Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KE CHUYEN BAC HO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.34 KB, 3 trang )

Trong khơng khí hào hùng của những ngày tháng 4, tháng 5 lịch sử những
ngày mà cách đây 44 năm đất nước ta hồn tồn thống nhất non sơng chung về một
mối nam bắc sum vầy toàn đảng toàn dân ta bước vào công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước
Để có được thành quả ấy trong mỗi người dân VN không ai là không biết đến
công lao to lớn và sự hi sinh gian khổ người chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, CHỦ TỊCH
HCM người con làng sen ấy sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo vào
bối cảnh nước mất nhà tan đã sớm ni ý chí ra đi tìm đường cứu nước mang lại ánh
sáng cho dân tộc và cho hạnh phúc của nhân dân
Bác sống như trời đất của ta/ Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa/ Tự do cho
mỗi đời nô lệ/ Sữa để em thơ lụa để già. Cuộc đời và tấm gương đạo đức của BÁC
HỒ luôn là một bài ca bất tận đi cùng năm tháng, mãi mãi là tấm gương sáng cho các
thế hệ trẻ noi theo.
Tôi Nguyễn Văn Thường, là đảng viên đại diện cho Đội thi đến từ đơn vị
trường ĐH Yersin và trường CĐSP Đà Lạt xin gửi lời chào tới quý ban giám khảo,
q vị đại biểu và tồn thể các đồng chí đang có mặt tại hội trường ngày hơm nay.
Kính thưa quí vị: Tinh thần nhân ái và Phong cách quần chúng là một trong
những nội dung đặc sắc nhất đã được Bác thể hiện khi BÁC gần gũi đồng bào, chăm
lo cho nhân dân. Và đến với hội thi “Tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức
phong cách HCM’ ngày hôm nay tôi xin được kể Câu chuyện: Bác khơng đến thăm
nhà cháu thì cịn đến nhà ai của thiếu tướng Phan Văn Xoàn – nguyên cận vệ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong cuốn KỂ CHUYỆN BÁC HỒ TẬP 7, NXB
chính trị quốc gia sự thật 2015. Câu chuyện sẽ đưa chúng ta đến với khơng khí của
những ngày giáp tết năm 1962.
Mùa xuân năm 1962, trước Tết Nhâm Dần chừng 1 tháng, Bác Hồ gọi tơi lại và
dặn: “Chú tìm cho Bác một gia đình nghèo nhất ở Hà Nội để Bác đến thăm trong dịp
giao thừa!”.
Tơi chỉ có một tháng để thực hiện nhiệm vụ. Hà Nội ngày ấy không giàu,
nhưng để tìm ra một gia đình “nghèo nhất” khơng phải là chuyện dễ. Tôi liên hệ hết
người này đến người khác, nơi này đến nơi khác nhưng vẫn chưa xác định được ai là
“nghèo nhất” Hà Nội. Cho đến một ngày, một anh Công an địa bàn gọi bảo tôi thử tới


thăm gia đình một người phụ nữ gánh nước thuê ở khu vực anh.
Tôi ghé vào một ngõ sâu trên phố Hàng Chĩnh, đó là một ngơi nhà cũ kỹ, phên
liếp tạm bợ, bên trong chỉ có một chiếc giường tre và vài ghế gỗ lăn lóc. Bàn thờ lạnh
tanh hương khói, khơng có dấu ấn của những ngày giáp tết. Có bốn đứa trẻ đang nằm
ngồi vật vạ chờ mẹ mang gạo về. Có lẽ chúng đói. Chủ ngơi nhà ấy là một người phụ
nữ ngồi 30 tuổi, tên Nguyễn Thị Tín , góa chồng. Chị vốn là công nhân thất nghiệp
và từ lâu nay sống bằng nghề gánh nước thuê. Với chị, tương lai và sự nghiệp của gia
đình chỉ là con số 0 trịn trĩnh.


Tôi báo cáo rằng nhiệm vụ Bác giao tôi đã làm xong. Bác gật đầu.
Tối giao thừa ấy, như thường lệ, Bác Hồ đi với đại diện Thành ủy Hà Nội thăm
vài gia đình trong kế hoạch. Khoảng 11 giờ tối, Bác nháy mắt với tôi ngụ ý đã đến
chương trình của hai bác cháu mình.
Chúng tơi tách đồn, gồm năm người – cùng hướng về phố Hàng Chĩnh. Bác
mặc áo bông, quần vải gụ, đi dép cao su, đội mũ len đen và quấn khăn chồng cổ.
Khơng hóa trang nhưng phải nhìn thật kỹ mới nhận ra Bác được.
Chúng tơi dừng xe ngồi ngõ cách 200 mét, cả đồn phải đi bộ vào. Lúc ấy trời
đã lạnh tê tái, mưa phùn lất phất. Tôi đi trước vào ngõ. Ngõ sâu hun hút. Mùi hương
trầm bay ra từ các nhà thơm phức. Có lẽ giờ này mọi người đang sum họp trong gia
đình của mình để chờ đón giao thừa. Từ đằng xa, tơi thấy bóng chị TÍN đang quảy
đơi quang gánh đi ngược ra ngồi phố.
Tơi khẽ gọi: “Chị TÍN phải khơng?” - “Vâng ạ!” - “Sắp giao thừa chị cịn đi đâu?”
“Tơi tranh thủ gánh thêm vài gánh lấy ít tiền mua quà bánh tết cho các cháu, anh ạ!”
“Chị về đi, có khách ghé thăm!” - Bác bước vào nhà, chị Tín sửng sốt nhìn Bác.
Chiếc địn gánh bổng rơi khỏi vai chị. - Chiếc thùng sắt rơi xuống đất kêu loảng
xoảng.
Mấy cháu nhỏ kêu lên: “Bác! Bác Hồ!” rồi chạy lại quanh Bác.
Lúc này chị Tín mới như chợt tỉnh, chi chạy tới ơm chồng lấy Bác rồi bỗng nhiên
khóc nức nở. Đơi vai gầy sau làn áo nâu bạc rung lên từng đợt.

Bác đứng lặng, hai tay Người nhè nhẹ vuốt lên mái tóc chị Tín. Chờ cho chị bớt xúc
động, Bác an ủi:
- Năm mới sắp đến, Bác đến thăm thím, sao thím lại khóc?
Tuy cố nén, nhưng chị Tín vẫn khơng ngừng thổn thức, chị nói:
- Có bao giờ … có bao giờ chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con…, mà bây giờ
mẹ con chúng con lại được thấy Bác ở nhà. Con cảm động quá! Mừng quá… thành ra
con khóc.
Bác nhìn chị Tín, nhìn các cháu một cách trìu mến và bảo:
- Bác không tới thăm những người như mẹ con thím thì thăm ai?
Người xoa đầu các cháu và cho các cháu kẹo, rồi hỏi chị Tín: - Thím hiện nay làm gì?
- Dạ, cháu làm phu khuân vác ở Văn Điển ạ! - Như vậy là làm công nhân chứ! Sao
lại gọi là phu? - Vâng ạ, cháu trót quen miệng như trước kia. - Thím vẫn chưa có
cơng việc ổn định à?
- Dạ, cháu đã ngồi 30 tuổi, lại kém văn hố nên tìm việc có nghề nghiệp cũng khó.
Bác quay sang nhìn đồng chí Phó Bí thư Thành uỷ và đồng chí Chủ tịch Uỷ ban Hành
chính thành phố Hà Nội, Bác lại hỏi: - Mẹ con thím có bị đói khơng?
- Thưa Bác, hồi Tây cịn ở đây thì dẫu có cả bố cháu cũng vẫn đói ạ! Bây giờ bố
cháu mất rồi, nhưng đói thì khơng ngại, rét cũng khơng lo, song việc chi tiêu thì cịn
chắt chiu lắm ạ!


Nói tới đây chị lại rơm rớm nước mắt. Bác chỉ vào cháu lớn nhất và hỏi: - Cháu có đi
học không?
- Dạ, cháu đang học lớp bốn ạ! Cháu nó vất vả lắm! Sáng đi học, chiều về phải trông
các em và đi bán kem hoặc bán lạc rang để đỡ đần cháu… Cịn cháu thứ hai thì học
lớp ba, cháu thứ ba thì học lớp hai. Dạ, khó khăn nhưng vợ chồng cháu trước đã dốt
nát, nay cũng phải cố cho các cháu đi học.
Bác tỏ ý bằng lòng. Người ân cần dặn dò việc làm ăn và việc học tập cho các cháu.
Mấy mẹ con chị vẫy chào Bác, nhưng nét mặt chị vẫn bàng hoàng như việc Bác vào
thăm Tết nhà chị không rõ là thực hay hư.

Sau khi chúc tết gia đình chị , Bác và chúng tôi ra về.
Hôm ấy trên xe về, chưa bao giờ chúng tôi thấy Bác Hồ buồn như thế. Bác nói: “Các
chú thấy chưa? Hơm nay mình đã đi đúng người thật việc thật rồi. Nếu như cứ để
cho Thành ủy sắp xếp, Bác chắc chắn nhà nghèo nhất khơng phải là nhà cơ tín
rồi…”.
Qua câu chuyện thiết nghĩ bài học về lòng nhân ái, phong cách quần chúng của
Bác thật thấm thía và sâu sắc. Nếu chúng ta vận dụng tư tưởng của Bác vào trong
cuộc sống hay trong cơng việc, thì chúng ta ln đạt được kết quả tốt.
Đặc biệt cán bộ quản lí có gần gũi nhân viên, hiểu và chia sẻ với nhân viên thì
nhân viên sẽ luôn tiến bộ và hiệu quả công việc cao
Thầy cơ có gần học sinh, thấu hiểu tâm tư của các em thì truyền đạt tri thức và
giáo dục nhân cách dễ dàng hơn
Trong những năm qua, trường ĐH YERSIN và trường CĐSP Đà Lạt chúng tôi
luôn tự hào về những hình ảnh của áo xanh thanh niên tình nguyện trải khắp tỉnh lâm
đồng từ Đam rông cho đến đức trọng, từ Cát tiên, đạ tẻh cho đến Lạc dương;
Chúng tôi thật tự hào với những giọt máu hồng của CB - GV - SV
Chúng tôi cũng thật tự hào với phong trào TRƯỜNG GIÚP TRƯỜNG, giúp
đỡ gia đình có khó khăn. Với cương vị là một đảng viên, giảng viên, tơi thấy rằng cần
phải tìm hiểu học tập và làm theo tư tưởng, Đ Đ phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi giáo
viên phải là tấm gương sáng để cho học trị noi theo. Lan tỏa những điều tích cực tới
các em cho dù sau này các em là thầy cô giáo, là bác sĩ, y tá, dược sĩ hay là một nhà
kinh doanh đi nữa. Với tất cả niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề tôi, bạn và tất cả
chúng ta ngồi ở đây sẽ cố gắng chung tay vì một nền giáo dục phát triển bền vững.
bạn làm được, tôi làm được và tất cả chúng ta sẽ làm được



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×