Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN chủ đề những lý do khiến nhà đầu tư cổ phiếu “f0” gặp rủi ro trên thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.98 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|10162138

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
MƠN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Chủ đề: Những lý do khiến nhà đầu tư cổ phiếu “F0”
gặp rủi ro trên thị trường
Lớp: Tài chính doanh nghiệp CLC 61A
Thành viên nhóm:
Trưởng nhóm: Chu Nguyễn Khánh Vân
Đào Huyền Trang
Nguyễn Thị Hà Trang
Cao Ngọc Phương Trinh
Trần Hoàng Yến

HÀ NỘI, NĂM 2021
1


lOMoARcPSD|10162138

MỤC LỤC
I. ĐỘNG LỰC KHIẾN NHÀ ĐẦU TƯ F0 “LÊN SÀN” .......................3
II. LÝ DO KHÁCH QUAN ......................................................................5
1. Hiện tượng “Thông tin bất cân xứng” .....................................................5
2. Thao túng thị trường.................................................................................6
III. LÝ DO CHỦ QUAN ...........................................................................8
1. Thiếu chiến lược đầu tư............................................................................8
2. Thiếu kiến thức và tư duy về đầu tư.........................................................11


3. Thiếu kinh nghiệm và mối quan hệ trong đầu tư.....................................13
IV. GIẢI PHÁP ..........................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16

2


lOMoARcPSD|10162138

I. ĐỘNG LỰC KHIẾN NHÀ ĐẦU TƯ F0 “LÊN SÀN”
- Nhà đầu tư F0 là gì?
Nhà đầu tư F0 (F0 Investor) là thuật ngữ được “dân” chứng khoán sử dụng để
nói về nhóm nhà đầu tư mới xuất hiện từ đầu năm 2020 cho đến nay. Có thể nói, F0
chính là nhóm nhà đầu tư có vai trị quan trọng bậc nhất của thị trường chứng khoán
trong thời điểm hiện tại.
Nhà đầu tư F0 thường là những nhà đầu tư trẻ thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến
thức trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư F0 thường mua bán theo tin tức
hoặc dựa trên biến động của cổ phiếu mà khơng có bất kỳ một chiến lược cụ thể nào.
Việc này có thể có hiệu quả trong thị trường đang tăng giá - nơi mà hầu hết các cổ
phiếu đều tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu thị trường biến động mạnh hoặc giảm giá
mạnh thì những biến động của thị trường có thể làm cho các nhà đầu tư F0 có những
quyết định sai lầm hoặc mua bán liên tục. Hành động nóng vội này có thể sẽ vô cùng
nguy hiểm cho nhà đầu tư F0 và kết quả có thể dẫn đến những khoản thua lỗ rất lớn.
- Nhóm em đã thực hiện một khảo sát nhỏ với đối tượng là các bạn sinh viên tại
lớp Tài chính Doanh Nghiệp để tìm kiếm động lực khiến các bạn muốn đầu tư Chứng
khoán và thu thập được một số kết quả như sau:

3



lOMoARcPSD|10162138

4


lOMoARcPSD|10162138

II. LÝ DO KHÁCH QUAN
1. Hiện tượng: Thông tin bất cân xứng (trên Thị trường chứng khốn)
* Khái niệm: Thơng tin bất cân xứng (Asymmetric information) xảy ra khi một

trong các bên giao dịch khơng biết tất cả và chính xác những thông tin cần biết về bên
kia để đưa ra quyết định đúng đắn trong giao dịch. Khi đó, giá cả trên thị trường sẽ có
thể quá thấp hoặc quá cao so với giá cân bằng của thị trường.

5


lOMoARcPSD|10162138

* Ví dụ: Trên thị trường thì có q nhiều luồng thông tin, đôi khi không phải cứ
doanh nghiệp tốt thì mã sẽ tăng giá. Ví dụ có thơng tin 1 mã mai trần, thì các ơng lớn,
tự doanh họ đã nắm bắt từ 2 3 hôm trước để mua, đến tai F0 thì mua vào sẽ đu đỉnh.
* Tác động: Kìm hãm giao dịch và dẫn tới 2 rủi ro chính sau:

a. Lựa chọn trái ý (Adverse Selection)
- Đặc điểm: Xảy ra trong cuộc giao dịch, khi người đi vay có rủi ro cao khơng
trả được nợ nhưng lại tích cực đi vay nhất và có nhiều khả năng được người cho vay
chọn nhất.
- Ví dụ: Trên thị trường chứng khốn, trong điều kiện bất cân xứng thơng tin,

những người tham gia có thể đẩy thị trường đến trạng thái lựa chọn đối nghịch, đó là:
Mua chứng khốn của những công ty hoạt động kém và đẩy những chứng khoán chất
lượng cao ra khỏi thị trường.
- Hậu quả: Thị trường chứng khốn sẽ mất dần tính thanh khoản và ngày càng bị
thu hẹp, hàng hóa chỉ cịn những loại chứng khoán chất lượng kém.
b. Rủi ro đạo đức (Moral Hazard)
- Đặc điểm:
+ Xảy ra sau cuộc giao dịch
+ Xuất hiện những hoạt động khơng tích cực (thiếu đạo đức)
Ví dụ: Tình trạng thao túng các mặt hoạt động của công ty cổ phần và giá cổ
phiếu:
Các cổ đông lớn/ Các thành viên trong ban điều hành công ty: Tạo ra những sự
kiện rồi liên kết mua bán để đẩy giá cổ phiếu tăng cao → kéo những nhà đầu tư nhỏ,
ít kinh nghiệm vào cuộc → khi những cổ đơng lớn đã rút ra khỏi thị trường thì những
cổ đông nhỏ lại đang nắm giữ những cổ phiếu giá cao.

2. Thao túng thị trường (Market manipulation)
* Khái niệm: Thao túng thị trường (Market manipulation) là những hành vi cố ý
gây tác động đến thị trường bằng cách vận dụng quy luật cung - cầu hoặc các hành vi
nhân tạo khác, để tác động đến giá chứng khoán, nhằm đạt được mục tiêu có lợi cho
riêng mình.
* Các hình thức thao túng:

6


lOMoARcPSD|10162138

a. Kết hợp với nhau cùng liên tục mua, hoặc bán một loại chứng khoán, gây
nên sự khan hiếm hay thừa thãi một cách giả tạo, dẫn đến giá chứng khốn gia tăng

hoặc giảm sút một cách đột ngột.

Ví dụ: Vụ thao túng cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân
(FTM)
Xử phạt hai cá nhân mỗi người 600 triệu đồng. Ngày 30/8/2021, Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 549 và số 550, xử phạt 600 triệu đồng đối
với ông Lê Mạnh Thường (Hà Nội) và bà Phạm Thị Phương (Tp.HCM).
Thời điểm tháng 9/2019, 2 cá nhân này đã sử dụng 50 tài khoản để giao dịch
nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần
Đầu tư và Phát triển Đức Quân. Sự việc đã gây rúng động thị trường chứng khoán với
màn thao túng giá có một khơng hai trong lịch sử thị trường chứng khốn Việt Nam.

(Hình ảnh: những phiên giao dịch cổ phiếu FTM gần đây)
Nguồn ảnh: Báo Vneconomy

b. Hiện tượng chèn ép, cá lớn nuốt cá bé: là hành vi những thương gia lớn đẩy
giá lên hoặc dìm giá xuống để thu lợi, gây nên những thiệt hại cho những người có số
lượng chứng khốn ít ỏi (nhà đầu tư nhỏ lẻ), vì trên thị trường chứng khốn giá cả
hồn tồn do cung cầu quyết định.
Ví dụ: Doanh nghiệp liên kết với Cơng ty chứng khốn thao túng giá Cổ phiếu
7


lOMoARcPSD|10162138

Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh: “Có DN mua lại cơng ty
chứng khốn nhỏ để làm cơng cụ giao dịch. Có hàng ngàn tài khoản giao dịch được
mượn đứng tên từ người lao động trong DN, người thân nhưng giao dịch hằng ngày
đều do công ty chứng khốn thực hiện. Điều này có thể dễ dàng xác định với những
tài khoản thường xuyên có giao dịch hàng chục, hàng trăm tỉ đồng trong khi chủ tài

khoản chỉ là người lao động có thu nhập bình thường.” Điển hình như vụ của Cơng ty
CP Cơng nghiệp Khống sản Bình Thuận (KSA)
- Tháng 9.2015, KSA chào bán hơn 66 triệu CP cho cổ đông hiện hữu và cổ đông
chiến lược để tăng vốn điều lệ. Lúc đó giá KSA trên sàn đang giao dịch là 4.300
đồng/CP nhưng giá bán là 10.000 đồng/CP nên khơng có cổ đơng nào đăng ký mua.
Chỉ có bà Phạm Thị Hinh, cựu Chủ tịch HĐQT KSA, đăng ký mua 1,2 triệu CP, số
còn lại được phân phối cho 10 DN, cá nhân là người thân, người quen.
- Để có 560 tỷ đồng nộp vào tài khoản tương ứng với số CP đăng ký mua, ngồi
trực tiếp vay tiền ngân hàng, bà Hinh cịn nhờ thêm một số cá nhân đứng tên vay tiền.
Sau khi báo cáo và được UBCKNN công nhận kết quả chào bán CP ra công chúng, bà
rút tiền trả nợ ngân hàng.
- Tiếp theo, bà tiến hành giao dịch lượng lớn CP thông qua nhiều tài khoản để
đẩy giá. Bà Hinh và các đồng phạm đã sử dụng 69 tài khoản chứng khoán để giao dịch
chéo, tạo cung cầu giả, đẩy tăng giá cổ phiếu KSA, dụ các NĐT nhỏ lẻ “đua theo
sóng”.
- Từ 12.2015 - 7.2016, có 1.490 NĐT tham gia giao dịch CP KSA và mua, bán
hơn 29,7 triệu CP với chênh lệch giá bán thấp hơn giá mua là 8,1 tỉ đồng và đây cũng
là thiệt hại của các NĐT.
- Tháng 5.2015, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo
Hinh cùng các đồng phạm về tội thao túng thị trường chứng khoán và tuyên phạt Hinh
18 tháng tù.

III. CHỦ QUAN
Cổ phiếu ngân hàng hiện nay vẫn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dù vậy, từ ngày bắt đầu lên sàn cho đến nay,
cổ phiếu ngân hàng đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự thăng trầm của nền kinh
tế và của hoạt động ngân hàng. Sau thời kỳ được sự chào đón hồ hởi của giới đầu tư
lúc mới lên sàn, cổ phiếu ngân hàng đã rơi vào thời kỳ trầm lắng và đi xuống. Ngoài
những yếu tổ khách quan đã kể trên, một số yếu tổ quan tác động không nhỏ đến
quyết định đầu tư của nhà đầu tư F0.

1. Thiếu chiến lược đầu tư (Lack of Trading Strategy)
8


lOMoARcPSD|10162138

Một trong những sai lầm lớn nhất của nhà đầu tư F0 khi tham gia thị trường
chứng khốn là khơng vạch sẵn cho bản thân một kế hoặc hoặc một chiến lược đầu tư
cụ thể. Điều này kéo theo rất nhiều những sai lầm có thể tránh được như Tâm lý đuổi
theo thị trường, Khơng nhìn nhận lại khoản đầu tư, Không phân bổ danh mục đầu tư.

a. Tâm lý đuổi theo thị trường (Chasing After Performance):
- Tâm lý đuổi theo thị trường của nhà đầu tư F0 được thể hiện khi F0 có xu
hướng ra quyết định đầu tư dựa trên tự tăng giá nhanh chóng của cổ phiếu. Hiện tượng
này còn được hiểu sâu hơn với thuật ngữ “Phân phối đỉnh”
- Phân phối đỉnh: là hiện tượng phổ biến diễn ra ở giai đoạn cuối của xu hướng
tăng giá, tại đây diễn ra sự chuyển giao xu hướng từ tăng (uptrend) sang giảm
(downtrend). Sau nhịp tăng mạnh, giá cổ phiếu bị chững lại một vài phiên hoặc một
thời gian dài, đi kèm với khối lượng giao dịch tăng cao đột biến. Kết thúc giai đoạn
này là xu hướng giảm giá hoặc điều chỉnh.

=> Việc phân phối đỉnh xảy ra gây ra những sai lầm trong việc đuổi theo thị
trường: giá cổ phiếu tăng một cách nhanh chóng, liên tục dư mua giá trần khiến nhiều
nhà đầu tư sợ mình ko được ăn theo nên đặt lệnh mua với mọi giá, và khi họ khớp
được lệnh thì giá ngừng tăng và rơi xuống dần => Nhà đầu tư nhỏ lẻ ơm lỗ trong ngắn
hạn hoặc dài hạn.
b. Khơng nhìn nhận lại những khoản đầu tư (Shirking Your Homework):
- Không nhìn nhận lại những khoản đầu tư là yếu tổ chủ quan do nhà đầu tư quá
tự tin hoặc tự ti về khả năng của bản thân mình, khơng dành thời gian để tìm hiểu kỹ
về thị trường cũng như nhìn nhận lại các quyết định mà bản thân đã thực hiện.

9


lOMoARcPSD|10162138

=> Đối với nhà đầu tư F0 - những nhân tố chưa có đủ kinh nghiệm và dễ bị ảnh
hưởng bởi thị trường thì việc nhìn nhận lại khoản đầu tư theo chu kỳ là một việc nhất
thiết.
- Trong trường hợp thị trường tích cực, thu về nhiều lợi nhuận, nhà đầu tư dễ
dàng rơi vào bẫy tâm lý “ Overconfidence bias” . Xu hướng này khiến F0 tự thừa nhận
về năng lực phân tích đầu tư của bản thân mà quên đi những yếu tố khách quan khác.
Từ đó, các F0 nhanh chóng và dễ dàng đầu tư vào những khoản có rủi ro cao hơn.
- Trong trường hợp thị trường biến động, nhà đầu tư gặp phải những khoản lỗ dù
ít hay nhiều cũng sẽ nảy sinh xu hướng bỏ cuộc hoặc tiếp tục đưa ra các quyết định sai
lầm chạy theo thị trường tương tự trong quá trình đầu tư tiếp theo.
Ví dụ: Cổ phiếu AfterPay đợt dịch đầu tiên:

Một trong những thương vụ lớn nhất của thị trường chứng khốn thế giới năm
nay đó là thương vụ Square mua lại AfterPay. AfterPay là một công ty liên quan đến
lĩnh vực cơng nghệ tài chính với mơ hình sáng tạo và đổi mới hết sức tiềm năng đối
với các nhà đầu tư, có xu hướng phát triển dài hạn. Cổ phiếu của công ty được đánh
giá là một trong những cổ phiếu “high risk- high return”. Nhìn vào biểu đồ tăng
trưởng ta thấy được xu hướng tăng dài hạn của cổ phiếu. Tuy nhiên bước vào đầu năm
2020, khi thế giới chúng ta bắt đầu xuất hiện đại dịch Covid - đại dịch có ảnh hưởng
mạnh đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán của cả thế giới trao đảo, và thị trường
chứng khoán của Úc cũng không ngoại lệ: Giữa tháng 12 năm 2020, cổ phiếu tăng từ
$30/ cổ đến $40/cổ. Đến khi dịch bùng phát mạnh hơn, cổ phiếu lao dốc xuống còn
dưới $10 vào cuối tháng 3.
=> Thời gian này, nếu nhà đầu tư khơng có đủ tỉnh táo ngồi lại và phân tích
những yếu tố thị trường và quyết định đầu tư của mình, F0 sẽ dễ bị nao núng trước sự

sụt giảm cố phiếu này dẫn đến hành vi bán tháo cổ phiếu với giá rẻ. Và chứng minh
10


lOMoARcPSD|10162138

cho thấy, sau hơn 1 năm phát triển , cố phiếu của Afterpay đã tăng trở lại và nhỉnh hơn
trước.
c. Không phân bổ danh mục đầu tư (Portfolio Non-Diversification)
- Trong thị trường chứng khốn nói riêng và trong đầu tư nói chung, một quy
luật đầu tư khơng tư khơng thể phủ nhận được đó là: Rủi ro cao, lợi nhuận lớn. Tuy
vẫn tồn tại những khoản đầu tư rủi ro ít, lợi nhuận cao nhưng trường hợp đó cực kì
hiếm gặp. Khi vào một thương vụ đầu tư, một số nhà đầu tư có xu hướng đầu tư quá
nhiều vào một hoạt động duy nhất:
+ Được ăn cả, ngã về khơng: dành hết các nguồn vốn của mình cho 1 hoạt động
đầu tư duy nhất.
+ Đầu tư an toàn lợi nhuận thấp: Chỉ đầu từ vào những hoạt động có mức an toàn
cao.
- Đối với những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm, tỷ lệ rủi ro khi khơng đa dạng các
khoản đầu tư sẽ mang lại ít những rủi ro hơn . Đối với trường hợp nhà đầu tư F0, khi
chưa chuẩn bị đủ kiến thức, kinh nghiệm và tâm lý vững vàng sẽ dẫn đến việc dễ chạy
theo thị trường và dành quá nhiều cho một khoản đầu tư rủi ro, không biết cân bằng
giữa các mã cổ phiếu. Chúng ta nên cân bằng bằng cách thiết lập ra những quỹ nhỏ
cho từng khoản mục, như hình vẽ dưới đây:

2. Thiếu kiến thức và tư duy về đầu tư (Lack of Knowledge and

Mindset)
a. Thiếu kiến thức (Lack of Knowledge)
- Thực trạng:

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Tổng giám đốc AFA Capital cho biết: “Có đến 90%
nhà đầu tư mất 90% tài sản của mình trong 90 ngày đầu tiên khi tham gia giao dịch
11


lOMoARcPSD|10162138

ngắn hạn trên thị trường chứng khốn.” Cịn trong năm 2017, nghiên cứu cho thấy, có
95% nhà đầu tư thua lỗ. Vịng quay bình qn của một nhà đầu tư tham gia thị trường
là 1,96 năm, tức trung bình 1 nhà đầu tư mới tham gia thị trường thì khoảng 1,96 năm
sau là phải “xách dép ra về” vì thua lỗ.
=> Điều đó để kích thích nhà đầu tư mua bán càng nhiều càng tốt, trading liên
tục để tạo doanh thu, thu phí giao dịch cho cơng ty chứng khốn. Việc room chứng
khoán nở rộ sẽ khiến nhiều nhà đầu tư F0 đặc biệt là những người mới tham gia,
không có kiến thức sẽ khó khăn lựa chọn mơi giới, room chat để tạo lợi nhuận của
mình. Bởi vâ ̣y, nếu lên sàn với lượng kiến thức chưa đủ hay khơng có kiến thức thì
chứng khốn khơng khác gì canh bạc. “Đầu tư chứng khốn khơng phải canh bạc
đen đỏ. Kiến thức, tư duy mang đến thành công. Bởi vậy, học hỏi, trau dồi kinh
nghiệm luôn luôn là điều cần thiết với các nhà đầu tư”.
- Những kiến thức mà F0 thường bỏ qua trước khi đầu tư:
+ Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis): để ra quyết định đầu tư
 Kiến thức về tài chính: Tài chính cá nhân: để quản lý tài chính cá nhân hiê ̣u







quả và Tài chính doanh nghiê ̣p: để phân tích tài chính doanh nghiê ̣p, phải đọc

và hiểu được báo cáo tài chính doanh nghiê ̣p -> để tìm ra doanh nghiê ̣p có sức
khỏe tài chính lành mạnh.
Kiến thức về kinh tế: Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.
Kiến thức về kinh doanh: Để hiểu hơn và phân tích về doanh nghiê ̣p (mơ hình
kinh doanh của doanh nghiê ̣p, lợi thế cạnh tranh, yếu tố rủi ro nhất của doanh
nghiê ̣p, và tầm nhìn, định hướng phát triển của doanh nghiê ̣p).
Kiến thức về Chứng khoán: Nguyên tắc hoạt đơ ̣ng của sàn chứng khốn, quy
định giao dịch.
Kiến thức nền tảng về toán học, kĩ thuâ ̣t, hoă ̣c các ngành khoa học.

+ Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis): là dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến
giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu để phân tích các biến động cung – cầu
đối với cổ phiếu để giúp cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay
giữ cổ phiếu trên thị trường.
 Công cụ báo động: PTKT cảnh cáo sự phá vỡ ngưỡng an toàn của giá ->
trader nhận biết được sự thay đổi về mức giá để có hoạt động mua bán phù
hợp.
 Công cụ xác nhận: đánh giá xu thế của chứng khốn -> các nhà đầu tư có kết
luận chính xác và tối ưu hơn.
 Cơng cụ dự đoán: để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng.
=> Sự kết hợp giữa hai phương pháp phân tích trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ
các nhà đầu tư ra quyết định. Hiê ̣n nay, trên thị trường có rất nhiều khóa học, bài viết
12


lOMoARcPSD|10162138

về kiến thức chứng khốn tài chính từ cơ bản đến nâng cao. F0 nên dành thời gian
tham gia vào khóa học này để trang bị mình kiến thức cần thiết, tạo bước đê ̣m vững
tin trong hành trình đầu tư sau này.

b. Thiếu tư duy về đầu tư (Lack of Mindset)
- Chi phí cơ hội của việc đầu tư là gì?
Thơng thường động lực đầu tư của những nhà đầu tư mới lên thị trường xuất
phát từ những lý do vơ cùng mơng lung và đơi khi có chút sai lầm. Đa phần F0 dễ bị
sa vào việc nhìn thấy lợi nhuận trước mắt mà sau đó là nghĩ rằng: “Đầu tư Chứng
khoán tạo ra khoản lãi tức thời, cao hơn lãi suất gửi ngân hàng là chắc.” Nhưng nếu
không dành thời gian để học những kiến thức cơ bản về thị trường, tài chính – chứng
khốn thì làm sao có thể “chiến thắng” các nhà đầu tư lão luyện trên thị trường? Trong
khi đó, họ dễ sa đà, dành thời gian cả ngày để ngắm bảng điện, nghe room này, room
kia phím và hết cả ngày khơng làm được việc gì khác. Với những người khơng coi
chứng khốn là nghề full-time thì cùng thời gian ấy, họ có thể làm những cơng việc
khác của mình mà kiếm ra nhiều tiền hơn, họ đã lãng phí rất nhiều chi phí cơ hội. Nếu
chỉ vì thấy lãi sinh lãi lẻ ngắn hạn thì nhà đầu tư F0 chúng ta cịn trẻ mà, nhiều sức, nhiều
thời gian làm việc khác mà tạo ra lợi nhuận.
- Đầu tư để làm gì?
Vậy chúng ta đầu tư phục vụ mục đích gì? Nếu là để trải nghiệm, học hỏi, tò
mò về cách vận hành của thị trường chứng khốn thì hợp lý. Nhưng nếu lên sàn với
mong muốn lãi đẻ lãi (vì ai cũng có lãi) thì khơng nên. Tài khoản lãi người ta mới
khoe ra còn khi lỗ nào ai dám khoe đâu.
Nên đừng hy vọng, kì vọng hay có tư tưởng là làm giàu tư chứng khoán tức
thời hay kiếm những khoản lãi khơng tưởng. Điều đó có thể có, khơng phải khơng,
nhưng đa phần là khơng. Với F0 thì khơng nên có sự ảo tưởng ấy, tránh sự hoang
mang tâm lý khi lên sàn vì chơi chứng khốn, người ta khơng phải hơn thua nhau ở sự
giỏi mà là tâm lý vững vàng và có chiến lược riêng rõ ràng: khơng tham lam, không bị
áp lực khi thị trường lên xuống. F0 nên có tư duy về đầu tư để đạt đến tự do tài chính,
độc lập tài chính (dài hạn) để tìm được mục đích của đầu tư chứng khốn, từ đó
nghiêm túc học hỏi và theo đuổi việc đầu tư này lâu dài.
3. Thiếu kinh nghiệm và các mối quan hệ trong đầu tư (Lack of
Experience and Relationship)
a. Thiếu kinh nghiệm trong đầu tư (Lack of Experience)

- Nỗi sợ mất tiền: gồng lỗ với gồng lãi (Afraid of Losing money)
“Có một thực tế là trong năm 2018 các nhà đầu tư nhỏ lẻ gần như thua lỗ nặng.
Người ít nhất cũng lỗ 25% tài khoản, người lỗ nhiều có thể lỗ tới 75% tài khoản cá
13


lOMoARcPSD|10162138

biệt có một số người lỗ 90% tài khoản.” Vậy đâu là lý do con người ta đa phần lại
hành động như vậy? Bởi con người chúng ta có tâm lý là sợ.
+ Sợ mất đi khoản lợi đang có: Khi mua đúng cổ phiếu lời được 5-15% là chốt
lời cho chắc đã. Nhiều người cịn có hẳn câu châm ngơn “chốt lời khơng bao giờ sai”.
Ví dụ: Một F0 đã mua cổ phiếu Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) ở
giá 35 ngày 11/8 và bán với giá 39 vào ngày 27/8. Sau đó KBC đạt được đến giá 42.

Tham lãi nghĩ
cổ
phiếu sẽ lên
tiếp: 3/6 F0
mua cổ phiếu
Ngân
hàng
Thương mại
Cổ phần Kỹ
thương Việt
Nam ở giá 54.
Sau một thời kì giữ lâu đến 5/7 TCB đạt giá trần ở mức 58, nhưng khơng bán vì nghĩ
sẽ cịn lên tiếp. Vậy là ngay 6/7 giá giảm trần. Sau đó F0 quyết định bán ở giá 57.6
vào ngày tiếp theo.


+ Sợ cắt lỗ rồi cổ phiếu lên lại: Khi mua sai thì sợ mình cắt lỗ xong cổ phiếu sẽ
lên lại. Không dũng cảm cắt lỗ khi cổ phiếu đang lỗ 5-7% mà lúc nào cũng kỳ vọng là
14


lOMoARcPSD|10162138

nó sẽ lên lại và nghĩ rằng hồ vốn mới bán cổ phiếu. Thế là khi nó xuống mạnh thì để
đầu tư dài hạn luôn và cho rằng khi nào mình bán cổ phiếu đi thì mới là lỗ thật sự.
Những người này thường hay bán đúng đáy, vì khi mua cổ phiếu đang lỗ bản thân sẽ
rất bị tâm lý. Đến vùng đáy, tin xấu sẽ ra dày đặc làm cho bản thân bị áp lực khủng
khiếp. Để giải thốt họ sẽ bán cổ phiếu ra. (Ví dụ mua ROS ở đỉnh 7.2 và không dám
cắt lỗ sợ bán xong lại lên).

+ Sợ cổ phiếu sẽ lên mất khi mình chưa kịp mua: Khi cổ phiếu giảm sâu so với
đỉnh, nhiều nhà đầu tư sợ cổ phiếu sẽ lên lại khi mình chưa mua được nó. Do đó, mà
liều lĩnh bắt đáy cổ phiếu đó và kết quả là nhiều nhà đầu tư lỗ nặng nề ln. (Ví dụ
với ROS ở ảnh trên).
b. Thiếu mối quan hệ trong đầu tư (Lack of Relationship)
- Lạc lõng trong việc đầu tư. Thiếu người đồng hành cùng để cùng nhau trao đổi,
cân bằng cảm xúc của bản thân, định hướng đúng đắn cho bản thân.
- Thiếu nguồn thông tin mật (insider trading).
- Thiếu mơi trường để tìm hiểu, trau dồi hằng ngày thì dễ bị nản.

IV. GIẢI PHÁP:
1. Thiết lập chiến lược đầu tư (Set up Trading Strategy):
a. Chiến lược ngắn hạn: Đối với những nhà đầu tư có xu hướng lướt sóng: Xác
định xu hướng thị trường tốt, và có xu hướng tăng trong ngắn hạn, thời tiền rẻ, dòng
tiền tốt nên quyết định nhanh chóng => Nên hay khơng nên có tư duy lướt sóng?
Nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn cho mình chiến lược vì nó ảnh

hưởng bởi một vài yếu tố sau: Tư duy ăn tiền lẻ, giảm khả năng trau dồi tầm nhìn dài
hạn trong tương lai và chiến thắng thị trường khi dựa vào may rủi rất nhiều.
15


lOMoARcPSD|10162138

b. Chiến lược dài hạn: Bên cạnh chiến lược ngắn hạn, chiến lược dài hạn là một
mindset được đánh giá cao trong việc bắt đầu một khoản đầu tư. Các nhà đầu tư F0
nên cân nhắc lời khuyên sau “ Chỉ đầu tư vào những gì mình hiểu rõ”.
- Lợi ích: giảm thiểu rủi ro của tâm lý chạy theo thị trường và lướt sóng chứng
khốn.
- Một số vấn đề có thể tham khảo khi tìm hiểu về cổ phiếu của cơng ty: Mơ hình
kinh doanh của cơng ty, tầm nhìn chiến lược, Báo cáo tài chính, Chỉ số trên sàn chứng
khốn.
2. Phân bổ khoản đầu tư
- Lợi ích: tăng tính đa dạng của khoản đầu tư, tăng lợi nhuận, giảm những rủi ro
của việc đầu tư mạo hiểm.
- Như đã đề cập trong phần “ Không phân bổ danh mục đầu tư”.
3. Hãy lập ra quy tắc đầu tư của chính mình
- Lợi ích: giảm thiểu tâm lý chạy theo thị trường và tâm lý đám đông.
- Mỗi nhà đầu tư nên trang bị cho bản thân những kiến thức nền tối thiểu khi
bước chân vào thị trường chứng khoán (Các yếu tố tác động, cách chọn thời điểm
trading phù hợp, những chỉ số sàn cơ bản như chúng tơi đã trình bày phần trên ) để từ
đó tạo ra những luật lệ riêng cho bản thân mình. Từ đó dấn thân và thử nghiệm rồi đúc
kết một cơng thức hồn hảo cho chính bản thân F0.

16



lOMoARcPSD|10162138

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Giáo trình: Mishkin: The Economics of Money, Banking and Financial Market
2. Avoid These 8 Common Investing Mistakes/ Investopedia
3. Common Investor and Trader Blunders/ Investopedia
4. So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật/ VnDirect
5. Các nguồn thông tin từ các trang báo Cafef và Finance.vietstock.vn
6. “Cá mập” thao túng giá cổ phiếu/ BVSC.com
7. 90% nhà đầu tư F0 mất 90% tài sản/ eMagazine – Lao động

17



×