Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TIỂU LUẬN đề tài khảo sát thực trạng học tiếng anh của sinh viên trường đại học giao thông vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Khoa Kinh tế Vận tải

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Khảo sát thực trạng học tiếng
Anh của sinh viên trường Đại học
Giao thơng Vận tải

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Phương Loan

MSV:

201732194

Nhóm:

Số 6

Lớp: Quản trị kinh doanh I
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Cao Ý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thết của đề tài ....................................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................ 4


5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................... 4
6. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................................................ 4
7. Cấu trúc của bài tiểu luận.................................................................................................................. 4
NỘI DUNG ................................................................................................................................................. 5
Chương I: Cơ sở lý luận về việc học tiếng Anh của sinh viên hiện nay. .................................................... 5
1.1.

Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................................. 5

1.2.

Tầm quan trọng của tiếng Anh với sinh viên trong thời đại hiện nay...................................... 6

1.3.

Vị trí của mơn tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Việt Nam ................................................... 7

Chương II: Khảo sát thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Đại học Giao thông Vận tải.......................... 8
2.1.

Điều liện thuận lợi học tiếng Anh của sinh viên...................................................................... 8

2.2.

Những khó khăn trong học tiếng Anh đối với sinh viên .......................................................... 9

2.3.

Khảo sát thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Đại học Giao thông Vận tải....................... 11


2.4.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng học tiếng Anh như hiện nay. ............................................ 16

Chương III: Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên Đại
học Giao thông Vận tải hiện nay. ........................................................................................................... 17
3.1.

Đối với sinh viên .................................................................................................................... 17

3.2.

Đối với Giảng viên ................................................................................................................. 19

3.3.

Đối với nhà trường ................................................................................................................ 19

KẾT LUẬN ............................................................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................... 21


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thết của đề tài
Nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn mở cửa, sự nghiệp cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước đang trên đà phát triển cùng với sự bùng nổ thông tin trong
bối cảnh tồn cầu. Làm thế nào có thể đi trước đón đầu để Việt Nam có thể vươn xa
cùng với thế giới là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Tiếng Anh từ lâu được
coi là ngơn ngữ giao tiếp quan trọng có ý nghĩa quyết định đến quá trình hội nhập kinh
tế. Ngày nay, tiếng Anh ngày càng trở thành một trong những ngoại ngữ phổ biến và

quan trọng nhất trong công việc cũng như trong cuộc sống nhất là khi nên kinh tế của
chúng ta khơng bó hẹp trong phạm vi quốc gia nữa mà đã mở rộng ra khu vực và cả
thế giới. Tuy nhiên để chuẩn bị cho quá trình hội nhập địi hỏi chúng ta có những người
lao động khơng chỉ có trình độ chun mơn vững vàng mà cịn phải có khả năng sử
dụng thành thạo cơng cụ khơng thể thiếu đó là ngoại ngữ và tin học.
Nhưng thực tế hiện nay cho thấy phần lớn sinh viên khơng có khả năng sử dụng
tiếng Anh thành thạo mặc dù đã được học tiếng Anh từ phổ thông. Đây là một vấn đề
mà sinh viên lo lắng và quan tâm vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội việc làm trong
tương lai của họ. Trước những thực trạng chung về trình độ tiếng Anh của sinh viên và
những cơ hội nghề nghiệp sắp tới, nhóm chúng em đã quyết định chọn: “Khảo sát thực
trạng học tiếng Anh của sinh viên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho môn học này.
Qua đó , chúng em hy vọng một phần nào đó giúp cho các bạn sinh viên có một cái
nhìn khách quan và cụ thể hơn về thực trạng học tiếng Anh hiện nay. Từ đó giúp cho
sinh viên có những bước chuẩn bị tốt nhất về khả năng tiếng Anh của mình có thể giúp
cho cơng việc sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng học tiếng Anh của sinh viên
nói chung, đặc biệt sinh viên Đại học Giao thông Vận tải nói riêng. Những thơng tin
số liệu thu thập được trong phần khảo sát sẽ được phân tích và từ đó đưa ra các đánh
giá đề xuất các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả.


3. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên tại Đại học Giao thông Vận tải, đặc biệt là sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tất cả các sinh viên tại các trường đại học, đặc biệt là sinh viên Đại học Giao
thông Vận tải.
5. Phương pháp nghiên cứu



Điều tra – khảo sát



Tập hợp số liệu



Thống kê – phân tích

6. Ý nghĩa của đề tài
Sau quá trình thực hiện đề tài chúng em tổng kết được thực trạng việc học tiếng
Anh của sinh viên. Từ đó, rút ra được nguyên nhân và các yếu kém cũng như những
khó khăn trong việc học và giao tiếp tiếng Anh, đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện
và nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên, giúp sinh viên có bước chuẩn bị tốt hơn
cho các dự định sau này.
7. Cấu trúc của bài tiểu luận
Chương I: Cơ sở lý luận về việc học tiếng Anh của sinh viên hiện nay.
Chương II: Khảo sát thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Đại học Giao thông
Vận tải.
Chương III: Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao trình độ tiếng
Anh của sinh viên Đại học Giao thông Vận tải hiện nay.
Trong giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của qúi thầy cô. Chúng em xin
trân trọng cảm ơn !


NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận về việc học tiếng Anh của sinh viên hiện nay.

1.1.

Lịch sử nghiên cứu

Việt Nam là một trong những quốc gia mà tiếng Anh được xem là một trong những
ngoại ngữ - công cụ giao tiếp chính, nên việc giảng dạy tiếng Anh hết sức được chú
trọng. Điều đó được thể hiện thơng qua Luật giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nâng cao tầm quan trọng của việc học tiếng Anh bằng các đưa tiếng Anh vào
giảng dạy ngay từ cấp bậc tiểu học. Dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam đã rất nỗ lực
song chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế, vậy đâu là nguyên nhân? Có thể đó
là do chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, hay do phương pháp kiểm tra kết
quả học tập đánh giá chưa đúng và chưa phản ánh thực chất, kết quả đánh giá chưa đáp
ứng được yêu cầu và mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Đã có rất nhiều nghiên cứu
nhằm đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: thay đổi giáo trình, sách
giáo khoa, bồi giưỡng năng lực sư phạm và trình độ chun mơn cho giáo viên, thay
đổi phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học,… Tuy nhiên cần có
sự hỗ trợ trong cơng tác dạy và học của chúng ta về mơ hình kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của người học nhằm tác động trở lại của quá trình dạy và học ngoại ngữ nói
chung và tiếng Anh nói riêng.
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp nâng cao chất lượng dạy
và học ngoại ngữ nhưng những nghiên cứu ở Việt Nam chưa đầy đủ, cũng như chưa
có những nghiên cứu sâu về năng lực học ngoại ngữ dựa trên khung đánh giá năng lực
cụ thể. Tiếng Anh tuy chỉ là một công cụ để giao tiếp nhưng phải làm thế nào để giảng
dạy và học tập có hiệu quả: đổi mới phương pháp giảng dạy hay là điểu chỉnh các cách
thức kiểm tra đánh giá hiện nay. Do vậy, học ngoại ngữ nói chung hay học tiếng Anh
nói riêng là vơ cùng quan trọng.
Tác giả Hồng Văn Lân – một Việt kiều đang sinh sống tại Mỹ có nhiều tâm huyết
với việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay, từng làm công tác giảng dạy nên
tác giả nắm được những điểm yếu của người Việt trong việc học tiếng Anh nhất là cách
phát âm, nhấn giọng, dùng từ ngữ vì thế ơng tâm huyết muốn viết một giáo trình tự học



tiếng Anh dành riêng cho người Việt, phiên âm theo cách đọc của người Việt. Về những
cái khó trong tiếng Anh chính tác giả đã phải thừa nhận “Học cách phát âm tiếng Anh
là một vấn đề rất khó. Tiếng Anh viết một đường đọc một nẻo, đọc một nẻo viết một
đường. Âm tiết và chính tả khơng đi đơi với nhau vì thế ta phải nhớ âm của từng chữ
một chứ không thể đọc theo âm của chữ viết”.Nhà giáo dục phải biết dựa vào những
vùng tiệm cận của người học để hỗ trợ người học trong việc khám phá năng lực bản
thân, đạt được những thành tích cao nhất. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nhấn mạnh
vai trị của ngoại ngữ trong chính sách giáo dục ngôn ngữ của Việt Nam, tuy nhiên
năng lực ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của đất nước. Năng lực là yếu tố cần thiết trong bất kì hoạt động nào. Các
nghiên cứu gần đây đều chỉ rõ vai trò và nhấn mạnh vai trò của năng lực để thành cơng
trong học tập.
Nhìn chung các nghiên cứu đểu chỉ rõ cái đích của dạy và học ngoại ngữ, đồng
thời đề cập đến vai trò của năng lực học tập. Tuy nhiên cần phát hiện những trở ngại
trong học tập thì mới dựa vào năng lực để cải thiện kết quả học tập. Nghiên cứu khoa
học của hai tác giả Trịnh Vinh Hiển (2008) và Lê Thị Ánh Tuyến (2012) đã khảo sát
về ý kiến của sinh viên chuyên Anh năm thứ nhất về kỹ năng tiếng Anh, khó khăn về
mặt học thuật và phi học thuật mà sinh viên chuyên Anh gặp phải trong quá trình luyện
nghe, giao tiếp, từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục các khó khăn và nâng cao
hiệu quả trong việc nghe hiểu cũng như giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên.
1.2.

Tầm quan trọng của tiếng Anh với sinh viên trong thời đại hiện nay.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sử dụng tốt tiếng Anh có rất nhiều
cơ hội và khả năng thành công trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như thăng tiến nghề
nghiệp sau này. Lý do đơn giản vì tiếng Anh đã trở thành ngơn ngữ thơng dụng nhất
tồn cầu. Thơng tin theo Wikipedia:

- Có hơn 400 triệu người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Hơn 1 tỷ người dùng
tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
- Tiếng Anh có vốn từ lớn nhất trong tất cả ngôn ngữ với hơn 500.000 từ trong
quyển Oxford Dictionary.


- Những quốc gia có thu nhập đầu người cao trên thế giới đều thành tạo tiếng Anh.
- Khi có vốn tiếng Anh tốt, sinh viên có thêm sự tự tin cho công việc cũng như
trong cuộc sống.
- Tiếng Anh giúp tăng thêm vốn kiến thức cho sinh viên khi hầu hết các cuốn sách
nổi tiếng trên Thế Giới đều được viết bằng tiếng Anh.
- Tiếng Anh mang lại nhiều thuận lợi và đặc quyền trong công việc. Khi sinh viên
có vốn tiếng Anh tốt, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn khác hơn so với những người đến
xin việc khác và có cơ hội nhiều hơn để có được cơng việc và thăng tiến.
Đối với sinh viên thì việc học tiếng Anh còn quan trọng hơn cả. Đầu tiên đây là
mơn học bắt buộc trong chương trình học của sinh viên. Thậm chí sau 4 năm đại học
phải có chứng chỉ tiếng Anh mới đạt yêu cầu ra trường. Thứ hai, việc thành thạo tiếng
Anh sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong cơ hội để tìm học bổng hay đi du học ở
những đất nước tân tiến.
1.3.

Vị trí của mơn tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Càng ngày mơn tiếng Anh càng có vị trí quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam
để phục vụ cho công cuộc hội nhập và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.Theo đánh
giá, nếu xét dưới góc độ chính sách ngơn ngữ Việt Nam là một trong những nước đặt
nặng vai trò của ngoại ngữ trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Trong tuyển dụng thì trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng
bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự. Trong đào tạo, đa số các nước chỉ thực hiện trong nhà
trường phổ thơng, thì ở Việt Nam đây vẫn xem là mơn học bắt buộc ở bậc đại học. Đó

là chưa kể Bộ giáo dục Đào tạo cịn có những u cầu hết sức nghiêm ngặt về năng lực
ngoại ngữ của sinh viên; có thể kể đến như: là điều kiện bắt buộc để cộng nhận tốt
nghiệp, là một trong những yêu cầu để thu tuyển hoặc tốt nghiệp của các chương trình
đào tạo sau đại học, cịn là điều kiện bắt buộc để tham gia chương trình đào tạo ở nước
ngồi bằng ngân sách nhà nước.
Tiếng Anh kể từ tiểu học là tương đối dài (khoảng từ ba đến mười năm).Thế nhưng
có thể thấy là việc áp dụng giảng dạy bộ môn tiếng Anh chưa đồng đều. Hầu như các
tỉnh, thành phố lơn mới dạy tiếng Anh từ cấp tiểu học, cịn vùng sâu vùng xa thì dạy


cho học sinh muộn hơn, hoặc có vùng thì khơng có giáo viên dạy nên học sinh cũng
chưa được học môn này.Và một thực tế đáng buồn là ngay cả lên cấp đại học, không
phải sinh viên nào cũng thành thạo trong việc giao tiếp tiếng Anh. Thậm chú ngay cả
những sinh viên được tiếp xúc với bộ môn này sớm, khi gặp người nước ngồi cũng
lúng túng khơng biết chào hỏi đơn giản.

Chương II: Khảo sát thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Đại học Giao
thông Vận tải.
2.1.

Điều liện thuận lợi học tiếng Anh của sinh viên.

Sinh viên được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại ngày
nay như: internet, tivi, báo chí cung cấp những nguồn tri thức vơ hạn, vì chúng ta đang
sống trong thời đại thơng tin. Chỉ có một vấn đề là hầu hết những thông tin này đều
được viết bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số ví dụ về những gì chúng ta có thể sử
dụng nếu biết tiếng anh:
 Hầu hết các trang Web trên mạng. Có hơn 1 tỉ trang Web sử dụng tiếng Anh. Thật
kinh ngạc khi chỉ cần học một ngơn ngữ là có thể khai thác hầu hết kho tri thức
ấy.

 Sách – về bất cứ lĩnh vực nào, từ khắp nơi trên Thế Giới, chúng ta có thể đọc sách
của tác giả Anh hay Mỹ, và tất cả các cuốn sách được dịch từ ngôn ngữ khác. Bất
cứ thể loại sách nào chúng ta quan tâm, chúng ta đều có thể tìm đọc bằng ngơn
ngữ tiếng Anh.
 Báo chí. Chỉ có báo và tạp chí tiếng Anh là có thể mua được ở khắp mọi nơi trên
Thế Giới. vì vậy, khơng cần phải lùng sục tìm kiếm những tờ báo như Time(Thời
đại), Newsweek (Tuần tin), hay Internetional Herald Tribune (Diễn đàn đưa tin
quốc tế).
 Khoa học. Tiếng Anh là chìa khóa mở cánh cửa vào thế giới khoa học. Năm 1997,
95% các bài báo trong Danh mục Trích dẫn Khoa học (Science Citation Index)
được viết bằng tiếng Anh. Chỉ có khoảng 50% trong số đó đến từ các nước nói
tiếng Anh như Anh hay Mỹ ( Theo Garfiled).


 Bản tin. Xem mạng lưới truyền hình quốc tế như kênh CNN và BBC. Họ phát tin
tức nhanh chóng hơn, chuyên nghiệp hơn các mạng lưới truyền hình quốc gia
khác. Và chúng ta có thể xem các kênh này trên khắp Thế Giới.
 Sinh viên không chỉ được tiếp cận với những phương tiện hiện đại, những thông
tin phong phú mà còn được tiếp cận với những phương pháp cũng như cách tiếp
cận mới giúp sinh viê dễ tiếp thu tiếng Anh hơn. Hiện nay có rất nhiều trung tâm
tiếng Anh, các cơ sở dạy tiếng Anh mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn theo học
để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Cũng như trên thị trường có hàng hoạt
các loại sách tiếng Anh cùng với nhiều phương pháp học tiếng Anh thú vị mới lạ
giúp sinh viên có thể dễ dàng học tập cũng như ghi nhớ tiếng Anh được nhanh
chóng hơn.

2.2.

Những khó khăn trong học tiếng Anh đối với sinh viên


Nhận biết được tầm quan trọng của tiếng Anh, việc dạy và học đang ngày càng
được đẩy mạnh. Nhưng một điều đáng buồn là vẫn có rất nhiều sinh viên khơng thể
nào học tốt tiếng Anh. Vậy đâu là những khó khăn mà họ đang gặp phải:
 Yếu từ vựng, ngữ pháp
Dù không phải chữ quốc ngữ nhưng phải thừa nhận rằng bảng chữ cái Latinh đang
có tại Việt Nam tạo ra cả thuận lợi và khó khăn trong việc học tiếng Anh so với các
nước dùng chữ tượng hình. Tuy vậy, cấu trúc câu và vốn từ hạn hẹp khiến nhiều sinh
viên trở ngại khi học tiếng Anh. Theo kết quả khảo sát thì có rất nhiều người bắt đầu
học tiếng Anh từ bậc tiểu học nhưng cho đến lúc học đại học thì vốn từ vựng và cấu
trúc câu vẫn tương đối ít vì cách học ghi chép nhiều lần vẫn thường làm không hề đem
lại hiệu quả cho việc ghi nhớ và giao tiếp. Vấn đề này có thể được cải thiện nếu bạn
học từ vựng bằng cách tăng cường giao tiếp, tự tưởng tượng các tình huống giao tiếp
để có thể hình thành phản xạ tự nhiên trong một tình huống giao tiếp thực sự hoặc lồng
ghép việc học vào đời sống hàng ngày.
 Yếu kỹ năng nghe:


Khó khăn trong việc học tiếng Anh tiếp theo là kỹ năng nghe bị hạn chế. Cấu trúc
của tiếng Anh bao gồm cả nguyên âm, phụ âm, trọng âm và ngữ điệu mà đa phần sinh
viên thường bỏ quên cách nhấn âm tiếng Anh, nói mà khơng có ngữ điệu. Điều này
gây cản trở rất nhiều trong hoạt động giao tiếp. Từ đó, khi nghe người bản xứ phát âm
bạn khơng thể nào nhận biết được vì bình thường bản thân ghi nhớ từ đó theo một cách
hồn tồn khác. Và ngược lại khi bạn diễn đạt người bản xứ cũng khơng hiểu bạn đang
muốn nói gì.
 Tự ti trong giao tiếp:
Tự ti trong giao tiếp cũng là một khó khăn khi học giao tiếp tiếng Anh. Tâm lý là
rào cản lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cải thiện tiếng Anh giao tiếp. Người
thường sợ nói sai, viết nhiều lỗi sẽ e ngại khi giao tiếp tiếng Anh và điều này muốn
khắc phục thì chỉ có bạn mới làm được. Hãy cởi mở và tích cực hơn trong tâm lý, suy
nghĩ với việc học vì khi việc giao tiếp trở thành nỗi ám ảnh thì học tốt tiếng Anh sẽ

càng trở nên xa vời hơn.
 Nghĩ từ tiếng Việt sang tiếng Anh:
Sai lầm phổ biến nhất mà sinh viên nào cũng gặp phải là chuyển tiếng Anh sang
tiếng Việt trong suy nghĩ. Đây là điều tạo nên khó khăn trong việc học tiếng Anh giao
tiếp cũng như viết bài vì nó hình thành thói quen xấu khiến bạn không thể phản xạ tiếng
Anh tốt được. Bạn nên rèn cách nghe và liên tưởng đến hình ảnh thay vì dịch sang tiếng
Việt để phản xạ nhanh và không mất nhiều thời gian suy nghĩ.
 Các khó khăn khách quan khác:
Sinh viên hầu như chỉ được học lý thuyết chứ không được học thực hành trên lớp
khiến cho khả năng giao tiếp của sinh viên khơng cao.
Rất nhiều gia đình cho rằng tiếng Anh là không cần thiết nên không có sự đầu tư
cho việc học tiếng Anh của con cái. Điều đó làm cho các sinh viên bị hạn chế tiếp xúc
và sử dụng tiếng Anh khiến ngôn ngữ này càng trở nên khó học hơn.
Hệ thống giáo dục ở các vùng miền khác nhau dẫn đến trình độ tiếng Anh của các
sinh viên không đồng đều.


2.3.

Khảo sát thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Đại học Giao thông

Vận tải.
2.3.1. Kết quả của phiếu khảo sát.
Để có thể thấy rõ được thực trạng cũng như tình hình học tiếng Anh của sinh
viên Đại học Giao thông Vận tải chúng em đã xây dựng một phiếu khảo sát gồm 13
câu hỏi để khảo sát tầm quan trọng của tiếng Anh cũng như tình trạng học tiếng Anh
của các bạn sinh viên .
Đối với câu hỏi đầu tiên về tên trường và lớp đang học chiếm đến 90% là sinh
viên Quản trị kinh doanh của Đại học Giao thơng Vận tải, cịn 10% cịn lại là một số
sinh viên đến từ Đại học Bách khoa, Cao đẳng thương mại và du lịch, Đại học thủ đô,...

Với câu hỏi bạn là sinh viên năm mấy? Chiếm đến 92% là sinh viên năm nhất,
chiếm 6% là sinh viên năm hai, cịn lại 2% là sinh viên năm ba, khơng có phần trăm
nào là sinh viên năm tư trong bảng khảo sát này:

Đối với tất cả sinh viên, khi trả lời bài khảo sát này đều cho rằng tiếng Anh là
quan trọng. Nhưng khi trả lời câu hỏi về mức độ hài lịng với trình độ tiếng Anh của
bản thân thì lại cho kết quả như biểu đồ dưới đây:


Khi được hỏi về việc đã đạt được chứng chỉ tiếng Anh nào, thì kết quả cho thấy
phần lớn các sinh viên khơng có bất kì chứng chỉ tiếng Anh nào, chiếm đến 93,1%.
Cịn một số rất ít sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh như Toeic hay Ielts.

Đối với mục đích sử dụng tiếng Anh vào các vấn đề như cơng việc, đọc tài liệu
chun ngành, vì u thích, học cho qua nhằm tích lũy tín chỉ và hiểu nghe dịch
được,… thì câu trả lời nhận được nhiều nhất là cho công việc chiếm đến 80,5%. Và số
lượng sinh viên muốn học tiếng Anh vì tất cả các mục đích này chiếm phần trăm rất
nhỏ, chỉ 1.1%.


Khảo sát về phương pháp học tiếng Anh của sinh viên, các sinh viên đều cho rằng
việc học tiếng Anh ở nhà là vô cùng quan trọng. Và việc phát biểu trên lớp sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả của việc học tiếng Anh. Đối với họ thì việc phát âm sai được coi là
một nỗi sợ và một số sinh viên cho rằng ngữ pháp khơng phải là chìa khóa giúp nói
tiếng Anh một cách thành thạo.
Khi tìm hiểu về thói quen học tiếng Anh của sinh viên, về việc dành bao nhiêu
thời gian cho việc học tiếng Anh, tra từ mới hay tìm hiểu bài trước khi đến lớp thì phần
lớn câu trả lời nhận được là thỉnh thoảng và rất ít khi. Cịn việc tham gia các buổi học
ngoại ngữ trên lớp thì có một bộ phận sinh viên thường xun tham gia cịn một số lại
khơng tham gia học.


Trong tất cả 4 kỹ năng khi học tiếng Anh, khi được khảo sát về độ khó của chúng,
thì hầu hết các sinh viên cho rằng Nghe là kỹ năng khó nhất và Đọc là dễ nhất:


Đối với nhận xét của sinh viên về các giáo viên bản xứ giảng dạy mình, các sinh
viên cho rằng họ dạy tốt và có thể tiếp thu. Một bộ phận rất nhỏ cảm thấy họ dạy không
tốt:

Hầu như các sinh viên chưa có hoặc chưa rõ về phương hướng học tập cho bản
thân. Bên cạnh đó cũng có một phần sinh viên đã đưa ra được phương pháp học tập
tiếng Anh để có thể hồn thiên 4 kỹ năng thật tốt:


Trong các tiết học tiếng Anh trên lớp, có tới 12,6% sinh viên sẽ bỏ qua, không
xem lại cũng như khơng hỏi lại giáo viên về phần mình khơng hiểu. Điều này sẽ ảnh
hưởng lớp đến việc tiếp thu kiến thức của các sinh viên này. Tuy nhiên phần đông các
sinh viên sẽ lựa chọn hỏi lại giảng viên ngay khi gặp phần khó, chưa hiểu. Các sinh
viên khác sẽ lựa chọn về nhà nghiên cứu, mặc dù phương pháp này có thể gây trở ngại
việc tiếp thu kiến thức.
Khơng chỉ có vậy, rất nhiều sinh viên khơng thực sự dành thời gian cho việc học
tiếng Anh dù ở nhà hay trên lớp. Tỉ lệ này chiếm hới 64,4% số sinh viên được khảo
sát. Chỉ có 21,8% số sinh viên nghiêm túc học tiếng Anh, dành thời gian trên lớp để
hỏi giáo viên phần khó và tự ơn luyện tại nhà.

2.3.2. Đánh giá kết quả khảo sát
Đa số các sinh viên tham gia khảo sát đều là sinh viên năm nhất học Quản trị kinh
doanh tại Đại học Giao thông Vận tải. Tất cả các sinh viên đều cho rằng tiếng Anh là



vô cùng quan trọng nhưng họ lại không thực sự hài lịng vớ trình độ tiếng Anh của bản
thân. Cũng như chưa đạt được một chứng chỉ tiếng Anh nào. Về mục đích học tiếng
Anh, các sinh viên đều mong muốn là để đạt được công việc tốt trong tương lai nhưng
họ chưa thực sự đầu tư về phương pháp cũng như thời gian và thói quen học tiếng Anh.
Có vẻ vì hầu như đều là sinh viên năm nhất nên họ đều giữ thói quen học thụ động từ
THPT, không tự biết cách nghiên cứu và học hỏi thêm kiến thức, nên họ cũng chưa có
cho bản thân mình một phương pháp học tập rõ ràng. Họ vẫn cảm thấy tự ti với trình
độ tiếng Anh của mình trong giao tiếp hay học tập nên khi có những thắc mắc với giảng
viên họ thường không đặt câu hỏi cũng như muốn giải đáp khó khăn đó. Và phần lớn
các sinh viên vẫn chưa thực sự dành thời gian của mình cho việc học tiếng Anh ở nhà
cũng như ở trên lớp vì họ vẫn đang mải chơi và chưa chú trọng tới việc học. Minh
chứng cho việc đó là vì các sinh viên cho rằng tiếng Anh quan trọng nhưng họ chưa
thực sự muốn đặt ra mục tiêu cho mình cũng như như biết tìm kiếm những phương
pháp học tập tiếng Anh hiệu quả cho bản thân. Qua khảo sát này, ta có thể thấy được
đây là một tình trạng chung của hầu hết các sinh viên hiện nay khi nói đến việc học
tiếng Anh.
2.4.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng học tiếng Anh như hiện nay.

Thứ nhất, chương trình học quá nặng về ngữ pháp và văn phạm, trong khi việc
luyện phản xạ và giao tiếp lại không được chú trọng. Sinh viên Việt Nam nắm chắc
ngữ pháp tiếng anh, nhưng lại không thể biến chúng thành công cụ để giao tiếp được.
Ngữ pháp chỉ là nền tảng để luyện những kĩ năng khác như nghe, nói, đọc, viết giống
như “học đi đôi với hành”.
Thứ hai, sự không đồng đều về năng lực sử dụng tiếng Anh giữa các sinh viên
trong cùng lớp dẫn đến khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và
học, sinh viên ở trình độ sơ cấp theo khơng kịp, cịn ở trình độ cao hơn thì lại cảm thấy
nhàm chán, khơng muốn học và chính giáo viên cũng gặp những khó khăn trong việc
giảng dạy, theo sát các sinh viên.

Thứ ba, sinh viên thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân. Đây
chính là “hịn đá tảng” trong nhận thức của mỗi sinh viên. Chúng ta ngại nói vì sợ sai,


sợ bị chê cười, dần dần trở nên khép mình trong các giờ học Tiếng anh. Bên cạnh đó
cịn nhiều bạn sinh viên còn chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh
trong thời đại hiện nay. Một số khác lại có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, cảm
thấy bản thân yếu môn tiếng Anh nên chuyển sang học ngôn gnuwx khác cho là dễ hơn
nhưng không biết rằng không ngôn ngữ nào dễ học khi mà bản thân khơng chăm chỉ
và khơng có phương pháp học phù hợp.
Thứ tư, môi trường học tập cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng. Hiện
nay sinh viên chỉ sử dụng tiếng anh trong giờ học bắt buộc, còn hầu như bị bỏ quên
trong các hoạt động khác. Mà đối với việc học ngoại ngữ thì chỉ cần một thời gian
khơng sử dụng là có thể bị “rơi vào quên lãng”.

Chương III: Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao trình độ
tiếng Anh của sinh viên Đại học Giao thông Vận tải hiện nay.
3.1.

Đối với sinh viên

 Xác định rõ mục tiêu học tiếng Anh
Mỗi người đều có những động cơ, mục tiêu học tiếng Anh riêng nhưng tất cả đều
hướng tới sự hoàn thiện và phát triển bản thân trong thời kỳ hội nhập. Chúng ta cần
phải xác định rõ mục tiêu học tập của mình để lấy đó làm động lực cho ta phấn đấu,
kiên trì học tập tiếng Anh, vững vàng khi cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.
 Rèn luyện kỹ năng nghe
o Nghe thu ̣ đô ̣ng
-“Tắ m ngôn ngữ”: Nghe mà không cần hiểu.
- Nghe với hình ảnh động

o Nghe chủ đơ ̣ng
- Bản tin special English và các bài nghe tiếng Anh
- Chăm chú nghe la ̣i mô ̣t số bài mình từng nghe trong giai đoa ̣n “tắ m ngôn ngữ”
- Mô ̣t số bài Audio trong các Forum Tiế ng Anh
- Ho ̣c hát tiế ng Anh và hát theo trong khi nghe
 Rèn luyện từ vựng
- Học theo cụm từ


- Củng cố kỹ năng đọc văn bản
- Luyện tập thật nhiều và thường xuyên
- Tìm được càng nhiều mối liên hệ của từ càng tốt
- Dùng các mẹo ghi nhớ
- Dùng từ điển để tìm nghĩa những từ mà bạn khơng
- Chơi những trị chơi liên quan đến từ ngữ
- Sử dụng danh sách từ vựng
- Thực hiện các bài kiểm tra từ vựng
- Tạo hứng thú khi học từ vựng
 Rèn luyện kỹ năng nói
Để học nói các bạn đừng quá vội vàng. Có nhiều người may mắn sống trong mơi
trường ngoa ̣i ngữ nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên,
đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngơn ngữ nhất định
(từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một
khóa học nói thực thụ.
Đối với những người khơng có điều kiện sống hay làm việc trong mơi trường tiếng
Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau:
- Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp, tại các trung tâm ngoại ngữ.
- Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình.
 Luyện đo ̣c
Khi đã nhận biết được từ vựng rồi thì việc đọc là bước quan trọng tiếp theo để

tăng vốn từ của mình. Bởi bạn sẽ thấy hầu hết các từ đều cần học.
Bạn nên đọc những gì? Bất cứ cái gì gây hứng thú cho bạn-bất cứ cái gì làm bạn
muốn đọc.
Sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc những thứ bạn không hiểu hoặc không thấy hứng
thú. Điều quan trọng là bạn đọc thứ mà bạn cảm thấy hay và đọc càng thường xuyên
càng tốt.


Cần chú ý vào kĩ năng đọc lướt và tìm đại ý của đoạn văn; sau khi đã hiểu được
nội dung của đoạn văn, bạn bắt đầu tìm những từ vựng mới, cấu trúc mới mà mình
chưa biết, dịch nghĩa và ghi chép lại.
 Luyện viế t
Khi đã vững về từ vựng cũng như ngữ pháp căn bản, bạn có thể luyện tập kĩ năng
viết. Kĩ năng viết bằng tiếng Anh cũng khơng khác gì tiếng Việt, chỉ khác nhau ở cách
sắp xếp vị trí câu, từ…cịn ý nghĩa thì vẫn như nhau.
Bạn không cần phải bối rối khi viết một đoạn văn bằng tiếng Anh. Bạn chỉ cần
suy nghĩ nội dung chính, sắp xếp ý và viết theo dàn bài ấy. Bắt đầu bằng những đoạn
văn ngắn, bạn hãy tập ghi nhật kí bằng tiếng Anh, kể lại những việc bạn đã làm trong
ngày, những suy nghĩ, cảm xúc của bạn. Ngữ pháp chỉ cần ngắn gọn, đơn giản để đảm
bảo sự chính xác.
3.2.

Đối với Giảng viên

Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học của sinh viên; giúp sinh viên
đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của mình để từ đó sinh viên
có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học có hiệu quả.
3.3.

Đối với nhà trường


Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp giảng dạy.
Thực hiện quy mô lớp nhỏ (30-35 Sinh viên/lớp) để Sinh viên có nhiều cơ hội
thực hành giao tiếp hơn nữa.
Thực hiện chia lớp theo trình độ để Sinh viên khơng có tâm lý e ngại khi nói trước
công chúng.
Tổ chức các buổi giao lưu với đại diện các doanh nghiệp để Sinh viên có cơ hội
tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng từ đó giúp Sinh viên định hướng được việc học
của mình.

KẾT LUẬN
Tóm lại, qua đây ta có thể thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh hiện nay đối
với sinh viên. Qua đó cũng thấy được thực trạng học tiếng Anh của các sinh viên. Cùng
với đó là những phương pháp học và giảng dạy chưa hiệu quả trong trường. Vì thế, để


học tiếng Anh hiệu quả, bản thân mỗi sinh viên phải tự ý thức được tầm quan trọng của
ngoại ngữ, có ý thức nâng cao năng lực của bản thân, từ đó xây dựng được động lực,
phương pháp học tập thích hợp để nâng cao trình độ. Trên đây chúng em đã đưa ra một
số đề xuất về các biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng học tiếng Anh với mong
muốn có thể phần nào giúp các bạn tiếp thu thêm nhiều kiến thức cho con đường học
vấn cũng như công việc sau này.
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã truyền đạt những kiến thức
quan trọng bổ ích để chúng em hồn thành bài tiểu luận này. Trong q trình nghiên
cứu và phân tích chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong
nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng
em xin chân thành cảm ơn!



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Lân (2012). Những cái khó trong tiếng Anh, TP.HCM. NXB
Đồng Nai.
2. Trần Khánh Đức (2017). Năng lực học tập và đánh giá năng lực học tập.
NXB Bách khoa.
3. Robert L. Katz (1974). Skills of an effective Administrator. Harvard Business
Review, Vol. (52), pp. 90-102.
4. Cambridge (2009). Key English Test forr schools. Cambridge: University of
Cambridge.


PHẦN II : MINH CHỨNG VAI TRÒ CỦA THÀNH VIÊN TRONG DỰ
ÁN
( Trần Thị Phương Loan – MSV: 201732194 )
Em là trưởng nhóm của nhóm 6, để hồn thành phần tiểu luận hoàn chỉnh
như trên, em đã phân chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên để các bạn ấy hoàn
thành, lập dealine gia hạn cho các bạn:

Và đây là bản phân công công việc mà em đã soạn gửi các bạn trong nhóm:


Theo như bản phân công công việc em làm
gửi các bạn, mỗi bạn sẽ làm phần báo cáo
tiểu luận như thế và nộp lại cho em, em sẽ
căn chỉnh lắp lại thành một bản báo cáo tiểu
luận hồn chỉnh
Sau đó thì em thiết kế bìa tiểu luận, làm mục
lục và từ báo cáo tiểu luận hoà thành tự viết
phần Kết Luận.


- Và sau đây là báo cáo các bạn đã gửi:


Sau đó thì, em đã sửa lại bài viết mà các bạn gửi, tổng hợp thành một báo cáo tiểu
luận hoàn chỉnh gửi các bạn.


PHẦN III: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
Nhóm khơng đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc
làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm cịn là một tập hợp những cá
nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện
một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau
và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng
phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
Trước giờ ta vẫn hay quan niệm (Nhóm Trưởng) Team leader phải là người đi
đầu dẫn dắt các thành viên cịn lại nhưng đó khơng phải là kiểu teamwork hiệu quả,
vì một khi người đi đầu dừng bước thì cả đồn qn theo sau cũng dừng bước theo.
Một teamwork hiệu quả phải lấy người trưởng nhóm làm trung tâm, các thành viên
đều ngang bằng về vai trò và trách nhiệm và có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Vậy nên nếu được đứng trên cương vị trưởng nhóm để dự án “ Khảo sát thực trạng
học Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải” thành cơng thì ngay
trong những bước đầu thành lập ý tưởng cũng rất quan trọng. Bản thân nếu được
đứng trên cương vị trưởng nhóm em sẽ:
- Em sẽ rất vui khi được các thành viên tin tưởng, giao cho cơng việc
làm leader đứng đầu nhóm, điều hành nhóm, để nhóm có kết quả tốt
đẹp nhất.
- Với tư cách người đứng đầu em sẽ phát huy sức mạnh tập thể, khơi
dậy tiềm thức cá nhân làm việc dự án của các bạn.
- Trợ giúp các thành viên trong nhóm, khi một ai đó khơng hiểu cơng
việc, em sẽ chủ động nhắn tin cho mọi người để hiểu rõ, tránh suy

nghĩ sai lệch dẫn đến kết quả không tốt.
- Cần lắng nghe mọi ý kiến của các thành viên, cùng nhau đoàn kết
đưa ra ý kiến nào là phù hợp nhất. Sự thống nhất hoà thuận của thành
viên sẽ mang lại hiểu quả cơng việc rất cao.
- Nếu tình hình diễn biến Covid-19 khơng diễn ra căng thẳng thì chúng
em có thể đã tới trường phổ biến cuộc khảo sát trực tiếp, chúng em
cùng giao lưu với các bạn trong trường để hiểu rõ hơn về Thực trạng
học TA của sinh viên
 Từ đó sẽ có cái nhìn bao qt hơn, đúng hơn, hiểu rõ nhưng khó
khăn của sinh viên để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Khi gặt hái được thành cơng, nhóm sẽ ăn mừng thành quả lẫn nhau,
lấy động lực để phát triển dự án
- Xây dựng một quy tắc chung trong nhóm, mọi người cùng nhau chấp
hành, phân chia công việc phù hợp với mỗi người.


×