Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

SKKN Giải pháp giúp học sinh lớp 11C6 trường THPT 15 vượt qua những rào cản tâm lí trong học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 49 trang )

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT 1-5

ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 11C6 TRƯỜNG THPT 1-5 VƯỢT
QUA NHỮNG RÀO CẢN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP
Lĩnh vực: Chủ nhiệm


SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT 1-5

ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 11C6 TRƯỜNG THPT 1-5 VƯỢT
QUA NHỮNG RÀO CẢN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP
Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Tác giả: Phan Thị Sen
Tổ: Xã hội
Thời gian thực hiện: Năm học 2019-2020
Số điện thoại: 0947.786.227

Nghĩa Đàn, tháng 3 năm 2021


CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT QUY ƯỚC TRONG ĐỀ TÀI
THPT: Trung học phổ thông
BGH: Ban giám hiệu
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
GVBM: Giáo viên bộ môn
HS: Học sinh




MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................

1

2. Tính mới của đề tài .......................................................................................................................

2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................

2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................

2

5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................................

2


PHẦN II: NỘI DUNG

3

1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................................................

3

2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................................

5

2.1. Thực trạng nguyên nhân của những rào cản tâm lý trong học tập của
học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5 Nghĩa Đàn, Nghệ An ......................................

5

2.1.1. Thực trạng ..................................................................................................................................

5

2.1.2. Nguyên nhân .............................................................................................................................

9

2.2. Thực trạng về việc thực hiện các giải pháp giúp học sinh vượt qua
những rào cản tâm lý trong học tập ở trường THPT 1-5 Nghĩa Đàn, Nghệ
An ..................................................................................................................................................................


12

2.2.1. Thực trạng ..................................................................................................................................

12

2.2.2. Thuận lợi .....................................................................................................................................

12

2.2.3. Khó khăn .....................................................................................................................................

13

3. Giải pháp giúp học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5 vượt qua những rào
cản tâm lý trong học tập ..................................................................................................................

13

3.1. Một số phương pháp và kĩ thuật phòng tránh các rào cản tâm lý trong
học tập của bản thân học sinh .......................................................................................................

13

3.2. Giải pháp giúp học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5 vượt qua những
rào cản tâm lý trong học tập ..........................................................................................................

16

4. Kết quả thực nghiệm và giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu .....................


27

4.1. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................................................

27


4.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................................................

29

4.3. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu .......................................................................

33

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

33

1. Kết luận ................................................................................................................................................

33

2. Kiến nghị .............................................................................................................................................

34

Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................................


35

Phụ lục ........................................................................................................................................................


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình học tập ở trường THPT, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, hồn
cảnh gia đình, những tác động của mơi trường ngồi xã hội, tác động của bạn bè
hay từ bản thân các em học sinh,… đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lí
trong học tập và các hoạt động tập thể của các em. Có những tác động làm các
em tiến bộ hơn trong học tập, trong hoạt động đồn thể, trở thành những cơ cậu
học trị ưu tú nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực gây khó khăn, những rào
cản tâm lí làm ảnh hưởng đến việc lĩnh hội tri thức, cách học và áp dụng các tri
thức mới vào trong thực tiễn của các em học sinh. Sự phát triển với tốc độ nhanh
và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội, các yêu cầu ngày càng cao của nhà
trường và cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục; thêm vào đó là sự kỳ
vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn và gây căng
thẳng cho học sinh trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển.
Mặt khác, sự hiểu biết của học sinh về bản thân mình cũng như kỹ năng sống
của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép nói trên. Thực tế cho thấy học
sinh trong nhà trường phổ thơng có thể có những rối loạn về phát triển tâm lý,
những rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi
(như vô kỷ luật, bỏ học, trốn học, trộm cắp, hung bạo,…). Hậu quả là ngày càng
có nhiều học sinh gặp khơng ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây
dựng lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp
trong các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy, những em học sinh này rất cần được
sự trợ giúp của các nhà trường, của thầy cô giáo và cha mẹ.
Bắt đầu tiếp nhận công tác chủ nhiệm thay cho đồng nghiệp từ đầu học kì
II năm học 2019-2020, tôi thấy kết quả của học sinh rất thấp: Lớp 11C6 xếp

hạng thứ 30 của toàn trường với tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém là 44,45%,
hạnh kiểm trung bình và yếu là 50%. Trước thực trạng đó, tơi tìm hiểu và nhận
thấy rằng trong q trình học tập và tham gia các hoạt động tập thể do nhà
trường tổ chức các em cịn gặp rất nhiều khó khăn, rào cản. Điều này làm cho
việc học tập trì trệ và kết quả không cao, không đạt được mục đích đề ra.
Để tìm hiểu rõ hơn những rào cản tâm lí trong học tập của các em học
sinh 11C6, đề xuất các phương pháp và kĩ năng hỗ trợ, giúp đỡ tâm lí cho học
sinh phát hiện, phịng tránh những rào cản tâm lí trong học tập, tơi mạnh dạn
thực hiện đề tài: “Giải pháp giúp học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5 vượt
qua những rào cản tâm lí trong học tập”. Tơi mong rằng sau khi hồn thiện,
đề tài này sẽ được áp dụng rộng rãi để giúp những thế hệ học trị của tơi và của
đồng nghiệp vượt qua những rào cản tâm lí trong học tập cũng như trong mọi
hoạt động tập thể để tự tin vững bước trên con đường tìm kiếm tri thức, mạnh
1


mẽ vượt qua những rào cản và thành công trong cuộc sống, trở thành người có
ích cho xã hội.
2. Tính mới của đề tài
Đây là một đề tài mới trong lĩnh vực giáo dục, đi sâu khai thác những khó
khăn, những rào cản tâm lí ảnh hưởng đến q trình học tập và rèn luyện của
học sinh mà chưa có đồng nghiệp nào trong trường THPT 1-5 và các trường lân
cận trong huyện Nghĩa Đàn nghiên cứu, khai thác và áp dụng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Phân tích được các cơ sở lí luận về những rào cản tâm lí trong học tập,
nêu được nguyên nhân, các phương pháp nhận biết những rào cản tâm lí trong
học tập và đề xuất được một số biện pháp hỗ trợ tâm lí cho học sinh lớp 11C6,
giúp các em phịng tránh được những rào cản tâm lí trong học tập.
3.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu các lí luận về rào cản tâm lí trong học tập.
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân của những rào cản tâm lí trong học tập
của học sinh lớp 11C6.
- Phân tích các biện pháp phịng tránh các rào cản tâm lí trong học tập của
cá nhân học sinh lớp 11C6.
- Phân tích các giải pháp giúp học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5 vượt
qua những rào cản tâm lí trong học tập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và
sẽ áp dụng rộng rãi cho các lớp khác trong trường và các trường lân cận.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập những thông tin lý luận về những rào cản tâm lí của học sinh
trên các bài viết về giáo dục, các module THPT và các bài tham luận trên
Internet.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh.
- Phương pháp điều tra, thực nghiệm:
+ Điều tra kết quả học tập của học sinh qua các kì học.
+ Trị chuyện, trao đổi với các GVBM, phụ huynh học sinh, bạn bè và các
bài thăm dò ý kiến của học sinh.
2


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm về rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ về thông tin kéo theo nội
dung học tập của học sinh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp và
nhiều chiều tác động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục học sinh

còn nhiều bất cập, đặc biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí,
thể chất của học sinh. Mặt khác, từ phía học sinh, hiểu biết của các em về bản
thân còn hạn chế, các em lại chịu tác động của nhiều yếu tố tiêu cực từ bên
ngồi nên ngày càng có nhiều học sinh gặp khơng ít khó khăn trong học tập, tu
dưỡng, trong việc tìm tịi và định hướng giá trị cho bản thân mình cũng như
trong các mối quan hệ với bạn bè, với cha mẹ và với các thầy cô giáo. Học sinh
THPT với những đặc điểm đặc trưng nổi trội trong sự phát triển tâm lí lứa tuổi
thì việc gặp phải những khó khăn tâm lí là tất yếu.
Khó khăn tâm lí là những trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình con người
thực hiện và đạt được mục đích của hoạt động.
Một số khó khăn tâm lí ở một mức độ nào đó có thể trở thành động lực
cho hoạt động của học sinh, làm cho các em phấn chấn hơn, cố gắng nhiều hơn
nữa trong học tập, trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn tâm lí ở
mức độ cao, phức tạp và nhiều chiều, có thể cho học sinh cảm thấy nản chí,
khơng muốn vượt qua, làm giảm động lực tiến hành mọi hoạt động của mình. Vì
vậy, những khó khăn tâm lí này thực sự trở thành thách thức, trở ngại với các em
- tức là các em đang phải đối mặt với những rào cản tâm lí.
Rào cản tâm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những
thách thức, trở ngại ở mức độ lớn, làm giảm động lực hoạt động của con người,
ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của hoạt động.
Rào cản tâm lí trong học tập là những khó khăn tâm lí trong học tập
nhưng ở mức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học
tập ở học sinh và có ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
Trong thời gian gần đây, vấn đề tâm lí của học sinh được nhà trường và
phụ huynh quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự được
phổ biến thật hiệu quả trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lí
giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ khơng nhiều. Bên cạnh đó, mặt trái
của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em, dẫn tới lối
sống ích kỉ, đua địi, bng thả, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc
trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số em cãi đôi co với thầy cô giáo,

bố mẹ và người lớn tuổi, hay gây sự đánh nhau với bạn bè, cá biệt hơn có em
cịn đánh cả thầy cô. Một số lượng không nhỏ các em học sinh dù đang ngồi trên
ghế nhà trường cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội mà không lường trước được
3


những hậu quả.
Việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khả thi, cụ thể và thực
hiện để hạn chế được những khó khăn, rào cản tâm lí trong học tập là một điều
thực sự cần thiết. Nó khơng chỉ giúp các học sinh có một tâm lí thoải mái, tạo ra
một môi trường sống và học tập thuận lợi hơn mà còn nâng cao được chất lượng
giáo dục trong nhà trường để hướng tới một môi trường giáo dục tiên tiến, phát
triển về nhiều mặt.
1.2. Biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập
- Về mặt nhận thức:
Học sinh nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập của mình, chưa
đánh giá đúng mặt mạnh và mặt hạn chế của học sinh, đồng thời, đánh giá chưa
đúng các vấn đề cần học tập.
- Về mặt xúc cảm, tình cảm:
Đây là thái độ con người thể hiện trong q trình học tập. Những em ít
gặp rào cản tâm lí trong học tập là những em biết làm chủ trạng trạng thái cảm
xúc của bản thân, biết kiềm chế cảm xúc, biết tạo hứng thú, cảm xúc tích cực
cho bản thân, biết điều khiển, điều chỉnh tâm lí của mình. Đồng thời những em
này có phương pháp, kĩ năng phù hợp để đạt hiệu quả trong học tập. Còn đối với
những em gặp phải rào cản tâm lí trong học tập thường có biểu hiện: Thiếu khả
năng kiềm chế cảm xúc, tình cảm, thờ ơ với việc học hành.
- Về mặt hành vi:
Đây là biểu hiện cụ thể của chủ thể hoạt động học. Hành vi bị quá trình
nhận thức và xúc cảm, tình cảm chi phối. Vì vậy nếu nhận thức và xúc cảm, tình
cảm đúng có thể dẫn đến hành vi thể hiện đúng trong q trình học tâp. Cịn nếu

nhận thức và xúc cảm, tình cảm chưa đúng thì hành vi học tập có thể chưa đúng
hoặc thiếu chính xác.
1.3. Nguyên nhân của rào cản tâm lí đến học tập của học sinh THPT
Khi vào học ở trường THPT, học sinh làm quen với một môi trường mới
(thầy cô, bạn bè, cách học, khối lượng kiến thức, nội dung kiến thức,…), bên
cạnh đó cịn ảnh hưởng của yếu tố gia đình, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, ảnh hưởng
của mạng xã hội,… khiến nhiều em bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn tâm lí, dễ dẫn
đến những rào cản tâm lí trong học tập. Chính vì vậy, việc xác định các ngun
nhân gây ra những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh là vấn đề hết sức
quan trọng. Việc tìm các giải pháp hiệu quả để giúp đỡ các em vượt qua những
rào cản tâm lí trong học tập là việc làm vô cùng cần thiết, cần sự chung tay của
mọi lực lượng trong giáo dục để giúp các em có kết quả học tập cao hơn.
1.4. Ảnh hưởng của rào cản tâm lí tới việc học tập của học sinh THPT
4


Rào cản tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đến q trình học tập của học sinh,
nó làm giảm động lực học tập, không xác định rõ ràng động cơ học tập, khơng
hình thành được động cơ học tập tích cực, làm trì trệ quá trình tiến hành các thao
tác, hành động học tập và khơng đạt được mục đích học tập.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng, nguyên nhân của những rào cản tâm lí trong học tập
của học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5, Nghĩa Đàn - Nghệ An
2.1.1. Thực trạng
Khi mới tiếp nhận công tác chủ nhiệm tại lớp 11C6 đầu học kì II, tơi rất
bất ngờ trước kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của các em ở học kì I, điều
bất ngờ hơn khi tôi được tham dự buổi họp phụ huynh đầu kì II, số phụ huynh đi
họp rất ít (khoảng ½ tổng số phụ huynh). Tôi thấy rằng đây là thử thách lớn với
mình và đồng thời đây cũng là cơ hội để tôi thể hiện được khả năng của bản thân
mình trong cơng tác giáo dục các em.

Bước đầu tiên khi vào làm chủ nhiệm lớp 11C6 là tôi xem kết quả học lực
và hạnh kiểm của các em trong học kì I. Một thực trạng đáng buồn là tỉ lệ học
lực yếu, kém rất cao (44,45%), học sinh đạt học sinh tiên tiến chỉ có 03 em. Về
hạnh kiểm: tỉ lệ hạnh kiểm trung bình, yếu chiếm tỉ lệ 50%.
Bảng xếp loại về học lực, hạnh kiểm học kì I của lớp 11C6
(Năm học 2019 – 2020, trước khi áp dụng các giải pháp)
Học kỳ 1

Họ và tên

STT

Điểm TK

Học lực

Hạnh kiểm

1

Ngơ Trí

Anh

4.9

Kém

Yếu


2

Nguyễn Thị Vân

Anh

6.5

Trung bình

Khá

3

Phạm Thị Vân

Anh

6.5

Khá

Khá

4

Lương Văn

Ba


5.6

Yếu

Yếu

5

Phan Ngơ

Bảo

5.7

Yếu

Yếu

6

Lơ Hồng

Cường

6.1

Trung bình

Khá


7

Lê Khánh

Dương

5.2

Kém

Yếu

8

Nguyễn Hữu

Đan

5.6

Yếu

Yếu

9

Ngơ Quang

Đàn


5.7

Trung bình

Khá

10

Hồng Văn

Đạt

5.5

Trung bình

Khá
5


11

Võ Văn

Hào

5.3

Yếu


Trung bình

12

Trần Huy

Hồng

5.5

Yếu

Trung bình

13

Lê Văn

Huy

5.2

Kém

Yếu

14

Lê Văn


Kiên

5.6

Yếu

Trung bình

15

Nguyễn Duy

Linh

6.1

Trung bình

Khá

16

Hà Văn

Lộc

5.7

Yếu


Trung bình

17

Võ Văn

Mạnh

5.7

Trung bình

Khá

18

Lơ Văn

Mn

5.6

Trung bình

Khá

19

Bùi Văn


Nghĩa

5.5

Yếu

Khá

20

Đỗ Thị

Ngọc

6.6

Khá

Tốt

21

Thái Bảo

Ngọc

6.7

Khá


Yếu

22

Hồ Sỹ

Quang

5.4

Kém

Yếu

23

Nguyễn Ngọc

Quang

5.5

Trung bình

Trung bình

24

Lê Thị


Sương

6.4

Trung bình

Tốt

25

Phan Thị Thanh

Tâm

6.3

Trung bình

Khá

26

Tăng Thị Thanh

Tâm

6.3

Trung bình


Khá

27

Lưu Đình

Thái

4.7

Yếu

Yếu

28

Vi Thị

Thảo

6.6

Khá

Tốt

29

Võ Anh


Thư

6.3

Trung bình

Tốt

30

Lê Vũ

Tính

5.6

Kém

Khá

31

Hồ Thị Quỳnh

Trang

6.3

Trung bình


Khá

32

Đồn Văn

Tuấn

5.6

Yếu

Yếu

33

Phạm Đình

Văn

5.6

Kém

Yếu

34

Nguyễn Quang




5.1

Trung bình

Yếu

35

Lê Thị

Yến

6.1

Trung bình

Trung bình

36

Phan Thị Hải

Yến

6.5

Trung bình


Khá
6


Bảng thống kê
Xếp loại

Học lực

Hạnh kiểm

SL

%

SL

%

Giỏi-Tốt:

0

0,00%

4

11,11%

Khá:


4

11,11%

14

38,89%

Trung bình:

16

44,44%

6

16,67%

Yếu:

10

27,78%

12

33,33%

Kém:


6

16,67%

Cộng

36

100,00%

36

100,00%

Danh hiệu học sinh Giỏi

0

0,00%

Danh hiệu học sinh Tiên tiến

3

8,33%

Đi sâu vào tìm hiểu quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, tơi thấy
nhiều em khơng có động lực học tập, biểu hiện của các em như sau:
+ Nhiều em tư tưởng mệt mỏi, ủ rũ hoặc ngủ trong giờ học, không nghe

thầy cơ giảng bài.
+ Một số em có nhận thức lệch lạc vấn đề, nhận thức không rõ ràng về các
nhiệm vụ học tập của mình, nhận thức khơng đúng về năng lực của bản thân,
đánh giá chưa đúng về mơn học, về vai trị của các mơn học đối với bản thân,
không dám thay đổi trong nhận thức, ỷ lại vào bạn, ỷ vào thầy cơ.
+ Có những hành vi không đúng đắn, buông xuôi nhiệm vụ học tập, khơng
cố gắng hết sức để hồn thành nhiệm vụ học tập,…
+ Thiếu hoặc yếu các kĩ năng thực hiện các thao tác hoặc hành động học
tập để vượt qua rào cản tâm lí trong học tập, vượt qua các bế tắc trong việc thực
hiện các nhiệm vụ học tập,…
Sau một thời gian tìm hiểu và nắm được đặc điểm tình hình của lớp, tơi đã
phân ra các nhóm đối tượng học sinh khác nhau để giáo dục:
Thứ nhất, những em cịn nghịch ngợm, ham chơi, khơng ham học:
Những em này thường xuyên không ghi bài, không nghe lời thầy cô giảng
dạy, thường quậy phá, gây sự chú ý trong giờ học, làm ảnh hưởng đến chất
lượng giảng dạy của giáo viên và sự tiếp thu bài của các bạn khác trong lớp. Nổi
bật trong lớp có em Quang Vũ, em Trí Anh và em Đình Thái. Em Quang Vũ có
7


trí tuệ rất thơng minh, nhanh nhẹn nhưng thiếu động lực phấn đấu trong học tập
và trong rèn luyện đạo đức, khơng có lập trường kiên định nên dễ bị bạn bè xấu
lôi kéo. Em thường xuyên nghỉ học không lí do, hay gây sự đánh nhau ở trong
và ngồi nhà trường, trong giờ học thì khơng ghi bài, thường xun nằm ngủ
hoặc nếu có thức thì lại nói chuyện. Kết quả học kì I, em đạt học lực trung bình,
hạnh kiểm yếu. Ngun nhân cơ bản tơi đã đi sâu tìm hiểu được đó là: Do gia
đình có ít con, bố mẹ bao bọc thái quá, kiến thức hổng ở lớp dưới, thiếu lập
trường kiên định nên dễ bị lôi kéo của các bạn xấu, thiếu sự quan tâm sát sao
của giáo viên,…
Trường hợp của em Trí Anh thì ngược lại, bố mẹ chia tay, bố lấy vợ khác,

cảm giác đau buồn, chán nản đè lên vai một đứa trẻ vị thành niên chưa có suy
nghĩ chín chắn. Gia đình em lại bn bán nên cơng việc rất nhiều, em thường
xuyên thức khuya để bán hàng, bố thì đi làm xa thường xuyên. Điều này làm em
sao nhãng chuyện học tập, em trở thành một người lì lợm, ít giao tiếp, thường
xuyên trốn học, bỏ giờ. Khi đi học thì khơng ghi bài,… Vì vậy, kết quả học tập
của em rất thấp: Học kì I, lớp 11: học lực kém, hạnh kiểm yếu.
Trường hợp của em Đình Thái, cũng do gia đình ít con, bố mẹ cưng chiều,
lập trường khơng vững, em khơng có động lực học tập. Vì vậy, em thường
xun nghỉ học khơng lí do, trốn tiết, đi học chậm. Khi vào học thì khơng tập
trung, hay quấy phá các bạn khác. Kết quả trong học kì I năm học lớp 11: học
lực yếu, hạnh kiểm yếu.
Trong nhóm học sinh thứ nhất, tơi nhận thấy rằng, những rào cản tâm lí
trong học tập các em thường biểu hiện đó là: Nhận thức chưa đầy đủ nhiệm vụ
học tập của mình, chưa xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình, chưa biết
làm chủ cảm xúc của bản thân, đánh giá chưa đúng về vấn đề cần học tập. Vì
vậy, các em bị chi phối nhiều bởi hồn cảnh bên ngoài như bạn bè rủ rê chơi
điện tử, đánh nhau,… mà không lo đầu tư thời gian vào việc học, không phát
huy được điểm mạnh của bản thân, cùng với kiến thức ngày càng khó đã làm các
em các em chán nản việc học, sa đà vào chơi những trị vơ bổ.
Thứ hai, nhóm những em ngoan hiền, lễ phép nhưng kết quả học tập
không cao:
Đa số đây là những em thuộc dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn
(vùng 135). Các em đa phần thuộc gia đình khó khăn, ngồi giờ đi học thì các
em phải đi làm để giúp đỡ gia đình. Nhiều em có bố mẹ đi làm ăn xa ở Bắc
Ninh, Hà Nội,… chỉ mình các em ở nhà với ơng bà già yếu hoặc ở một mình.
Chính vì vậy, việc nhắc nhở, đôn đốc các em học tập không được thường xun,
tính tự giác học tập của nhiều em chưa có, kiến thức thì ngày càng khó đã làm
các em chán nản chuyện học hành, thêm việc gia đình khơng kiểm soát được nên
nhiều em chơi điện tử cả đêm, sáng mai đi học thì ngủ gật trong giờ, khơng chú
tâm nghe giảng. Chính vì vậy, các em hổng kiến thức và kết quả học tập rất

8


thấp. Trong đó nổi bật là các em: Ngọc Quang, Khánh Dương, Lương Ba, Hồng
Cường, Vũ Tính, Hà Lộc, Văn Kiên, Hữu Đan,…
Em Ngọc Quang là một học sinh ngoan ngỗn, lễ phép với thầy cơ và
những người lớn tuổi. Em sống trong một gia đình thuộc vùng khó khăn, dân tộc
thiểu số, gia đình vất vả, bố mẹ em li hơn, mẹ đi lập gia đình mới, em sống với
ông bà già yếu, hàng ngày sau giờ đi học em về đi chăn trâu, cắt cỏ. Buổi tối, em
lại lo chơi điện tử, không lo học. Kết quả em đạt được học kì I lớp 11 chỉ là học
lực trung bình, hạnh kiểm trung bình.
Thứ ba, nhóm các học sinh có học lực khá, có động lực trong học tập:
Nhóm này trong lớp có tỉ lệ rất thấp. Trong q trình học, các em ln lắng nghe
thầy cơ giảng bài, về nhà làm bài tập đầy đủ. Tuy vậy, do các em học trong mơi
trường lớp học có nhiều bạn nghịch ngợm, quậy phá, học yếu nên phần nhiều bị
ảnh hưởng đến quá trình học tập và phấn đấu của các em. Các em đó bị thiệt thịi
rất nhiều. Chính vì thế mà sự phấn đấu của các em cũng bị cản lại phần nhiều.
Mặc dù có kết quả học tập và rèn luyện có cao hơn trong lớp nhưng vẫn còn rất
thấp so với mặt bằng chung của trường.
Với thực trạng này, tơi nghĩ, nếu khơng tìm ngun nhân và đề ra các biện
pháp hỗ trợ kịp thời thì tỉ lệ học sinh ở lại lớp sẽ rất cao và tương lai, nghề
nghiệp của các em sẽ ảnh hưởng không nhỏ.
2.1.2. Nguyên nhân của những rào cản tâm lí trong học tập
Sau khi tìm hiểu, phân tích các nhóm đối tượng học sinh, tơi rút ra được
các ngun nhân cơ bản của những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh như
sau:
a. Nguyên nhân từ học sinh
Là người trực tiếp tiếp thu những kiến thức thì nguyên nhân học sinh yếu
kém của các em phải kể đến là:
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các

em học sinh yếu kém là những học sinh gặp nhiều khó khăn về tâm lí: Các em
vào lớp khơng chịu chú ý chun tâm vào việc học, về nhà thì khơng xem bài,
khơng chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường.
Cịn một bộ phận nhỏ thì các em khơng xác định được mục đích của việc học.
Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội
dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà khơng hiểu được nội dung đó
nói lên điều gì. Các em chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
- Học sinh khơng có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường
đều ở nơng thơn, vùng kinh tế khó khăn, gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông,
các em ở nhà phải phụ giúp gia đình việc đồng áng, chăn ni. Thậm chí có học
sinh phải đi làm thêm trái buổi để kiếm tiền ăn học.
9


- Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều khơng thể phủ
nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một
phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ và năng lực của học sinh.
- Thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập.
- Bản thân chưa tích cực chủ động.
- Đua địi bạn bè, ăn chơi lêu lổng
- Không tự tin vào bản thân.
- Chưa có phương pháp học tập hợp lí.
- Khơng có hứng thú học tập.
- Chưa có phương pháp học tập.
- Kiến thức lớp dưới bị hổng.
tập.

- Có cảm giác thiếu sự quan tâm của gia đình nên chểnh mảng trong học
b. Nguyên nhân từ giáo viên


Nguyên nhân học sinh yếu kém khơng phải hồn tồn là ở học sinh mà
một phần khơng nhỏ có ảnh hưởng của người giáo viên:
- Một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài
dạy. Việc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
- Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh
yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học
sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học
sinh yếu kém không theo kịp bài học.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự
“giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp
nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí khơng tự vươn lên...
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hố học sinh yếu kém, khơng
gây hứng thú cho học sinh thích học mơn mình,...
- Một số giáo viên thiếu sự quản lí học sinh, thiếu sự phối hợp giữa các
lực lượng giáo dục, ai học thì học, khơng thì thơi nên học sinh khơng sợ khi các
em bỏ giờ, vắng tiết vô tổ chức,…
- Giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự quan tâm sát sao các em, chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các lượng lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài xã
hội.
c. Nguyên nhân từ phụ huynh
10


- Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của
con em. Phó mặc mọi việc học cho nhà trường và thầy cô.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên
học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, đi đám
cưới, ...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vơ tình góp phần làm học sinh
lười học, mất dần căn bản, ... và rồi yếu kém!

- Một số em do hồn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa nên
không quan tâm được nhiều tới các em. Các em lợi dụng điều đó, cùng với sự
lười nhác và suy nghĩ chưa chín chắn của bản thân, các em thường trốn học để đi
chơi với bạn, đi chơi GAME hoặc ở nhà nằm ngủ, … Nổi bật trong nhóm này có
em Vân Anh, em Hữu Đan và em Phan Tâm. Các em này thường nghỉ học nhiều
khơng có lí do chính đáng, mục đích là đi chơi hoặc ở nhà nằm ngủ. Có em lại bị
bạn bè xấu rủ rê chơi bời, vì khơng có lập trường, khơng có chí tiến thủ nên các
em đi theo bạn, làm những việc không tốt như: đánh nhau, chơi điện tử, bỏ nhà
đi mấy ngày mới về. Vì vậy, kết quả học tập của các em rất thấp.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến các em khơng chú tâm vào học tập. Điển hình có em Văn Lộc, em Ngọc
Quang,…
- Phụ huynh chưa trang bị đầy đủ phương tiện cho các em học tập (thiếu
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, …).
- Một số em lại được bố mẹ phó mặc cho ơng bà già yếu, khơng quản lí
được lịch học của các cháu nên các cháu thường hay nói dối, nói sai lịch học để
đi chơi hoặc ở nhà mà không đến lớp làm cho kiến thức tiếp thu được của các
em không đầy đủ, không liền mạch, lỗ hổng kiến thức của các em ngày càng
lớn, điều đó làm cho kết quả học tập của các em không cao, …
d. Nguyên nhân từ xã hội và các nguyên nhân khác
- Được ra môi trường học tập mới, ở trung tâm của huyện, có nhiều hình
thức dịch vụ mới như các hàng quán điện tử, bi-a, … mọc lên rất nhiều, một số em
khơng có bản lĩnh nên bị lơi kéo vào các trị chơi vơ bổ mà sao nhãng việc học
hành.
- Mạng xã hội: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người có
thêm một phương thức để thu nhận thông tin. Việc phổ biến các mạng xã hội
như facebook, zalo, … giúp cho những thành viên trong cộng đồng dễ dàng nắm
bắt các thông tin mới từ bạn bè hay xã hội. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích
là những tác hại đến sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng. Những
tác hại của nghiện mạng xã hội mà các em gặp phải đó là: Suy giảm các hoạt

động sống, tốn quá nhiều thời gian, tâm lí thiếu tích cực trong cuộc sống, xao
lãng mục tiêu cá nhân, giết chết sự sáng tạo, …
11


Trong lớp, nhiều em được gia đình cho sử dụng điện thoại tự do, khơng
kiểm sốt đã ảnh hưởng rất lớn đến học tập của các em, làm cho kết quả học tập
của các em giảm sút, các em thụ động trong các hoạt động của trường, lớp, sự
gắn kết tập thể của các em giảm sút,…
Trên đây là những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh lớp 11C6.
Đây là những nguyên nhân làm cho kết quả học tập của các em không cao.
2.2. Thực trạng về việc thực hiện các giải pháp giúp học sinh vượt qua
những rào cản tâm lí trong học tập ở trường THPT 1-5, Nghĩa Đàn, Nghệ An.
2.2.1. Thực trạng
Với thực trạng học sinh gặp những rào cản tâm lí trong quá trình học tập
xảy ra ở nhiều lớp học, nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đã thực
hiện một số giải pháp để khắc phục tình trạng này, nhưng chỉ mới tập trung một
vài em trong một tập thể lớp học. Các giải pháp đưa ra còn thiếu thường xuyên
và đồng bộ. Để đưa ra hệ thống các giải pháp mang lại hiệu quả, mang tính giáo
dục cao, đặc biệt là các lớp cá biệt phải cần phải đầu tư, tâm huyết và thực sự
yêu trẻ mới có thể làm được.
Qua quá trình tìm hiểu, trao đổi các giáo viên về việc thực hiện một số
giải pháp giúp học sinh vượt qua các rào cản tâm lí trong học tập tại trường
THPT 1-5, đa số giáo viên cho rằng nên thực hiện các giải pháp hiệu quả để
giúp đỡ học sinh. Việc làm này phải thường xuyên và phải phối hợp nhiều lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, sẽ gặp nhiều khó khăn,
cản trở lớn, đó là: Nhiều em rất cá tính, thiếu kĩ năng kiềm chế và hổng kiến thức
quá nhiều, bên cạnh đó, một số gia đình khơng giáo dục được các con nữa, phó
mặc cho GVCN và nhà trường, giáo viên thì có khối lượng cơng việc q nhiều
nên thời gian dành để tìm hiểu, giáo dục học sinh khơng có nhiều, gia đình các em

lại ở vùng sâu, vùng xa, nhiều em cách trường hơn 15km, bố mẹ nhiều em lại đi
làm ăn ở xa,… Chính vì có nhiều khó khăn, cản trở trong việc giáo dục, giúp đỡ
học sinh như vậy nên một số khơng ít giáo viên đành bng xuôi, chấp nhận sự
yếu, kém trong học tập và rèn luyện đạo đức của một số em học sinh.
Riêng bản thân tôi, khi được tiếp nhận chủ nhiệm và giảng dạy lớp 11C6
trong đầu kì II, tơi đã tìm hiểu các em qua các thầy cô bộ môn để nắm bắt đặc
điểm tình hình học tập, ý thức của các em, tìm ra các giải pháp hiệu quả để giúp
đỡ cho từng đối tượng học sinh. Rất nhiều giáo viên bộ môn giảng dạy trao đổi
là: việc giáo dục các em này rất khó, các em khơng có ý thức học tập, thường
xuyên trốn học, bỏ tiết, nhiều em vắng học khơng có lí do (có em 30-40 buổi
nghỉ học khơng có lí do), nhiều em cá biệt rủ rê nhau bỏ học đi chơi, kết quả học
tập và rèn luyện rất thấp, … Tuy nhiên, giáo viên bộ môn rất ủng hộ tôi, động
viên tôi thực hiện các giải pháp để giúp các em tiến bộ.
2.2.2. Thuận lợi
12


Khi tiến hành các giải pháp giúp học sinh vượt qua các rào cản tâm lí
trong học tập tại lớp 11C6, tôi gặp rất nhiều thuận lợi, là động lực cho tơi trong
q trình thực hiện:
- Được sự động viên, khích lệ của BGH nhà trường. Đầu học kì II năm
học 2019-2020, đứng trước thực trạng sa sút trong học tập, sự phá phách, hư
hỏng, sự xuống cấp về nề nếp của học sinh, BGH nhà trường đã phân công cho
tôi chủ nhiệm, động viên tôi tiếp nhận và giúp đỡ tập thể lớp đi lên, hạn chế tình
trạng trốn học, bỏ tiết của học sinh.
- Được sự động viên, giúp đỡ của các giáo viên bộ môn trong lớp, họ luôn
chia sẻ, động viên tôi cố gắng giúp đỡ các em, để các em có một tương lai sáng
hơn, biết được giá trị đích thực của cuộc sống, biết thương yêu và tôn trọng tập
thể hơn. Sự động viên của giáo viên bộ môn là một ngọn lửa sáng giúp tơi tìm ra
con đường mới để giúp đỡ các em.

- Được sự đồng hành, giúp đỡ nhiệt tình của BCH Hội phụ huynh lớp, sự
sẻ chia, tin cậy của các phụ huynh đã tiếp lửa để tôi thực hiện các giải pháp giúp
đỡ các em tiến bộ hơn.
- Được sự phối hợp nhịp nhàng, sự quan tâm của Đoàn trường, của Ban tư
vấn học đường trong nhà trường đã giúp tôi thực hiện các giải pháp đề ra được
thuận lợi hơn.
- Ban cán sự lớp mà tôi đã chọn khi nhận cơng tác chủ nhiệm lớp rất nhiệt
tình, năng động trong các phong trào của trường, của lớp, đã đồng hành và giúp
tôi ngay cả khi tôi không đến lớp.
2.2.3. Khó khăn
- Cịn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em
mình, vì vậy nên họ chưa kiểm tra, nhắc nhở con em họ học tập cũng như thực hiện
các quy định của nhà trường, họ phó mặc mọi việc cho cơ chủ nhiệm và nhà trường.
- Ý thức tự học, tự giác chấp hành kỉ luật của một số em chưa cao.
- Một số học sinh bị thành phần xấu bên ngoài lôi kéo.
3. Giải pháp giúp học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5 vượt qua
những rào cản tâm lí trong học tập
3.1. Một số phương pháp và kĩ thuật phòng tránh các rào cản tâm lí
trong học tập của bản thân học sinh
Việc phát hiện và phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập là một việc
tương đối khó khăn đòi hỏi nỗ lực của bản thân học sinh cùng với với sự hỗ trợ,
giúp đỡ của thầy cô, cha mẹ và những người thân. Về phía bản thân các em học
sinh, tôi đã cho các em làm quen với một số phương pháp và kĩ thuật để phòng
tránh các rào cản tâm lí trong học tập, đồng thời, trong một số buổi sinh hoạt đầu
13


giờ tôi đã cho các em thực hiện một số kĩ thuật đơn giản để lấy động lực học tập
cho các em mỗi ngày.
3.1.1. Làm chủ cảm xúc bản thân

Khi mất kiểm soát cảm xúc, các em dễ đưa ra các quyết định sai lầm, điều này
có thể dẫn đến các rào cản tâm lí trong học tập, vì vậy giáo viên cần cho các em biết
được cách kiềm chế cảm xúc của mình. Các việc các em cần làm như sau:
- Phải hiểu được bản chất của cảm xúc.
- Chấp nhận cảm xúc tiêu cực, tự tin tìm lối thốt các cảm xúc tiêu cực bằng
cách trị chuyện với bố mẹ, thầy cô, bạn bè để giảm bớt tác hại của các cảm xúc đó.
- Suy nghĩ trước khi hành động: Trước khi hành động, bản thân các em
phải cân nhắc các hậu quả sẽ xảy ra, phải kiểm sốt hành động của mình.
- Cần phải chú ý cách ứng xử, ngơn ngữ của mình, đồng thời cần cảnh
giác với những lời xỉ vả, chỉ trích từ người khác, cần học cách cư xử nhã nhặn,
tránh thô lỗ, quá đáng.
- Cần thay đổi nếp suy nghĩ: Hãy lập trình lại cách phản ứng trong não với
những tình huống cụ thể. Ví dụ, khi có chuyện buồn, hoặc uất ức, hãy hét to lên
và vực dậy tinh thần.
- Luôn luôn ni dưỡng cảm xúc tích cực như: Chăm sóc bản thân, ăn
uống điều độ, ngủ đủ giấc, vệ sinh sạch sẽ, tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu cụ
thể, thực tế, tập trung vào những điều mình muốn và cần. Những việc này giúp
các em xây dựng một hệ thống phòng thủ tuyệt vời trước những tiêu cực.
Khi làm chủ được cảm xúc của bản thân tốt, chúng ta sẽ cảm thấy luôn
lạc quan, yêu đời và sẽ chấp nhận những gì khơng phải là của mình một cách
thoải mái nhất.
3.1.2. Quản lí được căng thẳng của bản thân
Trong quá trình học tập và hoạt động thể chất hoặc giao tiếp với gia đình,
bạn bè, các em khơng tránh khỏi những lúc căng thẳng (stress), có thể các em
thấy kiệt sức, chán ăn, đau đầu, mất ngủ hay các biểu hiện nổi khùng với mọi
người xung quanh, hay cảm giác bất an, sợ sệt.
Để ứng phó với những stress, tôi hướng dẫn cho các em làm những việc
sau:
- Hãy cho phép mình được nghỉ ngơi, thư giãn một thời gian ngắn.
- Tránh để tâm vào những việc nhỏ nhặt làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm

xúc của bản thân.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế xem điện thoại.
- Tránh những phản ứng thái quá làm mình hay suy nghĩ sau khi phản ứng.
14


- Tránh uống bia, rượu.
- Tăng cường các hoạt động thể chất: đi bộ, chơi cầu lơng, đánh bóng
chuyền cùng với bạn bè và người thân của mình, những người cho mình cảm
giác an tồn nhất.
Để giảm mức độ stress trong học tập, tôi tư vấn cho các em các phương
pháp học tập, ôn tập, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lí, tránh việc học dồn, khi đến
gần thi mới đưa sách vở ra học. Cần ăn uống đầy đủ lượng và chất, tăng cường
ăn rau, quả tươi và các dưỡng chất tốt cho trí não. Tránh các chất kích thích ảnh
hưởng đến hệ thần kinh.
3.1.3. Một số biện pháp làm giảm stress
Tôi đã tư vấn cho học sinh một số biện pháp để giảm stress nhằm giúp các
em bớt những căng thẳng trong học tập hay trong cuộc sống để học tập đạt hiệu
quả cao hơn, các biện pháp đó là:
- Hát: Hát một mình, hát cùng với bạn bè, hát cùng với anh, chị em trong
nhà,… Hát sẽ kích thích hoạt động của cơ hồnh, các cơ cổ. Hát là cơ hội cho
mỗi người bộc lộ cảm xúc, nó sẽ làm giảm căng thẳng của bản thân. Chính vì
vậy, trong các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ thứ 3,5,7 tôi đều dành thời gian tập
hát cho các em.
- Cười: Nụ cười sảng khối khơng chỉ mang lại sự vui vẻ, thoải mái mà
khi cười, cơ thể còn tiết ra chất morphine tự nhiên, tạo ra khả năng chống stress
rất hiệu quả.
- Tập thể dục buổi sáng: Giúp lưu thơng khí huyết, hít thở khơng khí trong
lành, tĩnh tâm.
- Ngâm tắm: Nước có tác dụng xoa dịu các cơ và xương khớp bị đau mỏi.

Tắm giúp các tế bào phục hồi, các chất độc của cơ thể được đưa ra ngồi nhanh
hơn. Trong khi tắm, cũng có thể nghe những bản nhạc mà các em u thích.
- Ngồi ra, còn nhiều cách giảm stress khác như: Chơi đùa với thú cưng,
đọc những câu chuyện hài, massage, thiền, đi chơi với bạn bè thân, kể cho bạn
nghe những muộn phiền của mình để bạn an ủi.
3.1.4. Cách phịng tránh các rào cản tâm lí trong học tập của cá nhân
học sinh
Trong các giờ sinh hoạt đầu mỗi buổi học và một số buổi sinh hoạt cuối
tuần theo chủ đề, tơi thường dành ít phút để nhắc nhở các em về một số biện
pháp phòng tránh những rào cản tâm lí trong q trình học tập của mình. Các
biện pháp các em cần phải làm là:
- Cần chủ động trong học tập.
- Học hỏi kinh nghiệm của anh chị lớp trên.
15


- Tích cực, tự giác trong học tập, tích cực xây dựng bài.
- Rèn luyện phương pháp học tập mới.
- Rèn luyện thói quen học tập độc lập.
- Bố trí thời gian, khơng gian hợp lí cho học tập.
- Tích cực tham gia các các buổi thảo luận về học tập, ngoại khóa.
- Ơn tập vững các kiến thức cũ.
- Trao đổi, tâm sự với bạn bè, thầy cô, cha mẹ.
- Đưa ra ý kiến về phương pháp giảng dạy của giáo viên.
3.2. Giải pháp giúp học sinh lớp 11C6 trường THPT 1-5 vượt qua
những rào cản tâm lí trong học tập
Trợ giúp học sinh vượt qua các rào cản trong học tập cũng như vượt qua
những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống hàng ngày là một việc làm rất quan
trọng của lực lượng giáo dục trong nhà trường nói chung, đặc biệt là giáo viên
chủ nhiệm cùng với giáo viên tham vấn, tư vấn tâm lí học đường nói riêng.

3.2.1. Sự trợ giúp của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh.
GVCN chịu trách nhiệm điều chỉnh, định hướng, điều khiển quá trình giáo dục của
từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học
sinh trong giáo dục. Có thể nói GVCN là người quyết định mọi sự phát triển và tiến
bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh. Không
những thế, GVCN còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng.
Bên cạnh đó, vai trị quan trọng trong tham vấn, tư vấn đối với HS, phải
quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và
tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, sinh hoạt tập
thể diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội.
Bản thân tôi đã trên 13 năm làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy rõ tầm quan
trọng của GVCN trong công tác giáo dục học sinh thành người có ích cho xã
hội. Để khắc phục được những rào cản tâm lí trong học tập cho học sinh, tôi đã
sử dụng rất nhiều phương pháp. Mỗi phương pháp giáo dục có hiệu quả khác
nhau đối với từng học sinh khác nhau, đồng thời bổ trợ cho nhau trong quá trình
giáo dục các em. Các phương pháp tơi đưa ra đó là:
a. Định hướng phương pháp học tập cho học sinh
Bắt đầu tiếp nhận chủ nhiệm, tôi đã đưa ra cho các em các phương pháp
học tập hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp học tập để đạt kết quả cao
nhất, thông qua buổi họp phụ huynh và các buổi sinh hoạt lớp tôi đã trao đổi với
phụ huynh và các em:
16


* Xác định rõ mục tiêu và có thái độ học tập đúng đắn:
Muốn thành công trong học tập hay trong bất cứ cơng việc gì khác thì
điều đầu tiên các em phải đặt ra được mục tiêu chính, mục tiêu cụ thể. Chỉ khi
có mục tiêu cụ thể thì các em mới có động lực cố gắng để hồn thành mục tiêu
đó. HS phải xác định rõ là học cho ai? học như thế nào? và học để làm gì? Từ

đó, mới có động lực, quyết tâm học để có được kết quả như ý. Để giúp các em
thấy được sự tiến bộ của mình trong suốt quá trình học, tôi đã dùng phương
pháp Bảng điểm cá nhân. Ở phương pháp này, tôi làm một bảng điểm cá nhân
gồm hai phần: Một phần là điểm mục tiêu phấn đấu của các em, một phần là
điểm thực tế của các em đạt được trong quá trình học bài, kiểm tra (điểm trả lời
bài cũ, điểm sản phẩm học tập, điểm chấm bài thực hành, điểm kiểm tra 1 tiết,
điểm kiểm tra học kì,…)
BẢNG ĐIỂM CÁ NHÂN
Họ và tên ………………….
Lớp: ………………………..
Học kì: …. Năm học: …………..
STT

Mơn

1

Tốn

2



3

Hóa

4

Văn


5

Anh

6

Sinh

7

Sử

8

Địa

9

GDCD

10

Thể dục

Mục
tiêu
điểm
TK


Điểm thường xun

Điểm
1 tiết

Điểm
Trung
học
bình


17


11

Tin

12

GDQP

13

Cơng
nghệ

Mục tiêu điểm
trung bình


Kết quả điểm trung bình thực tế

Rất nhiều em hào hứng với cách này, các em đã đặt mục tiêu cho mình về
điểm số, về hạnh kiểm, về danh hiệu thi đua vào đầu mỗi kì học.
Dưới đây là một Bảng điểm học kì II mà em Phạm Thị Vân Anh đã làm
và đạt hiệu quả cao:

18


Để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, GVCN động viên các em cần phải xây
dựng thái độ học tập nghiêm túc, chú tâm vào bài học, tập trung cao độ, khơng
chơi đùa khi học bài. Trong q trình học khơng được làm việc riêng, có như
vậy mới mang lại hiệu quả.
* Xây dựng phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp:
Có rất nhiều các phương pháp học tập khác nhau, mỗi phương pháp đều
có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, chính vì thế, làm sao để sử dụng có
hiệu quả từng phương pháp là vấn đề quan trọng. GVCN đã cho học sinh biết
một số phương pháp học phù hợp, hiệu quả. Chẳng hạn khi học các mơn tự
nhiên thì cần có phương pháp khác so với học các môn xã hội, học các môn tư
duy sáng tạo khác với các mơn địi hỏi ghi nhớ và hiểu biết thực tế. Có mơn vận
dụng từ thực tại cuộc sống hàng ngày,... cho nên việc xác định và chọn lựa đúng
đắn đóng vai trị quyết định tới hiệu quả của môn học. Muốn học tập hiệu quả,
các em cần:
- Sắp xếp thời gian học tập hợp lý, đảm bảo mức độ tập trung để tiếp thu
kiến thức hiệu quả nhất.
- Đi học đầy đủ, ngồi học tập trung, nghiêm túc giúp em không bị lỡ mất
những kiến thức quan trọng mà giáo viên giảng trên lớp và những yêu cầu mà
giáo viên giao cho về nhà phải hoàn thành.
- Rèn luyện đọc nhanh, tóm tắt bài học và ghi nhớ bằng cả bộ não.

- Tìm cho mình những người bạn. Việc học và làm việc theo nhóm sẽ
mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và hữu ích. Cùng trao đổi và tiếp nhận những
quan điểm khác nhau, học hỏi những kỹ năng của bạn bè để cùng nhau tiến bộ.
- Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình trong q trình học.
Điều đó có thể giúp các em có cơ hội trao đổi, làm rõ vấn đề, từ đó hiểu và nắm
chắc kiến thức hơn.
- Vận dụng kiến thức đã học để thực hành.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài ngắn gọn, súc tích và quản lí thời gian làm bài
hiệu quả.
19


* Lựa chọn thời gian và không gian học tập hợp lý:
Cần có thời gian học tập học tập hợp lí. Đồng thời cần thời gian nghỉ
ngơi, vui chơi giải trí sau những quãng thời gian học tập căng thẳng trên lớp để
đến khi tâm lý thoải mái thì việc tiếp thu bài sẽ rất nhanh.
Không gian học tập cần chuẩn bị kĩ càng, không gian yên tĩnh, tránh bị làm
phiền có như vậy các em mới tập trung được. Thường thì các em học bài cũ vào buổi
tối, nhưng các em cũng có thể tham khảo học vào buổi sáng sớm khá là hiệu quả.
* Tận dụng những phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, Internet:
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, hầu hết các em đã
được tiếp xúc với Internet, đây cũng là điều tốt vì thơng qua những phương tiện
này giúp các em có cách nhìn nhiều chiều hơn, đa dạng hơn, kiến thức trong
sách không thiếu nhưng cũng không phải là thừa, tận dụng các phương tiện bổ
trợ tốt nhất làm cơ sở để các em nhìn nhiều chiều hơn, đặc biệt là các môn khoa
học xã hội, về đời sống con người, hay cũng có thể tìm những lời giải hay cho
một bài toán, cách tham khảo một bài văn hay,...
b. Sử dụng phương pháp thuyết phục
Đây là phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của HS để xây dựng
những niềm tin đạo đức, xây dựng ý chí nghị lực vươn lên trong học tập. Tơi

thường sử dụng phương pháp này trong các buổi sinh hoạt lớp đầu giờ và sinh
hoạt cuối tuần. Gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức, về cách giảm những căng thẳng, những lo lắng
trong học tập và rèn luyện.
- Nêu gương người tốt, nêu gương những anh chị nghèo nhưng học giỏi,
kể những câu chuyện về những tấm gương vượt khó để học tập (ví dụ: Anh Ngơ
Văn Giang khóa 40 của trường) hoặc nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời
những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện với tập thể lớp với sự cho
phép của nhà trường.
- Trị chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích, động
viên các em và chỉ cách cho các em vượt qua những khó khăn trong học tập để
vươn lên.
- Thuyết phục, nhờ cậy sự giúp đỡ của các em học tốt kèm cặp một số em
học yếu để kết quả tốt hơn.
c. Sử dụng phương pháp rèn luyện
Đây là một biện pháp tôi thường sử dụng để giúp các em tiến bộ, vượt qua
khó khăn trong học tập.
- Hàng tuần, hàng tháng tơi có kế hoạch điều tra thông qua ban cán sự lớp
và thông qua phụ huynh. Việc điều tra nhằm mục đích phát hiện những em học
20


×