Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Ngu van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.36 KB, 9 trang )

MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC - HIỂU
THƯỜNG GẶP TRONG CÁC KÌ THI
Bài 1: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng.
Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi
Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng.
Phan Đình Giót như một hịn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Đã chặt đứt cánh tay mình xơng tới.
Lý Tự Trọng đầu khơng hề chịu cúi
Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du
Chị Sáu ơi! Bơng hoa chị cài đầu
Cịn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo
(Vương Trùng Dương)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng.
Câu 3: Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa
chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa gì?
Câu 4: Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn khơng tên”
Bài 2: Đọc phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một
cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong khơng gian lẫn thời gian. Những
sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mơng. Kể làmsao hết được những vật hữu hình và vơ hình mà
ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?
Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung
Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường


vũ y” của Dương Q Phi cho bạn biết. Tơi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một
thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện
cho tơi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.
Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay
cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn
cản ta cả…”
( Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa –Thơng tin , Hà Nội,2003)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên.
Câu 2. Hãy chỉ ra những thao tác lập luận trong phần văn bản“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi
chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch
bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của lồi người là một thế giới
mênh mơng. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vơ hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách
vở ?
Câu 3. Nêu ý hiểu của anh (chị ) về câu: Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc
du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.
Câu 4. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với anh (chị ) là gì?
Bài 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tơi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tơi đạp xe ra
cơng viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tơi trả lời, khơng giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.


- Ồ, ước gì tơi... Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tơi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng
câu nói tiếp theo của cậu bé hồn tồn nằm ngồi dự đốn của tơi.
- Ước gì tơi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.
Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?
Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ?
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thơng điệp gì?
Bài 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều
trái nhỏ.
Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng
đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của cơng. Phải quan tâm đến đời sống của
nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế
giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới.
Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt
mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi khơng ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
(Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia)
Câu 1. Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng.
Câu 3. Người gửi gắm lời dạy nào thơng qua đoạn trích?
Câu 4. Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Bài 6: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Dừng chân trong mưa bay
Liếp nhà ai ánh lửa
Yên lặng đứng trước nhau
Em em nhìn đi đâu
Em sao em khơng nói
Mưa rơi ướt mái đầu
Mỗi đứa một khăn gói
Ngày nào lần gặp sau
Ngập ngừng khơng dám hỏi
Chuyến này chắc lại lâu

Chiều mờ gió hút
Nào đồng chí- bắt tay
Em
Bóng nhỏ
Đường lầy
(Nguyễn Đinh Thi, Khơng nói, Tia nắng, (Thơ), Nxb. Văn học 1983)
Câu 1: Nhân vật trữ tình của bài thơ trên là ai?
Câu 2: Chỉ ra biểu hiện biện pháp tu từ điệp ngữ có trong bài thơ trên.
Câu 3: Từ bài thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn về giá trị của những lần ngập ngừng, bỡ ngỡ, những lần
gặp mặt hiếm hoi của con người trong quãng thời gian kháng chiến.
Câu 4: Lựa chọn và phân tích chi tiết mà anh (chị) tâm đắc nhất ở bài thơ trên và lí giải sự tâm đắc đó.
Bài 7: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chú Đàn bảo tơi:
– Con xịe tay ra cho chú xem nào!


Tơi co những ngón tay lại, nắm thật chặt và giấu ra sau lưng:
– Tay con sạch cơ mà. Hồi sáng con đã rửa tay rồi.
Chú Đàn phì cười:
– Chú có định khám tay con đâu. Con xịe tay ra để chú xem con có mấy cái hoa tay thơi.
Đằng sau lưng, hai bàn tay tơi lỏng đi. Tơi chìa bàn tay trái ra trước mặt chú Đàn, thắc mắc:
– Hoa tay là gì hở chú?
Chú Đàn dựng mắt nhìn tôi:
– Con lớn từng này rồi mà không biết hoa tay là gì à?
Chú cầm lấy bàn tay tơi, chậm rãi giải thích:
– Hoa tay là những vân tay hình trịn ở đầu mỗi ngón tay. Hoa tay càng nhiều thì vẽ càng đẹp. Nếu con
có mười cái hoa tay, con sẽ vẽ đẹp nhất lớp. Con viết chữ cũng đẹp nhất lớp.
Tơi hồi hộp nhìn chú Đàn săm soi từng ngón tay tơi. Có cảm giác như chú đang nghiên cứu những
chiếc gân lá trên năm chiếc lá.
Tơi nín thở, hỏi:

– Con có mấy cái hoa tay hả chú?
Chú Đàn lắc đầu, thất vọng:
– Chẳng có cái nào hết.
Tơi lặp lại, buồn rười rượi:
– Chẳng có cái nào hết.
Trong một giây, tôi cảm thấy mắt tôi chợt tối đi. Trái tim tôi quặn thắt và rơi xuống một chỗ nào đó,
rất xa, có thể là tận những đầu ngón chân.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh)
Câu 1: Tìm vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các nhân vật trong đoạn trích trên.
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp (theo cấu trúc Chủ – Vị) trong các câu văn sau:
Hoa tay là những vân tay hình trịn ờ đâu mỗi ngón tay. Hoa tay càng nhiêu thì vẽ càng đẹp. Nếu con có mười
cái hoa tay; con sẽ vẽ đẹp nhất lớp.
Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về sự trong sáng, ngây thơ của trẻ thơ được miêu tả trong đoạn trích.
Bài 8:
BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được
điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con
người”.
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cơ gái và được trả lời: “Tình u là điều đẹp nhất trần gian, bởi
tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở
nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình u”.
Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hịa bình
là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hịa bình, ở đó có cái đẹp”.Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tơi có thể
cùng lúc vẽ niềm tin, hịa bình và tình u?”.
…Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình u trong cái hơn của người
vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ơng tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất
trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ơng đặt tên cho nó là “Gia đình”.
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?
b. Trong bài, các nhân vật đã nói cho chúng ta hiểu điều đẹp nhất thế gian là gì ?

c. Em có quan niệm như thế nào về hai chữ “Gia đình”, trách nnhiệm của em đối với gia đình là gì ? Hãy trình
bày bằng một đoạn văn khoảng 8-10 câu
Bài 9: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Ôi thiên nhiên, cám ơn người nhân hậu
Những so le, người kéo lại cho bằng
Ít nhất cũng là khi nằm xuống
Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vành trăng…
Những bia mộ thẳng hàng im lặng quá


Ai hay đâu mang hồn của bao người
Với bời bời nỗi niềm tâm sự
Đến bây giờ có lẽ cũng chưa nguôi…[…]
Trời rộng vô cùng, đất cũng rộng vô cùng
Bởi khoảng trống mỗi con người bỏ lại
Cái khoảng trống nhỏ nhoi bằng chính vóc họ thơi
Mà cả dãy Hồng Liên khơng sao che lấp…
Tơi đi giữa nổi chìm bao số phận
Lịng lắng nghe mn tiếng nói xa gần
Tơi khơng tin con người là ảo ảnh
Và cuộc đời là một thoáng giữa sân ga
(Trần Đăng Khoa, Ở nghĩa trang Văn Điển, Bên cửa sổ máy bayNXB Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1: Tim những từ láy có trong đoạn trích trên.
Câu 2: Xác định từ loại của các từ sau: rộng, nhỏ nhoi, ngi.
Câu 3: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm tác giả cho rằng: Tôi không tin con người là ảo ảnh?
Câu 4: Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm cuộc đời mà tác giả đề cập đến trong đoạn thơ?
Bài 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vơ nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong
vô vọng. (…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của
thành công. (…) Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào

nghèo khó mãi. Đừng ngồi qy quần thường xun bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà
trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng
những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một cơng cụ nối liền thế giới bên ngoài.
(2) Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức của bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt
động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi cịn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi
nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng , cái sai, cái đáng làm và cái
không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để có thành cơng bạn nên có nề tảng về mọi mặt,
thiếu nó khơng chỉ có chơng chênh mà có khi vấp ngã.
(3) Hoạt động xã hội, đây là dòng sông cuộc đời. Phù sa sẽ về với bạn để mùa màng, cây lá tốt tươi. Đắm
mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình u thương, cảm thơng và trân trọng con người, để mình cố gắng sống
tốt hơn, trách nhiệm hơn. Đây cũng là cách để bạn tận hiến những gì cao đẹp cho đời.
(Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội nhân dịp ky
niệm ngày 26/3/2016)
Câu 1 (0.5 điểm) Trong đoạn (1) người viết đã sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 2 (0.5 điểm) Nêu ít nhất một quan điểm của người viết trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1.0 điểm) Theo anh/chị, các ý kiến sau có mâu thuẫn khơng: “ tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế
nhà trường để ngày mai khởi nghiệp” và “Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình u thương, cảm thơng
và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn”? Lý giải của anh/chị?
Câu 4 (1.0 điểm) Theo anh/chị, lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ vẫn cịn “thu mình một góc trong nhà trọ
nhỏ nhoi hay đắm đuối trên màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng những câu chuyện phiếm giết thời
gian”.?
Bài 11: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Dân ta thông minh, hiếu học, chuộng tri thức, nhưng cịn nghèo trí tưởng tượng. Hãy bình tĩnh nhìn qua các
kiểu nhà biệt thự mới mọc ở thành phố thời mở cửa và dạo qua các cửa hiệu, các chợ đầy ắp hàng hóa nước
ngồi, từ quần áo đến đồ chơi trẻ em, từ đồ dùng văn phòng đến xe đạp, quạt máy. Nhiều hàng nội của ta
khơng cạnh tranh được vì thua kém cả phẩm chất, hình dáng đến mẫu mã. Thật ra đã từ lâu chúng ta quen
sao chép, ít chịu khó nghĩ ra các ý tưởng mới. Nhìn lại cái giường, cái bàn cho đến cây bút, cái cặp,…có thể
nói năm mươi năm khơng hề thay đổi! Có lẽ do truyền thống học tập từ chương, khoa cử, ơng bà ta bị gị bó
q nhiều, cho nên ta ít có những nhà tư tưởng lớn, ít có những cơng trình đồ sộ với sức tưởng tượng phóng
khống, diệu kì. Ngay cả những tác phẩm văn học hay nhất cũng chủ yếu làm ta say đắm bởi văn chương

mượt mà, gợi những tình cảm sâu sắc, tha thiết, nhưng ít có hoặc khơng có những pho truyện lớn với tình tiết


phức tạp, ý tưởng kì lạ, tầm cỡ như Tam quốc, Thủy hử, Hồng lâu mộng hay tiểu thuyết như của V. Huy-gô,
L.Tôn-xtôi, Ph. Đôt-xtôi-ép-xki.
Hơn bất cứ lúc nào, câu nói của Anh-xtanh cần được khẳng định : “Tri thức mà thiếu sức tưởng tượng dễ
biến thành tri thức chết, tri thức khơng có tiềm năng phát triển”. Biết và hiểu là cần để làm theo, noi theo chứ
hoàn toàn chưa đủ để tạo ra những sản phẩm mới và có sức cạnh tranh”.
(Theo Hồng Tụy, tạp chí Tia sáng)
Câu 1. Theo tác giả, điểm hạn chế trong tư duy của người Việt là gì?
Câu 2. Trong đoạn văn, người viết đã chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế đó?
Câu 3. Người viết dẫn nhận định của Anh-xtanh nhằm mục đích gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của Anh-xtanh: “Tri thức mà thiếu sức tưởng tượng dễ biến thành
tri thức chết, tri thức khơng có tiềm năng phát triển” khơng? Vì sao? (Viết từ 5 – 7 câu)
Bài 12: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Ngày nghỉ lễ con cun cút về với mẹ
Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng
Ở giữa quê mà nhớ q q thể
Mở ti vi. Lịng chộn rộn mơng lung…
Đây xứ sở hoa anh đào, hoa tuy líp
Những làng mạc, cánh rừng, những thành phố từng qua
Đây ngập nắng, đây bạt ngàn trắng tuyết
Căn nhà này nối chuyến những miền xa
Nối mảnh ruộng mẹ suốt đời mất được
Với quả cà, hạt thóc với nắng hạn mưa going
Nối cui cút và lặng thầm mơ ước
Với con cháu bên bồi mẹ bên lở một dịng sơng
(Nguyễn Trọng Hồn, Năm mới, Tri thức thời đại 1+2/2005)Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử
dụng trong bài thơ trên .
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một phép tu từ đặc sắc nhất trong khổ 2 và 3.

Câu 3: Từ láy lập cập cho ta hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ trong câu thơ Người nơ nức du
xuân, mẹ lập cập trên đồng?
Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Bài 13: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại
nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn khơng theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại
một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ,
nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà
bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng khơng, có thể nó sẽ là những
màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở
nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng
giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng
nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh


trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng khơng, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích,
là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.
Câu 3. (0,5 điểm) Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.”?
Câu 4 . (1,0 điểm) “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/ chị là gì? Anh/ Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành
hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.)
Bài 14: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng
Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi, nhưng lịng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hồng nổ súng tiến cơng.
Anh tên gì hỡi Anh u q
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Khơng một tấm hình, khơng một dịng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế ky
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)
Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như
bức thành đồng”.
Câu 4.
Không một tấm hình, khơng một dịng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế ky
Anh là chiến sĩ Giải phóng qn.
Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của người chiến sĩ giải phóng qn?
Bài 15: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 4:
(…)
Người bạn trung thực chính là tài phúc của kiếp này! Đồng thời, xin bạn hãy nhớ, người hay chủ động thanh
tốn tiền, khơng phải do ngu ngốc lắm tiền, mà là người ta coi bạn bè quan trọng hơn tiền bạc.
Người mà khi cùng làm việc nhóm biết bỏ qua lợi ích cá nhân, không phải do đần độn, mà là do hiểu được thế
nào là chia sẻ.

Người mà khi làm việc tự nguyện chủ động làm nhiều, không phải do ngu ngốc, mà do biết được trách nhiệm.
Người sau khi cãi nhau tự xin lỗi trước, không phải do người ta sai, mà do hiểu được thứ gì mới đáng để trân
trọng.
Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà thực sự coi bạn là bạn bè.
Người khác giúp bạn là tình cảm, khơng giúp bạn là bổn phận, khơng có thứ gì là đương nhiên phải thế.
(…)
(Trích Điều khó nhất và phá sản lớn nhất đời người, Lý Gia Thành, Nguồn baomoi.vn)
Câu 1 (0,5 điểm). Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản viết về nội dung gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản và cho biết ý nghĩa của biện
pháp tu từ đó.
Câu 4 (1,0 điểm). Người tự nguyện giúp đỡ bạn, khơng phải do nợ bạn cái gì, mà thực sự coi bạn là bạn
bè. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên khơng? Vì sao? ( viết từ 2-3 dòng)


Bài 15:
Có những ngã ba nối những dịng sơng lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;
Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đơ to
Như những mạch máu khổng lồ
Trên thân hình trái đất
Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói
Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dịng văn mình lớn, đơng, tây, kim, cổ…
Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết (trong sách địa dư, trên bản đồ)
Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…
Xong rồi con có thể quên…
Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc”
(Ngã ba Đồng Lộc, Huy Cận)
Câu 1. Đoạn thơ trên là lời giao tiếp của ai với ai? Nói về điều gì?
Câu 2. Tác giả chủ yếu sử dụng phép liên kết gì?
Câu 3. Hãy chỉ ra các phép tu từ trong đoạn thơ và cho biết giá trị của các phép tu từ đó.

Câu 4. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua lời khun “Chớ qn ngã ba Đồng Lộc”?
Bài 16:
Trong một biểu diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói
chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người . Trong
bài diễn thuyết có đoạn :
“ Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều
gì tốt nhất cho chính mình.
Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần
trong cuộc sống của ban. Bởi vì nếu khơng có chúng, cuộc sống của bạn phần nào sẽ mất đi ý nghĩa.
Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ
bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn cịn điều gì đó để cho đi. Khơng có gì là hồn tồn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở
nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.
Bạn chớ ngai nhận rằng mình chưa hồn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng
ta lại với nhau.
Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm…”
(Theo “Quà tặng cuộc sống- Sống trọn vẹn từng ngày”- kienhuccuocsong.edu.vn)
Câu 1 : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên
Câu 2 : Em hiểu như thế nào về câu nói : “ Khơng có gì là hồn tồn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc
khi bạn thơi không cố gắng nữa ? ”
Câu 3 : Brian Dison nói : “Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng.
Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.”, anh/chị có đồng tình với điều đó khơng ? Vì sao
?
Câu 4 : Thơng điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh/chị?
Bài 17:
“Hịn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết ni lửa và truyền lửa.
Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số
đơn. Cơ đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó lồi người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho
khơng cịn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu

lửa? Khơng có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Khơng có lửa làm gì có “nồng”
nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì cịn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ
đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đơi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Khơng có lửa
em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sơi kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành,
thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.
Thế nhưng: Nếu khơng có lửa làm sao thành mùa xn?”.


(Trích Thắp mình để sang xn, Nhà văn Đồn Cơng Lê Huy)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn bản trên.
Câu 2: Ý nghĩa của từ “lửa” được in đậm trong hai câu văn sau: “Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể
cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết ni lửa và truyền lửa”.
Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt”?
Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/chị được rút ra từ đoạn văn bản trên.
Bài 18: Hài hước cũng phải học, học để thưởng thức được cái hài, học để diễn được cái hài. Chính khách
nhiều nước phải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước. Hài để cho việc tuyên truyền được vui vẻ
tự nhiên đậm đà ý nhị. Hài để tấn công đối thủ đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để đá
bóng về sân đối phương. Hài để gỡ bí trong tình huống trớ trêu khó xử. Lúc ấy mà mặt khó đăm đăm thì chắc
chắn sẽ liệt, sẽ mất điểm.
Chính khách khi nói một câu hóm hỉnh chưa chắc đã thực lịng nói, diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy
nghệ sĩ ưu tú đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và cơng chúng, vậy là đạt được
mục đích.
Cao hơn cả diễn nữa, là mình có khả năng hiểu được cái hài, thích cái hài, mình cười một cách tự
nhiên, pha trò một cách tự nhiên. Đấy là của trời cho. Đấy là người được thiên phú. Một tiếng cười bằng
mười thang thuốc bổ.
(Trích Khơng biết cười – Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ, 2015, tr. 56)
1. Chủ đề của đoạn văn là gì? Hãy đặt cho đoạn văn một tiêu đề mà anh (chị) thấy phù hợp.
2.Tác giả đã nói về những tác dụng gì của cái hài và nói với giọng điệu ra sao?
3. Trong đoạn văn, từ diễn được dùng đến ba lần. Anh (chị) hiểu như thế nào về hàm nghĩa của từ này?
4. Từ điều tác giả Hồ Anh Thái gợi mở, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nói về ý nghĩa của cái hài

trong cuộc sống.
Bài 19: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy,
Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh,
Dù là người phàm tục hay kẻ tu hành,
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta khơng trịn ngay tự trong tâm.
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm,
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
Thì chắc gì ta nhận được ra ta.
Ai trong đời cũng có thể tiến xa,
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,
Không chỉ dành cho một riêng ai!
(Thơ tự sự – Nguyễn Quang Vũ).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các
biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận
được ra ta”.
Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?
Bài 20: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt
quệ giống nịi, người tiêu dùng có cịn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như
mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.


Nếu khơng có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và

tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nịi giống
chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!
Phát triển sẽ là gì nếu khơng phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo mơi trường lành mạnh, an tồn
để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác
tính cho cả dân tộc, nếu khơng cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc
vô phương cứu chữa”.
(Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – Th.s Trương Khắc Hà)
Câu1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu khơng có biện pháp hữu hiệu ngăn
chặn kịp thời?
Câu 3. Hãy cho biết thái độ của tác giả khi bàn về thực phẩm bẩn?
Câu 4. Nêu nội dung khái quát đoạn trích?
Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu sau:
1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.
2. Những tàu lá chuối vàng ối xỗ xuống như những đuôi áo, vạt áo.
3. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu
kết trái.
4. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.
5. Đảo xa// tím pha hồng.
6. Rồi thì cả một bãi vơng lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.
7. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thống một mái chùa cổ kính.
8. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ơng Tun.
9. Sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lí đó khơng bao giờ thay đổi.
10. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống.
11. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.
12. Tiếng cười nói ồn ã.
13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân// đua nhau toả mùi thơm.
14. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
15. Dưới ánh trăng, dòng sơng sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát.
16. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

17. Cái hình ảnh trong tơi về cơ, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
18. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh.
19. Đứng bên đó, Bé trơng thấy con đị, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh
giặc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×