TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI 2B
Chủ đề: Trình bày sự ra đời, phân tích đặc điểm và đánh giá mơ hình
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ
Họ và tên: Ngô Thị Nhàn
Lớp: A/K68
MSV: 685602035
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Huyền Sâm
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của chủ đề
2. Mục tiêu của chủ đề
3. Nhiệm vụ của chủ đề
NỘI DUNG
1. Sự ra đời mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
1.1. Cách mạng tháng Mười Nga – Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện
thực
1.2. Phương án thành lập Liên Xô của Lenin và Stalin
1.3. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô – Hiện thực hóa chủ
nghĩa xã hội khoa học
2. Đặc điểm mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ
2.1. Về chính trị
2.2. Về kinh tế
2.3. Về xã hội
3. Đánh giá mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
3.1. Ưu điểm
3.2. Hạn chế
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của chủ đề
Vào năm 1922, Liên Xơ ra đời và được chính thức tun bố là một “nhà nước
thống nhất đơn nhất” gồm 4 nước cộng hịa Xơ viết XHCN thành viên (Nga,
Ukraine, Belorussia, và Ngoại Kavkaz). Mơ hình XHCN ra đời đã tạo ra sự thay
đổi căn bản đến tồn bộ nền chính trị, kinh tế, xã hội,...của Liên Xô. Biến Nhà
nước này trở một đối trọng hàng đầu đối với Mỹ và hệ thống các nước tư bản trong
thế kỉ XX. Từ một quốc ra, Liên Xơ biến mơ hình này trở thành một hệ thống thế
giới tạo ra sự xoay trục quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Về mặt khoa học, việc khảo cứu đề tài góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu và
có những quan điểm mới về mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Đồng thời, đề tài
này cững góp phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa xã hội.
Về mặt thực tiễn, sự ra đời và sụp đổ của mơ hình XHCN ở Liên Xô là một sự
kiện lịch sử quan trong trong thế kỉ XX. Những thay đổi của mơ hình này tác động
đặc biệt Việt Nam vì vậy có vai trị quan trọng trong giáo dục lịch sử ở trường phổ
thông. Là ví dụ chân thực, khắc họa rõ nét một phần lịch sử về chủ nghĩa tư bản
hiện đại.
Vì những lí do trên, tơi chọn đề tài “Trình bày sự ra đời, phân tích đặc điểm và
đánh giá mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô” là đề tài tiểu luận kết thúc học phần
Chuyên đề Lịch sử Thế giới 2b.
2. Mục tiêu của chủ đề
Đề tài “Trình bày sự ra đời, phân tích đặc điểm và đánh giá mơ hình xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xơ” tập chung nghiên cứu về sự hình thành và đặc điểm của mơ hình
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ
3. Nhiệm vụ của chủ đề
Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài “Trình bày sự ra đời, phân tích đặc điểm và
đánh giá mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ” giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày sự ra đời mơ hình XHCN ở Liên Xơ
Thứ hai, phân tích đặc điểm và đánh giá mơ hình XHCN ở Liên Xô
NỘI DUNG
1. Sự ra đời mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
1.1. Cách mạng tháng Mười Nga – Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện
thực
Mùa thu năm 1917, nền kinh tế, chính trị Nga của nước Nga rơi vào khủng
hoảng trầm trọng: Sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm 1916; hệ
thống giao thông vận tải bị tê liệt; nạn đói xảy ra ở nhiều nơi; mâu thuẫn sắc tộc,
phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra sôi nổi… Đêm 25-10, quân
khởi nghĩa tiến đánh Cung điện Mùa Đông. Các Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời
tư sản đã bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa ở thủ đô đã giành được tồn thắng. Đến cuối
tháng 3-1918, Chính quyền Xơ viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi
toàn nước Nga rộng lớn.
Vào ngày này năm 1922, tại nước Nga hậu Cách mạng tháng mười, Liên
bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã được thành lập.
Quốc gia này là một liên hiệp các quốc gia bao gồm các nước Nga, , Ukraine và
Cộng hòa Liên bang Dân chủ Ngoại Kavkaz. Đất nước mới cộng sự là sự kế thừa
của Đế quốc Nga và là nước tiên khởi trên thế giới dựa trên chủ nghĩa Marxist.
Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, XHCN được biết đến khơng chỉ là một
học thuyết, mà cịn là một chế độ xã hội mới tốt đẹp. Cách mạng Tháng Mười Nga
thực hiện cơng cuộc giải phóng triệt để những người vô sản và nông dân nghèo khổ
khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, của chế độ phong kiến, nâng họ lên
hàng những người chủ thực sự của chế độ xã hội mới. Cách mạng Tháng Mười
Nga mở ra một khơng gian chính trị rộng lớn ngồi nước Nga, nó diễn tiến bởi một
thời gian chính trị, cả trước, trong và sau hành động khởi nghĩa giành chính quyền
của cơng - nơng và binh lính lật đổ ách thống trị của đế quốc Sa Hoàng và chính
quyền tư sản phản động, tạo ra những đảo lộn cách mạng đủ sức phá tan “tù ngục
lớn nhất” đối với các dân tộc phương Đông, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử, xác
lập quyền lực nhân dân của nhà nước Xô Viết, nhà nước kiểu mới đầu tiên hiện
diện trong lịch sử.
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra
và giành thắng lợi, thiết lập chính quyền Xơ viết cơng, nơng, binh, đánh dấu sự ra
đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực
1.2.
Phương án thành lập Liên Xô của Lenin và Stalin
Khi xây dựng đề án về Liên Xô, Lenin và Stalin đã có những cách tiếp cận
khác nhau.
Sau năm 1918, hầu hết các bộ phận cũ trong Đế chế Nga đã trở thành các
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Ý tưởng của Joseph Stalin là sáp nhập
thẳng các nước cộng hịa Xơ viết cịn lại này vào Cộng hịa XHCN Xơ viết Liên
bang Nga, với một chính phủ trung ương hóa và một hệ thống luật pháp chung cho
tất cả các nước thành viên. Tuy nhiên, ông đi ngược lại với chủ chương của mình
khi vào ngày 3/11/1917, Stalin ký “Tuyên bố về Quyền của các Dân tộc trong nước
Nga”, trong đó có chi tiết “Quyền của các dân tộc Nga được tự do tự quyết, thậm
chí tới mức độ ly khai và hình thành một nhà nước độc lập”.
Lenin đã từng nói: “Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền càng
khó hơn”. Đối với cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa thì giành được chính
quyền mới chỉ là bước đầu, giai cấp vơ sản phải dùng chính quyền của mình để cải
tạo, xây dựng một chế độ mới mà trong đó quyền tự quyết, bình đẳng giữa các dân
tộc cần được phát huy ở mức cao nhất. Vì lẽ đó, Lenin phản đối ý tưởng về một
nhà nước tập quyền của Stalin và coi đó là phi dân chủ. Đồng thời, ơng chủ chương
tạo dựng sự liên hợp giữa các nước Cộng hòa độc lập trên cơ sở các quyền bình
đẳng, duy trì chính quyền tương ứng của mình dựa trên các điều lệ mà Hiến pháp
Liên Xô (31/1/1924) tuyên bố. Nhưng cuối cùng, phương án của Stalin về xây
dựng Liên Xô thành một nhà nước tập quyền đã thắng thế.
1.3.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô – Hiện thực hóa chủ
nghĩa xã hội khoa học
Nhờ có đường lối đúng đắn từ Đại hội X của Đảng Bơn-sê-vích, nhân dân
Nga đã bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế và củng cố khối đoàn kết các dân
tộc. Lenin đề ra công thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga: “Chủ nghĩa xã hội là
chính quyền Xơ viết cộng với điện khí hóa tồn quốc, cộng với trật tự đường sắt
của Đức, cộng với nền kỹ thuật của Hoa Kỳ, cộng với cách tổ chức sản xuất và
quản lý của các công ty tư bản, cộng với hệ thống giáo dục toàn dân của Hoa Kỳ”.
Xuất phát từ nhận thức về một nền kinh tế không dựa trên quan hệ tiền tệ hàng hóa mà là một nền kinh tế phi thị trường được chỉ huy bởi một hệ thống nhất
quán. Các đường lối về phát triển kinh tế tại Liên Xơ lần lượt được thực hiện mà
trong đó nổi bật là chính sách “Cộng sản thời chiến” sau đó là chính sách “kinh tế
mới”. Để qn triệt hơn nữa tư tưởng xây dựng nền kinh tế XHCN, tháng 4/1918,
Lenin đã viết tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơ viết”.
Thơng qua tác phẩm này, Lenin chỉ rõ nhiệm vụ của cuộc cách mạng XHCN là tổ
chức và xây dựng nền kinh tế XHCN trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất của nền đại sản xuất đã xã hội hóa và cơ khí hóa.
Về chính trị: Từ những u cầu cấp thiết và những tiền đề sẵn có trên cơ sở
tự nguyện, ngày 30/12/1922, Tun ngơn thành lập Liên bang Cộng hịa Xã hội
chủ nghĩa Xô viết và bản Hiệp ước Liên bang được thơng qua. Bên cạnh đó trên
bình diện văn hóa giáo dục nạn mù cữ cơ bản được giải quyết, các giai cấp bóc lột
bị thủ tiêu,...
Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau Cách mạng 1917 là
bước đi đầu tiên vận dụng lí thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn , chưa
từng có trong tiền lệ lịch sử. Vì vậy, cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô đã gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức.
2. Đặc điểm mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ
2.1. Về chính trị
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tháng 12-1905, Hội nghị thứ nhất Đảng
Bolshevik đã lần đầu áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nêu rõ trong nghị
quyết: Ngun tắc chế độ tập trung dân chủ khơng có gì phải tranh cãi. Tháng 41906, theo đề nghị của Lenin, Đại hội đại biểu thống nhất lần thứ 4 Đảng
Bolshevik thơng qua điều lệ tổ chức, trong đó điều hai quy định: Mọi tổ chức của
Đảng đều được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là lần đầu tiên
nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định trong điều lệ Đảng. Tháng 7/1920,
điều lệ gia nhập Quốc tế Cộng sản do Lenin quy định: Đảng gia nhập Quốc tế
Cộng sản cần được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Kể từ đó, nguyên
tắc tập trung dân chủ trở thành nguyên tắc phổ biến mà ĐCS các nước trên thế giới
đều tuân thủ. Thời kỳ đầu, Stalin làm Tổng Bí thư, chế độ tập trung dân chủ và các
chế độ giám sát liên quan tiếp tục được quán triệt tốt. Đến năm 1934, Điều lệ Đảng
do Đại hội XVII thông qua đã đưa ra quy định mới về chức năng của Ủy ban Giám
sát. Theo đó, cơ quan giám sát chỉ giới hạn trong việc kiểm tra hoạt động của tổ
chức cấp dưới, giám sát hoạt động của những phe đối lập và đảng viên bất đồng ý
kiến.
Nguyên tắc giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản: Sau khi thành
lập, Liên Xô thiết lập theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung,
thống nhất, không phân chia, thuộc về nhân dân lao động. Việc phân chia ra các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp là để thống nhất thực hiện các chức năng của
bộ máy nhà nước, không đối trọng, kiềm chế nhau. Điều 6, Hiến pháp Liên Xô
năm 1977 ghi rõ: “ĐCS Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và chỉ đường dẫn lối của xã
hội Xơ viết, là hạt nhân của hệ thống chính trị, của xã hội”. Vì vậy, xóa bỏ Đảng
Cộng sản là một trong những mục tiêu chiến lược của phương Tây, đứng đầu là đế
quốc Mỹ rắp tâm thực hiện với Liên Xô từ rất sớm. Tài liệu tuyệt mật số 20/1 - Chỉ
thị của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) đề ngày 18/8/1948 "Những mục tiêu
của Mỹ đối với Nga" có đoạn viết: "Nếu vị thế của những người cộng sản mất đi
thì vấn đề đương nhiên sẽ được giải quyết..."; "...một trong những mục tiêu quân
sự chủ yếu của chúng ta đối với Nga là tiêu diệt cơ bản cơ cấu quan hệ mà nhờ đó
các thủ lĩnh của Đảng Cộng sản tồn liên bang có được một quyền lực mang tính
kỷ luật và tinh thần đối với từng công dân..."
Tổ chức bộ máy nhà nước theo cơ cấu quản lý hình chóp với Đảng là nấc
thang quyền lực cao nhất, bên dưới là sự phình to của bộ máy hành chính. Bộ máy
nhà nước liên bang được tổ chức cồng kềnh, nhiều khâu trung gian, số lượng các
bộ liên bang tăng nhanh: năm 1924 có 11 bộ; năm 1936 có 18 bộ; năm 1940 có 40
bộ; năm 1974 có hơn 60 bộ; năm 1977 có 80 bộ; năm 1987 có hơn 100 bộ và tổng
cục. Ngồi ra, cịn có hơn 800 bộ và tổng cục của các nước cộng hịa. Ngồi số
lượng các bộ có lúc lên đến hàng trăm, thì HĐBT Liên Xơ cịn có Ủy ban Nhà
nước – một thiết chế khác với bộ và phải quản lý nhiều ngành trong khi bộ chỉ
quản lý một ngành.
Nguyên tắc dân chủ trong bầu cử: Cơ quan lập pháp cao nhất ở Liên Xô là
Xô viết tối cao do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Theo quy định, trong
các Xô viết phải có đại diện của tất cả các dân tộc và các tầng lớp nhân dân. Tất cả
các cơ quan nhà nước khác phải chịu sự kiểm soát và báo cáo trước các Xơ viết.
Q trình khơng ngừng đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng: Luôn phải
đối mặt với sự chống phá, thù địch, bất hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa. Sau
chiến tranh Thế giới thứ nhất 14 nước đế quốc hợp sức chống phá (1918 – 1921),
bị cơ lập về chính trị, ngoại giao, tấn công vào quân sự và bao vây kinh tế (1918 –
1934) trừ Đức. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên xô trở thành “anh cả” trong
cực đối trọng với Mỹ và các nước tư bản trong nghĩa trong thế kỉ XX.
2.2.
Về kinh tế
Dù ở trong giai đoạn lịch sử nào việc điều tiết có kế hoạch của nhà nước
ln giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế Xơ viết. Liên Xô là một Nhà nước của
giai cấp vô sản điều này được thể hiện thông qua đạo luật “Điều lệ về chế độ kiểm
sốt của cơng nhân” (1917). Theo điều lệ này, tất cả các xí nghiệp từ công nghiệp
từ công nghiệp, nông nghiệp, vận tải...đều do các ủy ban nhà máy xí nghiệp do
cơng nhân kiểm sốt.
Trong giai đoạn từ 1918 – 1921, chính sách Cộng sản thời chiến, Trưng thu
lương thực thừa được áp dụng tại Liên Xô. Chế độ lao động cưỡng bức được áp
dụng với ngun tắc: “Khơng làm thì khơng ăn”, Nhà nước kiểm soát việc sản xuất
và phân phối sản phẩm công nghiệp đồng thời nắm độc quyền mua bán lúa mì
Nhờ Chính sách kinh tế mới và các kế hoạch 5 năm trong 13 năm trước
Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đứng
đầu là Joseph Stalin, Liên Xô đã xây dựng được 9.000 xí nghiệp lớn, trang bị kỹ
thuật hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới quan trọng đã ra đời. So năm 1913,
đến năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng hơn 12 lần; tỷ trọng công
nghiệp đã chiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân (hơn ba phần tư tổng sản
lượng); sản lượng của ngành chế tạo máy tăng 35 lần; sản lượng điện tăng 24 lần…
Thu nhập quốc dân từ năm 1940 đến năm 1950 tăng 64%. Năm 1954, Liên Xô là
quốc gia đầu tiên có nhà máy điện nguyên tử. Hai sự kiện này đặt dấu chấm hết
cho sự độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mỹ. Thủ tướng Anh Winston Churchill
(1874-1965) cũng phải đành thừa nhận: “Stalin đã tiếp nhận một nước Nga đi giày
cỏ và để lại một nước Nga với vũ khí hạt nhân”.
Từ nền kinh tế kế hoạch mà Liên Xơ đã nhanh chóng phục hồi sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), cho rằng nhờ nền kinh tế kế hoạch đã giúp
Liên Xô đạt được tốc độ tăng trưởng tương đương Mỹ, thậm chí cịn vượt cả Tây
Âu vào thập niên 70 và đầu thập niên 80 thế kỷ 20.
2.3.
Về xã hội
Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết tồn nước Nga đã khai mạc. Đại hội thơng
qua bản Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động bị bóc lột, khẳng định
mục tiêu xóa bỏ bóc lột người, xóa bỏ giai cấp.
Sự phát triển của nền kinh tế XHCN tạo ra sự biến đổi căn bản trong cơ cấu
xã hội, tính chất các nhóm lao động, cơng nhân, nơng dân, trí thức có mối quan hệ
qua lại, tác động lẫn nhau. Năm 1958, công nhân chiếm gần một nửa dân số lao
động. Tầng lớp nửa vô sản nông thôn chiếm 1/5 dân cư nông nghiệp, khắc phuvj sự
khác biệt quá lớn giữa thành thị và nông thôn. Nếu năm 1937 nông dân chiếm phần
lớn cư dân cả nước (68%) thì năm 1939 giảm xuống cịn 52% nhờ cơ giới hóa lao
động nơng nghiệp và nâng cao năng xuất lao động.
Từ nửa sau hững năm 40 Liên Xô thực hiện giáo dục bắt buộc phổ cập 7
năm. Trong những năm 50 giáo dục phổ thông được đẩy mạnh, 28/12/1958, Liên
Xô thông qua Luật “Củng cố liên hệ trường học với cuộc sống và phát triển hơn
nửa hệ thống học quốc dân Liên Xô” đồng thời chuyển sang giáo dục bắt buộc 8
năm. Vào đầu những năm 80 thế kỷ 20, cứ năm người lao động ở Liên Xơ thì có
một người tốt nghiệp đại học hoặc các trường kỹ thuật. Nhịp độ phát triển của
ngành đại học và trung học của Liên Xô đã vượt xa các nước tư bản. Số sinh viên
của Liên Xô lớn gấp hai lần số sinh viên của 15 nước châu Âu cộng lại. Mạng lưới
thư viện và các hoạt động thông tin tư liệu không ngừng được mở rộng để phục vụ
hệ thống giáo dục quốc dân và nâng cao dân trí. Năm 1983, Liên Xơ đã có 134
nghìn thư viện cơng cộng với hơn hai tỷ đầu sách.
Do kết quả của cuộc cách mạng văn hóa, một nền văn hóa mới XHCN đã
xuất hiện, trình độ văn hóa của nhân dân và tính cách tích cực của họ được nâng
cao. Tới năm 1959 Liên Xơ hồn thành xóa mù chữ, 1/3 người lao động có trình độ
đại học, trung học; năm 1970 có ¾ dân thành phố và ½ . Nền khoa học tiên tiến Xô
viết tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
3. Đánh giá về mơ hình CNXH ở Liên Xơ
3.1. Ưu điểm
Là một mơ hình thể hiện tính dân chủ cao độ và mang tính quốc tế: Việc
hình thành các cơ chế để đảm bảo toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Quần chúng công nông thực sự được làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Việc phân
chia ra các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp là để thống nhất thực hiện các
chức năng của bộ máy nhà nước, không đối trọng, kiềm chế nhau. Xác lập được hệ
thống XHCN trên thế giới, thúc đẩy phong trào dân sinh, dân chủ, thúc đẩy phong
trào giai phóng dân tộc. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, giai
cấp công nhân ở nhiều nước cùng với chính đảng của họ đã tiếp tục đẩy mạnh
phong trào cách mạng; hàng chục nước đã giành được độc lập dân tộc ở mức độ
khác nhau, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ; hệ thống
XHCN không ngừng mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Một số nước sau khi làm
cách mạng dân tộc dân chủ thoát khỏi ách thống trị của đế quốc, phong kiến, Đảng
Cộng sản đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân làm cách mạng tiến theo con đường
XHCN, như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cu-ba,... Đi theo con đường Cách mạng
Tháng Mười, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo đã thành công rực rỡ, mở đầu thời đại mới của dân tộc Việt Nam - thời đại độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đồng thời chế độ bóc lột được xóa bỏ tại Liên Xơ
thơng qua các chủ chương, chính sách tạo ra khối đại đoàn kết dân tộc.
Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Liên xô, đảm bảo định hướng
XHCN tạo ra sự thống nhất trên các bình diện đất nước từ chính trị, kinh tế đến văn
hóa. ĐCS Liên Xô được Hiến pháp quy định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đảng có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ từ Trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng lãnh đạo toàn diện và
tuyệt đối đối với hệ thống chính trị, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Bộ máy nhà nước gồm cơ quan lập pháp do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho
lợi ích của nhân dân - các Xô viết đại biểu nhân dân; cơ quan hành pháp - Hội
đồng bộ trưởng; cơ quan tư pháp - toà án và trọng tài, viện kiểm sát. Các tổ chức
chính trị- xã hội đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp nhân dân được tổ chức
thành hệ thống mạng lưới từ trung ương đến cơ sở, có điều kiện tham gia vào cơng
việc nhà nước và xã hội. Tất cả các cơ quan đó đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của
ĐCS Liên Xô.
Dưới thể chế Xô viết, nhân dân lao động được giải phóng khỏi chế độ người
bóc lột người, phát huy tinh thần sáng tạo xây dựng xã hội mới với những thành
tựu to lớn mang tầm vóc lịch sử trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ những
nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô và các nước XHCN khác có nền cơng nghiệp
hiện đại, khoa học- kỹ thuật tiên tiến, có nền giáo dục tồn dân ưu việt nhất thế
giới.
3.2.
Hạn chế
Vi phạm những tư tưởng và nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, coi
thường nguyên tắc tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tệ sùng bái cá nhân trong chính trị: Sự tập quyền trong chính trị đã hình
thành nên cơ chế quan liêu, bao cấp tại Liên Xô. Trong tinh thần “công khai hóa”
(glasnost), tờ “Izvestia” - cơ quan ngơn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Liên
Xô – đã đăng tải toàn văn bài phát biểu này trong số thứ Ba, năm 1989. Mang tựa
đề “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”, sự hiện diện của bản báo
cáo “mật” 33 năm sau ngày nó ra đời được coi là một ví dụ mới của sự trực diện
với lịch sử CNCS thế kỷ XX, cùng những đề tài “nhạy cảm”, mang tính "cấm kỵ"
của nó, như Hiệp ước bất tương xâm Molotov-Ribbentrop (1939), vụ thảm sát
Katyn (1940), các sự kiện ở Hungary (1956) và ở Tiệp Khắc (1968), v.v...
Khrushchev coi sùng bái cá nhân lãnh tụ là điểm cơ bản, gốc rễ của mọi vấn đề.
Ơng nhìn thấy bóng ma của lãnh tụ trong nhiều bài hát, phim ảnh, trong tên gọi của
các điểm dân cư, cũng như trong quốc ca Liên Xô sau chiến tranh.
Mặt trái của nền kinh tế tập trung, bao cấp: Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sau chiến tranh đã mang lại nhiều thành quả tích
cực cho nền kinh tế Liên Xơ, đặc biệt trong các kế hoạch 5 năm. Tuy nhiên, đường
lối kinh tế này đã khơng thể thích nghi, dung hịa với nhịp điệu của nền kinh tế thế
giới khiến cho Liên Xô trở nên tụt hậu và sụp đổ. Công nghiệp là động lực chính
cho tăng trưởng kinh tế nhưng hệ thống Xô viết thường xuyên tồn tại trong tâm thế
đón nhận một cuộc chiến tranh nữa. Tức là công nghiệp nặng – công nghiệp quốc
phịng, luyện sắt và bất cứ thứ khác có thể giúp giành thắng lợi trong chiến tranh,
sẽ được ưu tiên và chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP của đất nước. Như vậy là
khơng cịn nhiều chỗ cho sản xuất hàng tiêu dùng thông thường. Nền kinh tế thị
trường theo mơ hình “nhu cầu điều tiết cung ứng” đã khơng tồn tại ở Liên Xơ.
Hàng hóa được bán theo giá cố định và khơng có sẵn ở mọi nơi.
Vào thập niên 1930, Liên Xô bắt đầu bán cho phương Tây mọi thứ có thể
bán được, từ ngũ cốc, lơng thú tới các hiện vật quý trong bảo tàng, thường là với
giá rất rẻ. Nhưng khi đó đất nước này đang rất cần các khoản vay từ bên ngoài và
ngoại tệ. Vào năm 1987, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 24% sản lượng hàng hóa ở Liên
Xơ. Phần cịn lại là dành cho việc quân sự hóa ở mức độ chưa từng có tiền lệ. Giữa
thập niên 1960 người Liên Xơ cũng đã nhận thức được có vấn đề trong nền kinh tế
của họ. Tờ Pravda đã đăng tải một bài báo với dịng tít “Mở két sắt bằng kim
cương”, ám chỉ rằng tiêu chí chính cho các xí nghiệp cần phải là lợi nhuận và hiệu
quả.
Phi dân chủ trong một Nhà nước dân chủ: Trong các văn bản của Bộ Chính
trị Đảng CS Liên Xơ năm 1934 rất khó có thể tìm được một nghị quyết do các ủy
viên Bộ Chính trị biểu quyết thơng qua, mà đa số nghị quyết là do Stalin trình bày
miệng sau đó thư ký chép lại. Trên rất nhiều văn kiện trong tháng 9, cịn đặc biệt
chú thích “chưa trưng cầu ý kiến”. Đến năm 1934, Điều lệ Đảng do Đại hội XVII
thông qua đã đưa ra quy định mới về chức năng của Ủy ban Giám sát. Theo đó, Ủy
ban này có ba quyền hạn: giám sát việc thực hiện các nghị quyết của BCH T.Ư,
xem xét và xử lý những phần tử vi phạm kỷ luật Đảng, xem xét và xử lý những
phần tử vi phạm đạo đức Đảng. Tuy nhiên, việc giám sát các tổ chức đảng và các
cán bộ cấp dưới thường được tiến hành chiếu lệ. Kiểu kiểm tra qua loa, chiếu lệ
diễn ra ngày càng nhiều.
KẾT LUẬN
Sau thành công của cách mạng tháng Mười Nga (1917) mơ hình xã hội chủ
nghĩa được hình thành tại Liên Xô với 4 nước ban đầu và mở rộng phạm vi 15
nước cho đến khi sụp đổ vào những năm cuối của thế kỉ XX. Trong 7 thập kỉ hình
thành và phát triển Liên Xơ đã để lại nhiều thành tựu trên mọi bình diện từ khoa
học kĩ thuật, văn hóa, kinh tế,... đến giáo dục, mở rộng phạm vi chủ nghĩa xã hội
lên hệ thống thế giới. Trở thành đối trọng hàng đầu của Mỹ và các nước tư bản
trong thế kỉ XX.
Để đạt được những thành tựu đó Liên Xơ ln duy trì và phát huy những đặc
trưng của chủ nghĩa xã hội. Một là, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
tin theo con đường chủ nghĩa xã hội; hai là, giữ vững khối đồn kết cơng – nơng –
binh, hịa hợp mọi tầng lớp trong xã hội; ba là, giữ vững nguyên tắc tập trung dân
chủ, duy trì sự bình đẳng, quyền tự quyết giữa các dân tộc; bốn là, ủng hộ phong
trào giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc trên thế giới,...
Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển Liên Xô đã mắc một số
sai lầm như sự can thiệp quá sau của Nhà nước đối với nền kinh tế, phi dân chủ
trong Nhà nước dân chủ, quan liêu bao cấp,...dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước Liên
bang vào năm 1991 dưới thời Gorbachyov.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Mác – Ph.Ăngghen, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004.
2. Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, tập I, NXB ĐHSP Hà
Nội, 2007.
3. Lê Thế Mẫu (2021), Liên Xơ sụp đổ-thảm họa địa chính trị lớn nhất trong
thế kỷ XX, tạp chí Viettimes
4. Ngơ Thắng Lợi (2016), Chủ nghĩa xã hội, Tạp chí lí luận chính trị truy cập
ngày 27/12/2021 trên trang />5. Tuấn Sơn (2017), Bài 4: Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của nhà nước
công nông đầu tiên trên thế giới, Tạp chí Quân đội nhân dân truy cập ngày
29/12/2021 trên trang />6. Nguyễn Anh Thái (chủ biên): Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Hà
Nội, 2005.