đốm xuất huyết. Chó thường chết trong vòng 7
ngày sau khi chảy máu mũi, nếu bệnh quá nặng,chảy máu ồ ạt chó có thể chết
trong vịng 72 giờ.

- Chẩn đoán
Theo T.S Vương Đức Chất và T.S Lương Thị Tài (2011) bệnh có thể
chẩn đốn bằng các cách sau:
+Trong phịng thí nghiệm :Dùng phương pháp soi kính phát hiện
Rickettsia bằng phản ứng huyết thanh học tìm kháng thể trong huyết thanh.
+Trong lâm sàng:Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng như sốt cao, xuất
huyết ồ ạt ở mũi.
 Bệnh Anaplasma spp ( bệnh biên trùng trên chó )
- Đặc điểm
Theo ‘’ Bệnh thường gặp ở chó,biện pháp phịng,trị và chăm sóc hiệu
quả’’ của T.S Nguyễn Quốc Doanh và cộng sự (2013) bệnh Anaplasma spp
trên chó ( bệnh biên trùng ) phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới ở châu Á.
Mùa nhiễm bệnh là mùa hè thu từ tháng 6 - 10,là mùa côn trùng và ve phát
triển mạnh. Mùa phát bệnh thường xảy ra vào mùa đông, mùa khô, khi thời
tiết giá rét. Hay gặp bệnh thể cấp tính ở chó ngoại, chó lai. Theo T.S Nguyễn
Quốc Doanh và cộng sự (2013) bệnh biên trùng ở chó do hai loài của giống
Anaplasma gồm A. phagocoytphilum. và A. platys ký sinh trong hồng
cầu,bạch cầu, tiểu cầu gây ra.
- Triệu chứng
Theo T.S Nguyễn Quốc Doanh và cộng sự (2013) bệnh xảy ra ở 2 thể :
12


+Thể cấp tính : Thời gian ủ bệnh 10 - 14 ngày,sau đó con vật xuất hiện
các triệu chứng lâm sàng như sốt cao (40 - 41 độ C), mắt, mũi có dịch chảy
ra,giảm tính thèm ăn, lờ đờ, thủy thũng ở dương vật và chân nhất là chân sau,
sưng đau khớp. Da vùng bẹn có những chấm xuất huyết màu đỏ,niêm mạc
mắt, miệng có đốm xuất huyết. Viêm khớp,sưng đau, nôn, tiêu chảy, rối loạn
vận động, đi hay vấp, đau vùng cổ, chảy máu ở mũi, thiếu máu. Chó thường
chết 5 - 7 ngày sau khi chảy máu mũi, nếu bệnh quá nặng chảy máu ào ạt và

có thể chết trong vịng 24 giờ. Phần lớn chó bị bệnh này thường bị chết hoặc
trở nên suy kiệt phải loại bỏ.
+ Thể mãn tính : Thể bệnh này thường gặp đối với chó khỏe, chó
trưởng thành, chó bị nhiễm bệnh thể mang trùng thường khơng xuất hiện triệu
chứng hoặc có biểu hiện suy nhược, gầy, lông xơ xác, lông rụng, niêm mạc
nhợt nhạt, thi thoảng có máu mũi chảy ra, mệt mỏi, ít vận động.
- Chẩn đốn
+ Chẩn đốn lâm sàng dựa vào dịch tễ học.
Có thể căn cứ vào một số triệu chứng bệnh đặc trưng và vùng đã có lưu
hành bệnh, vùng có nhiều ve truyền bệnh đang lưu hành để phán đoán bệnh.
+Chẩn đoán lý sinh trùng học.
Lấy máu hoặc cơ quan phủ tạng phết kính nhuộm Giemsa, mầm bệnh
thường có hình trịn trong hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Cần phân biệt với
những chất bẩn, vật lạ và hạt phẩm nhuộm. Anaplasma xung quanh có lớp
không bào sáng do nguyên sinh chất khi nhuộm bị co lại.
+Chẩn đoán huyết thanh học
Sử dụng test thử ngưng kết nhanh (Aggluitination card )
Sử dụng kỹ thuật ELISA.
Phản ứng huỳnh quang gián tiếp (IFAT) (Nguyễn Quốc Doanh và c.s 2013)
2.4. Một số giống chó phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay nhu cầu nuôi thú cảnh tăng cao nên đã có nhiều giống chó
được lai tạo và du nhập vào nước ta. Mỗi một giống chó lại có những đặc
điểm riêng về hình dạng, màu lơng, tập tính, chế độ chăm sóc,... .
13


2.4.1. Giống chó nội
Chó ta được người dân thuần hóa từ rất lâu đời khoảng 3000 - 4000 năm
trước công ngun. Chó ta có nguồn gốc từ lồi chó sói lớn (chó sói lửa Counalpinus). Do nước ta có tập tính ni chó thả rơng nên có sự phối giống, lai
tạo tự nhiên, tạo ra nhiều giống chó với các đặc điểm ngoại hình, tập tính khác

nhau.
- Giống chó vàng
Chó vàng là giống chó được ni phổ biến nhất tại nước ta, có tầm vóc
trung bình. Con trưởng thành nặng khoảng 12 - 18 kg, chiều cao 50 – 55cm.
Chó cái thường nhỏ hơn chó đực. Đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có
sự thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi.
- Giống chó phú quốc
Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó
có đặc trưng giống lồi và đặc điểm để phân biệt là các xốy lơng ở trên sống
lưng và chân có màng như chân vịt. Lồi chó này có chiều cao trung bình
khoảng 55 cm, nặng khoảng 18 kg, đầu dài, mũi đen, lỗ mũi hơi rộng, mắt
màu hung, tai dựng đứng, eo thon, màu lông thường thấy là vàng lửa (lông ở
dải lưng mọc ngược sậm màu hơn). Chúng có khả năng đi săn rất tốt. Chó
Phú Quốc có thể săn được thú lớn hơn chúng rất nhiều như nai, lợn rừng và
rắn độc. Nhiều con chó Phú Quốc đã liều mình cứu chủ thốt khỏi rắn độc
cắn. Ngày nay người ta sử dụng chúng vào việc săn bắn, trông nhà, canh gác
và báo động (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2012 )
- Giống chó Lào
Thường thấy ở trung du và miền núi, lơng xồm màu hung có 2 vệt trắng
trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn. Cao 60 – 65 cm, nặng 18 – 25 kg. Chó đực
có thể phối giống ở độ tuổi 16 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở độ tuổi 13 - 15
tháng. Mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con (Lê Văn Thọ, 1997).
- Giống chó H’Mơng
14


Giống chó của người H’Mơng. Đây là giống chó gắn liền với lịch sử
phát triển của người H’Mơng. Chó thích nghi tốt với cuộc sống ở miền núi
cao. Chúng có tầm vóc lớn hơn chó vàng, cao 55 – 60 cm, nặng 18 – 25 kg,
có màu lơng đen và đặc biệt là đi cộc từ khi sinh. Chó đực thành thục

sinh dục khi 14 – 16 tháng tuổi, chó cái sinh sản khi 10 – 12 tháng tuổi.
Giống chó này thường được sử dụng để giữ nhà và săn thú (Nguyễn Văn
Thanh và cs, 2012)
2.4.2. Một số giống chó nhập nội
- Giống chó Becgie
Becgie là giống chó có nguồn gốc từ Đức, được phát hiện đầu tiên ở
Berlin (năm 1989) là giống Becgie lông ngắn và tại Hanover (năm 1882) là
giống Bergie lơng dài (Nguyễn Văn Thanh, 2012)
Ngoại hình: Chó có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó ở nước
ta, dài 110 - 112 cm; cao 56 - 65 cm đối với chó đực và 62 - 66 cm đối với
chó cái; trọng lượng 28 - 37 kg.Qua q trình thích nghi với từng mơi trường
thuần hố mà độ dài lơng cũng như màu sắc lơng thay đổi: nâu đen, đen vàng,
đen xám, đen sẫm ở mõm; đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm. Chó đực
có thể phối giống khi 24 tháng. Chó cái có thể sinh sản khi 18 - 20 tháng. Mỗi
năm chó cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 - 8 con.
Giống chó này rất thơng minh, linh hoạt, dũng cảm, điềm tĩnh, biết
vâng lời và thân thiện với đồng loại, biết đề phịng người lạ. Nhờ những đặc
tính tuyệt vời này mà chó Becgie được dùng trong nhiều lĩnh vực như: tìm
kiếm, cứu hộ, canh gác, trinh sát….
- Giống chó Doberman( Kẻ cướp siêu đẳng )
Doberman được yêu thích rộng rãi bởi chúng thông minh. Chúng nổi
tiếng nhờ sức mạnh, can đảm trong các công việc canh gác và bảo vệ. Trong
các cuộc thi, chó Doberman được cơng nhận là con chó tuân lệnh bậc nhất, có
khả năng tuyệt vời như đánh hơi đồ vật, đồ buôn lậu và ma túy. Là giống chó
15


mạnh mẽ có thân hình cơ bắp nhưng lại rất thanh nhã. Chúng có bộ ngực cân
đối, phần sau gọn gàng, lơng ngắn dày và cứng bó sát vào lớp da, 4 chân
thẳng dài, chúng có dáng đi uyển chuyển và vững chắc. Chiều cao con đực từ

68 – 72 cm, nặng 40 – 45 kg,con cái từ 63 – 68 cm, nặng 32 – 35 kg. Giống
chó này có thể ni trong điều kiện căn hộ.
- Giống chó Rottweiler
Có nguồn từ con Mastiff Italia. Nó được tạo giống ở Đức tại thị trấn
Rottweiler bang Wurttemberg. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1800, giống
chó mới này dần dần trở nên nổi tiếng vào những năm giữa thể kỷ 20 nhờ có
cơng lao của các nhà lai tạo giống ở Stuttgart.
Chó Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ đầu hình cầu khoảng
cách giữa 2 vai rất rộng mặt dài gần bằng sọ hơi gãy, mõm phát triển. Mắt
màu nâu đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía trước.
Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu trúc cơ thể có dạng
hình vng, chân trước khá cao, vai trung bình 69,5 cm. Bộ lông ngắn cứng
và rậm rạp. Màu lông đen với một ít đốm vàng ở gần 2 mắt, trên má, mõm,
ngực và thân. Con đực cao 61 – 69 cm, nặng 43 – 59 kg, con cái cao 56 – 63
cm, nặng 38 – 52 kg. Chó Rottweiler điềm tĩnh, dễ dạy bảo, can đảm và tận
tụy hết lòng với chủ nhân. Với bản năng bảo vệ cộng với chí thơng minh tuyệt
vời mà Rottweiler thường được sử dụng trong các ngành: công an, quân đội,
hải quan... (Nguyễn Văn Thanh, 2012).
- Giống chó Alaska
Đây là giống chó được ni chủ yếu ở Bắc cực có cặp mắt màu nâu,
nâu đen rất thân thiện. Tai nhỏ đầy lông tơ. Bộ lông dày giúp giữ thân nhiệt
chịu đựng cái lạnh khủng khiếp của miền Bắc Cực băng giá quanh năm. Con
cái đặc biệt nhỏ hơn con đực. Màu lông Alaskan Malamute đa dạng: xám &
trắng, xám lông chồn & trắng, đen & trắng hoặc toàn thân trắng. Loài này

16


thơng minh, hiền hồ, bao dung. Dù cái hay đực, Alaskan Malamute ln biết
vâng lời và chịu khó tập luyện. Đặc biệt rất thích trẻ con.

- Giống chó Fox
Fox có nguồn gốc từ Pháp và du nhập vào nước Việt Nam đã lâu, Fox
là giống chó nhỏ con nặng tầm khoảng từ 1,5 – 2,5 kg. Đầu nhỏ, tai to mà
vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ mà dài, mắt màu sẫm và hình ơ van. Ngực
chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh.
Bộ lơng ngắn, bóng mượt sát như lơng bị. Chó Fox có nhiều màu gồm màu
vàng bị, đen. Chó Fox là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh..
( Nguyễn Văn Thanh và c.s 2012).
- Giống chó Bull dog
Có nguồn gốc từ giống Masitiff Châu Á cổ xưa, chúng chỉ thực sự phát
triển ở nước Anh. Tên gọi Bulldog khơng chỉ xuất phát từ hình giáng chắc
khỏe giống như lồi bị tót mà cịn từ sức mạnh kinh người của chúng khi tấn
cơng những con bị này trong những cuộc chiến đấu bất phân thắng bại. Có
thân hình thấp to ngang chắc lẳn, với cái đầu tròn to khỏe mạnh. Một trong
những đặc đểm nhận dạng là da mặt và trán chảy xếp thành từng lớp, có màu
lơng trắng, vàng nâu, vện nâu hoặc đốm. Chúng có chiều cao 31cm đến 40cm,
cân nặng chó đực 24 đến 25kg chó cái 22 đến 23kg.
- Giống chó Chihuahua
Đây là giống chó lâu đời nhất ở châu Mỹ và là giống chó có thân hình
nhỏ nhất trong mọi lồi chó trên thế giới. Những chú chó Chihuahua q nhất
thường có trọng lượng nhỏ hơn 1,3 kg. Những con này có thể đứng gọn trong
lòng bàn tay của người lớn. Chihuahua là giống chó nhỏ con có đầu trịn và
mõm ngắn. Nó có đơi mắt to trịn, màu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ
ruby sẫm. Đôi tai đặc hiệu to đùng ln giữ vểnh. Lồi chó này khá khỏe
mạnh so với thân hình mảnh dẻ của chúng. Chúng có lưng bằng và 4 chân

17


thẳng. Chihuahua là giống chó đặc biệt trung thành và rất quấn chủ.

Chihuahua là giống chó rất thích hợp cho bầu bạn.
- Giống chó Bắc kinh
Đây là giống chó cảnh được ni từ lâu đời trong các cung đình và quý
tộc Trung Quốc. Ở nước ta, chúng được nhập về ni từ năm 1986 trở lại đây.
Chó có tầm vóc nhỏ, thấp lùn, cao 20 cm, dài 38 cm, nặng 5 - 5,5 kg. Chúng
có bộ lơng dài xù, lượn sóng, màu hạt dẻ, đơi khi có màu vàng sẫm hoặc trắng
sữa. Chó có hình dạng rất ngộ nghĩnh: đầu to, mõm rộng và rất ngắn hầu như
liền tịt với mũi, mũi rộng chia thùy; tai to có lơng dài phủ xuống hai bên đầu;
mắt to đen hoặc nâu sẫm, bốn chân thấp lùn (Nguyễn Văn Thanh, 2012).

18


×