NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU
ĐỀ: 01
A. Phần đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm:
Bài đọc thầm: Hoa xoan
Mùa giêng hai. Mù sương càng bớt thì mưa phùn bay càng nhiều. Bụi
mưa li ti hàng triệu triệu hạt trắng đục rắc nhè nhẹ. Đất trời ẩm ướt và hơi lạnh.
Ấy là lúc xoan bắt đầu chuyển nhựa rùng rùng chuẩn bị cho mùa hoa mới.
Người nhà quê trồng xoan thành vườn hoặc dặm ở hàng rào để lấy gỗ làm
nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế… Ngàn đời rồi cây xoan có sức sống diệu kỳ và
gần gũi vô cùng với người nhà quê.
Khoảng tiết Kinh Chập năm trước, xoan đã trút hết lá, chỉ còn cây gầy
guộc, cành khẳng khiu. Âm thầm suốt cuối mùa đơng tích nhựa đắng, để đầu
xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh
xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lơng tơ trắng mịn.
Rồi vắng bặt đi một dạo không để ý, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt
nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim tím lăn tăn nơi đầu cành. Và lại bất chợt
giữa trưa nào đó, ngợp mắt, rợp trời hoa xoan bung ra trắng tím. Cái hương
hoa xoan ngan ngát và mùi quả xoan tươi hăng hăng đi theo mãi cuộc đời,
không một loại nước hoa sang trọng đắt tiền nào sánh nổi. Nó ln gợi ta nhớ
nhung về tuổi thơ và một miền quê yêu thương.
Bây giờ, nhà nhà xây mái bằng bê tông cốt sắt, gỗ xoan khơng cịn chỗ
làm cột, làm q giang, địn bẩy. Đến cái chạn bát cũng bằng i-nốc, bằng
nhựa; gỗ xoan đã ra rìa ngồi cuộc sống người dân q. Khơng cịn ai làm nhà
bằng gỗ xoan. Khơng cịn hoa xoan rụng ngõ đất. Ai người trồng, ai người cần
xoan nữa xoan ơi?
Theo Sương Nguyệt Minh
* Học sinh đọc thầm bài: “Hoa xoan” sau đó chọn và khoanh trịn chữ cái
trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Tại sao ngay trong đoạn mở đầu, tác giả đã khẳng định xoan đã
gắn bó với người dân quê hàng ngàn năm nay?
A. Hằng năm cứ đến mùa sương mù, người dân quê lại thấy hoa xoan.
B. Xoan được trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng giường, tủ, bàn ghế.
C. Xoan được trồng xung quanh nhà để lấy bóng mát.
Câu 2: Tác giả dùng biện pháp, hình ảnh nào để miêu tả lộc xoan?
A. So sánh lộc xoan với móng gà chíp, phủ một lớp lơng tơ trắng mịn.
B. Nhân hóa lộc xoan đáng u như móng gà chíp bé xíu xinh xinh.
C. Nhân hóa lộc xoan bé xíu xinh xinh như móng gà chíp.
Câu 3: Vì sao với tác giả khơng thể có thứ nước hoa nào sánh với hương
xoan?
A. Cây xoan gắn bó với quê hương tác giả.
B. Tác giả rất thích mùi hương hăng hăng của quả xoan.
C. Hương hoa xoan luôn gợi nhớ về tuổi thơ và quê hương.
Câu 4: Những hình ảnh nào của cây xoan được tác giả miêu tả nhiều hơn
cả?
A. Cành xoan, hoa xoan.
B. Vườn xoan, bờ rào xoan, lộc xoan.
C. Thân cây xoan, gỗ xoan, hoa xoan.
Câu 5: Điều gì khiến tác giả ngậm ngùi khi nhắc về cây xoan?
A. Tác giả khơng cịn ở q hương.
B. Người dân q đã trồng thứ cây khác thay cây xoan.
C. Người dân không còn dùng xoan làm nhà, làm giường tủ, bàn ghế.
Câu 6: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?
A. Ẩm ướt, gần gũi, âm thầm,li ti,tim tím.
B. Gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, ngan ngát.
C. Li ti, gần gũi, gầy guộc, khẳng khiu, mưa phùn.
Câu 7: Những từ nào trong câu: “Rồi vắng bặt đi một dạo không để ý,
sáng ra mắt nhắm mắt mở, bất chợt nhìn lên đã thấy các hoa xoan tim
tím lăn tăn nơi đầu cành.” là tính từ?
A. Tim tím.
B. Tim tím, lăn tăn.
C. Vắng bặt, tim tím, lăn tăn.
Câu 8: Đoạn 3 của bài văn trên có những trường hợp nào là đại từ?
A. Nó, ta.
B. Nó, đó, ta.
C. Nào, đó, nó, ta.
Câu 9: Những từ nào trong câu: ‘‘Ngàn đời rồi, cây xoan có sức sống
diệu kì và gần gũi vơ cùng với người nhà quê.’’ là quan hệ từ ?
A. Và.
B. Và, với.
C. Rồi, và, với.
Câu 10: Trong câu ‘‘Âm thầm suốt cuối mùa đơng tích nhựa đắng, để đầu
xn thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu
xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.’’, tác giả đã sử
dụng biện pháp nào để tả cây xoan?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Nhân hóa và so sánh.
NỘI DUNG ƠN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT
I. CHÍNH TẢ:
Cha mẹ đọc bài chính tả (Nghe – viết) cho học sinh viết trong thời gian 15 phút:
Cây rơm
Cây rơm đã cao và trịn nóc.Trên cọc trụ người ta úp một chiếc nồi đất,
hoặc ống bơ để nước không theo cọc mà làm ướt từ ruột cây ướt ra.
Cây rơm giống như một túp lều khơng cửa nhưng với tuổi thơ có thể
mở cửa ở bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh
có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại .
Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân .Cây rơm đứng từ
mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau.
Phạm Đức
II. TẬP LÀM VĂN
(Thời gian làm bài 35 phút – Giáo viên chép đề trên bảng lớp)
Đề bài:
Mỗi một con người đều có một vẻ đẹp riêng. Quanh em có nhiều người thân rất
đáng yêu, và đáng kính trọng. Em hãy tả một người thân của em. (Ông, bà, cha,
mẹ,…)
* Ghi chú: Yêu cầu học sinh làm bài Tiếng Việt (viết) trên vở.
--- Hết ---
NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU
ĐỀ: 02
A. Phần đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm:
Bài đọc thầm: ĐỒNG TIỀN VÀNG
Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười
ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những
bao diêm khẩn khoản nhờ tơi mua giúp. Tơi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tơi khơng có xu lẻ.
- Khơng sao ạ. Ơng cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy
đến hiệu bn đổi rồi quay lại trả cho ơng ngay.
Tơi nhìn cậu bé và lưỡng lự :
- Thật chứ ?
- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho
cậu đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình,
diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tơi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gị, xanh
xao hơn và thống một nỗi buồn.
- Thưa ơng, có phải ông vừa đưa cho anh Rô – be cháu một đồng tiền
vàng không ạ?
Tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp :
- Thưa ông, đây là tiền của ông. Anh Rô – be sai cháu mang đến. Anh
cháu không thể mang trả ơng được vì anh ấy bị xe tơng vào, gãy chân,
đang phải nằm nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)
*Học sinh đọc thầm bài:”Đồng tiền vàng” sau đó chọn và khoanh vào chữ
cái đặt trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong câu chuyện trên có các nhân vật:
A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.
B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô – be.
D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.
Câu 2: Người khách (người kể chuyện) đưa đồng tiền vàng cho cậu bé bán
diêm vì:
A. Ơng khơng có tiền lẻ.
B. Ơng thương cậu bé nghèo.
C. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo.
D. Ông tin cậu bé sẽ làm như cậu nói, quay lại trả tiền thừa.
Câu 3: Rô – be không tự mang trả tiền thừa cho khách vì:
A. Rơ – be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.
B. Rô – be bị bệnh đang nằm ở nhà.
C. Rô – be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.
D. Rô – be không thể mang trả ông khách được.
Câu 4: Việc Rô – be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm:
A. Tuy nghèo nhưng Rô – be không tham lam.
B. Dù gặp tai nạn nhưng Rơ-be vẫn tìm cách thực hiện lời hứa.
C. Rô-be muốn kiếm thật nhiều tiền để phụ giúp gia đình.
D. Rơ-be đã làm cho vị khách hết lo lắng.
Câu 5: Em hãy chọn một tên cho Rô – be phù hợp với đặc điểm, tính cách
của cậu:
A. Cậu bé nghèo.
B. Cậu bé đáng thương.
C. Cậu bé bán hàng rong.
D. Cậu bé nghèo trung thực.
Câu 6: “…thoáng một nổi buồn”, Từ trái nghĩa với từ “buồn” là:
A. Vui vẻ
B. Buồn rầu
C. Bất hạnh
D. May mắn
Câu 7: Câu “Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo” từ:
A. Tôi là danh từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
B. Tôi là đại từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
C. Tôi là đại từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
D. Tơi là danh từ làm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Câu 8: Đặt một câu với cặp quan hệ từ: Tuy…….. nhưng………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
………………………………………….
Câu 9: Từ “cháu” trong câu “Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng”
thuộc từ loại:
A. Đại từ
B. Danh từ
C. Tính từ
D. Động từ
Câu 10: “Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tơng vào,
gãy chân, đang phải nằm ở nhà”. Quan hệ từ “vì” trong câu thể hiện mối
quan hệ:
A. Tương phản
B. Điều kiện - kết quả
C. Tăng tiến
D. Nguyên nhân – kết quả
NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT
B. Phần Tiếng Việt ( viết)
I. Chính tả :
Cha mẹ đọc bài chính tả (Nghe viết) cho HS viết trong thời gian 15
phút.
Bài viết:Quần đảo Trường Sa
Từ lâu Trường Sa là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết
và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao
vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vng bốn cạnh, to bằng nửa
chiếc bi đơng, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng
to, đường kính chừng hai mét, xòa một tán lá rộng. Tán bàng là những cái
nón che bóng mát cho những hịn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều
đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.
Theo Hà Đình Cẩn
II. Tập làm văn :
Đề bài: Em hãy tả một người yêu quí nhất mà em thường gặp (thầy giáo,
cơ giáo, người hàng xóm, chú cơng an,…).
u cầu học sinh viết vào vở.
NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU
ĐỀ: 03
A.Phần đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm
Bài đọc thầm : Trị chơi đom đóm
Thuở bé, chúng tơi thú nhất là trị bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tơi cứ chờ
trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường
bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng
chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con.
Việc bắt đom đóm hồn tất, trị chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà q đâu
có trị gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa
lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy
tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng
tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trị này kì cơng hơn: phải lấy vỏ
lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên,
nhúng trứng thật nhanh vào nước sơi, sau đó tách lớp vỏ bên ngồi, rồi
kht một lỗ nhỏ để lịng trắng, lịng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu!
Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của
các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập
chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trị nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tơi vào bộ
đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lịng
trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...
Học sinh đọc thầm bài : “ Trị chơi đom đóm ” sau đó chọn và khoanh trịn
chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây :
Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì ?
A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trị chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê.
Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ?
A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”.
C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”.
Câu 3: Câu: "Chúng tơi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa
lớp khi
học tổ" thuộc kiểu câu nào đã học ?
A. Ai thế nào?
B. Ai là gì?
C. Ai làm gì?
Câu 4: Chủ ngữ trong câu “Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn
nhiên cũng qua đi.” là:
A. Những trò nghịch ngợm hồn nhiên
B. Những trò nghịch ngợm
C. Tuổi thơ qua đi
Câu 5: Tác giả có tình cảm như thế nào với trị chơi đom đóm?
A. Rất nhớ
B. Rất u thích
C. Cả a và b đều đúng
Câu 6: Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
Câu 7: “Lấy trứng khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra”. Tìm từ
đồng nghĩa với từ “ khoét”.
……………………………………………………………………………………….
Câu 8: Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng. Tìm
các cặp từ trái nghĩa trong câu trên.
.......................................................................................................................
Câu 9: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống
…....trời mưa.........chúng em sẽ nghỉ lao động.
Câu 10: Tìm 1 từ đồng nghĩa với hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được .
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………
NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT
B. Phần Tiếng Việt (viết)
I. Chính tả:
Cha mẹ đọc bài chính tả (nghe viết) cho học sinh viết trong thời gian 20
phút .
Bài viết: Quần đảo Trường Sa
Từ lâu Trường Sa là mảnh đất gần gũi với ông cha ta . Đảo Nam Yết và Sơn Ca có
giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút.Trên đảo cịn có những cây
bàng , quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đơng, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ
ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xịa một tán lá rộng. Tán bàng
là những cái nón che bóng mát cho những hịn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã
cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.
Theo Hà Đình Cẩn
II. Tập làm văn: (Thời gian làm bài 35 phút)
Đề bài: Hãy tả một người trong gia đình mà em yêu quý nhất .
Yêu cầu học sinh viết vào vở.
……….HẾT………