Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận hitler’s war on russia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.39 KB, 13 trang )

Lời nói đầu
“Hitler’s War on Russia” đã thực sự kết thúc với tấn bi kịch Stalingrad. Nhưng, trái với các ý kiến đánh
giá của mọi người, tôi cho rằng; thảm họa của Tập đồn qn 6 trên sơng Volga khơng phải là điểm
xuất phát cho sự thất bại của Đức. Stalingrad là điểm dừng chân cuối cùng trong chiến dịch chinh phục
nước Nga của người Đức; mặt khác, ta có thể đề cập tới là bước ngoặt quan trọng nhất của cuộc chiến
tranh Nga – Đức chính là trận Kursk xảy ra vào những ngày hè nóng bỏng trong năm 1943. Đó là lý do
tại sao, tơi đã đặt chiến dịch này tại phần đầu cuốn sách Scorched Earth. Nếu đặt như thế này, hai giai
đoạn lớn của cuộc chiến trên đất nước Nga sẽ hiện lên rõ ràng hơn. Những chiến thắng vang dội ban
đầu của người Đức đã kết thúc trong tấn bi kịch Stalingrad – các thất bại của người Đức đã bắt đầu một
cách liên tục từ trận Kursk.
Trong các chiến dịch xảy ra giữa thời gian từ cuối năm 1942 cho đến tận tháng 7/1943 được mơ tả theo
hình thức hồi tưởng lại. Phải thừa nhận rằng, cách sắp xếp như thế này sẽ phá vỡ sự sắp xếp theo một
trình tự về thời gian, nhưng bù lại, nó sẽ cung cấp cho các bạn đọc của tơi một sự hiểu biết tốt hơn về
tình hình đã xảy ra, cũng như tầm quan trọng và tính chất ác liệt trong các cuộc giao tranh trong thời
gian từ Stalingrad tới Kursk. Stalin đã muốn phát huy kết quả của Chiến dịch Stalingrad vào các chiến
dịch khác sau đó tại giữa sơng Don và Donets nhưng ơng ta đã thất bại khi phải đối mặt với chiến thuật
xuất sắc của Thống chế von Manstein. Một lần nữa, Bộ Tư lệnh tối cao Đức lại được cung cấp một cơ
hội để cứu vãn tình thế bằng cách đưa hình thái chiến tranh từ một cuộc chiến tranh chinh phục chuyển
sang cuộc chiến tranh tiêu hao.
Nhưng Hitler đã từ chối những gì mà các viên chỉ huy quân sự Đức trên chiến trường đã cố gắng khẩn
trương giải thích và chứng minh cho ông ta thấy rõ. Một lần nữa, ông ta lại lao vào canh bạc quân sự,
Quốc trưởng đã đặt tất cả mọi thứ vào một cửa duy nhất, và ông ta hy vọng vào chiến dịch Citadel –
chính là tên mã cho trận Kursk – sẽ mang lại một bước ngoặt lớn cho cuộc chiến.
Do đó cuộc chiến tranh ở miền Đông đang đi tới đỉnh điểm của nó ở vịng cung Kursk. Với một nỗ lực
quân sự to lớn, hai địch thủ đã đụng độ với nhau – cuộc tấn cơng đầy nhuệ khí của người Đức tới sự
phòng thủ mãnh liệt của các chiến sĩ Hồng quân. Các loại vũ khí mới nhất, quyết tâm vô bờ bến, sự chỉ
huy quân sự khôn khéo, những mưu mẹo và cả sự phản bội - tất cả đều vươn tới đỉnh cao trong cuộc
đụng độ vĩ đại này. Các nhà sử học Liên Xô đã đúng khi gọi Chiến dịch Citadel là trận chiến quan
trọng nhất của toàn bộ cuộc chiến.
Tiếp theo sau trận Kursk là một chuỗi những thất bại quân sự của người Đức. Một điều mà khiến cho
giai đoạn này của cuộc chiến tranh trở nên rất thú vị cho người chép sử như tơi và người đọc chính là


tinh thần chiến đấu của những người lính bị cạn kiệt sức lực, sự tận tâm phục vụ và kỉ luật của những
con người ở trong những hồn cảnh khó khăn và thực sự vô vọng.
Trong việc xử lý tài liệu để đưa vào cuốn sách này, tôi đã giữ theo phương pháp để chứng minh sự
thành công trong Hitler’s War on Russia – đó là sự liên kết của các báo cáo trong thực tế bởi các nhân
chứng sống với chứng cứ tài liệu của lịch sử còn lưu lại.
Một thủ thuật trong cách đặt câu hỏi của tôi đã được phát triển liên tục qua quá trình làm việc, đã giúp
cho những con người hiện đang cực kì bận rộn với cuộc sống sau thời kỳ hậu chiến. Bởi vì họ đã từng
giữ vị trí chỉ huy trong cuộc chiến hoặc đang chiến đấu tại một thời điểm hay một chiến dịch nào đó, có
thể chuyển thơng tin của họ tới cho tôi. Vô số các bản tiểu luận chưa hề được xuất bản hay các bài đặc
1


biệt mà tơi sở hữu chứa đựng tài liệu có giá trị đặc biệt, làm phong phú lên bản tổng kết hiện thời bởi
rất nhiều những mẩu thông tin quân sự thú vị chưa từng được biết cho tới ngày nay.
Trên thực tế, một điều đặc biệt quan trọng là hiện thời, tơi đã có thể sử dụng các tài liệu chuyên ngành
của người Nga về cuộc chiến, đã được công bố trong thời kỳ Stalin nắm quyền, cũng như các hồi ức cá
nhân của các tướng lĩnh và các sĩ quan thuộc Bộ Tổng tham mưu tối cao Liên Xô. Một điều quan trọng
hơn nữa là tôi được quyền truy cập vào các cuốn vi phim về nhật ký chiến tranh của người Đức hiện
nay còn nằm trong các kho lưu trữ của người Mỹ.
Một lần nữa, tôi xin phép không đề cập tới nguồn gốc các tư liệu ở cuối mỗi trang sách như thường lệ
nhưng tôi muốn lưu ý rằng; theo quy định, tất cả các vấn đề, nhân vật trong nội dung được tôi đề cập là
thuộc loại người thật việc thật, cũng như tất cả các sự việc được đưa ra trong cuốn sách này đều dựa
theo các bằng chứng lịch sử đáng tin cậy.
Paul Carell

2


Phần 1: Trận Kursk
Chương 1: Hitler tố hết vào một quân bài

Nhiệm vụ ở Bucharest – Hội nghị tại phòng \ trà ở Hang sói – Cây sồi gần Oboyan – ngày 5/7, 0300
giờ: chiến dịch Citadel bắt đầu – Ferdinand Người khổng lồ - Trận đấu tay đôi tại trường Ponyri.
Hơi nóng hừng hực của mùa hè Rumani cứ luẩn quẩn ở Bucharest. Khơng khí oi ả trưa vùng Wallachia
phả hơi ngột ngạt khắp thành phố. Nó như dính chặt vào những lâu đài hùng vĩ, những nhà thờ màu
trắng, và những khách sạn trống rỗng. Cả con đường Victor Emanuel phủ lên một vẻ tiêu điều, xơ xác.
Tòa nhà đầu tiên trên con đường, tòa nhà số 1, chính là Sứ quán Đức.
“Cứ tưởng tượng cảnh phải ăn mặc chỉnh tề trong cái thời tiết chết tiệt này mà xem.” Herr von
Killinger lầm bầm. Ông ta đang đứng ngay cạnh bàn làm việc, chỉnh tề trong bộ lễ phục ngoại giao.
Bức màn cửa được thả xuống. Căn phòng rộng rãi chìm vào bóng tối nhờ nhờ. Quạt máy kêu rền rĩ,
liên tục đẩy hơi mát lan tỏa khắp phịng.
Ba tiếng trước điện tín từ Berlin tới. “Chỉ Đại sứ được xem.” Ơng ta đã giải mã nó. Và yêu cầu một
cuộc hẹn với Thống chế Antonescu. Cuộc hẹn được sắp xếp tại một căn biệt thự nhỏ ở ngoại ô, lúc
1600 giờ. Giờ là lúc phải đi rồi.
Đúng 4 giờ chiều, Killinger lái xe vào sân trước của tòa nhà được bảo vệ cẩn mật của Vị Nguyên thủ
Rumani.
Antonescu tiếp đón Đại sứ Đức ở phịng khách lầu 01. Như thường lệ, viên tướng rắn chắc đậm người
chỉn chu trong bộ quân phục.
“À, ngài Đại sứ, Quốc trưởng yêu cầu Thống chế von Manstein tới thăm chúng ta ư?” ông hỏi với nụ
cười trên môi.
Killinger rút bức điện từ trong túi ra. Và bắt đầu đọc bằng chất giọng trang trọng và khoan thai: “Quốc
trưởng yêu cầu ngài thông báo với Thủ tướng rằng Thống chế von Manstein sẽ đến Bucharest chiều
mai, đại diện Quốc trưởng, trao tặng ngài ấy Khiên vàng Crimea trong dịp kỉ niệm đánh chiếm
Sevastopol.”
Antonescu cười và lịch sự bày tỏ sự cám ơn. Nhưng nụ cười chợt tắt ngấm khi ơng ta nói: “Khiên
Crimea là một vinh dự lớn lao, ngài Đại sứ - nhưng với tơi, thứ cịn quan trọng hơn gấp nhiều lần là cơ
hội thảo luận về tình hình khó khăn trên chiến trường hiện tại. Rumani đã huy động tồn bộ binh lực
của mình ra chiến trường – và tôi chịu trách nhiệm về họ. Ở Stalingrad, tôi đã mất 18 sư đồn. Tơi
khơng thể chịu nổi nếu thảm họa tương tự tái diễn. Tôi phải biết kế hoạch tiếp theo là gì. Chúng ta là
Đồng Minh, ngài Đại sứ, nhưng có khuynh hướng ở Rastenburg đang và sẽ qn mất điều đó. Tơi thấy
rõ khi quan sát Quốc trưởng ở lâu đài Klessheim ba tháng trước.”

Điểm bất thường này không thể bỏ qua được. May là Manstein sẽ tự mình tới, Killinger nghĩ. Nhưng
bề ngồi ơng vẫn giữ bình tĩnh, và đón nhận những ngơn từ nghiêm khắc của người đứng đầu nhà nước
Rumani một cách bình thản. Bên cạnh đó, viên cựu sĩ quan hải quân từ Saxony, sau đó là chỉ huy “Lực
lượng tự do” và cuối cùng là tổ chức ngầm đáng sợ “Konsul”, không dễ dàng dao động. Chẳng cịn gì
3


nhiều để nói về phương thức và việc tổ chức đón tiếp chuyến thăm của Manstein. Sau đó viên Đại sứ
cáo từ ra về.
Chỉ sau hai tiếng cả Bucharest đều biết rằng Manstein, Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam, dự kiến tới
Bucharest ngày 1/7/1943 và ở lại vài ngày.
Các chuyên viên thu thập thông tin và tin đồn, các điệp viên cấp thấp lẫn cấp cao khắp các cơ quan mật
vụ từ Đông sang Tây, tất cả đều hối hả mã hóa và chuyển tải thơng tin thú vị này về cho Tổng hành
dinh của họ.
Tại Moscow, điện đài viên của Cục 04 Hồng quân như sống dậy: Manstein sẽ tới Bucharest ngày mai!
Các sĩ quan tham mưu của STAVKA, Tổng hành dinh quân đội Liên Xô, gục gặc đầu. Nếu Tư lệnh
Cụm Tập đoàn quân Nam của Đức tới thủ đô Rumani để nhấm nháp vài ly cốc tai thay vì ngồi tại văn
phịng mình ở Zaporozhye, chắc chắn chẳng có chiến dịch lớn nào sẽ tiến hành tại Mặt trận phía Đơng
cả. Đó là thứ mà người Liên Xô nghĩ, là thứ họ được mớm để nghĩ.
Hai mươi bốn tiếng sau Manstein đã sẵn sàng tới Bucharest. Ngay lúc đó một sĩ quan tới truyền lệnh
của Hitler: Đến Rastenburg thay vì Bucharest.
“Quốc trưởng muốn ngài tham dự một hội nghị bí mật ở Hang sói. Bucharest đã được thơng báo ngài
sẽ tới trễ vì thời tiết xấu.”
Thế là, thay vì bay tới Bucharest, Manstein lại đi gặp Hitler. Đây không phải do kế hoạch sắp xếp tồi
mà là một hành động đánh lạc hướng được chuẩn bị kĩ.
Tại Tổng hành dinh Quốc trưởng, Manstein vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều tướng lĩnh tập hợp:
Thống chế von Kluge, chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Trung tâm; Đại tướng Cấp cao Hoth, chỉ huy Tập
đoàn quân Thiết giáp 4; Đại tướng Cấp cao Model, chỉ huy Tập đoàn quân 9; Đại tướng Thiết giáp
Kempf; Đại tướng Nehring, chỉ huy Quân đoàn Thiết giáp XXIV; Đại tướng Cấp cao von Greim, chỉ
huy Tập đồn Khơng qn 6; và tướng Dessloch, đại diện của Tập đồn Khơng qn 4.

Đơng Phổ cũng đang tận hưởng thời tiết mùa hè tuyệt đẹp. Căn phịng bê tơng của Quốc trưởng trơng
thật bí ẩn và huyền ảo dưới những tán lá và thảm cỏ bao phủ phía trên nóc.
Hitler chào đón các tướng lĩnh trong phịng trà. Ơng ta chào mừng họ một cách vơ cùng thân mật, mời
họ ngồi. Sau đó mở đầu cuộc họp bằng một bài diễn thuyết.
Câu đầu tiên đã hé lộ một bí mật kinh người: “Tơi quyết định chốt ngày phát động chiến dịch Thành trì
vào ngày 5/7.”
Nghĩa là chỉ 4 ngày nữa thôi. Các tướng lĩnh nhìn nhau, một số thở phào nhẹ nhõm, một số lộ vẻ khó
chịu. Model trơng vơ cùng trầm trọng. Biểu hiện của Manstein thì vơ cùng khó đốn. Cịn Hoth lộ rõ vẻ
háo hức ra ngoài.
Những phản ứng lộn xộn này khơng liên quan gì tới tiến độ gấp gáp 4 ngày. Sự gấp rút của chiến dịch
chẳng ảnh hưởng tới ai trong số họ cả. Họ đã hoàn tất mọi chuẩn bị trong trách nhiệm của mình cả rồi.
Hàng tháng trời các đơn vị diễn tập cho cuộc tiến công này. Trên sa bàn và thao trường các đơn vị đều
quen thuộc địa hình của mấu lồi Kursk. Họ thao dượt kích nổ các cơng sự bê tơng bằng đạn thật, phá
4


hàng rào kẽm gai, dọn dẹp các bãi mìn, và vượt qua những bẫy chống tăng. Quy mô và cường độ chuẩn
bị cho chiến dịch là chưa từng có trước đây.
Thứ các tướng lĩnh lo lắng là việc Hitler liên tục trì hỗn tới bây giờ mới quyết định tấn công.
Manstein, Guderian, Kluge, Model và nhiều người khác đầu tiên đều khơng đồng tình tái phát động tấn
cơng q sớm tại Mặt trận phía Đơng sau thảm họa Stalingrad. Họ liên tục phản đối việc hấp tấp tung
quân dự bị, đặc biệt là các đơn vị thiết giáp vừa mới thành lập, tổ chức lại bởi Guderian, trang bị bằng
các mẫu xe tăng Cọp, Báo mới nhất, vào một chiến dịch tấn công đầy mạo hiểm như thế này.
Các sĩ quan tham mưu của Wehrmacht đã tăng cường cảnh báo. Họ chỉ ra mối đe dọa ngày càng lớn tại
Chiến trường Địa Trung Hải, nơi Eisenhower chuẩn bị đổ bộ lên nước Ý. Khi điều đó xảy ra, những
đơn vị thiết giáp ở Mặt trận phía Đơng sẽ phải chuyển sang tiếp viện chiến trường Ý.
Nhưng Hitler cũng vạch ra tình thế nguy hiểm nơi mấu lồi Kursk. Tại đầu cầu thuận lợi này người Nga
đang tập trung một lực lượng khổng lồ. Vài TĐQ xe tăng được phát hiện ra tại đó. Thực sự, Liên Xơ đã
di chuyển 40% tổng quân số, bao gồm hầu hết lực lượng thiết giáp vào khu vực mấu lồi Kursk.
Đó là một cụm tập trung quân nguy hiểm. Nhưng cũng là chiến quả khiến ai cũng phải động lịng. Nếu

xóa sổ được cụm qn tại đây sẽ là địn chí mạng đối với Hồng Quân.
Suy nghĩ này không ngừng mê hoặc Hitler. Và, thực tế, các tướng lĩnh cũng chẳng tìm ra điểm nào
phản bác lý lẽ của ông ta. Trên hết, họ tương tự rất háo hức viễn cảnh rút ngắn chiến tuyến sau khi giải
quyết mấu lồi Kursk. Nó giúp giải phóng một lực lượng chiến đấu và dự trữ lớn, thứ có thể hữu ích cho
các chiến trường khác, ví dụ như Ý.
Tuy vậy, họ kiên quyết yêu cầu cuộc tấn công phải diễn ra càng sớm càng tốt, trước khi người Nga,
những bậc thầy trong chiến tranh phòng ngự, kịp hồn thành tuyến phịng ngự nhằm bảo vệ các lực
lượng xung kích. Và trước khi yếu tố bất ngờ mất đi.
Manstein đã yêu cầu cuộc tấn công phải tiến hành trước đầu tháng 5. Nhưng Hitler cứ luôn lưỡng lự.
Ơng ta lại phơ bày việc thiếu kỹ năng ra quyết định của bản thân. Bây giờ đã là đầu tháng 7 – đã quá trễ
rồi chăng? Còn lại bao nhiêu tính bất ngờ nữa đây? Đó là một câu hỏi khó trả lời nhưng mang tính
quyết định.
Phần lớn bài diễn văn của Hiler lại là nêu lí do cho việc trì hỗn chiến dịch. “Chúng ta phải chiến thắng
trận này! Và vì thế phải chờ các xe tăng hạng nặng và siêu nặng có thể tham chiến. Ta bắt buộc phải
tranh thủ mọi lợi thế trước khi đối mặt kẻ thù, bây giờ đã mạnh lên đáng kể, đánh bại chúng bằng vũ
khí và sức mạnh vượt trội”
Các tướng lĩnh lắng nghe bài diễn văn xin lỗi trau chuốt và dài dịng của Quốc trưởng một cách sửng
sốt. Ơng ta có khi nào thống nghĩ sự chậm trễ có thể dẫn tới một thảm họa? Và ông ta sẽ là người duy
nhất chịu trách nhiệm vì liên tục trì hồn ngày tấn cơng?
Hitler trơng khơng thực sự là chính mình. Đại tướng Hoth tả lại như thế, theo dõi Quốc trưởng trong
suốt cuộc gặp hơm đó, khơng chỉ một lần Hitler cho thấy suy nghĩ của mình dường như đang trên chín
tầng mây.

5


Nhưng khi Hitler bắt đầu thảo luận các chi tiết của chiến dịch, tài năng của một diễn giả thiên tài lại
được bộc lộ.
Kế hoạch tương đối đơn giản – vẫn theo phương thức tấn cơng gọng kìm đã thành cơng nhiều lần. Đây
là cách nó được diễn tả trong mệnh lệnh chiến dịch: “Mục tiêu sẽ là bao vây lực lượng địch trong mấu

lổi Kursk, bằng đòn thọc sâu nhanh và phối hợp nhuần nhuyễn của hai tập đoàn quân, tấn công từ khu
vực Belgorod và nam Orel, sau đó tập trung cơng kích xóa sổ chúng.” Nói cách khác, một trận đánh
hợp vây theo công thức đã thành công của Minsk, Uman, Kiev, và Viyazma.

Bản đồ 1. Vị trí ban đầu của trận đại chiến mùa hè 1943. TĐQ thiết giáp 4 và Cụm chiến đấu Kempf lao xuyên
mấu lồi Kursk từ phía Nam, trong khi TĐQ 9 tiến cơng tương tự từ phía bắc.

6


Tại gọng kìm phía bắc, Thống chế von Kluge chọn TĐQ 09 của Đại tướng Model. Nhiệm vụ là đánh
theo hướng Đơng Nam từ khu vực phía nam Orel tới Kursk, đảm nhiệm chủ cơng là 03 qn đồn thiết
giáp. Họ sẽ kết nối với Cụm Tập đoàn quân Nam tại các cao điểm phía đơng Kursk.
Thống chế von Manstein, chỉ huy gọng kìm phía nam thì chọn TĐQ thiết giáp 04 của Đại tướng Hoth
cho nhiệm vụ kết nối. Với hai TĐQ thiết giáp làm chủ cơng, nó có nhiệm vụ đánh một mạch từ phía
bắc Kharkov tới Kursk: binh đoàn 700 xe tăng các loại sẽ xuyên phá phịng tuyến Phương diện qn
Xơ viết Voronezh, chủ yếu tại khu vực phòng thủ của TĐQ cận vệ 06, và tiêu diệt các lực lượng địch bị
vây trong túi sau khi kết nối với TĐQ 09.
Cánh đông của TĐQ thiết giáp 04 được che chắn bởi Cụm tác chiến Kempf, sẽ tấn công và ép mạnh
cánh trái của Phương diện quân Voronezh.
Các sư đoàn chủ lực của Đại tướng Hoth phải chiếm lĩnh các cao điểm ngay trước tiền tuyến trong
ngày 03 và 04 tháng 07 nhằm lấy vị trí quan sát thuận lợi để điều phối hỏa lực.
Mọi thứ đều được lên kế hoạch chi tiết. Và một lực lượng đáng kể được huy động chỉ nhằm phục vụ
cho chiến dịch với nhiệm vụ hạn chế này. TĐQ 09 bố trí 13 sư đồn trên chiến tuyến dài 30 dặm, Cụm
tập đồn qn Nam có 15 sư đồn trên 50 dặm, tính cả Sư đồn 16 tham chiến từ ngày 09 tháng 07.
Chưa trận đánh nào ở phía Đơng tới lúc này có mức độ tập trung binh lực và quá trình chuẩn bị cẩn
thận như vậy. Cánh nam của Manstein có hơn 1.000 xe tăng và gần 400 pháo tự hành xung kích. Cánh
bắc của Kluge cũng tương tự, tổng cộng khoảng 3.000 xe tăng và pháo tự hành xung kích được huy
động vào trận đánh.
1.800 máy bay đã dàn hàng khắp các sân bay khu vực Kharkov và Orel, sẵn sàng quét sạch không phận

Chiến dịch Thành trì và hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng xe tăng.
Để hình dung rõ hơn quy mơ của chiến dịch này ta nên nhớ Hitler tiến hành xâm lược nước Nga ngày
22 tháng 06 năm 1941 chỉ với 3.580 xe tăng, thiết giáp và 1.830 máy bay.
Hitler đã tố hết vào một quân bài. Tại sao?
“Trận tấn công này mang ý nghĩa quyết định. Nó phải thành cơng, hơn nữa thành cơng một cách nhanh
chóng và gọn gàng. Chiến thắng sẽ bảo đảm quyền chủ động của quân ta trong giai đoạn xuân hè.
Chiến thắng ở Kursk phải là ngọn đuốc bùng cháy soi sáng cả thế giới này.”
Đó là những gì Hitler viết trong mệnh lệnh chiến dịch ngày 15 tháng 07, tương tự như khi ông ta nhấn
mạnh tại Hang sói ngày 01 tháng 07. Một thứ khác cũng được Hitler lăp đi lặp lại là “Giữ bí mật là yếu
tố sống cịn. Kẻ thù khơng được biết thời điểm chính xác của chiến dịch này tới phút cuối cùng”
Sau đó ơng ta bổ sung: “Phải chắc chắn rằng không thông tin nào được tiết lộ, dù do bất cẩn hay cẩu
thả.”
Nếu Hitler biết rằng, hi vọng đó chẳng bao giờ thành hiện thực. Gián điệp đối phương đã thâm nhập
vào ngay sau cửa.

7


Thống chế von Manstein, chỉ huy một hường tấn công chính, bay tới Budapest ngay sau buổi họp và
trao tặng Khiên vàng Crimea cho Antonescu.
Và khi các nhà báo, nhân viên ngoại giao, và điệp viên trong cái thành phố Budapest đầy thị phi này
vẫn bận bịu chuyển thông tin về chuyến thăm của Manstein, viên Thống chế đã quay về gần tới Mặt
trận phía Đơng.
Sở chỉ huy tiền phương của Manstein được đặt trong một toa tàu, tại một khu rừng nhỏ sát phía sau
chiến tuyến qn Đức.
Cách đó chỉ 25 dặm về phía Bắc, trong rừng sồi, tại một ngôi nhà nhỏ nằm giữa Oboyan và
Prokhorovka, gần làng Zorinskoye Dvory, là một viên tướng khác. Nơi này, trong một cụm các ngôi
nhà nhỏ, là sở chỉ huy của TĐQ xe tăng Xô viết 01, tư lệnh Trung tướng Mikhail Yefremovich
Katukov. Vài con cừu đang thơ thẩn gặm cỏ trên các sườn dốc dưới nắng hè. Một người phụ nữ trông
chừng chúng. Đây là một phần của lớp ngụy trang – cảnh tượng thanh bình dàn dựng cho ống kính các

máy bay khơng thám Đức hàng ngày vẫn đang quần đảo bầu trời phía trên những ngọn đồi giữa
Oboyan và Prokhorovka.
Thực sự, tướng Shalin, Tham mưu trưởng của Katukov, gần như phát điên khi ngày nào cũng bị đánh
thức lúc 03 giờ sáng bởi tiếng la hét của bà lão nghễnh ngãng đi tìm con cừu bị lạc: “Con yêu bé nhỏ,
mày đâu rồi?” Nhưng chẳng thể làm gì được. Ngụy trang là cơng việc mang tính sống cịn trong chiến
tranh.
Ngày 02 tháng 07, chỉ 24 tiếng sau khi Hitler thơng báo bí mật lớn nhất năm cho các tướng lĩnh Đức,
điện thoại reo vang trong lều của Katukov. Nikolay Kirillovich Popel, thành viên Hội đồng quân sự
TĐQ, là người nhấc ống nghe.
“Trung tướng Popel đang nghe.”
Ông chăm chú lắng nghe thật lâu, sau đó gật đầu chào.
"Vâng, vâng. Chắc chắn rồi, Nikita Sergeyevich, tôi đã hiểu."
Popel gác máy và lao thật nhanh qua hành lang nhỏ tới căn nhà của ban tham mưu, nơi Katukov đang
có mặt.
Vừa tới bậc cửa, Popel nói ngay: “Mikhail Yefremovich, Nikita Sergeyevich Khrushchev vừa gọi điện.
Đồng chí ấy sẽ tới đây sau một giờ nữa, cùng Tướng Vatutin, có vài thơng tin đặc biệt cho chúng ta.”
Katukov, viên chỉ huy xe tăng được trui rèn qua những trận đánh ác liệt gần Demyansk năm 1942,
đứng bật dậy. “Lấy bản đồ các khu vực của mặt trận ra – mau, mau!”
Katukov biết rằng Đại tướng Vatutin, chỉ huy Phương diện quân Voronezh, và thành viên Hội đồng
quân sự, Khrushchev, đều là dạng người hừng hực nhiệt huyết. Nếu họ đích thân tới đây chứng tỏ điều
gì đó sẽ xảy ra. Ngay đêm trước Khrushchev đã tập hợp các chỉ huy cao cấp của Phương diện quân để
phổ biến nhiệm vụ huấn luyện cho các tân binh sinh từ năm 1925. Buổi phổ biến đó gây nên một số sự
huyên náo trong quân.

8


“Các anh phải quan tâm tới những thằng nhóc này kĩ lưỡng, hiệu quả hơn nữa,” ông ta gầm vào mặt
các chỉ huy. “Không phải mấy cái khẩu hiệu tuyên truyền ngu xuẩn, nhạt nhẽo, nhàm chán. Mà là cỡ
nòng các loại súng mới, cách sử dụng bom dính, đặc điểm của quân phát xít – đây mới là thứ phải quan

tâm. Dẹp ngay việc bắt họ hô khẩu hiệu. Mà phải bảo đảm từng người biết điểm yếu xe tăng Con cọp
nằm ở đâu – họ phải nằm lòng điều này như câu Lạy Cha ở trên.” Cụm từ “Lạy Cha ở trên” đã trở
thành câu trích dẫn phổ biến của các huấn luyện viên.
Ngay 16 giờ, Khrushchev và Vatutin đã đến nơi. Họ tiến thẳng vào chỗ ban tham mưu, nơi mọi bức bản
đồ đều đã trưng lên tường.
Và tương tự tình hình nơi Hang sói, bí mật chuyến thăm cũng được vén lên ngay câu đầu tiên. “Bọn
phát xít sẽ tấn cơng trong khoảng 03 tới 05 tháng 07,” Khrushchev nói. Bổ sung với một cái nháy mắt
ra hiệu: “Đây khơng phải phỏng đốn. Chúng ta biết rõ điều đó.”
Đại tướng Vatutin tiếp lời. “Chúng tơi vừa nhận tin từ Tổng hành dinh sáng nay,” Ông nhấn mạnh và
tiến tới bản đồ lớn. Bàn tay to bè bao trọn vùng Orel: “TĐQ 09 của Model sẽ tấn cơng Phương diện
qn Trung tâm từ phía bắc. Phương diện quân Voronezh là mục tiêu tấn công của 02 quân đồn Đức.
Hướng chủ lực là chính diện và cánh trái. TĐQ Cận vệ 06 sẽ phải chống đỡ hướng đánh thứ nhất.”
Trung tướng Chính ủy Popel, người mà hồi ký được dùng làm tư liệu cho quyển sách này, không nhắc
đến cảm xúc của Vatutin khi đó. Nhưng chắc chắn rằng trong cái giọng điệu điềm tĩnh của ông khi
truyền đạt những thơng tin kịch tính và nhạy cảm nhất của cuộc chiến cho cấp dưới cũng phảng phất
một sự thỏa mãn khơng thể giấu diếm. Đối với các thính giả cũng vậy - Katukov, Popel, và tướng
Shalin, Tham mưu trưởng TĐQ, khơng ai có một mảy may nghi ngờ sự đáng tin cậy của thông tin này.
Thực tế, các TĐQ của Phương diện quân Trung Tâm và Voronezh đã chuẩn bị cho cuộc tấn công của
người Đức hàng tuần liền, họ thao luyện các phương án đối phó, củng cố tuyến phịng ngự, thậm chí di
chuyển các tuyến đề kháng chính tới các khu vực địa hình có lợi hơn – nhưng thực là khác nhau một
trời một vực giữa phỏng đoán ý định của đối phương với nắm rõ nó trong lịng bàn tay.
Khrushchev tổng kết cuộc họp một cách ngắn gọn: “Tới giờ làm việc rồi, các ngài! Chuẩn bị sẵn sàng
đón tiếp bọn phát xít thơi!”
Bí mật lớn nhất của Hitler, Chiến dịch Thành trì, đã khơng cịn bí mật nữa. Trận đánh mà Quốc trưởng
mong chờ như bước ngoặt chủ chốt của chiến tranh đã bị lộ. Các tài liệu chính thức của Liên Xơ, tài
liệu sử học chính thức, và hồi ký các tướng lĩnh Liên Xô tất cả đều thẳng thắn xác nhận điều đó.
Kẻ phản bội nằm trong các tùy tùng tin cẩn nhất của Hitler. Trong các văn bản tình báo của Xô Viết
được đặt mật danh là Werther.
Vài giờ sau, ánh bình minh ngày 03 tháng 07 bắt đầu chiếu rọi lên phòng tuyến người Đức. Trung sĩ
Fuhrmann và anh lính truyền tin Gabriel nằm dài sau bụi cây khu chăn thả ngay gần làng Loknya, đang

theo dõi khu đất cao phía bên kia đường xe lửa Belgorod – Sumy.
Suốt đêm hơm trước, Sư đồn bộ binh cơ giới “Đại Đức” đã di chuyển vào các vị trí chiến đấu dọc theo
Vorskla, tây bắc Tomarovka, nơi Sư đoàn bộ binh 322 đang chiếm lĩnh các vị trí được chuẩn bị và ngụy
trang kĩ càng.

9


“Bọn Nga đang ở trên khu đất cao trên kia. Chúng có thể thấy mọi hoạt động của quân ta, cịn ta thì mù
tịt chẳng biết chúng làm gì sau mấy ngọn đồi đó. Qn ta khơng biết hoạt động của bọn Ivan, hay vị trí
các khẩu đội pháo của chúng.” Fuhrmann nói.
“Vậy có gì phía trước kia? Ở đó, trong những cánh đồng hướng dương, hay những bãi chăn thả, hay
những đống gỗ đằng đó?” Gabriel hỏi. “Chẳng gì cả - theo lời bọn Sư đoàn 322,” Fuhrmann trả lời.
“Chẳng gì cả trừ những bãi mìn được chơn sâu một cách khôn ngoan. Sau chúng là những ổ cảnh giới
tiền tiêu, nhưng thường buổi tối mới có người đóng ở đó.”
Fuhrmann người thích nghe mình được gọi là “Tham mưu trưởng Đại đội 03”, giải thích tiếp: “Qn
Xơ viết đã kéo lùi các vị trí chính ra sau 05 tới 06 dặm, phía sau các mỏm đồi cao từ đầu tháng 06, vì
thế qn ta khơng thể theo dõi vị trí chính xác và thậm chí chẳng thể rót pháo vào chúng. Ai muốn tấn
công đầu tiên phải vượt qua “khu trắng” chết tiệt này, và tất nhiên pháo binh Xô viết đã căn chỉnh tầm
hướng cẩn thận từ các vị trí đặt pháo và sẵn sàng dội pháo lên toàn khu này một cách hiệu quả. Ngay
các cao điểm phía trước là những ổ quan sát pháo binh, chúng sẽ chỉ dẫn pháo binh dập thẳng vào bất
cứ hướng tiến nào của quân ta.”
“Vậy là chúng ta đang ngập trong một đống phân, Trung sĩ,” Gabriel chốt gọn.
“Chính xác,” Fuhrmann hồi đáp.
Trung sĩ Fuhrmann và Hạ sĩ Gabriel nhận định tình hình rất chính xác. Nó chính là vấn đề Đại tướng
Hoth thảo luận không ngừng với sĩ quan tình báo, trưởng ban hành quân và tham mưu trưởng hàng tuần
liền trong lúc chuẩn bị cho chiến dịch: Nếu khơng muốn cuộc tấn cơng bị bóp nát từ trong trứng nước,
pháo binh Đức phải bắt pháo địch câm họng một cách có hệ thống và, nếu khơng đè bẹp được, ít nhất
phải áp chế địch trong suốt thời gian tấn công.
Không kém phần quan trọng là quân địch nằm trong địa đoạn đột kích chủ lực phải bị dằm nát ngay từ

đầu bằng oanh tạc cường độ cao.
Nhưng làm sao hoàn thành nhiệm vụ khi quân ta hầu như “mù” và không thể theo dõi hoạt động các vị
trí của địch?
Từ những vị trí xuất phát của TĐQ thiết giáp 04 chẳng thể thấy được vị trí pháo binh Xơ viết lẫn bố trí
hệ thống phịng thủ. Ảnh khơng thám khơng hồn tồn đáng tin vì chẳng thể phân biệt đâu là trận địa
thật ,đâu là trận địa giả. Chỉ còn 01 giải pháp – cái chướng ngại đáng nguyền rủa nơi những cao điểm
phía bên kia “vùng trắng” phải được dọn dẹp. Những ngọn đồi giúp quân Xơ viết “tàng hình”, nhưng
cuộc tấn cơng của qn Đức chỉ thành cơng khi bắt hệ thống phịng ngự của người Xơ viết “hiện hình”.
Do đó, các vị trí tiền sát và các khẩu đội pháo binh phải nhanh chóng được thiết lập tại khu đất cao
ngay trước đợt tổng tấn cơng của chiến dịch Thành trì.
Ngột ngạt và bao phủ bởi giông tố, đêm ngày 03 tháng 07 phủ xuống khu vực giữa Donets và Desna.
Lúc 21h50 pháo sáng của quân Xô viết được bắn lên bầu trời “vùng trắng”. Một khẩu súng máy đang
lặp bặp bắn cầm canh. Những đội tuần thám mạnh của quân Đức đã xuất hiện trong khu không người.
Đại đội Công binh 02 của Sư đồn “Đại Đức” gửi đi một đội phá mìn 10 người. Những lính cơng binh
này sẽ vơ hiệu hóa và tạo những con đường xuyên bãi mìn và đánh dấu chúng. Một cơng việc nguy
hiểm. Máy dị là vơ dụng vì mặt đất đầy những sắt thép từ các trận chiến lúc trước làm cảm biến kêu
10


liên tục. Do đó, những cái bẫy ngầm chết người chỉ có thể được định vị bằng cách thăm dị cọc dây, sau
đó đào xới bằng tay, tháo ngịi nổ và quả mìn được giải quyết xong. Sau đó lại tiếp tục với quả khác.
Dưới mưa gió và bóng đêm. Bất cứ sai lầm nào kết quả cũng là cái chết hoặc tàn tật. Mỗi động tác phải
chính xác và ổn định một cách tuyệt đối.
Những lính cơng binh là lực lượng nằm ngoài ánh đèn sân khấu – những anh hùng thầm lặng trong
cuộc chiến đẫm mồ hôi, và thường cả máu nữa.
Đội mười người này đã tháo 2 700 quả mìn trước khu đồi của Butovo trong đêm 03/04 tháng 07. 2 700
quả mìn trong năm tiếng dưới màn đêm đen kịt. Hoặc mỗi người một quả mìn trong một phút. Và
không quả nào nổ cả.
Mệt rã rời, những người đàn ơng trở về vị trí của mình, ngủ mê mệt ngay cả trước khi nằm hết xuống
giường.

Trung úy Balletshofer, trong lúc ấy, đánh dấu tất cả các con đường đã dọn sạch lên bản đồ. Một lính
truyền tin mơ tơ lao như bay mang nó về Tiểu đoàn.
Bên kia những ngọn đồi, giữa Belgorod và Rakitnoye là người Nga, đang chờ bình minh ngày 04 tháng
07. Họ đã đợi người Đức tấn công suốt từ qua tới giờ. Mọi thứ đều trong trạng thái sẵn sàng. Ổ phòng
thủ lẫn chiến hào lố nhố đầy người. Sau các khẩu súng máy Maksim là lính Cận vệ đang sẵn sàng, dây
đạn đã giá vào ổ súng. Lựu đạn cũng để sẵn trong tầm với. Súng cối ngắm xong, các khẩu đội pháo có
thể khai hỏa bất kì lúc nào, pháo thủ pháo chống tăng đều đã vào vị trí. Các khẩu cối nhiều nòng, được
người Nga gọi là “Katyusha” hay “Dàn phong cầm của Stalin” bởi người Đức, cũng nạp đầy đạn và sẵn
sàng kéo cị khi có lệnh. Các nịng pháo phịng khơng hạng nặng chọc thẳng lên trời cao, xuyên qua lớp
ngụy trang. Tại khắp các sân bay, chiến đấu cơ chỉ chờ lệnh là cất cánh.
Các sĩ quan của Phương diện quân, xuống tới cấp tiểu đồn, tồn bộ được lệnh trực chiến tại nhiệm sở.
Lính thông tin đang chăm chú lắng nghe điện đài.
Trung tướng Popel diễn tả lại giây phút này thông qua cái nhìn của TĐQ Xe tăng Xơ viết 01: “Những
con đường về đêm bao phủ đầy tiếng ồn động cơ. Những đoàn cận chuyển đầy tăng và pháo, phủ bụi
mù mịt, đang tiến về những khu vực chúng tơi dự đốn quân Đức sẽ tấn công. Trong lúc sĩ quan Đức
đang đọc Mệnh lệnh trong ngày của Quốc trưởng, chúng tôi đã chuẩn bị xong để đón chào qn địch.
Chúng tơi tăng cường tuyến tiền tiêu, chuyển thêm pháo vào vị trí, một lần nữa kiểm tra, hồn thành sa
bàn hỏa lực và phối hợp các kế hoạch. Chúng tôi điều động hai trung đoàn pháo binh tăng cường thêm
cho dải đất mà TĐQ Cận vệ 06 đang phòng thủ. Một Lữ đoàn tăng thiết giáp cũng được bổ sung vào
đội hình chiến đấu của bộ binh.”
Một tình trạng lạ lùng, độc nhất vô nhị trong lịch sử quân sự đang diễn ra: một dạng cảnh giác “lạnh”,
đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Ngày 03 tháng 07 yên tĩnh. Và khi đồng hồ chỉ giữa trưa ngày 04 tháng 07, các sĩ quan Xô viết xuất
hiện một tia thở phào: Cũng chẳng có gì diễn ra hơm nay. Nếu người Đức tấn cơng, đó sẽ là việc của
ngày mai. Ngày mai, có thể. Có thể lắm! Người Nga đã chờ 48 tiếng rồi, súng ống đều lên đạn. 48 tiếng
là khoảng thời gian dài.

11



Các chỉ huy trung đoàn dồn dập gọi về sư đoàn bộ: “Chúng ta tiếp tục báo động cao nhất? Hay chúng
tơi có thể cho họ nghỉ ngơi một chút? Binh lính bắt đầu tỏ ra mệt mỏi rồi.”
“Khơng được thả lỏng,” phản hồi. “Báo động cao nhất, cảnh giác cao nhất!”
Từ 12h25 tới 13h25, bữa trưa nhanh chóng được đưa tới tiền tuyến phục vụ cho các binh sĩ Nga. Một
cơn mưa giống đổ sầm sập xuống khu đất hoang vu, khiến những cánh đồng và khu rừng ngập tràn hơi
nước. Binh lính vội vã giấu mình xuống các hốc cá nhân trong chiến hào.
Cơn mưa dừng lại lúc 1445 giờ. Sự im lặng phủ trùm lên khu vực giữa Belgorod, Tomarovka và
Fastov. Người Nga đang chờ đợi. Phía đối diện người Đức cũng đang chờ đợi. Các tiểu đoàn thuộc
Quân đoàn thiết giáp 58 và Quân đoàn thiết giáp SS đã nằm sẵn ở hào tiền tiêu. Âm thanh rền rĩ của
máy bay bắt đầu xuất hiện, càng ngày càng lớn.
Mọi người đồng loạt ngẩng đầu lên. Đại úy Leyk, chỉ huy Tiểu đoàn 03, Trung đoàn Bộ binh Tùng thiết
Tinh nhuệ “Đại Đức”, nhìn thống qua khẩu súng máy rồi xuống đồng hồ. “Đúng giờ,” anh ta nói.
Kim đồng hồ chỉ tới 1450 giờ. Cùng lúc các phi đội Stuka gào thét lướt qua chiến hào hướng về kẻ
địch. Ngay phía trên, đang yểm trợ chúng, là máy bay tiêm kích. Những chiếc Stuka bắt đầu nghiêng
cánh, sau đó bổ nhào kèm tiếng hú đặc trưng.
Phía bên kia, nơi những bờ dốc của Gertsovka và Butovo, hàng loạt cột khói bốc lên. Đó là vị trí các
chốt tiền sát pháo binh Xô viết. Ngay sau chúng là hệ thống tiền đồn của người Nga.
Phi đội Stuka kế tiếp vọt qua vị trí người Đức. Rồi tới đợt thứ ba, thứ tư, thứ năm.
Hơn 2,500 quả bom đã rơi xuống trận địa quân Xô viết, trong khu vực dài 02 dặm và sâu 500 thước
Anh.
Lúc 1500 giờ đợt ném bom kết thúc. Ngay sau đó pháo binh bắt đầu lên tiếng. Một địa ngục của những
tiếng gầm thét, gào rú.
Tiền tuyến của Tiểu đoàn của Leyk nằm ngay khu vực đường sắt. Chỉ huy Đại đội 15, Trung úy Dr
Metzner, đang ngồi xổm kế bên vũ khí nặng. Anh ta lướt qua đồng hồ, sau đó tới khu vực chỉ huy tiểu
đồn đang đứng, ánh mắt nhìn chằm chặp vào đồng hồ.
Còn mười giây. Năm. Ngay bây giờ! Và trong tiếng súng chát chúa, Leyk thét lên: “Xung phong!”
Và, giống anh ta, các chỉ huy tiểu đoàn ở hai phía trái phải, trong tồn tuyến từ Fastov tới Belgorod,
cũng đang gào lên: “Xung phong!”
Dr Metzner thấy Đại úy Leyk nhảy khỏi chiến hào đầu tiên và lao vọt qua khu đất trống. Ai cũng biết
khu vực đó gần như trống khơng, chẳng có mấy chướng ngại hay chỗ ẩn nấp, đã bị bao quát bởi người

Nga. Chính như thế Leyk mới xơng lên, từ vị trí của mình, để dẫn đầu tiểu đồn trong nhiệm vụ khó
khăn này.
Dr Metzner viết lại rằng anh ta sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc này.

12


30 (34 / 608)

13



×