HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI
-----------oOo-----------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT TRỨNG CỦA ĐÀN GÀ
HYLINE BROW THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI NHÀ GÀ
ĐẺ SỐ 5 CỦA CÔNG TY TNHH ĐTK PHÚ THỌ”
Hà Nội- 2018
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI
-----------oOo-----------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT TRỨNG CỦA ĐÀN GÀ
HYLINE BROW THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI NHÀ GÀ
ĐẺ SỐ 5 CỦA CƠNG TY TNHH ĐTK PHÚ THỌ”
Người thực hiện
Khóa
Chun ngành
Người hướng dẫn
: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
: 59
: Chăn nuôi thú y
: 1. PGS.TS. BÙI HỮU ĐOÀN
2. Th.S. HOÀNG ANH TUẤN
Hà Nội- 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, trước hết em xin chân thành cảm ơn
tập thể các thầy hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Hữu Đoàn, ThS Hoàng Anh Tuấn đã
luôn giúp đỡ, chỉ bảo và giúp đỡ em thực hiện đề tài và hồn thiện khóa luận.
Xin cảm ơn sự dạy dỗ và đào tạo của các thầy cơ giáo khoa Chăn ni,
Học viện NNVN trong tồn khóa học.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ, công nhân trong công
ty TNHH ĐTK Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt
nghiệp tại cơng ty.
Xin cảm ơn tồn thể gia đình, người thân, bạn bè đã ln bên cạnh, động
viên, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm
2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hương
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................vi
PHẦN I- MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1.
Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2.
Mục đích của đề tài..........................................................................................2
1.3.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................2
1.3.1.
Ý nghĩa khoa học.............................................................................................2
1.3.2.
Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................2
PHẦN II- TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................3
2.1.
Một số hiểu biết về giống gà Hyline Brow......................................................3
2.1.1.
Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Hyline Brown......................3
2.2.
Khả năng sinh sản của gia cầm........................................................................3
2.2.1.
Sinh lý sinh dục của gà mái.............................................................................3
2.2.2.
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng.......................................................7
2.2.3.
Sức đẻ trứng của gia cầm.................................................................................9
2.3.
Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm.............................................12
2.4.
Tiêu tốn thức ăn.............................................................................................13
2.5.
Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước....................................................13
2.5.1.
Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................................13
2.5.2.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................14
PHẦN III- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........16
3.1.
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................16
3.1.1.
Đối tượng nghiên cứu..................................................................................16
3.1.2.
Địa điểm nghiên cứu......................................................................................16
3.1.3.
Thời gian nghiên cứu.....................................................................................16
3.2.
Nội dung nghiên cứu......................................................................................16
3.2.1.
Giai đoạn hậu bị.............................................................................................16
ii
3.2.2.
Giai đoạn sinh sản..........................................................................................16
3.3.
Phương pháp nghiên cứu...............................................................................16
3.3.1.
Bố trí thí nghiệm............................................................................................16
3.3.2.
Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản.........................................................19
3.4.
Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................23
PHẦN IV – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................24
4.1
Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn hậu bị.....................................................24
4.1.1.
Tỷ lệ nuôi sống và loại thải............................................................................24
4.1.2.
Khối lượng cơ thể gà......................................................................................25
4.1.3.
Độ đồng đều của đàn gà.................................................................................27
4.1.4.
Tiêu tốn thức ăn.............................................................................................29
4.2
Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn sinh sản.................................................31
4.2.1.
Tuổi thành thục sinh dục của gà Hyline brow................................................31
4.2.2.
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng...........................................................................32
4.2.3.
Khối lượng trứng...........................................................................................35
4.2.4.
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng......................................................37
PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................38
5.1.
Kết luận..........................................................................................................38
5.1.1
Giai đoạn hậu bị.............................................................................................38
5.1.2.
Giai đoạn sinh sản..........................................................................................38
5.2.
Đề nghị..........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 41
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ GÀ...........................................................................43
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Chế độ chăm sóc ni dưỡng.....................................................................17
Bảng 3. 2: Chương trình chiếu sáng.............................................................................18
Bảng 3.3:Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần gà hậu bị.........................................19
Bảng 3.4:Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần gà đẻ...............................................19
Bảng 4. 1: Tỷ lệ nuôi sống và hao hụt của gà Hyline Brow trong giai đoạn hậu bị....25
Bảng 4. 2: Khối lượng cơ thể gà Hyline Brow giai đoạn 0-17 tuần tuổi......................27
Bảng 4. 3: Độ đồng đều của gà Hyline Brow giai đoạn hậu bị....................................29
Bảng 4. 4: Tiêu tốn thức ăn trong giai đoạn hậu bị......................................................30
Bảng 4. 5: Diễn biến tuổi thành thục sinh dục của gà Hyline brow.............................31
Bảng 4. 6: Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Hyline Brow từ 18- 40 tuần tuổi..........33
Bảng 4. 7: Khối lượng trứng của gà Hyline brow giai đoạn từ 18-40 tuần tuổi (g/quả)...36
Bảng 4. 8: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng gà Hyline brow ở tuần 28......37
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Tỷ lệ đẻ của gà Hyline Brow qua các tuần tuổi........................................................34
Hình 4.2: Năng suất trứng của gà hyline brow qua các tuần tuổi.............................................34
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐVT:
Đơn vị tính
TA:
Thức ăn
TTTA:
Tiêu tốn thức ăn
TATN:
Thức ăn thu nhận
HQSDTA: Hiệu quả sử dụng thức ăn
LTATN:
Lượng thức ăn thu nhận
TLNS:
Tỷ lệ nuôi sống
TLLT:
Tỷ lệ loại thải
TLHH:
Tỷ lệ hao hụt
TCVN:
Tiêu chuẩn Việt Nam
KL:
Khối lượng
KLTC:
Khối lượng tiêu chuẩn
Cs:
Cộng sự
CSHT:
Chỉ số hình thái
vi
PHẦN I- MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành truyền thống lâu đời tại Việt Nam, đặc biệt là chăn
nuôi gia cầm. Bên cạnh việc cung cấp nguồn protein chính cho con người, nó
cịn tạo cơng ăn việc làm cho người dân.
Chăn nuôi gia cầm, hàng năm cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng. Trong đó phải kể là trứng, nó đóng một
vai trị quan trọng trong việc cung cấp protein động vật cho bữa ăn hàng ngày
của con người. Theo các chuyên gia thì trứng gà là một sản phẩm rất giàu dinh
dưỡng và khá cân bằng về mặt dinh dưỡng.
Thực tế cho thấy, hiện nay, khi nền kinh tế của nước ta ngày càng phát
triển, khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu thực phẩm
không những chỉ đảm bảo đủ về số lượng mà cịn địi hỏi cao về chất lượng. Vì
vậy, phát triển chăn nuôi gia cầm không chỉ thỏa mãn nhu cầu về thực phẩm tiêu
dùng hàng ngày mà còn phải đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy mà trong những năm gần đây nước ta đã nhập vào rất nhiều
giống gà với năng suất chất lượng khác nhau như gà Lương Phượng, gà Sao, gà
Ai Cập, gà Isa..... để phù hợp với thị yếu người tiêu dùng. Trong đó, phải kể
đến giống gà Hyline Brown.
Gà Hyline Brown là giống gà siêu trứng có nguồn gốc từ Mỹ, lông màu
nâu, mào đơn, chân và da màu vàng. Giống gà này có ưu điểm nổi trội là năng
suất trứng cao, thích nghi nhanh với điều kiện mơi trường khí hậu Việt Nam, tỷ
lệ sống cao, hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu, dễ nuôi. Nhưng ở Việt Nam giống
gà này ít được người chăn ni biết đến.
“ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT TRỨNG CỦA ĐÀN GÀ HYLINE BROW
THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI NHÀ GÀ ĐẺ SỐ 5 CỦA CƠNG TY TNHH
ĐTK PHÚ THỌ ”
1.2. Mục đích của đề tài
1
- Đánh giá khả năng sản xuất, năng suất của đàn gà hyline brow nuôi
theo phương thức công nghiệp tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ.
- Xác định một số yếu tố: thức ăn, nước uống , chuồng trại, thú y, tiêu
thụ sản phẩm… ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển của công tác
chăn nuôi gà Hyline Brow tại cơng ty TNHH ĐTK Phú Thọ, từ đó làm căn cứ
khoa học để nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống gà quý hiếm này.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Sức sản xuất của gà nuôi theo phương thức công nghiệp tại công ty TNHH
ĐTK Phú Thọ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thông tin kỹ thuật kinh tế giúp định hướng bảo tồn giống gà
Hyline brow.
- Tìm ra các yếu tố thuận lợi và khó khăn, góp phần phát triển giống gà
quý hiếm này.
PHẦN II- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số hiểu biết về giống gà Hyline Brow
2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm, tính năng sản xuất của gà Hyline Brown
Gà Hyline Brown là một giống gà công nghiệp hướng trứng có nguồn
gốc từ Mỹ (do cơng ty Hy-Line International của Mỹ, thành lập năm 1936 tạo
ra). Với đặc tính sống khỏe, thích nghi nhanh với mơi trường khí hậu Việt Nam,
tỉ lệ sống rất cao, hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu, dễ nuôi, chất lượng trứng đảm
bảo, màu trứng nâu đẹp đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu,
2
tiêu thụ lượng thức ăn thấp hơn so với các giống gà đẻ thương phẩm hiện nay, gà
Hyline Brown là giống gà siêu trứng được nhập từ Mỹ và được ưa chuộng. Gà
Hyline Brown đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi
nhập nội được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Gà Hyline Brown là giống chun trứng cao sản, gà cũng có ngoại hình
giống gà Brow Nick, màu lông vàng sậm, mào đơn, da vàng, chân to, trứng gà
có vỏ màu nâu. Gà thuần có lơng màu nâu nhạt, thân hình thon nhỏ, mào đơn.
Gà bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi, đến 80 tuần tuổi đẻ được 340 quả. Lúc mới nở gà
mái có lơng màu nâu vàng, gà trống có màu trắng.
Mỗi năm con mái có thể đẻ 280-290 quả trứng. Trứng nặng 56-60g.
Lượng tiêu tốn thức ăn cho 100 quả trứng khoảng 15-16kg. Sản lượng trứng
280-290 quả/76 tuần tuổi, năng suất trứng cao (300-310 quả/năm), có thể kéo
dài được 52 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ cao nhất 93-96 %. Gà thành thục sớm (18 tuần
bắt đầu tuổi đẻ). Chỉ cần nuôi 3,5-4 tháng trong điều kiện bình thường là gà có
thể đẻ. Gà đẻ khỏe mạnh và rất mắn.
Gà Hyline Brow là loại đẻ trứng ổn định nhất trên thế giới hiện nay.
2.2. Khả năng sinh sản của gia cầm
2.2.1. Sinh lý sinh dục của gà mái
Sự hình thành mầm của tuyến sinh dục cái sảy ra vào thời kỳ đầu của sự
phát triển phôi: phôi gà vào ngày thứ 3. Thời kỳ phân biệt bộ sinh dục ở phôi gà
được nhận thấy vào ngày ấp thứ 6-9. Tới ngày ấp thứ 9, ở buồng trứng đã thể
hiện sự không đối xứng, buồng trứng bên phải ngừng phát triền và thoái hóa
dần. Buồng trứng bên trái tiếp tục phát triển, phân ra thành lớp vỏ và lớp tủy.
Buồng trứng nằm ở phía trái của khoang bụng, về phía trước và hơi thấp
hơn thận trái, được đỡ bằng các nếp gấp của màng bụng từ trên xuống. Kích
thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào trạng thái, chức năng và tuổi gia
cầm. Ở gà con một ngày tuổi, buồng trứng có dạng phiến mỏng, kích thước 1 –
2mm với khối lượng 0,03g, cịn 4 tháng tuổi - phiến hình thoi có khối lượng
2,66g. Gà trong thời kỳ đẻ mạnh, buồng trứng có hình chùm nho, khối lượng đạt
55g, vào thời kỳ thay lơng, khối lượng buồng trứng giảm cịn 5g.
3
Sự phát triển tế bào trứng có ba thời kì: sinh sản, sinh trưởng và chin. Quá
trình phát tiển của tế bào sinh dục cái xảy ra không chỉ là sự thay đổi cấu trúc và
kích thước của nó mà còn thay đổi cả bộ máy thể nhiễm sắc của nhân tế bào.
Thời kỳ sinh sản: xảy ra trong quá trình phát triển của phơi và kết thúc
khi gà được nở ra. Trong thời kỳ này, số lượng tế bào trứng ổn định chứ không
tăng lên. Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng của gà có khoảng 3500 – 4000 tế
bào trứng, mỗi tế bào có một nỗn hồng.
Trong thời kỳ sinh trưởng: được chia thành thời kỳ sinh trưởng nhỏ và
thời kỳ sinh trưởng lớn. Thời kỳ sinh trưởng nhỏ kéo dài từ khi gà nở đến khi
thành thục sinh dục. Ở gà 1 ngày tuổi, đường kính nỗn bào chỉ là 0,010,02mm, tới 45 ngày tuổi nó đạt 1mm
Thời kì sinh trưởng lớn dài 4 – 13 ngày và đặc trưng bằng sự lớn rất nhanh
của lòng đỏ. Trong thời gian này lịng đỏ tích lũy 90 – 95% vật chất, thành phần
của nó gồm protein, photpholipit, mỡ trung tính, các chất khống và vitamin.
Đặc biệt lịng đỏ được tích lũy mạnh nhất ở ngày thứ 9 – 14 ngày trước khi rụng
trứng. Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào trứng là do foliculin, việc chế
tiết nó ở buồng trứng tăng đồng thời với lúc bắt đầu thành thục sinh dục. Vào
cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa lòng đỏ và thành nang xuất hiện
khoang gần lịng đỏ, chứa đầy limpho. Trong đó nỗn bào bơi tự do và các cực
của nó nằm theo cực hướng tâm: cực anivan hướng lên trên, còn cực thực vật
hướng xuống dưới. Nỗn bào đã hình thành của gà mái chính là lịng đỏ, có
đường kính 35 – 40mm.
Trong thời kỳ chín: xảy ra 2 lần phân chia liên tiếp của tế bào sinh dục, số
nhiễm sắc thể giảm đi 2 lần, vì vậy sự phân chia này được gọi là giảm nhiễm
hay phân bào giảm nhiễm. Trứng chín và bắt đầu diễn ra sự rụng trứng. Q
trình thốt khỏi buồng trứng của tế bào trứng chín gọi là sự rụng trứng, ở gà xảy
ra một lần trong ngày, thường là sau khi gà đẻ trứng 30 phút. Ở gà đẻ sau 16 giờ,
trứng thường rụng buổi sáng ngày hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng
4
làm ngưng trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng ở gà thường trong khoảng
từ 2 – 14 giờ hàng ngày.
Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện ni
dưỡng và chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm,… Nuôi dưỡng
kém, không đủ ánh sáng, nhiệt độ trong chuồng nuôi cao cũng làm chậm sự rụng
trứng và đẻ trứng. Có mối liên quan giữa sự rụng trứng và chế độ ngày chiếu
sáng. Gà được nuôi ban ngày trong nhà tối, cịn ban đêm được chiếu sáng nhân
tạo, thì sự rụng trứng và đẻ trứng sẽ chuyển sang ban đêm.
Quá trình hình thành và rụng trứng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức
tạp dưới sự điều khiển của thần kinh thể dịch. Sau khi trứng rụng, tế bào trứng
sẽ rơi vào ống dẫn trứng, tại đây xảy ra q trình thụ tinh và hình thành vỏ
trứng. Kích thước của ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng hoạt
động của hệ sinh dục. Khi bắt đầu thành thục sinh dục, ống dẫn trứng là một ống
trơn, thẳng có đường kính như nhau trên tồn bộ ống. Sau khi đẻ quả trứng đầu
tiên ống dẫn trứng của gà có chiều dài 68cm, khối lượng 77g. Vào thời kỳ đẻ
trứng mạnh chiều dài của ống dẫn trứng tăng tới 86cm, cịn đường kính đến
10cm. Ở gà khơng đẻ trứng, chiều dài ống dẫn trứng giảm đến 11 – 18cm,
đường kính 0,4 – 0,7cm, cịn thời kỳ thay lơng chiều dài là 17cm. Ở gia cầm
thành thục sinh dục, ống dẫn trứng có 5 phần sau: phễu, phần tạo lòng trắng, cổ,
dạ con và âm đạo.
Phễu: là phần mở rộng của phía đầu ống dẫn trứng, dài 4 – 7cm, đường
kính 8 – 9cm, nằm dưới buồng trứng. Bề mặt niêm mạc phễu xếp nếp, khơng có
tuyến. Phễu gồm thân phễu và cỗ phễu có nhiệm vụ hứng tế bào trứng rụng, nhu
động để tạo ra lực đẩy trứng xuống phần ống dẫn.
Phần tạo lòng trắng: là phần dài nhất của ống dẫn trứng, khi gà đẻ mạnh,
phần này dài đến 30 – 50cm. Niêm mạc của ống có nhiều nếp xếp dọc, trong nó
có nhiều tuyến hình ống, cấu tạo giống như tuyến ở cổ phễu. Chất tiết ra của
tuyến là lòng trắng, bao quanh lòng đỏ, chúng gồm nhiều lớp, phía trong đặc,
phía ngồi lỗng. Thời gian trứng ở trong phần tạo lịng trắng khơng q 3 giờ.
5
Cổ: là phần hẹp của ống dẫn trứng, dài 8cm. Niêm mạc có những nếp xếp
nhỏ. Ở đó lịng trắng loãng được bổ sung thêm đồng thời các tuyến ở cổ tiết ra
các sợi chắc, đan vào nhau để hình thành màng chắc, đó là màng dưới vỏ cứng.
Hình dạng của trứng được quyết định ở đây. Trứng nằm ở đây gần 1 giờ.
Dạ con: là đoạn tiếp theo của eo, đó là phần mở rộng, thành dày, chiều dài
10 – 12cm. Các nếp nhăn của niêm mạc phát triển mạnh, xếp theo hướng ngang
và xiên. Tuyến của vách tử cung tiết ra chất dịch lỏng, chất dịch này thấm qua
các màng dưới vỏ trứng vào màng trắng và vỏ cứng được tạo ra bao bọc lòng
trắng. Trong thời gian trứng ở dạ con, khối lượng trứng tăng gần gấp đôi. Sự
tổng hợp chất vôi được tiến hành trong suốt thời gian trứng nằm ở dạ con (18 –
20 giờ), lúc này bề mặt của các màng dưới vỏ dính chặt vào thành dạ con, do đó
các màng này dãn ra. Trương lực của cơ dạ con tăng đồng thời nó tiếp xúc chặt
với trứng và tiết chất khống lên bề mặt màng vỏ trứng.
Âm đạo: là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng. Từ dạ con âm đạo được
tách ra bằng phần thu hẹp cổ tử cung, nơi đó có van cơ. Phần cuối cùng của âm
đạo được mở ra và đi vào đoạn giữa ổ nhớp, gần đến niệu quản trái. Âm đạo dài
7 – 12cm. Niêm mạc nhăn khơng có tuyến, lớp biểu mơ của âm đạo sản xuất ra
dịch tiết, tham gia vào sự hình thành lớp màng trên vỏ, lớp cơ phát triển tốt, nhất
là lớp cơ vịng, nhờ sự co bóp của lớp cơ này mà quả trứng được đẩy ra ngoài
qua lỗ huyệt. Thời gian trứng đi qua âm đạo rất nhanh.
2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng
2.2.2.1 Màu sắc và chất lượng vỏ trứng
Màu sắc vỏ trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao (0,55 – 0,75),
đặc trưng cho mỗi giống (Bùi Hữu Đoàn và CS, 2011). Màu vỏ trứng do sắc tố
được tiết ra ở phần tử cung của ống dẫn trứng quyết định. Thường những quả
trứng đẻ đầu chu kỳ có màu đậm hơn. Màu sắc vỏ trứng khác nhau tùy theo
giống, dòng gia cầm. Vỏ trứng ở đầu chu kỳ đẻ thường đậm hơn ở cuối chu kỳ,
cường độ đẻ trứng cao hơn thì vỏ trứng có màu nhạt hơn. Ở những gia cầm đẻ
cách nhật màu vỏ thường đậm hơn.
6
Chất lượng vỏ trứng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như độ chịu
lực, độ dày vỏ và mật độ lỗ khí.
Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng cả về kỹ thuật và kinh tế, nó có
quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ dập vỡ trong quá trình đóng gói, ấp trứng, vận chuyển
và cịn ảnh hưởng đến tỷ lệ nở, chất lượng gà con. Độ dày vỏ trứng gà biến động
trong khoảng 0,2 – 0,6mm. Độ dày vỏ của trứng gà tốt cần phải lớn hơn 0,32mm
(Bùi Hữu Đoàn và CS, 2011).
Độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là
hàm lượng canxi, phospho và vitamin D trong khẩu phần cũng như mùa vụ nuôi
gà trong năm. Độ bền vỏ trứng gà được coi là tốt khi có độ chịu lực phải > 3kg,
mật độ lỗ khí trung bình 130/cm2, đường kính lỗ khí 17 – 25µ.
Độ chịu lực của vỏ, liên quan đến độ dày vỏ và cấu trúc vỏ trứng. Độ
chịu lực càng lớn thì trứng càng khó vỡ.
2.2.2.2 Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lượng trứng và cả sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Hai giống gà có sản
lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng
trứng rất khác nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả (Bùi
Hữu Đoàn và CS, 2011). Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài,
giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà
mái... Sản lượng trứng có hệ số di truyền tương đối cao (h 2 > 0,6). Khối lượng
trứng tăng dần từ khi đẻ bói, cho đến khi đẻ đỉnh cao thì ổn định.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng trứng gà. Gà đẻ sớm trứng sẽ
nhỏ, tuổi càng cao khối lượng trứng càng lớn. Chế độ chiếu sáng cũng ảnh
hưởng đến khối lượng trứng gà. Dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rõ rệt đến khối
lượng trứng gà. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi khẩu phần ăn thiếu lysine hoặc
methionine hay thiếu cả hai axit amin này khối lượng trứng gà sẽ giảm rõ rệt.
Thiếu lysine ảnh hưởng chủ yếu đến lòng đỏ, còn thiếu methionine ảnh hưởng
7
chủ yếu tới lòng trắng. Thiếu vitamin B ảnh hưởng tới sản lượng trứng, thiếu
vitamin D ảnh hưởng tới độ dày của vỏ trứng.
Khối lượng trứng liên quan mật thiết với tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại
I. Thơng thường, trứng có khối lượng trung bình cho tỷ lệ ấp cao nhất. Khối
lượng trứng càng xa giá trị trung bình thì tỷ lệ ấp nở càng thấp, do có sự mất cân
đối giữa các thành phần cấu tạo của trứng. Ngoài ra, ở những trứng quá lớn hay
quá nhỏ, diện tích bề mặt tính trên một đơn vị khối lượng sẽ nhỏ hơn hay lớn
hơn so với trứng trung bình, làm ảnh hưởng đến sự hao hụt khối lượng trứng
tronng thời gian ấp và kết quả ấp nở (Nguyễn Thị Mai và CS, 2009).
2.2.2.3 Hình dạng trứng
Hình dạng trứng của các loài, giống gia cầm khác nhau thì khác nhau và
phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, phụ thuộc vào cấu tạo, đặc điểm co bóp của
ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng.
Hình dạng đánh giá bằng chỉ số hình thái CSHT
h
x 100
d
h: chiều cao, (rộng) của trứng.
d: chiều dài quả trứng.
Đo bằng thước kẹp: độ chính xác 1%mm
Trứng có CSHT 71-76% là trứng tốt, chuẩn.
Nếu CSHT= h/d ( tốt là trứng 1,30 – 1,40, tốt nhất là 1,36)
Chỉ số hình thái ảnh hưởng tới vị trí đĩa phơi khi ấp. Những trứng có hình
dạng khơng bình thường gọi là trứng dị hình. Thường gặp một số trứng dị hình
như: trứng vỏ mềm, trứng giả, trứng hai lòng đỏ, trứng ở trong trứng, trứng biến
dạng, vỏ bẩn.
2.2.2.4 Chất lượng lòng trắng, lòng đỏ
Chất lượng bên trong của trứng được thể hiện thông qua khối lượng và
các chỉ số lịng trắng, lịng đỏ. Theo Bùi Hữu Đồn và CS (2011), tỷ lệ khối
lượng của lòng trắng/lòng đỏ là 2/1 là tốt nhất, càng xa tỷ lệ này khả năng ấp nở
càng thấp.
8
Chỉ số lòng trắng được xác định qua tỷ lệ giữa chiều cao lịng trắng đặc và
đường kính bình thường của lòng trắng. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS
(1994), chỉ số này dao động trong khoảng từ 0,08 – 0,09. Hệ số di truyền (h 2)
của tính trạng này khá cao, dạo động trong khoảng 0,2 – 0,78 (Nguyễn Thị
Thanh Bình, 1998).
Chỉ số lịng đỏ là giá trị khảo sát trong vịng 24 giờ kể từ khi thu trứng và
tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng đỏ với đường kính lịng đỏ, giá trị này dao
động trong khoảng 0,4 – 0,5 là tốt. Theo Ngô Giản Luyện (1994), khi giá trị này
giảm xuống cịn 0,33 thì lịng đỏ đã bị biến dạng.
Đơn vị Haugh được xác định thông qua khối lượng trứng và chiều cao lòng
trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt.
2.2.3. Sức đẻ trứng của gia cầm
Khả năng đẻ trứng được xác định bằng số lượng trứng đẻ ra trong thời gian
nhất định Những yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng: có nhiều yếu tố:
giống, thức ăn, ni dưỡng và các yếu tố thuộc đặc tính di truyền cá thể
ảnh hưởng rõ rệt đến đẻ trứng.
Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là thời gian từ khi gia cầm nở ra đến khi nó đẻ
quả trứng đầu tiên, đối với đàn gà được xác định bằng tuổi đẻ 5% số cá thể trong
đàn (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998). Tuổi đẻ quả trứng đầu sớm hay muộn liên
quan chặt chẽ đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định, những gia cầm
có khối lượng cơ thể nhỏ thường có tuổi đẻ quả trứng đầu sớm hơn những gia
cầm có khối lượng cơ thể lớn. Theo Đặng Hữu Lanh và CS (1995), hệ số di
truyền của tuổi thành thục sinh dục là 0,32. Thành thục sớm là một tính trạng
mong muốn. Tuy nhiên, cần chú ý đến khối lượng cơ thể vì tuổi bắt đầu đẻ và
khối lượng cơ thể có mối tương quan nghịch.
Tính ấp bóng
Tính ấp bóng là bản năng ấp trứng tự nhiên của gia cầm nhằm duy trì nịi
giống. Đây là phản xạ khơng điều kiện nhằm hồn thiện q trình sinh sản, nó
9
liên quan đến năng suất trứng của gia cầm vì vậy cần hạn chế hoặc loại bỏ bản
năng này. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền, các
giống nhẹ cân thì bản năng ấp ít hơn các giống năng cân. Bản năng đòi ấp biểu
hiện 1 – 13 lần ở 1, 2, 3,… năm đầu, các năm sau biểu hiện nhiều hơn. Nguyên
nhân của sự ấp bóng được xác định là có sự tham gia điều tiết của hormone
prolactin. Hàm lượng Prolactin trong máu càng cao thì gà có tính ấp bóng càng
mạnh. Tính ấp bóng có ảnh hưởng đến năng suất trứng, vì vậy chọn lọc để loại
bỏ bản năng đòi ấp sẽ nâng cao sản lượng trứng.
Thời gian kéo dài sự đẻ trứng
Chu kỳ đẻ trứng sinh học là khoảng thời gian được tính từ khi gia cầm đẻ
quả trứng đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ thay lông kết thúc chu kỳ đẻ trứng
thứ nhất. Đối với gia cầm đẻ trứng từ năm thứ hai trở đi, thời gian đẻ trứng tính
từ khi nó đã thay lơng hồn thiện và tiếp tục đẻ trứng cho đến khi nghỉ đẻ để
thay lơng lần sau. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tuổi
thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng.
Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là năng suất trứng của gia cầm trong một thời gian
ngắn. Cường độ đẻ trứng tương quan chặt chẽ với năng suất trứng trong một
năm, nhất là 3 – 4 tháng đầu. Các giống gà chuyên trứng cao sản thường có
cường độ đẻ trứng lớn nhất vào tháng thứ hai và thứ ba, sau đó giảm dần đến hết
năm đẻ. Vì vậy, để đánh giá năng suất trứng của gia cầm người ta thường kiểm
tra cường độ đẻ trứng 3 – 4 tháng đầu tiên này để có những phán đốn sớm, kịp
thời trong công tác chọn giống. Cường độ đẻ trứng cịn liên quan mật thiết với
thời gian hình thành trứng và chu kỳ đẻ trứng.
Giống, dòng gia cầm
Giống, dòng gia cầm có ảnh hưởng lớn đến năng suất trứng. Các giống
được chọn lọc theo hướng chuyên trứng thường có sản lượng trứng cao hơn các
giống gà kiêm dụng và các giống chuyên thịt.
Tuổi gia cầm
10
Tuổi gia cầm có liên quan đến năng suất trứng. Năng suất trứng của gia
cầm giảm theo tuổi, thường năng suất trứng gia cầm năm thứ hai giảm 15 – 20%
so với năm thứ nhất. Khi gà mới bắt đầu đẻ, sản lượng trứng thường thấp và
chưa ổn định, sau đó sản lượng trứng tăng dần lên đến khi đạt đỉnh cao của tỷ lệ
đẻ thì giảm dần. Năm thứ nhất sản lượng trứng cao nhất, sau đó giảm dần theo
tuổi. Năm thứ hai sản lượng trứng còn 85% so với năm thứ nhất.
Thức ăn và dinh dưỡng
Theo Bùi Thị Oanh (1996), năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lượng
và chất lượng thức ăn, phụ thuộc mức năng lượng, protein và các thành phần
khác trong khẩu phần. Để gia cầm có năng suất trứng cao, phải đảm bảo chất
lượng thức ăn tốt, khẩu phần phải đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo
nhu cầu. Quan trọng nhất là cân bằng protein và năng lượng, các axit amin, các
chất khoáng và vitamin. Phùng Đức Tiến và CS (2001) cho rằng tỷ lệ protein
tăng cao hơn bình thường trong khẩu phần ăn không nâng cao được sản lượng
trứng nhưng cải thiện được tỷ lệ nở. Còn tỷ lệ methionine và lysine tăng cao
trong khẩu phần ăn sẽ nâng mức đẻ nhưng khơng nâng cao được tỷ lệ nở. Ngồi
ra, thức ăn quá nhiều xơ, nhiều dầu, thừa hoặc thiếu khống đều khơng thích
hợp. Theo Nguyễn Thị Mai và CS (2007), khẩu phần ăn thiếu canxi và phospho
sẽ làm gà còi cọc, gia cầm trưởng thành bị bệnh về xương, gia cầm mái đẻ trứng
mỏng vỏ hoặc khơng có vỏ.
Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: trong tất cả các yếu tố của tiểu khí hậu, nhiệt độ là yếu tố quan
trọng nhất. Nhiệt độ thích hợp cho gia cầm đẻ trứng là 18 – 24 ⁰ C. Nếu nhiệt độ
thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét,
còn nhiệt độ cao hơn nhiệt độ giới hạn thì cơ thể phải điều hịa thân nhiệt. Nhiệt
độ q cao, q thấp đều khơng có lợi cho gia cầm và làm giảm năng suất trứng.
Độ ẩm khơng khí trong chuồng ni tốt nhất là 65 – 70%, về mùa đông độ
ẩm không vượt quá 80%.
11
Ánh sáng: gà rất nhạy cảm với ánh sáng và sự chiếu sáng. Gà đẻ cần thời
gian chiếu sáng 12 – 16 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng thích hợp trong chuồng
kín là 10 – 40 lux. Ánh sáng quyết định thời gian đẻ trứng và năng suất trứng của
gia cầm. Chế độ chiếu sáng làm tăng sức đẻ trứng vì thúc đẩy sự tiết ra FSH. Sử
dụng ánh sáng màu đỏ làm hạn chế sự phát triển các tật xấu như mổ, cắn nhau.
Mùa vụ: có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trừng. Ở nước ta mùa hè sức đẻ
trứng giảm so với mùa xuân và đến mùa thu lại tăng dần lên.
Nói chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng gia cầm. Trong
chăn nuôi, để đạt hiệu quả kinh tế cao, cần quan tâm tới tất cả các yếu tố trên.
2.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả chăn nuôi, bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ thể (di
truyền) và môi trường sống (chăm sóc, ni dưỡng, mùa vụ, dịch tễ,....)
Theo Lê Viết Ly (1995): động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối
lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao,
sống lâu và tỷ lệ chết thấp.
Sức sống và khả năng kháng bệnh có hệ số di truyền rất thấp h 2 = 0,05
(Trần Huê Viên, 2000). Sức sống của gà được tính bằng tỷ lệ ni sống sau một
khoảng thời gian. Tính trạng này có hệ số di truyền thấp nên tỷ lệ nuôi sống giai
đoạn gà con chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Lê Viết Ly (1995) cho
biết động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp khi bị
stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp. Sự
giảm sức sống ở giai đoạn hậu phơi, có thể do tác động của gen gây chết, nhưng
chủ yếu là do tác động của mơi trường. Theo Trần Đình Miên và CS (1994), các
giống vật ni ở nhiệt đới có khả năng kháng bệnh truyền nhiễm và ký sinh
trùng cao hơn các giống ở xứ lạnh.
2.4. Tiêu tốn thức ăn
Với ngành chăn ni nói chung và ngành chăn ni gia cầm nói riêng nếu
giống là “nguyên nhân bên trong” là tiêu đề thì thức ăn là “nguyên nhân bên
12
ngoài” quan trọng. Thức ăn là cơ sở để giống phát huy hết khả năng di truyền
một cách ưu việt nhất. Thức ăn quyết định 70-80% tổng chi phí trong chăn nuôi
gia cầm, thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của gia cầm.
Đối với gà đẻ người ta căn cứ vào hiệu quả sử dụng thức ăn cho 10 quả
trứng và 10 quả trứng giống để đánh giá về khả năng sản xuất. Còn với gà thịt
người ta căn cứ vào tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tiêu tốn thức ăn càng
thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Tiêu tốn thức ăn còn phụ thuộc vào độ tuổi, khi con vật cịn non thì chỉ tiêu
này thấp, càng về sau lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng càng cao.
Vậy tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật có ý nghĩa quyết định
đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy, các nhà chăn nuôi tập trung
nghiên cứu nhằm tạo ra những tổ hợp lai có sức sinh trưởng và tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng thấp.
2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những năm 70 trở về trước, nước ta chủ yếu sử dụng các giống gà địa
phương như gà Ri, gà Mía, gà Đơng Tảo, gà Hồ,…các giống gà này có khả năng
sinh sản, năng suất thịt thấp. Theo Nguyễn Đăng Văng và CS (1999), cho biết
khả năng sản xuất của gà Ri: khối lượng lúc 18 tuần tuổi gà trống đạt 1675g, gà
mái đạt 1247g, sản lượng trứng 100 quả/mái/năm.
Ngày 01/04/2015, tổng số gia cầm của có nước có 328,1 triệu con, tăng
4,6% so với cùng kì năm 2014. Chăn ni gà nước ta có những kết quả vượt
bậc, tốc độ tăng từ 80,18 triệu con năm 1990 tăng lên 185,22 triệu con vào năm
2003 và đến quý I năm 2015 đã là 246,03 triệu con gà, tăng 4,7% (theo Tổng
cục Thống kê 2015). Chăn nuôi gà phát triển nhanh đã đáp ứng được nhu cầu
thực phẩm trong nước và từng bước hướng ra xuất khẩu. Để đạt được kết quả
trên, khoa học công nghệ đã có những đóng góp quan trọng như nghiên cứu
thích nghi và đưa vào sản xuất các giống gà công nghiệp như: AA; Ross; ISA;
Hyline Brown....
13
Giống gà Hyline Brown được Xí nghiệp gà giống trứng dịng thuần Ba Vì
nhập vào nước ta năm 1995 và được phân bố ở các tỉnh phía Nam. Từ tháng
9/2013, những con giống gà Hyline Brown đã có mặt trên thị trường Việt Nam
với giá bán tương đương với các giống gà khác. Do tuổi thành thục sớm, năng
suất trứng cao, kích thước trứng đồng nhất, đặc biệt trong trứng có nguồn dinh
dưỡng Omega – 3 dồi dào và hàm lượng DHA cao, vì vậy giống gà Hyline
Brown nhanh chóng chiếm được ưu thế và ngày càng được người chăn ni tin
tưởng đưa vào chăn ni.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngành chăn ni gia cầm đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đã đạt được
những thành tựu lớn trong q trình nghiên cứu chọn lọc tạo dịng, giống mới.
Các nhà nghiên cứu về di truyền giống tổ chức chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến
bộ di truyền qua nhiều thế hệ, từ đó đã tạo ra được ưu thế lại của các tính trạng
số lượng. Bên cạnh đó là xây dựng các chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đầy
đủ theo yêu cầu của cơ thể gia cầm. Do vậy, sản phẩm của ngành chăn nuôi gia
cầm trên thế giới không ngừng tiến bộ về cả chất lượng và số lượng.
Năm 2003, theo số liệu từ FAO tổng đàn gia cầm đạt 45,986 tỷ con, sản
lượng trứng đạt 55,827 triệu tấn.
Sản lượng trứng ở các nước đang phát triển cao hơn sản lượng trứng ở các
nước phát triển. Năm 2005, sản lượng trứng gia cầm khu vực châu Á chiếm hơn
60% và chủ yếu là đóng góp của Trung Quốc (chiếm 41% sản lượng trứng thế
giới) ( Hoàng Thị Liên Hương, 2007) . Theo tổ chức nơng nghiệp thế giới, năm
2003 khu vực ASEAN có sản lượng trứng đạt 2,65 triệu tấn, chiếm 8% so với
châu Á và 4,8% tổng sản lượng trứng toàn thế giới.
Hiên nay có nhiều giống gà nổi tiếng của các hãng sản xuất lớn đã được
nuôi phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như: Avian, Cobb, ISA,...
những giống gà chun thịt lơng trắng mà bố mẹ có thể sản xuất 150-160 gà
con/mái/năm. Những giống gà chuyên trứng vỏ trắng hoặc vỏ nâu với năng suất
310-340 quả trứng/mái/năm.
14
Gà Hyline Brown do công ty Hyline International của Mỹ, thành lập từ
năm 1936 tạo ra. Hiện nay giống gà này cịn có các con lai Hybrid như Hyline
W–36, Hyline W–98, Hyline Silver Brown, Hyline Gray. Gà Hyline Brown
được nuôi ở 120 nước trên thế giới.
15
PHẦN III- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Gà mái đẻ trứng thương phẩm Hyline Brow.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ, khu 1, xã Tề Lễ, huyện Tam nông, tỉnh
Phú Thọ.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 15/8/2017 đến ngày 15/2/2018
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Giai đoạn hậu bị
- Tỷ lệ hao hụt
-Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi ở giai đoạn hậu bị.
- Tiêu tốn thức ăn
- Độ đồng đều.
3.2.2. Giai đoạn sinh sản
- Tuổi thành thục sinh dục.
- Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng.
- Khối lượng trứng
- Chất lượng trứng
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Để đánh giá khả năng sinh sản của gà Hyline brow thương phẩm từ 01 ngày
tuổi đến 40 tuần tuổi, chúng tôi tiến hành theo phương pháp phân lô theo dõi.
Tổng số 48000 gà Hyline 01 ngày tuổi có độ đồng đều về khối lượng và
đạt tiêu chuẩn gà loại 1 được chia ngẫu nhiên vào 6 lô (6 lần lặp lại). Đàn gà thí
nghiệm được ni nhốt hồn tồn trong lồng với mật độ 30-50 con/m2 trong giai
đoạn hậu bị (0-12 tuần tuổi), 25 con /m2 trong giai đoạn 13-17 tuần tuổi và 10
con/m2 trong giai đoạn đẻ trứng. Gà được cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp (giá trị
dinh dưỡng được trình bày ở bảng 3.3 và 3.4) và áp dụng chế độ chăm sóc ni
dưỡng theo quy trình của công ty.
16
Gà giai đoạn hậu bị từ 1-17 tuần tuổi , được ni trong hệ thống chuồng
kín theo phương thức chăn nuôi công nghiệp. Gà được nuôi trong lồng sắt và
trong nhà kín, tách biệt với mơi trường bên ngồi. Bên trong chuồng có hệ thống
dàn màn ở phía đầu chuồng và hai bên chuồng, phía cuối chuồng có hệ thống
quạt thơng gió. Hệ thống cho ăn và cho uống tự động. Ở giữ chuồng còn được
lắp đặt dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm để thường xuyên theo dõi và điều chỉnh mức
nhiệt đọ và độ ẩm cho phù hợp.
Chế độ chăm sóc ni dưỡng được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3. 1: Chế độ chăm sóc ni dưỡng
Giai đoạn
Gà con
Hậu bị
Sinh sản
Tuần tuổi
0-3
Chế độ cho ăn tự do
Tự do
4-6
7-12
13-17
Tự do
Tự do
Hạn chế
18
Ăn theo tỷ lệ đẻ
Chương trình chiếu sang được trình bày ở bảng 3.2
17