ĐỀ TIẾNG VIỆT
Câu 1: (2 điểm):
a/ Cho câu thơ:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà”
Hãy chép chính xác năm câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
b/ Cho biết trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ
thuật gì? Nêu ngắn gọn về đặc điểm của bút pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ ?
Câu 2: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“ ... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn
đồng hồ nói một mình:
– Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười
một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cơ gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im
lặng…”
a/ Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b/ Các câu in đậm trong đoạn trích trên là lời đối thoại hay độc thoại? Vì sao em
biết?
c/ Thuật lại đoạn truyện trên, trong đó em hãy chuyển lời dẫn trực tiếp (đã được
in đậm ) thành cách dẫn gián tiếp.
Câu 3: ( 2 điểm) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ
liên quan đến phương châm hội thoại nào mà em đã học?
a. Nửa úp nửa mở.
b. Đánh trống lảng.
c. Nói như đấm vào tai.
Ăn đơm nói đặt.
Câu 4. (2,0 đ)
1.1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ?
1.2. Trình bày lại tồn đoạn trích, trong đó, chuyển lời thoại của nhân vật (phần
in nghiêng) thành lời dẫn gián tiếp:
“ Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao qn, chia qn sĩ ra làm năm đạo, hơm
đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng:
- Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên
đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn
mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khốc! ”
(Hồng Lê nhất thống chí, Ngơ gia văn phái, Ngữ Văn 9, tập 1)
Câu 5. (2,0 đ)
2.1. Thế nào là từ nhiều nghĩa?
2.2. Chỉ ra đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa
của từ “nhóm” trong khổ thơ sau :
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm u thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
(Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ Văn 9, tập 1)
Câu 6: ( 1điểm): Cho biết các đặc điểm của tình huống giao tiếp mà người nói cần
nắm được để thực hiện các phương châm hội thoại có hiệu quả.
Câu 7: (1,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con
làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn,
bằng ấy tuổi đầu …Ông lão nắm chặt hai bàn tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian
bán nước để nhục nhã thế này.”
(Trích “ Làng”- Kim Lân)
a, Xác định các từ láy có trong đoạn trích.
b, Trong đoạn trích trên, câu nào ơng Hai đang độc thoại, câu nào cho thấy ông
Hai đang độc thoại nội tâm ?
Câu 8.(1,0điểm):
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu ca dao trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 9.(2.0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) nêu suy nghĩa của em về vấn đề ô nhiễm môi
trường hiện nay.
Câu 10: (3đ)
Dưới dây là một đọn văn miểu tả về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn « Làng »
của Kim Lân :
« Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nõ cũng là trẻ con làng
Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư ? Khốn nạn,
bằng ấy tuổi đầu... »
(Trích ngữ văn 9, T1...)
1. Vì sao « nhìn lũ con », « nước mắt » của ơng Hai lại « cứ giàn ra » ?
2. Ngôn ngữ chủ yếu để miêu tả nhân vật ơng Hai ở doạn trích trên thuộc hình thức
ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thọai nội tâm ? Viếc sử dụng hình thức ngơn
ngữ ấy có tác dụng gì ?
Kể tên hai văn bản khác trong chương trình NV9 có sử dụng hình thức ngơn ngữ
như vậy ?
Câu 11:
Đọc kĩ đoạn thơ sau :
« Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng... »
a. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
ấy ?
b. Trong dòng thơ đầu, từ « mặt » nào được dùng theo nghĩa gốc từ « mặt » nào
được dùng theo nghĩa chuyển ?
c. Hãy xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nội dung chính của đoạn
thơ trên.
Câu 12: ( 2.0 điểm)
Cho câu thơ:
“Trăng cứ tròn vành vạch”
a) Viết tiếp thêm 3 câu thơ để hoàn chỉnh một khổ thơ trong một bài thơ mà
em đã học.
b) Khổ thơ trên trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
c) Trình bày ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ trên.
Câu 13: ( 2.0 điểm)
a) Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ?
b) Đọc câu văn và thực hiện các yêu cầu:
Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của
Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ cơng
lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh
hùng.
Em hãy tìm lời dẫn trong câu văn trên và cho biết đó là cách dẫn trực
tiếp hay gián tiếp?
Câu 14: Tiếng Việt (2,0 điểm)
a. Thế nào là thuật ngữ?
b. Từ gạch dưới trong hai câu thơ sau có phải là thuật ngữ khơng? Vì sao?
Ở đây gần bạn, gần thầy
Có cơng mài sắt có ngày nên kim
Câu 15: ( 2,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác
khơng nói gì nữa.Cịn nhà họa sĩ và cơ gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện
lên đẹp một cách kì lạ.Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.Những cây
thơng chỉ cao q đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao
che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh
của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi
xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu
lên một lúc:
- Cái gì thế ?
Bác lái xe xướng to:
- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ơng,
các bà nhé.
Trong lúc mọi người xơn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà
họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cơ độc nhất thế gian.Thế
nào bác cũng thích vẽ hắn.”
( Ngữ văn 9, tập một)
a/ Đoạn trích trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ?
b/ Xác định các từ láy có trong đoạn trích.
c/ Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
d/ Trong câu “ Những cây thơng chỉ cao q đầu, rung tít trong nắng những
ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng
nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo
nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển ?
Câu 16: (1điểm)
Có một khổ thơ gồm bốn câu, được mở đầu bằng câu thơ:
“Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn”
a - Em hãy chép các câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ .
b - Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên đã thể hiện phẩm chất gì của người lính
lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu 17: (1điểm)
Đọc 2 câu thơ sau và thực hiện yêu cầu của đề:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
a- Xác định từ láy có trong 2 câu thơ .
b- Từ “ chân “ ở đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
Câu 18: (1điểm)
Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan
đến phương châm hội thoại nào:
a. Ơng nói gà, bà nói vịt.
b. Nói như đấm vào tai.
Câu 19/ (1đ)
Cho biết các đặc điểm của tình huống giao tiếp mà người nói cần nắm được để
thực hiện các phương châm hội thoại có kết quả ?
- Xác định các câu sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào :
a. Ơng nói gà,bà nói vịt
b. Lúng búng như ngậm hột thị .
c. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
d. Én là một lồi chim có hai cánh .
Câu 20/ (1 đ) Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu dưới :
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa ?
Buồn trơng ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
a. Các từ in đậm trong đoạn thơ trên từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào
được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức biểu đạt nào ?
b. Xác định phép tu từ được dùng trên đoạn thơ trên và nêu tác dụng của phép tu
từ có trong đoạn văn
Câu 21: (1điểm)
Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan
đến phương châm hội thoại nào:
a. Nửa úp nửa mở.
b. Nói có sách, mách có chứng.