Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG tên đề tài NGUỒN gốc RA đời của NHÀ nước và PHÁP LUẬT THEO học THUYẾT CHỦ NGHĨA mác LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.52 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Tên đề tài: NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT THEO HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

HỌ TÊN: Trần Thị Yến Khoa
MSSV: 3120200009
KHOA: Giáo dục chính trị


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ...............2
1. Khái niệm Nhà nước................................................................................2
2. Khái niệm Pháp luật.................................................................................2
CHƯƠNG 2. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
THEO HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN...................................4
1. Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo học thuyết Chủ nghĩa Mác Lênin.............................................................................................................4
2. Nguồn gốc ra đời của pháp luật theo học thuyết Chủ nghĩa Mác Lênin.............................................................................................................6
KẾT LUẬN..............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................9



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn gốc nhà nước là vấn đề cơ bản cần được xem xét kĩ lưỡng, bởi
muốn giải thích đúng đắn bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước… đều
phải xuất phát từ nguồn gốc nhà nước. Mặc dù đã được nghiên cứu từ thời cổ
đại, tuy nhiên đến ngày nay nguồn gốc nhà nước vẫn còn nhiều ý kiến tranh
luận, nhưng nổi bật là quan điểm của học thuyết Mác - Lênin.Từ thuở sơ khai,
khi con người chung sống hịa thuận, bình đẳng, khơng có sự phân biệt giai
cấp hay của cải Nhà nước khơng xuất hiện bởi chính họ có thể cùng nhau tổ
chức sản xuất và sinh hoạt. Nhưng khi các điều kiện kinh tế và điều kiện xã
hội phát triển kéo theo đó là chế độ tư hữu đi cùng. Họ dần sống vì bản thân
mình, chỉ thu lợi và phục vụ lợi ích của mình, khi đó cuộc đấu tranh giai cấp
dần xuất hiện. Để xã hội ổn định, phát triển cần có tổ chức giải quyết những
mâu thuẫn đó, khi đó Nhà nước ra đời. Đồng thời cùng với sự ra đời của nhà
nước, là các quy định sơ khai của pháp luật. Để quản lí nhà nước, đưa người
dân vào khuân khổ buộc nhà nước phải có những quy định pháp luật hướng
dẫn người dân cách xử sự để Nhà nước trở thành tổ chức quyền lực của xã hội
lúc bấy giờ. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài số… :
“Nguồn gốc ra đời của Nhà nước và pháp luật theo học thuyết chủ nghĩa
Mác - Lênin”
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Các khái niệm liên quan đến nhà nước và pháp luật.
- Nguồn gốc ra đời của nhà nước và pháp luật theo học thuyết Mác Lenin.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
1. Khái niệm Nhà nước

Có nhiều quan điểm khác nhau về Nhà nước:
Aristote - nhà tư tưởng cổ đại cho rằng, nhà nước là sự kết hợp giữa các
gia đình. Đề cập đến nhà nước trong mối tương quan với quốc gia, một số tác
giả cho rằng, nhà nước là một đơn vị chính trị độc lập, có một vùng lãnh thổ
được công nhận là dưới quyền tự trị của nó 1. Cùng quan điểm đó, có tác giả
viết: “Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh
thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật
nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình”2
Hay theo Angghen, nhà nước là lực lượng “nảy sinh từ xã hội nhưng
lại đứng trên xã hội”, “có nhiệm vụ làm giảm bớt đi sự xung đột và giữ cho
xung đột trong vòng “trật tự”3. Phát triển quan điểm của Angghen, Lenin
quan niệm: “Nhà nước bao giờ cũng là bộ máy nhất định, nó tư tách ra từ xã
hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay gần như chỉ chuyên, hay chủ yếu
chỉ chuyên làm công việc cai trị”4.
Từ các quan điểm đó, có thể thấy: “Nhà nước là tổ chúc tổ chức quyền
lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người tách ra từ xã hội để chuyên
thực thi quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích
chung của tồn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền”.
2. Khái niệm Pháp luật
Ở Trung Quốc cổ đại, theo Nho giáo, người cai trị chủ yếu dùng “lễ”,
“nhạc” để sửa đổi tinh thần, tinh thần con người duy trì trật tự xã hội. Cịn
pháp luật được đồng nhất với “hình pháp”, nó chỉ được đặt ra với những
Nicholas Bates, Margaret Bates, Carolyn Walker, Legal Studies for Victoria Butterwoths, 1995,tr.9
Viện Khoa học pháp lí (Bộ Tư pháp), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển Bách Khoa - Nxb. Tư pháp, H.2006,tr.584
3
Mác - Ăngghen tồn tập, tập 21, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1998,tr.34
4
Leenin toàn tập, tập 39, Nxb. Tiến bộ, M.1976,tr.84
1
2


2


người khơng hiểu và khơng theo được “lễ”, theo đó: “Lễ khơng đi xuống
những người dân thường. Hình pháp khơng đi lên đến giới đại phu” 5. Cũng
trong thời kì này, trường phái Pháp gia quan niệm: “Pháp luật là cải biên
thành sách đặt ở nơi cơng đường và nói rõ cùng trăm họ… cho nên bậc minh
chúa nói pháp luật thì mọi kẻ hèn kém trong nước, khơng ai không nghe
thấy”6
Phương Tây pháp luật được chia thành hai trường phái: trường phái
luật tự nhiên và trường phái luật thực định. Theo quan niệm của trường phái
luật thực định, pháp luật là những quy định do nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập trật tự xã hội. Đó là
những quy phạm cụ thể, hiện hữu, xác định, thể hiện rõ ràng, chúng được ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một phạm vi không gian xác
định7.Theo quan niệm của trường phái pháp luật tự nhiên, pháp luật là những
quy tắc tất yếu, hình thành trong đời sống xã hội của con người một cách tự
nhiên, xuất phát từ bản chất của con người với tư cách là một bộ phận của
giới tự nhiên, giống như việc con người đói thì ăn, khát thì uống… Thứ pháp
luật này không do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện mà nó được hiểu
là do tạo háo ban tặng con người, nó cao hơn pháp luật do nhà nước ban hành,
nó là vĩnh cửu và bất diệt, không bị thay đổi ở mọi dân tộc và mọi thời đại.
Từ các quan điểm đó, có thể nhận thấy: “Pháp luật là hệ thống các quy
tắc xử sự được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện
nhằm tổ chức và quản lí xã hội theo mục đích và định hướng của Nhà nước”.

Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tập 2, tr.15
Lã Tấn Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb. Sự thật, H.1964, tr. 288
7

Nhà pháp luật Việt - Pháp, Nhập môn Luật học, Jean - Clauderucci, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, H.2002, tr.30
5
6

3


CHƯƠNG 2. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT THEO HỌC THUYẾT CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1. Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo học thuyết Chủ nghĩa Mác - Lênin
Theo quan điểm này, khi mới thoát thai khỏi động vật, con người tụ tập
thành bầy gọi là bầy người nguyên thủy, hình thành nên thời kì cộng sản
nguyên thủy. Đây là thời kì con người sống khơng có nhà nước và pháp luật.
Sau thời gian sinh sống và phát triển, con người dần hình thành thị tộc, bộ
lạc… Họ là những người cùng huyết thống, cùng sinh sống trên một vùng
lãnh thổ. Trong thời kì này, do công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động
thấp nên khơng có của cải dư thừa, khơng có sở hữu tư nhân, mọi người đều
bình đẳng như nhau, cùng lao động và cùng hưởng thụ. Xã hội không chia
thành người giàu và người nghèo, khơng có người bóc lột và người bị bóc lột,
khơng có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Quyền lữ công cộng tro g thị tộc
thuộc về toàn thể thị tộc, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng. Để thực thi
quyền lực thị tộc khơng có bộ máy chun nghiệp mà dựa trên sức mạnh của
cộng đồng thọ tộc kết hợp với uy tín người đứng đầu thị tộc. Dù đứng đầu thị
tộc nhưng họ khơng có đặc quyền gì, vẫn phải cùng lao động như nhau nên
không xuất hiện sự bất bình đẳng. Nhiều thị tộc xa gần có cùng dịng máu hợp
thành bộ lạc. Mỗi bộ lạc có tên gọi, nơi ở, ruộng đất…riêng. Các thành viên
trong bộ lạc nói cùng ngơn ngữ, cùng theo một tín ngưỡng và thực hiện chung
một tơn giáo.
Qua qua trình đấu tranh vì sự sinh tồn của mình, con người ngun
thuỷ ngày càng thơng minh hơn và có những thay đổi về kinh tế và xã hội. Họ

biết chế tạo ra các công cụ lao động để tạo ra năng suất lao động cao hơn, từ
các cơng cụ bằng đá đập, đá mài, lồi người đã biết chế tạo các công cụ bằng
đồng, bằng sắt. Nhờ các công cụ này mà việc săn bắn và trồng trọt thuận lợi
hơn, cũng xuất hiện những sản phẩm dư thừa, chính nhu cầu quản lí số của cải
dư thừa đã làm nảy sinh mầm mống của chế độ tư hữu. Xã hội công sản
nguyên thuỷ trải qua ba lần phân công lao động xã hội. Lần thứ nhất, chăn
4


nuôi tách khỏi trồng trọt thành một ngành kinh tế độc lập; lần thứ hai, tiểu thủ
công nghiệp tách khỏi nông nghiệp thành một ngành kinh tế độc lập; lần thứ
ba, thương nghiệp ra đời. Do sự phát triển đồng thời của lực lượng sản xuất
cũng như công cụ sản xuất đã kéo theo tư liệu sản xuất dần bị chia nhỏ để tiến
hành sản xuất riêng cho mỗi gia đình, mới đầu là tạm chia và vẫn có sự chia
lại định kì nhưng sau một thời gian thì mất hẳn. Từ việc sản xuất riêng sự giàu
nghèo cũng từng bước xuất hiện, làm cho cin người ý thức ngày một sâu sắc
hơn về tư hữu. Tư liệu sản xuất công cộng dần trở thành của riêng và thừa kế
cho con cháu.
Sản xuất phát triển nên nhu cầu lao động cũng tăng theo, tù binh trong
các cuộc xung đột dần trở thành nơ lệ. Khi phân hóa giàu nghèo trở nên rõ
nét, sự tương trợ lẫn nhau mất đi mà thay vào đó là cho vay nặng lãi và cầm
cố tài sản… Chính sự thay đổi dẫn đến sự dịch chuyển về tài sản: tài sản tập
trung nhiều trong tay một số ít người và bần cùng hóa phần lớn những người
khác. Xã hội thị tộc cũng dần phân hóa thành các tầng lớp, giai cấp khác
nhau. Những người giàu có hợp thành tầng lớp quý tộc, chiếm hữu phần lớn
đất đai, của cải,… Những người nghèo khác có rất ít hoặc khơng có tài sản
hay ruộng đất và lệ thuộc và tầng lớp trên, bị họ bóc lột rất lớn. xã hội phân
chia thành hai mặt đối lập có mâu thuẫn khơng thể điều hồ được. Tổ chức thị
tộc bộ lạc với những quy tắc đạo đức và tập quán của nó đã tỏ ra bất lực trước
những quan hệ xã hội phức tạp đó. Bởi lẽ đó những mâu thuẫn trong xã hội

không ngừng tăng lên, những cuộc đấu tranh giai cấp cũng diễn ra khơng
ngừng. Tình trạng đó dẫn đến một địa vực vốn là noiwi sinh sống của một thị
tộc, bộ lạc lại trở thành nơi sinh sống của nhiều bộ lạc, thị tộc khác nhau, sự
đan xen này đã làm mất đi yếu tố tiên quyết của sự tồn tại thị tộc.
Nhu cầu khách quan của xã hội địi hỏi phải có một tổ chức quyền lực
mạnh mẽ hơn, có một bộ máy cưỡng chế với qn đội, cảnh sát, tồ án, nhà tù
mới có thể duy trì được trật tự xã hội. Bàn về nguồn gốc của nhà nước Ph.

5


Ăngghen đã khẳng định rằng: Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên
ngoài ấn vào xã hội. Nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến một
giai đoạn nhất định. Nó là bằng chứng nói lên rằng xã hội đó bị hãm trong sự
mâu thuẫn với bản thân nó mà khơng sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã
bị phân chia thành những mặt đối lập khơng thể điều hồ mà bất lực khơng
sao trừ bỏ được. Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có
quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó khơng tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt ln
cả xã hội trong một cuộc chiến tranh vơ ích thì cần phải có một lực lượng cần
thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu những
xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vịng trật tự. Một lực lượng
nảy sinh từ xã hội và ngày càng tách rời xã hội, đó chính là nhà nước.
2. Nguồn gốc ra đời của pháp luật theo học thuyết Chủ nghĩa Mác - Lênin
Tương tự việc có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc ra đời của
nhà nước, nguồn gốc ra đời của pháp luật cũng có những quan niệm khác
nhau. Trong đó, nổi bật lên là học thuyết Mác - Lenin: pháp luật ra đời cùng
với sự ra đời của pháp luật. Những nguyên nhân ra đời của nhà nước cũng là
nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của pháp luật.
Trong xã hội cộng sản ngun thủy, khơng có nhà nước nên các quy
phạm pháp luật cũng không xuất hiện mà thay vào đó là phong tục tập qn,

đạo đức, tín điều tôn giáo,… để điều chỉnh cách xử sự giữa con người với
nhau. Các quy tắc này hình thành dựa vào hồn cảnh kinh tế xã hội và mang
tính tự phát.
Nhà nước cũng như pháp luật khơng có con đường tồn tại riêng ngoài
sự vận động của kinh tế. Quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin đã khẳng định
một cách khoa học rằng: pháp luật là kết quả tất yếu khách quan của quá trình
vận động lịch sử với những nguyên nhân cụ thể. Những nguyên nhân làm
xuất hiện nhà nước cũng như pháp luật đều bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã
hội của con người. Khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất
6


hiện các quan hệ xã hội mới, tương đối đa dạng, phức tạp mà các quy tắc đạo
đức, phong tục tập quán... không điều chỉnh hết hoặc điều chỉnh không có
hiệu quả hoặc khơng thể điều chỉnh được. Trong điều kiện đó, nhà nước xuất
hiện, để tổ chức, quản lí đời sống xã hội phức tạp đó, nhà nước từng bước làm
xuất hiện một loại quy tắc ứng xử mới, đó chính là pháp luật. Thơng qua nhà
nước, pháp luật hình thành bằng các con đường, một là, nhà nước thừa nhận
các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng phù họp với ý chí của nhà nước,
nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước thừa nhận cách giải quyết
các vụ việc cụ thể trong thực tế, sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ
việc khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới. Pháp
luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên
của đời sống xã hội. Nhà nước khơng sinh ra pháp luật, trong sự hình thành
pháp luật, nhà nước chỉ có vai trị như người “bà đỡ”, nhà nước chỉ làm cho
pháp luật “hiện diện” trong đời sống với những hình thức xác định.
Pháp luật ngay từ khi ra đời chưa có được sự hồn thiện cả về nội dung
và hình thức mà nó từng bước được hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế,
xã hội và khả năng nhận thức của con người. Do đó, con đường hình thành
pháp luật phản ánh quá trình vận động đa dạng, hàm chứa sâu sắc đặc tính của

văn hóa, văn minh pháp lý nhân loại. Mỗi kiểu pháp luật, mỗi hệ thống pháp
luật và từng quốc gia cụ thể đã tạo nên tính sống động cho q trình phát triển
của pháp luật từ xưa đến nay. Pháp luật có thể hình thành bằng các con đường
sau:Một là,giai cấp thống trị thông qua nhà nước chọn lọc, thừa nhận các quy
tắc xử sự thông thường phổbiến trong xã hội (như các quy tắc đạo đức, phong
tục, tập quán...) nâng lên thành các quy định pháp luật. Hai là,nhà nước thơng
qua các cơ quan của mình ban hành các quy phạm mới. Ba là, nhà nước thừa
nhận các cách xử lý đã được đặt ra trong quá trình xử lý các sự kiện thực tế,
thông qua các quyết định áp dụng pháp luật (của tịa án hoặc cơ quan hành
chính) như những quy định chung (pháp luật) để áp dụng cho các trường hợp
tương tự sau đó. Ngồi ra, ngày nay cịn có cả các Điều ước quốc tế cũng là
7


một bộ phận quan trọng của pháp luật và nó được hình thành từ sự thỏa thuận
hoặc cơng nhận của nhà nước nên cũng có thể bở sung thêm con đường hình
thành pháp luật thứ tư này.

KẾT LUẬN
Một lần nữa, em xin khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước và pháp
luật trong đời sống của con người không chỉ trong xã hội chủ nô mà hiện nay
với các nước Tư bản chủ nghĩa hay Xã hội chủ nghĩa, giúp quản lí xã hội,
đảm bảo lợi ích cho xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền. Đồng
thời, bởi Nhà nước và pháp luật đều là những vấn đề lớn và được rất nhiều
nhà khoa học, chính trị… quan tâm, dẫn đến những ý kiến trái chiều về nguồn
gốc ra đời của nhà nước và pháp luật. Với các nước tư bản thường nghiêng về
học thuyết kế ước xã hội cho sự ra đời của nhà nước. Nhưng các nước Xã hội
chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng lại rất coi trọng học thuyết của
Mác - Lenin. Quan điểm này, cũng là sự lí giải cho bản chất, chức năng của
Nhà nước và là cơ sở để Đảng ta vận dụng vào đường lối, chủ trương trong

thời điểm hiện tại

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nicholas Bates, Margaret Bates, Carolyn Walker, Legal Studies for
Victoria Butterwoths, 1995,
2. Viện Khoa học pháp lí (Bộ Tư pháp), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển Bách
Khoa - Nxb. Tư pháp, H.2006,
3. Mác - Ăngghen tồn tập, tập 21, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1998,tr.34
4. Leenin toàn tập, tập 39, Nxb. Tiến bộ, M.1976,
5. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, 1991, tập 2,
6. Lã Tấn Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb. Sự thật, H.1964,
7. Nhà pháp luật Việt - Pháp, Nhập mơn Luật học, Jean - Clauderucci, Nxb.
Văn hóa - Thơng tin, H.2002

9



×