Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn Thạc sĩ Thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.37 KB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ TẤN PHÁT

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIẾP CÔNG DÂN
CỦA UBND CÁC CẤP TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, Năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ TẤN PHÁT

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TIẾP CÔNG DÂN
CỦA UBND CÁC CẤP TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính
Mã số: 8380102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LÊ BÍ BO

HÀ NỘI, Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

LÊ TẤN PHÁT


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCH

Ban Chấp hành

BTV

Ban Thường vụ

CT-XH

Chính trị - xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ


Mặt trận Tổ quốc

UBKT

Ủy ban Kiểm tra

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................1
Chương 1 ............................................................................................................................................7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN ..........................................................................................7
VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TIẾP CÔNG DÂN ......................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa thực hiện pháp luật về tiếp cơng dân ...........7
1.2. Hình thức và nội dung thực hiện pháp luật về tiếp cơng dân ..........................................14
1.2.1. Hình thức thực hiện pháp luật về tiếp công dân ............................................................ 14
1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về tiếp công dân.............................................................. 15
1.3. Điều kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật về tiếp công dân ............................................20
1.3.1. Điều kiện về pháp luật.................................................................................................... 20
1.3.2. Điều kiện về chính trị ..................................................................................................... 21
1.3.3. Điều kiện về kinh tế - xã hội ........................................................................................... 22
1.3.4. Điều kiện về văn hóa ...................................................................................................... 22
Chương 2 ..........................................................................................................................................24
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT .................................................24
VỀ TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND CÁC CẤP ...........................................................................24
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................................24
2.1. Thực trạng pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp..............................................24

2.1.1. Quy định của pháp luật về trách nhiệm tiếp công dân của UBND các cấp ................... 24
2.1.2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp và cán bộ, công
chức .......................................................................................................................................... 25
2.1.3. Quy định của pháp luật về quy trình tiếp cơng dân ....................................................... 28
2.1.4. Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm cho hoạt động tiếp cơng dân ......... 29
2.1.5. Trình độ, năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về
tiếp công dân của UBND các cấp Thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 30
2.1.6. Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng về tiếp công dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 31
2.1.7. Sự phối hợp giữa các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong tiếp công dân ......... 34
2.1.8. Ý thức pháp luật của người dân ..................................................................................... 35
2.2. Thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND các cấp
tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................36
2.2.1. Thực hiện pháp luật về tiếp công dân ............................................................................ 36
2.2.1.1. Thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp và các sở, ban, ngành tại
Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 36
2.2.1.2. Thực hiện pháp luật của người đứng đầu cấp ủy các cấp, tổ chức đảng, thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................ 37
2.2.1.3. Thực hiện pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực tư pháp .................................... 37


2.2.2. Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo....................................................... 38
2.2.2.1. Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND các cấp, các sở - ban,
ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh: ......................................................................................... 38
2.2.2.2. Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy các
cấp, tổ chức đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các cấp tại Thành phố Hồ
Chí Minh: ................................................................................................................................. 39
2.2.2.3. Tthực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp: ............ 40
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp tại Thành
phố Hồ Chí Minh.........................................................................................................................40
2.2.1. Ưu điểm thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp tại Thành phố Hồ Chí

Minh ......................................................................................................................................... 40
2.2.2. Hạn chế trong thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp tại Thành phố
Hồ Chí Minh............................................................................................................................. 48
2.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong thực hiện pháp luật về tiếp công dân tại
Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................51
2.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm ................................................................................... 51
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................................................. 52
Chương 3 ..........................................................................................................................................57
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN ...............................................57
PHÁP LUẬT VỀ TIẾP CÔNG DÂN TỪ THỰC TIỄN ..............................................................57
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................................................57
3.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp từ thực
tiễn Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................................57
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp từ thực
tiễn Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................................64
3.2.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ................................................................... 64
3.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiếp cơng dân ...................................................... 65
3.2.3. Rà sốt, quy định tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể về trình độ chun mơn, kinh nghiệm
công tác, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân ......... 67
3.3.1. Tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong chỉ đạo và thực hiện công
tác tiếp công dân ...................................................................................................................... 68
3.3.2. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động tiếp công
dân............................................................................................................................................ 70
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân ....................... 70
3.3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tiếp công dân .............................. 71
3.3.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tiếp công dân, về khiếu nại,
tố cáo ........................................................................................................................................ 72
3.3.6. Đối với UBND cấp tỉnh .................................................................................................. 73
3.3.7. Đối với Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 75



3.3.8. Một số đề xuất, kiến nghị ............................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................1
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ
thị, văn bản quy phạm pháp luật về công tác tiếp công dân, như: Luật Tiếp
công dân 2013; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về
tăng cường lãnh đạo công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật tiếp công dân; Công văn số 4983-CV/VPTW
ngày 09/10/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng truyền đạt ý kiến chỉ đạo
của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo tại địa phương; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019
của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp
dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân;…
Nhằm cụ thể hóa các văn bản trên, UBND Thành phố ban hành Quyết
định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 11/02/2014 về quy trình giải quyết khiếu
nại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Thành ủy ban hành Quyết định số
935-QĐ/TU ngày 28/4/2017 Quy chế về tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa
người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Quy định số 2405-QĐ/TU ngày
07/7/2019 về trách nhiệm của Bí thư Thành ủy; Bí thư Quận ủy, Huyện ủy và
Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với
dân và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
Từ những quy định của pháp luật về tiếp công dân nêu trên, là cơ sở
pháp lý giúp công dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản

ánh; đồng thời, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước,
người đứng đầu chính quyền, người có thẩm quyền trong hoạt động tiếp công
1


dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị chính đáng của cơng
dân; thơng qua hoạt động tiếp công dân, cán bộ lãnh đạo tiếp xúc, gặp gỡ và
nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công dân, qua đó có biện pháp bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, từng bước hồn thiện chính sách,
pháp luật nhằm chấn chỉnh những hạn chế, khuyết điểm trong cơng tác quản
lý Nhà nước,… để từ đó củng cố, tạo niềm tin của nhân dân đối với các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua đó góp
phần nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ổn định tình
hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phương, đơn vị nói riêng
và trong phạm vi cả nước nói chung, đồng thời phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc.
Từ nhận định trên, để khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc
trong cơng tác tiếp dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
qua, nên học viên chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về tiếp công dân của
UBND các cấp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn
thạc sỹ Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính nhằm làm
rõ các cơ sở lý luận trong hoạt động quản lý nhà nước về tiếp cơng dân, từ đó
đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả trong
thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, nhiều cơng trình nghiên cứu về pháp luật tiếp
cơng dân và thực tiễn hoạt động công tác tiếp công dân tại các địa phương
(như Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Hải Dương…) đã được
nghiên cứu thực hiện cụ thể như sau:
- Thanh tra Chính phủ, Nxb Hà Nội (năm 2006) về “Tiếp công dân, xử

lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới”;
2


- Tác giả Bùi Mạnh Cường và Nguyễn Thị Tố Uyên nghiên cứu, sưu
tầm các bài viết, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác tiếp
cơng dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb Chính trị quốc gia (năm 2013);
- Tạp chí Thanh tra, Thanh tra Chính phủ, Nxb Thanh niên (năm 2013)
về “Quy trình tiếp cơng dân và xử lý đơn thư”; trong đó làm rõ các vấn đề về
việc thực hiện tiếp công dân và những quy định của pháp luật hiện nay;
- Luận văn thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Hằng (năm 2015)
về “Thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp từ thực tiễn
thành phố Hà Nội”;
- Luận văn thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Huệ (năm 2016) về
“Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương”;
- Luận văn thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Hữu Tiến (năm 2017)
về “Tổ chức thực hiện pháp luật về tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”;
- Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (năm 2001) với đề tài “Giải quyết khiếu tố của nhân dân, thực trạng và
những bài học kinh nghiệm’’; trong đó phân tích, làm rõ khái niệm về khiếu
nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị, địa
phương; từ đó rút ra một số kinh nghiệm và kiến nghị, đề xuất một số giải
pháp thực hiện hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
- Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính trong tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo” của đồng chí Lê Đình Đấu, Vụ trưởng vụ xét khiếu tố; qua
nghiên cứu việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tiếp
cơng dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất


3


một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về cải cách thủ tục
hành chính trong hoạt động tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Một số cơng trình nghiên cứu đã nêu ở trên có những mức độ khác
nhau và có tập trung một số vấn đề về công tác tiếp công dân; tuy nhiên vẫn
chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể về việc thực hiện pháp luật về tiếp công
dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các bài biết chủ yếu tập trung vào một số
vấn đề về công tác tiếp công dân; chưa làm rõ việc thực hiện pháp luật về tiếp
cơng dân của các cơ quan, đơn vị.
Do đó, tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề “Thực hiện pháp luật về
tiếp công dân của UBND các cấp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm
đề tài luận văn nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tiếp
cơng dân, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp
luật tiếp công dân, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục
hoàn thiện quy định của pháp luật về tiếp công dân và nâng cao hiệu quả hoạt
động tiếp công dân của UBND các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích, làm rõ các khái niệm, mục đích, u cầu,
đặc điểm, hình thức và thực tiễn hoạt động công tác tiếp công dân của UBND
các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đánh giá đúng thực chất các kết
quả đã đạt được trong thời gian qua, đánh giá ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm
để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả việc
thực hiện pháp luật về tiếp công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND
các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tiếp công dân của UBND các
cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động tiếp công
dân; đồng thời, sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể: logic - lịch
sử, tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh và tổng kết thực tiễn… trong đó coi
trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu tổng qt về pháp luật và việc thực
hiện pháp luật tiếp công dân của UBND các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh
nhằm góp phần làm sáng tỏ một số nội dung như sau:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động tiếp công
dân, đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn tổ chức
thực hiện pháp luật về các hoạt động này tại Thành phố Hồ Chí Minh; làm rõ
những kết quả đạt được, ưu điểm, những hạn chế, khuyết điểm và nguyên
nhân trong quá trình thực hiện những quy định của pháp luật về tiếp cơng dân
tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trị, trách nhiệm của cán bộ,
cơng chức tiếp công dân.

5



- Đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về tiếp công dân nói chung và tiếp cơng dân trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và kết luận các chương, một số
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm có 03
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật tiếp
công dân.
Chương 2: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân của UBND các cấp từ
thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hồn thiện thực hiện pháp luật về
tiếp cơng dân của UBND các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
tới.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TIẾP CÔNG DÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa thực hiện pháp luật
về tiếp cơng dân
1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân
Tiếp công dân là một hiện tượng khách quan thông qua các lĩnh vực đời
sống xã hội và là hoạt động mang tính xã hội, gắn với sự tồn tại của nhà nước.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và hoạt động quản lý nhà nước chủ
yếu thông qua các cơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước từ
trung ương đến cơ sở (đặt biệt là UBND các cấp) để thực hiện những mục

tiêu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền lực của
mình thơng qua các quy định của pháp luật để có sự tác động, điều chỉnh trực
tiếp đến hành vi, hoạt động của cơng dân và có sự tác động trực tiếp của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân thơng qua các quyết định hành chính hoặc hành vi
hành chính. Do đó, trong hoạt động quản lý của nhà nước nói chung và của
UBND các cấp nói riêng ln tìm ẩn những nguy cơ phát sinh làm ảnh hưởng
đến lợi ích giữa một bên là các cơ quan nhà nước là chủ thể của quản lý nhà
nước với một bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý của nhà nước.
Trong một xã hội dân chủ, nhà nước không chỉ ban hành các quy định bắt
buộc các đối tượng được quản lý phải tuân theo mà trong q trình quản lý
nhà nước cũng ln cần có sự đóng góp, lấy ý kiến từ phía các cơ quan, tổ
chức và người dân nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, hoàn thiện về cơ
cấu tổ chức và các chính sách, pháp luật chưa phù hợp, cịn mâu thuẫn và hạn
chế. Việc quản lý đạt hiệu quả hay chưa đạt hiệu quả cũng được đánh giá vào
mức độ đồng thuận giữa nhà nước và nhân dân, từ đó, thơng qua việc tiếp xúc
7


giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan, tổ chức, cá nhân là yêu
cầu tất yếu khách quan.
Nhà nước thực hiện việc tiếp nhận những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh từ phía nhân dân về những quyết định, hành vi của cơ quan nhà
nước, của cán bộ, cơng chức nhà nước, đó là một sự phản ứng tự nhiên của
con người khi quyết định, hành vi quản lý của nhà nước đã được ban hành
hoặc thực hiện mà người dân thấy rằng nó khơng phù hợp, hoặc khơng đúng,
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của xã hội. Nhà nước
có trách nhiệm tổ chức gặp gỡ, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh của cơng dân. Đây chính là hoạt động tiếp cơng dân của
cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước.
Thơng qua việc tiếp cơng dân, các cơ quan Nhà nước nói chung và

UBND các cấp nói riêng thực hiện việc tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đối với các quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của cán bộ, cơng chức, nhà nước,
đó là một sự phản ứng tự nhiên của con người khi quyết định, hành vi quản lý
của nhà nước đã được ban hành hoặc thực hiện mà công dân cho rằng các
quyết định, hành vi đó chưa phù hợp, hoặc chưa đúng, xâm phạm đến quyền,
lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan Nhà nước nói chung và UBND các
cấp nói riêng có trách nhiệm tiếp xúc, gặp gỡ, tiếp nhận và giải quyết các
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo quy định. Đây chính
là hoạt động tiếp cơng dân của cơ quan Đảng và Nhà nước, đặc biệt là cơ
quan hành chính nhà nước.
Trường Đại học Luật Hà Nội có quan điểm cho rằng: “Thực hiện pháp
luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp
luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp
pháp của các chủ thể pháp luật”.
8


Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội có quan điểm cho rằng: “Thực
hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định
pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật”.
Từ những quan điểm nêu trên, tác giả nhận thấy pháp luật có vai trị rất
quan trọng trên tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội và được thực thi khi mọi
chủ thể tuân thủ, chấp hành đúng quy định của pháp luật. Việc thực hiện pháp
luật còn được thể hiện qua 04 hình thức (cụ thể như: tuân thủ, chấp hành, sử
dụng và áp dụng pháp luật) nhằm đưa các quy phạm pháp luật đi vào thực tiễn
cuộc sống của các tầng lớp Nhân dân.
Trên cơ sở phân tích những nhận định nêu trên, ta có khái niệm: Thực
hiện pháp luật về tiếp công dân là quá trình hoạt động có mục đích, có chủ
định của các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức, nhằm làm cho các quy

phạm pháp luật về tiếp công dân được thực hiện trong thực tế, đảm bảo cho
các cá nhân có thẩm quyền lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh của cơng dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật, giải
quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về tiếp công dân
Bên cạnh những đặc điểm chung về thực hiện pháp luật thì cịn có
những đặc điểm riêng căn cứ vào chức năng, vị trí, vai trò của việc thực hiện
pháp luật trong đời sống xã hội. Qua đó cho thấy việc thực hiện pháp luật về
tiếp cơng dân có những đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, các cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng các cơ quan
hành chính nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và
công dân là các chủ thể thực hiện pháp luật về tiếp công dân.
9


Thứ hai, trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị là địa điểm thực
hiện pháp luật về tiếp cơng dân và có trách nhiệm tổ chức thực hiện tiếp công
dân theo quy định pháp luật; đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi khi công
dân đến liên hệ và đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất khác nhằm phục vụ
hiệu quả hoạt động tiếp công dân.
Thứ ba, cơng dân có quyền được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
theo Luật tiếp công dân 2013; được cán bộ, cơng chức tiếp cơng dân giải
thích, hướng dẫn việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
theo đúng quy định của pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho công
dân.
Thứ tư, kết quả thực hiện pháp luật về tiếp công dân là việc ban hành
những văn bản hành chính cá biệt theo quy định, tùy theo tính chất nội dung
từng vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và từng

trường hợp cụ thể mà bộ phận tiếp công dân sẽ ban hành một trong các loại
văn bản như sau: phiếu chuyển, phiếu hẹn, phiếu đề xuất, hướng dẫn, công
văn, báo cáo, thông báo.
Thứ năm, hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung và của UBND
các cấp nói riêng có vị trí và vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện pháp
luật về tiếp công dân. Do đó, UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
cần tăng cường công tác tiếp công dân, tổ chức gặp gỡ, đối thoại, tiếp xúc với
công dân theo quy định nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của
cơng dân, qua đó kịp thời giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh của công dân và hướng dẫn công dân bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng theo quy định pháp luật.

10


1.1.3. Mục đích tiếp cơng dân
Mục đích tiếp cơng dân của Nhà nước nói chung và của UBND các cấp
nói riêng được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy
trình tiếp cơng dân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và của UBND các cấp
nói riêng, đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác tiếp cơng dân có trách nhiệm
hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo
đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, qua đó tăng cường cơng tác
tun truyền, vận động, giải thích cho cơng dân nắm và hiểu rõ các quy định của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và của UBND các cấp
nói riêng, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thực hiện tiếp
nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thuộc
thẩm quyền theo quy định của pháp luật, qua đó kịp thời xem xét, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân và có ban hành

các văn bản trả lời (thông báo, công văn, quyết định…) cho công dân biết kết
quả giải quyết theo quy định.
1.1.4. Ý nghĩa của việc tiếp công dân
Trong hoạt động tiếp công dân của UBND các cấp chủ yếu thực hiện
đảm bảo quyền làm chủ của công dân, quyền công dân, quyền con người thì
hoạt động tiếp cơng dân của UBND các cấp là một trong những hoạt động
thường xuyên, có ý nghĩa và vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội để tiếp
xúc, lắng nghe, tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của
công dân; trường hợp tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh của công dân đúng thẩm quyền thì xem xét, giải quyết theo đúng quy định;
trường hợp tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của
11


cơng dân khơng đúng thẩm quyền thì giải thích, hướng dẫn cho công dân thực
hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp
luật.
Theo đó, tiếp cơng dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng
cố mối quan hệ giữa công dân với Đảng, Nhà nước và của UBND các cấp.
Thông qua công tác tiếp công dân của UBND các cấp, tạo điều kiện cho công
dân thực hiện quyền tự do, dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
cơng dân, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong
xã hội. Thực hiện tốt cơng tác tiếp cơng dân, sẽ góp phần huy động sự tham gia
rộng rãi của công dân vào hoạt động quản lý của nhà nước, quản lý xã hội, tạo
động lực thúc đẩy hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt
động quản lý hành chính nói riêng. Ngồi ra, cịn giúp các cơ quan, đơn vị có
điều kiện kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách, cơng tác chỉ đạo điều hành,
từ đó có biện pháp chấn chỉnh, có những quyết sách đúng đắn, hợp lịng dân
hơn. Mặt khác, thơng qua cơng tác tiếp cơng dân, phần nào người dân cũng
nhìn nhận, đánh giá được trình độ năng lực, thái độ phẩm chất đạo đức, lối

sống của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp với mình, qua đó kịp thời nắm bắt
những thơng tin phản ánh của công dân để thông tin đến các cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Do đó, trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản
lý hành chính nhà nước nói riêng, nhất là hoạt động của UBND các cấp không
thể thiếu hoạt động tiếp công dân, đồng thời, thông qua hoạt động tiếp công
dân các UBND các cấp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo
quyền làm chủ của nhân dân được phát huy hiệu quả, kịp thời giải quyết khiếu

12


nại, tố cáo của nhân dân, góp phần xây dựng tổ chức Đảng và tổ chức chính
quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn.
Từ những nhận định trên, có thể nhận thấy việc quy định cụ thể, rõ ràng
về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị trực tiếp thực hiện tiếp công dân được xem là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn
thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời phát huy dân chủ, hướng tới bảo
vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Việc nhận thức rõ ý nghĩa và
tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, một số bộ, ban, ngành và địa
phương đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện để đưa các quy định của
Luật và Nghị định vào cuộc sống. Theo phản ánh của các phương tiện thông tin
đại chúng, người dân được tiếp rất phấn khởi vui mừng và bày tỏ sự tin tưởng
vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tin
cậy và tôn trọng việc giải quyết của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; đồng
thời, cũng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của bản thân về những vụ việc mà
chính quyền và người dân cịn chưa có tiếng nói chung.

Ngồi ra, theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo, thẩm quyền
giải quyết khiếu nại và tố cáo là của người đứng đầu, cán bộ, công chức, bộ
phận chuyên trách tiếp công dân chỉ có trách nhiệm tham mưu. Do đó, bên
cạnh quy định về trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân, Luật Tiếp cơng dân
cịn quy định khi tiếp cơng dân, người đứng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời
về việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được,
thì chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý
của mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo thời gian trả lời cho công
dân.
13


1.2. Hình thức và nội dung thực hiện pháp luật về tiếp cơng dân
1.2.1. Hình thức thực hiện pháp luật về tiếp công dân
Qua nghiên cứu thực hiện pháp luật về tiếp cơng dân, tác giả nhận thấy
có những hình thức thực hiện cụ thể như sau: (1) Tuân thủ pháp luật, (2) Chấp
hành pháp luật, (3) Sử dụng pháp luật và (4) Áp dụng pháp luật. Trong đó:
Tuân thủ pháp luật về tiếp công dân là một trong những hình thức thực
hiện pháp luật về tiếp cơng dân, trong đó các chủ thể (được quy định tại Điều
4 Luật Tiếp công dân 2013) thực hiện pháp luật về tiếp công dân không thực
hiện những hành vi bị nghiêm cấm (cụ thể như: Đối với cán bộ, công chức
làm công tác tiếp công dân không được thực hiện các hành vi như: Gây phiền
hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông
tin, tài liệu do người hiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; Phân
biệt đối xử trong khi tiếp công dân. Đối với công dân, pháp luật nghiêm cấm
các hành vi sau: Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây
rối trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân; đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp cơng
dân, người thi hành cơng vụ; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc

người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân; vi phạm các quy định
khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân) được quy định tại Điều 6, Luật
Tiếp công dân 2013 [7].
Chấp hành pháp luật về tiếp công dân là cũng là một trong những hình
thức thực hiện pháp luật về tiếp cơng dân; trong đó các chủ thể (được quy
định tại Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013) thực hiện pháp luật về tiếp công
dân căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân cơng thực hiện nhiệm vụ của
mình thơng qua hành động. Pháp luật về tiếp cơng dân có nhiều quy định cho
14


các chủ thể và các đối tượng khác tham gia vào q trình thực hiện pháp luật
về tiếp cơng dân có những nghĩa vụ nhất định trong hoạt động của mình. Đối
với cơng dân khi đến nơi tiếp cơng dân có các nghĩa vụ được quy định tại
Khoản 2, Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013 [7]. Đối với người tiếp công dân
được quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013 [7].
Sử dụng pháp luật về tiếp công dân cũng được xem là một trong những
hình thức thực hiện pháp luật; trong đó các chủ thể (được quy định tại Điều 4
Luật Tiếp công dân 2013) thực hiện các quyền của mình theo quy định pháp
luật. Cụ thể: Cơng dân có các quyền được quy định tại Khoản 1, Điều 7 Luật
Tiếp công dân 2013 [7]. Người tiếp cơng dân có quyền được quy định tại
Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 [7].
Áp dụng pháp luật về tiếp cơng dân là cũng được xem là một trong
những hình thức thực hiện pháp luật về tiếp công dân; trong đó Nhà nước
thơng qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân được Nhà nước
trao quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các văn bản áp
dụng pháp luật cá biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp
luật trong hoạt động tiếp công dân. Cụ thể, Điều 28 Luật tiếp công dân 2013
quy định về thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh [7].
Do đó, tùy theo tính chất nội dung từng vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến

nghị, phản ánh của công dân mà cán bộ, công chức làm công tác tiếp công
dân căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành văn bản cá biệt nhằm
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật trong hoạt động tiếp
cơng dân, hoạt động đó gọi là áp dụng pháp luật về tiếp công dân.
1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về tiếp công dân
Thực hiện pháp luật về tiếp công dân là một trong những hoạt động có
mục đích, ý nghĩa nhằm đưa các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà
15


nước về tiếp công dân đi vào thực tiễn đời sống của xã hội. Pháp luật về tiếp
công dân được triển khai và tổ chức thực hiện trong đời sống xã hội thơng qua
bốn hình thức như sau: (1) Tn thủ pháp luật, (2) Chấp hành pháp luật, (3)
Sử dụng pháp luật và (4) Áp dụng pháp luật.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị,
văn bản quy phạm pháp luật về công tác tiếp công dân, như: Luật Tiếp công
dân 2013; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng
cường lãnh đạo công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Nghị
định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật tiếp công dân; Công văn số 4983-CV/VPTW ngày
09/10/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của
Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo tại địa phương; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019
của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp
dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của
dân;… Tuy nhiên, ta có thể khái quát nội dung thực hiện pháp luật về tiếp
công dân gồm những vấn đề chủ yếu như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm tiếp công dân trong thực hiện pháp luật về tiếp
công dân
Trách nhiệm tiếp công dân là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính

quyền, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Tuy
nhiên, trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có thể phân loại thành
02 loại cơ quan thực hiện trách nhiệm tiếp công dân cụ thể như sau:
Một là, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung (cụ thể như:
Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã);

16


Hai là, cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực (cụ thể như: các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Sở, cơ quan ngang Sở và các đơn vị trực thuộc).
Căn cứ các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các cấp ủy
Đảng và các cơ quan hành chính nhà nước tùy theo chức năng, nhiệm vụ để
triển khai thực hiện hiệu quả việc thực hiện pháp luật về tiếp cơng dân.
Thứ hai, về mơ hình tiếp công dân trong việc thực hiện pháp luật
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện mơ hình tiếp công dân tại Trụ sở
tiếp công dân theo Luật tiếp công dân 2013. Trụ sở tiếp công dân là nơi để
công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với lãnh đạo
Đảng, Chính quyền các cấp khi thực hiện tiếp công dân thường xuyên hoặc
trong những trường hợp cần thiết. Trụ sở tiếp công dân bao gồm:
- Các cơ quan Trung ương của Đảng, Chủ tịch nước, các cơ quan của
Quốc hội, Chính phủ thực hiện tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ở Trung
ương, được đặt tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và là nơi tiếp
cơng dân khi công dân đến liên hệ để khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị
(được quy định tại khoản 1, Điều 11, Luật tiếp công dân 2013) [7].
- Tỉnh ủy, Thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND cấp tỉnh
thực hiện tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh (được quy định tại
khoản 1, Điều 12, Luật tiếp công dân 2013) [7].
- Huyện ủy, HĐND, UBND cấp huyện thực hiện tiếp công dân tại trụ
sở tiếp công dân cấp huyện khi công dân đến liên hệ (được quy định tại khoản

1, Điều 13, Luật tiếp công dân 2013) [7].
- Đảng ủy - HĐND - UBND cấp xã thực hiện tiếp công dân tại trụ sở
UBND cấp xã. Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công
dân (được quy định tại khoản 1, Điều 15, Luật tiếp công dân 2013) [7].

17


Do đó, từ những quy định của pháp luật về tiếp cơng dân, mơ hình tiếp
cơng dân được quy định cụ thể, rõ ràng; Ban tiếp công dân được thành lập từ
cấp Trung ương đến cấp huyện và việc phụ trách Ban tiếp công dân ở Trung
ương và địa phương có sự khác nhau, đối với Trung ương trực thuộc Thanh
tra tra Chính phủ, đối với địa phương như cấp tỉnh và cấp huyện: Ban tiếp
cơng dân thuộc Văn phịng UBND, đối với cấp xã thì khơng thành lập Ban
tiếp công dân, việc tiếp công dân do Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp phụ
trách.
Thứ ba, quy trình tiếp cơng dân trong thực hiện pháp luật
Các chủ thể (được quy định tại Điều 4 Luật Tiếp cơng dân 2013) có
trách nhiệm thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật, đảm bảo quy
trình, trình tự, thủ tục bắt buộc được thể hiện trong mối quan hệ giữa cơ quan
nhà nước với công dân; tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ các quy trình có sự
khác nhau trong việc thực hiện tiếp công dân (như khi tiếp người tố cáo, tiếp
người khiếu nại, tiếp người kiến nghị, phản ánh); ngoài ra, tùy thuộc vào từng
nội dung vụ việc cụ thể của công dân mà thực hiện các thủ tục bắt buộc theo
quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra
Chính phủ.
Thứ tư, các biện pháp bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân trong việc
thực hiện pháp luật.
Việc thực hiện pháp luật trong hoạt động tiếp công dân được pháp luật
quy định thông qua các biện pháp bảo đảm để thực hiện hiệu quả, trong đó:

- Các điều kiện bảo đảm về tiêu chuẩn cán bộ
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân phải là người có
trình độ chun mơn nghiệp vụ, nắm chắc các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nắm rõ các quy định của địa
18


×