Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THAK6Pham Thi Kim ChiKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.11 KB, 4 trang )

Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy, Nguyên
tắc giao tiếp, Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn
có của HSTH) (Đánh giá thêm các tiết dạy TV ở trường TH theo các
tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực:
1. Mọi HS đều được tham gia hoạt động;
2. Tự HS sản sinh ra tri thức;
3. Không khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoái mái)
=>
/>Trong đợt thực tập vừa qua tại trường Tiểu học Tân Tiến, em đã học
hỏi được nhiều kinh nghiệm, được trải nghiệm thực tế với việc giảng
dạy cũng như trau dồi cho bản thân những kĩ năng cần thiết trong
công tác chủ nhiệm. Và qua đó, em nhận thấy các giáo viên đã áp
dụng 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt tương đối tốt.
 Nguyên tắc phát triển tư duy:
Trong các giờ học, GV đã đảm bảo việc rèn luyện các thao tác tư
duy cho HS qua việc đặt câu hỏi – HS trả lời, HS tự nêu lên thắc
mắc, ý kiến của bản thân và các bạn khác sẽ giúp đỡ HS trả lời
câu hỏi. Từ đó HS đưa ra các cách sử dụng từ, các bài học cho
bản thân.
Ví dụ:
+ Trong tiết học vần “iu – iêu” lớp 1, HS so sánh vần đã học với
vần mới để tìm ra điểm giống và khác nhau, sau đó HS cài bảng
cài, đánh vần và đọc trơn => HS có thể nhớ được vần lâu hơn.
+ Trong tiết tập đọc “Sự tích cây vú sữa” ở lớp 2, các HS ngoài
trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra còn được giải nghĩa các từ mới,
từ khó. Đồng thời rút ra bài học: yêu thương, nghe lời cha mẹ.
+ Trong tiết học chính tả “Bông hoa niềm vui” ở lớp 2, bài tập 3,
HS được yêu cầu đặt câu để phân biệt các từ rối – dối; rạ – dạ,
GV đã phân HS làm theo hình thức cá nhân rồi chấm chéo bài,
sau đó so sánh với bài làm của HS khác trên bảng phụ => HS có


thể phân biệt và biết cách sử dụng các từ này vào các tình
huống giao tiếp khác nhau, đồng thời rèn luyện tư duy qua thao
tác so sánh, phân tích.
 Nguyên tắc giao tiếp:


Nguyên tắc này được đảm bảo thông qua các tiết dạy.
GV đã lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy sao cho hoạt động giao
tiếp làm mục đích, giúp HS có môi trường giao tiếp, hiểu – vận
dụng ngôn ngữ để diễn tả tư tưởng, cảm xúc của các em
Ví dụ:
+ Phân môn Tập làm văn “Chia buồn, an ủi”, ở yêu cầu 2, GV cho
HS đóng vai để nói lời an ủi với ông (bà), từ đó HS biết cách nói
lời an ủi với người xung quanh hơn.
+ Phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu, GV cho HS làm việc
theo nhóm, việc này sẽ giúp các em có thể nêu lên ý kiến, trao
đổi cùng bạn bè, phát hiện chỗ chưa đúng của bản thân cũng
như bạn cùng nhóm, sau đó tổng hợp lại để phát biểu trước lớp.
Từ đó kĩ năng làm việc nhóm cùng kĩ năng giao tiếp, phát hiện
và sửa lỗi của các em được phát triển hơn.
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của học sinh:
- GV thường sẽ mở đầu các tiết học bằng một bài hát hoặc trò
chơi kết hợp kiểm tra bài cũ, tạo hứng thú cho HS. Tuy nhiên
khi chuyển qua hoạt động học tập, HS thường chưa chú ý. Đây
cũng là vấn đề một số GV chưa giải quyết được triệt để.
- Trong quá trình giảng dạy, GV thường khen ngợi, động viên tới
các HS còn rụt rè, mắc lỗi để các em tự tin, mạnh dạn hơn
trong học tập và đời sống. Đối với các HS hiếu động, GV sẽ
chú ý yêu cầu các em nhận xét, trả lời câu hỏi để các em chú

ý hơn.
- Qua các tiết học Tập đọc, GV mời HS đọc từng câu ngắn trước,
đồng thời sửa lỗi kịp thời cho các em, sau đó HS trả lời câu hỏi
theo mức độ khó dần. Điều này giúp HS cải thện khả năng
phát âm của mình hơn.
- Hay trong các tiết học Luyện từ và câu, bài “Mở rộng vốn từ:
từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi”, khi yêu cầu HS
nêu các từ chỉ người thân trong gia đình, HS miền Nam sẽ có
tên gọi khác với HS miền Bắc, GV sẽ giải thích, bổ sung. Từ đó,
vốn từ của các em sẽ được mở rộng hơn rất nhiều.
*Theo tiêu chí một tiết dạy tích cực, các tiết dạy ở trường
tiểu học:
 Cơ bản đã tổ chức được các hoạt động mà mọi HS đều được
tham gia. Cụ thể:


+ GV đã tổ chức cho HS tham gia hoạt động cá nhân, theo
nhóm trong giờ học.
+ Các trò chơi được tổ chức để tất cả HS có thể tham gia.
Ví dụ:
Trong tiết học Luyện từ và câu, bài “Mở rộng vốn từ: từ ngữ
về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?” – TV2 Tập 1/108,
ở bài tập 1, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để nêu
những việc mình đã làm ở nhà để giúp cha mẹ, sau đó chơi
trò chơi Bắn tên để yêu cầu HS kể tên những việc đó.
 Giúp HS tự sản sinh ra tri thức. Cụ thể là GV đã tổ chức tiết
dạy sao cho HS tự rút ra được kĩ năng, bài học cho bản
thân.
Ví dụ:
+ Sau khi học xong các tiết tập đọc, GV thường đặt câu hỏi:

Câu chuyện/Tiết học hôm nay đã dạy các em điều gì?, từ đó
HS tự rút ra được bài học cho bản thân.
+ Trong tiết Tập làm văn, HS sẽ viết bài văn trên lớp qua
các gợi ý của GV, sau đó sửa một số bài để HS làm mẫu và
rút kinh nghiệm. Tuy việc này khá mất thời gian, không đảm
bảo được thời lượng của tiết dạy, nhưng HS được rèn luyện
kĩ năng viết tốt hơn nhiều.
 Tạo không khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái qua các
trò chơi được tổ chức trong tiết học. Ngoài ra GV còn giảng
dạy bằng Power Point có hiệu ứng, hình ảnh sinh động, tạo
hứng khởi cho HS.
Ví dụ:
Trong tiết học Luyện từ và câu, bài “Mở rộng vốn từ: từ ngữ
về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi” – TV2 Tập 1/82, ở bài
tập 3, GV tổ chức trò chơi Về quê để HS cài lên bảng những
từ chỉ người trong gia đình, họ hàng hai bên nội – ngoại. Các
em thường thích được về quê chơi, nên khi được thực hiện
việc này các em sẽ rất hào hứng và tích cực.

Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực
tế với các tiết dạy học TV ở trường TH.


- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải
pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).
1. BĂN KHOĂN – THẮC MẮC:
Khi được tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu
học, có một số điều bản thân tôi băn khoăn, thắc mắc.
Đầu tiên, các HS quá thụ động trong giờ học, có những HS dù biết

nhưng cũng không phát biểu ý kiến. Phải chăng từ những lớp dưới,
GVCN đã không hình thành cho các em thói quen phát biểu ý kiến của
bản thân? Có nhiều em không được rèn luyện kĩ năng đọc – phân tích
để trả lời câu hỏi, chẳng hạn trong tiết Tập đọc, những câu hỏi của GV
có đáp án ngay những câu đầu tiên của bài học, nhưng các em vẫn
không thể đưa ra câu trả lời.
Thứ hai, HS không được



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×