Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHAK6NGUYEN VIET THAI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.14 KB, 6 trang )

z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC-MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 1
Năm học: 2018 - 2019

Giáo viên giảng dạy: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Nguyễn Việt Thái An
Lớp: ĐH SPTHA – K6
MSSV: 1161070001

Đồng Nai, ngày 06 tháng 12 năm 2018


LỜI MỞ ĐẦU
Vừa qua (29/10 - 24/11), trong chuyến đi thực tế kiến tập lần 1, em được sự giúp
đỡ và hướng dẫn nhiệt tình từ phía thầy cơ trong nhà trường và các em học sinh tại
trường Tiều học Tam Hiệp B. Em được nhà trường phân vào lớp 2/1. Trong
chuyến đi thực tế kiến tập lần 1 ở trường tiểu học em nhận thấy việc thực hiện 3
nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học hoàn tồn được đảm bảo trong
các tiết học. Bên cạnh đó, em có một số đánh giá, băn khoăn, thắc mắc của bản
thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt. Đó là lí do em thực hiện
bài báo cáo này.

Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp;
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).


 Ngun tắc 1: Nguyên tắc phát triển tư duy
- Ở các tiết dự giờ của các giáo viên và quan sát các tiết dạy của giáo viên
hướng dẫn em nhận thấy giáo viên đã đảm bảo được các yếu tố hình thành tư
duy thông qua các câu hỏi cũng như các yêu cầu của giáo viên, học sinh đã
tự thắc mắc và tích cực tư duy dưới sự hỗ trợ của giáo viên bằng cách đặt
câu hỏi liên tục, so sánh, tổng hợp nhằm phân tích bài học cũng như rèn
luyện cho các em phẩm chất tư duy nhanh, chính xác,..
VD: Trong tiết Tập Đọc bài Bà Cháu của lớp 2, giáo viên đã hình thành tư
duy bằng cách đặt nhiều câu hỏi có tính gợi ý sau khi cho các em đọc từng
câu, từng đoạn để các em nắm được nội dung bài học, mở rộng vốn từ.
Ngoài ra giáo viên còn đưa ra các câu hỏi mở, các câu hỏi nâng cao ngồi
sách giáo khoa để nâng cao trình độ nhận thức và nâng cao khả năng tư duy
của học sinh.
 Trong câu chuyện bà cháu gồm những nhân vật nào ?
( ba bà cháu, cô tiên )
 Cuộc sống của ba bà cháu như thế nào? ( ba bà cháu rau cháo nuôi nhau
nhưng lúc nào cũng đầm ấm)


 Giải nghĩa các từ ngữ khó ( phần chú thích, mở rộng thêm một số từ )
rau cháo (thức ăn đạm bạc,k có thịt cá,chỉ có rau và cháo trắng);
hiếu thảo (có lịng kính u ơng bà, cha mẹ)
 Kết hợp giáo dục tư tưởng cho học sinh: các con phải thể hiện lịng hiếu
thảo đối với ơng bà, cha mẹ của mình như thế nào ?
 Nguyên tắc 2: Nguyên tắc giao tiếp
- Trong các tiết dự giờ của các giáo viên và quan sát các tiết dạy của giáo viên
hướng dẫn em nhận thấy giáo viên đảm bảo được các nguyên tắc giao tiếp
khi thực hiện trong q trình giảng dạy thơng qua q trình giao tiếp giữa
giáo viên hỏi - học sinh trả lời, giáo viên nhận xét hoặc việc học sinh thắc
mắc các vấn đề giáo viên giải đáp các thắc mắc.

VD: Khi học bài LTVC: Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu: Ai làm gì ?
giáo viên khai thác các hình ảnh về quê hương bằng các câu hỏi gợi ý, học
sinh quan sát và trả lời sau đó giáo viên nhận xét.
- Bên cạnh đó, cịn có thêm q trình giao tiếp giữa học sinh với học sinh :
thông qua việc cho học sinh trả lời các câu hỏi và học sinh khác sẽ nhận xét
phần trình bày của bạn hoặc thơng qua việc cho các học sinh thảo luận nhóm.
VD:
+ Trong các bài học như LTVC thì chủ đề luyện nói khi giáo viên cho học
sinh làm việc nhóm đơi sẽ lần lượt giúp các học sinh quan sát, lắng nghe,
giao tiếp và nhận xét bạn của mình.
+ Ngồi ra, trong các bài học Kể Chuyện giáo viên cho học sinh làm việc
nhóm 4 khi trả lời các câu hỏi giáo viên trong việc khai thác tranh, các em sẽ
thảo luận và quan sát rồi nhận xét phần trình bày của bạn mình.
 Nguyên tắc 3 : Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn
có của HSTH.
- Ở các tiết dự giờ của các giáo viên và quan sát các tiết dạy của giáo viên
hướng dẫn em nhận thấy giáo viên đảm bảo được các nguyên tắc được thực
hiện trong quá trình giảng dạy, đảm bảo được :
VD:
+ Khi bắt đầu một tiết học, giáo viên thường sẽ mở đầu các tiết học bằng
một bài hát, cả lớp cùng hát chung, hoặc cho học sinh chơi một trò chơi


nhỏ( thơng qua trị chơi có thể kết hợp kiểm tra bài cũ) để tạo hứng thú học
từ ban đầu cho học sinh.
+ Thường xuyên kết hợp xen kẽ các hoạt động thư giãn để các em hứng thú
hơn bằng các trị chơi như là “ tí bảo”, “ con thỏ ăn cỏ” để tránh cho lớp mất
tập trung.
+ GV thường kích thích sự chú ý với học sinh qua các trang powerpoint sinh
động, đưa ra những hình ảnh vui nhộn tăng them hứng thú cho các em học

sinh.
+ Sau hoạt động thảo luận làm việc nhóm đơi, nhóm 4 thì giáo viên thường
cho các em nhận xét lẫn nhau để tập cho các em biết cách nhận xét phần trình
bày của bạn mình, qua đó giúp các em phần nào tự tin hơn.
+ Đối với các học sinh hay viết sai lỗi chính tả, hoặc thường phát âm sai ở các
tiết chính tả, tập đọc giáo viên sẽ chú ý các học sinh này và chỉnh sửa bằng
cách cho các em tập viết và rèn đọc nhiều hơn ( vào giờ ra chơi hoặc truy bài
đầu giờ để giúp các em cải thiện kết quả nhanh chóng ).
+ Giáo viên sẽ thường dùng những lời động viên, khen ngợi trước lớp cho các
em học sinh rụt rè nhút nhát để giúp các em thêm phần tự tin và hoà nhập các
bạn tốt hơn. Còn các học sinh hiếu động, không tập trung, hay gây mất trật tự
trong lớp sẽ chọn cách thường xuyên mời các học sinh này trả lời câu hỏi,
tham gia nhận xét phần đọc, trả lời của các bạn của mình để giúp các em tăng
khả năng tập trung vào bài học.
+ Sử dụng những lời khen nhiều hơn là những lời phê bình đối với học sinh.
 Hiện nay để tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí của
1 tiết dạy tích cực cần các tiêu chí sau:
- Trong tiết học thì tất cả các học sinh tham gia hoạt động tích cực sẽ giúp các
học sinh có khả năng tự học, tự tin khi giao tiếp, nhận xét , tham gia nhận xét;
có hứng thú học tập, tinh thần xây dựng bài và rèn luyện để tiến bộ.
VD: Sau khi học sinh đọc bài theo nhóm đơi học sinh được nhận xét lẫn
nhau về giọng đọc cũng như cách đánh vần của bạn. Nếu không đọc được
sẽ được bạn khác giúp từ đó học sinh có thể tự điều chỉnh cách đọc của
mình.
- Trong các tiết dạy lấy học sinh làm trung tâm, cho học sinh hoạt động liên tục,
học sinh tham gia các hoạt động nhận xét giúp các học sinh nắm được nội
dung bài học. Vì vậy, giáo viên sử dụng lời nói giúp cho học sinh biết được
chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; chấm vở kèm thêm viết nhận xét vào



vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp
đỡ kịp thời.
+ VD: các phiếu bài tập giáo viên chuẩn bị cho học sinh, sau khi kiểm tra
học sinh đọc bài giáo viên nhận xét trực tiếp.
- Các học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ trong một mơn học hoặc ít
nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu, tuyên dương và tập
thể lớp công nhận.
+VD: Bạn Minh Hồng trong lớp trước đây cịn mắc lỗi chính tả, đọc chưa
lưu loát nhưng sau một thời gian cố gắng cải thiện, nhận thấy sự tiến bộ
giáo viên ngay lập tức tuyên dương trước lớp và tập thể lớp công nhận.
Yêu cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng Việt ở các trường tiểu học.
-

Bên cạnh đó, ở tiết dạy dự giờ và các tiết dạy của giáo viên hướng dẫn ở
trường tiểu học bản thân , em có một số băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi
tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt nhận thấy vài điểm khác biệt với
thực tế ở trường tiểu học.
+ Ở các tiết dự giờ,đa phần giáo viên sẽ sử dụng phòng máy chiếu nên giáo viên
thường chỉ chọn số lượng học sinh tham gia dự là khoảng 35 học sinh ,đa các
em học khá giỏi trong lớp. Đối với các em học yếu sẽ ở lại lớp tự quản và làm
bài giáo viên giao.
+ Khi giảng dạy không dự giờ giáo viên không thực hiện như quy trình bình
thường mà có thể cho các em tập trước,chuẩn bị bài trước cho buổi học hôm
trước và dặn dò các em nội dung sẽ hỏi trong tiết dự giờ để tránh bị cháy giáo
án, ... Như vậy có nên khơng?
+ Chỉ sử dụng các hình thức dạy bằng power point đối với các tiết dự giờ, dạy
mẫu. Trong các tiết dạy thường chỉ dạy “ chay ”, ít tổ chức các hoạt động trò
chơi cũng như hoạt động nhóm.
( Ý kiến cá nhân: đối với các tiết dạy thường ngày có thể thêm các hình thức

khác như trị chơi, có thể chuẩn bị bài ở nhà rồi mang lên lớp trình bày trao đổi
với nhau để tăng sự hứng thú cho học sinh ).


Vừa rồi là phần trình bày của em một số đánh giá, băn khoăn, thắc mắc của
bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt qua chuyến đi
thực tế kiến tập lần 1. Ở biện pháp đưa ra để khắc phục bất cập vẫn còn
chưa đúng hoặc cịn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy xem xét giải quyết
các thắc mắc và chỉnh sửa những điều cịn sai, cịn thiếu sót trong bài.
Em xin chân thành cảm ơn!

Giáo viên giảng dạy

ThS. Trần Dương Quốc Hòa

Sinh viên kí tên

Nguyễn Việt Thái An



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×