Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

VẤN đề BIỆN CHỨNG GIỮA lực LƯỢNG sản XUẤT và QUAN hệ sản XUẤT TRONG TRIẾT học mác – LÊNIN và ý NGHĨA của nó đối với CUỘC SỐNG và VIỆC học tập của SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.74 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ
CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ
QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

LÊ DUY ANH - 2054030315 - 010100510505
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Cương

Thành phố Hồ Chí Minh -2021


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
4. Kết cấu tiểu luận............................................................................................2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN...............3
1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................. 3
1.1.1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội..................3


1.1.2. Phương thức sản xuất..............................................................................3
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất.......5
1.2.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất.......6
1.2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất......7
1.2.3. Ý nghĩa của đời sống xã hội....................................................................8
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận......................................................................... 9
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG
VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY........................................9
2.1 Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất đối với cuộc sống hiện nay......................................................................10
2.2 Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất đối với việc học tập của sinh viên hiện nay.............................................11
KẾT LUẬN..................................................................................................... 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 14


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trải qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Bất kể giai đoạn nào xã hội loài người cũng là một hệ thống rất phức tạp bao
gồm nhiều lĩnh vực và nhiều mối quan hệ. Và trong lịch sử tư tưởng nhân loại
đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề nguồn gốc,
bản chất con người. Trước Mác, vấn đề bản chất con người chưa được giải
đáp một cách khoa học. Khi nghiên cứu về xã hội loài người, C. Mác khẳng
định mọi sự thay đổi của đời sống xã hội, suy cho cùng, đều bắt nguồn từ sự
biến đổi của lực lượng sản xuất.
Trong lịch sử, xã hội cộng sản nguyên thủy hiểu biết cực kì ít, khoa học
kĩ thuật khơng phát triển, tư liệu sản xuất thô sơ (đồ đá) cho nên chúng ta gọi
đó là xã hội lạc hậu. Đối với xã hội tư bản là xã hội tiến tiến, tiến bộ và xã hội

của chúng ta ngày nay là xã hội hiện đại bởi vì con người ngày càng có sự
hiểu biết sâu rộng, ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm. Khoa học kĩ thuật
phát triển không chỉ có máy hơi nước, mà cịn có máy năng lượng mặt trời,
quạt gió, tự động hóa,... kỹ năng kỹ xảo con người tốt, công cụ lao động
không đơn giản là bằng đá mà nó cịn bằng nhiều ngun vật liệu cứng cáp,
hiện đại, hiệu quả hơn. Cho nên ta có thể nói lực lượng sản xuất là yếu tốt, là
tiêu chuẩn để đánh giá cái mức độ tiến bộ phát triển của xã hội. Lực lượng sản
xuất phát triển càng cao thì xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất phát triển
càng thấp thì xã hội càng lạc hậu.
C. Mác đã phát hiện ra quy luật khách quan, cơ bản, phổ biến tác động
trong tồn bộ tiến trình lịch sử nhân loại và cùng với các quy luật khác làm
cho lịch sử loài người vận động từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội
này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, quy định sự phát triển của các
—1—

hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Mối quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiện thành một
quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển xã hội loài người - quy luật về sự


phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong phương thức sản xuất.
Nhằm để có thể hiểu thêm một cách sâu sắc về những vấn đề liên quan
đến lực lượng sản xuất và lực lượng sản xuất. Đồng thời tìm ra phương pháp
phù hợp nhất để áp dụng cho việc học tập và rèn luyện thêm bản thân để trở
thành một con người có ích cho xã hội. Em xin phép được chọn và làm rõ đề
tài “Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong triết
học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh
viên hiện nay” làm bài thu hoạch kết thúc học phần Triết học Mác – Lênin.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu những quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và
bản chất con người. Nghiên cứu, phân tích những thành tựu đạt được trong
xây dựng con người Việt Nam Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng
con người mới .
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận dựa trên phương pháp chính là biện chứng duy vật. Ngồi ra,
tiểu luận sử dụng một số phương pháp: lịch sử - logic, tổng hợp, so sánh, diễn
dịch, quy nạp, hệ thống…
4. Kết cấu tiểu luận
Kết cấu tiểu luận bao gồm 4 phần:
Mở đầu
Nội Dung: gồm 2 phần
ž

Chương 1: Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan

hệ sản xuất trong triết học Mác - Lênin
ž

Chương 2: Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản

xuất và quan hệ sản xuất đối—2 —với cuộc sống và việc học tập của sinh viên
hiện nay
Kết luận


Tài liệu tham khảo
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành sản xuất. Sản xuất là
hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội lồi người. Đó là
q trình hoạt động có mục đích và khơng ngừng sáng tạo ra giá trị vật chất
và tinh thần nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người.
Ph.Ăngghen khẳng định: "Theo quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố
quyết định trong lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống
hiện thực. Cả Mác và tơi chưa bao giờ khẳng định gì hơn. Nếu như có ai
xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là chỉ có nhân tố kinh tế là nhân tố
duy nhất quyết định, thì họ đã biến câu đó thành một câu trống rỗng, vơ
nghĩa”.(Giáo trình triết học Mác - Lenin, 2006, trang 157)
“Sản xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng cơng cụ
lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật
chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại
và phát triển của con người.”.(Giáo trình triết học Mác - Lenin, 2006, trang
157)
1.1.2. Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành để thực hiện quá
trình sản xuất vật chất tạo ra tư liệu sinh hoạt ở những giai đoạn lịch sử nhất
định của xã hội loài người. Phương thức sản xuất là sự thống nhất và kết hợp


giữa lực lượng sản xuất có trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là các khái niệm chỉ hai mối quan hệ
“song trùng” của nền sản xuất vật chất xã hội, đó là quan hệ giữa con người
với tự nhiên và quan hệ giữa người với người trong q trình sản xuất vật
chất.

• Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là một khái niệm trung tâm của chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Việc nghiên cứu rõ nội hàm của khái niệm này là cơ sở để hiểu toàn
bộ sự vận động và phát triển của quá trình sản xuất vật chất trong lịch sử xã
hội lồi người. Vì vậy, C. Mác đã sớm nghiên cứu khái niệm lực lượng sản
xuất.
“Con người, với tính cách lực lượng sản xuất, không những sáng tạo ra
của cải vật chất, mà cùng với sức sản xuất tự nhiên trở thành lực lượng cách
mạng thúc đẩy sự phát triển của xã hội”. C. Mác cho rằng sức sản xuất tự
nhiên là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Tuy nhiên, C. Mác nhấn mạnh
rằng sức sản xuất tự nhiên khơng đóng vai trò quyết định sự phát triển theo
chiều hướng tiến bộ (tức chiều hướng phát triển nhờ tăng năng suất lao động
xã hội), ngược lại, “Một thiên nhiên quá hào phóng sẽ dắt con người đi như
dắt tay một đứa trẻ em mới tập đi. Nó khơng làm cho sự phát triển của con
người thành một sự tất yếu tự nhiên”.(TS.Lê Minh Nghĩa, 2019)
“Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư
liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối
tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã
hội.” (Giáo trình triết học Mác—4— - Lenin, 2006, trang 158)
Như vậy, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người
trong việc tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Do đó, lực


lượng sản xuất cũng chính là thước đo đánh dấu sự phát triển hoạt động sản
xuất vật chất của con người ở mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
• Quan hệ sản xuất
“Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người
với người trong quá trình sản xuất vật chất, bao gồm quan hệ về sở hữu đối
với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với
nhau, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động. “ (Giáo trình triết học Mác Lenin, 2006, trang 161-162)

-

Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất tức là quan hệ giữa người với tư

liệu sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi
quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất – biểu hiện thành chế độ sở hữu.
Trong hệ thống các quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có
vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác. Quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, ln có
vai trị quyết định các quan hệ khác.
-

Quan hệ tổ chức và quản lý kinh doanh sản xuất: Tức là quan hệ giữa

người với người trao đổi vật chất của cải trong sản xuất. Quan hệ về mặt tổ
chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định quy mơ tốc độ
hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất.
-

Quan hệ phân phối sản xuất sản phẩm là quan hệ giữa các tập đoàn

người trong việc phân phối phân chia sản phẩm thành quả lao động xã hội,
nói lên kết quả cách thức và quy mô của cải vật chất mà các tập đồn người
nhận được. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản
xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãm sự phát triển
của xã hội.


1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất


Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu
hiện thành một mối quan hệ biện chứng. Trong đó lực lượng sản xuất quyết
định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất tác động trở lại to lớn đối với lực
lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu
khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy
luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội.
1.2.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản
xuất
Lực lượng sản xuất là thành tố động nhất, cách mạng nhất, là nội dung
của phương thức sản xuất. Còn quan hệ sản xuất là thành tố tương đối ổn
định, là hình thức xã hội của phương thức sản xuất.
Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi và ngày
càng tiến bộ hơn. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi của
lực lượng sản xuất, trước hết là cơng cụ lao động. Do vậy, lực lượng sản xuất
có vai trò quyết định đối với phương thức sản xuất, buộc quan hệ sản xuất
phải hình thành, biến đổi và phát triển phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất ở một giai đoạn lịch sử
nhất định được thể hiện thông qua: công cụ lao động; tổ chức, phân cơng lao
động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất; kinh nghiệm và kỹ
năng lao động của con người. Trên thực tế, tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất không tách biệt nhau.
Như thế, quan hệ sản xuất luôn được lực lượng sản xuất thúc đẩy đến
trạng thái phù hợp với lực lượng sản xuất. Đó là trạng thái mà trong đó quan


hệ sản xuất là hình thức phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất. Nghĩa là,
trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất tạo ra đủ cho lực
lượng sản xuất phát triển. Trong trạng thái ấy, cả ba mặt của quan hệ sản xuất
thích ứng với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối ưu

cho việc sử dụng, kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất. Khi đó, lực lượng
sản xuất sẽ có điều kiện để tận dụng và phát triển hết khả năng của mình.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận
động, phát triển khơng ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của
quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa
bàn” phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là phải xoá bỏ quan hệ sản
xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất đã phát triển. C.Mác đã nêu tư tưởng về vai trò của sự phát triển lực
lượng sản xuất đối với việc thay đổi các quan hệ xã hội: “Những quan hệ xã
hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực
lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do
thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, lồi người thay đổi
tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã
hội có lãnh chúa, các cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản
cơng nghiệp”.(Giáo trình triết học Mác - Lenin, 2006, trang 163)
Ví dụ: Cách mạng vơ sản năm 1917 ở Nga đã đưa phương thức sản xuất
xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên xuất hiện trên thực tế…
1.2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng
sản xuất
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của lực lượng
sản xuất song cũng khẳng định: quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá


trình sản xuất có tính độc lập tương đối nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với
lực lượng sản xuất. Vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
được thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ sản xuất là
“hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực
lượng sản xuất phát triển. Nếu được vận dụng khoa học, phù hợp với tính chất
và trình động của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất sẽ tạo dư địa rộng lớn
để lực lượng sản xuất phát triển, hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất.
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra
theo hai chiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì nền
sản xuất phát triển đúng hướng. Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp thì sẽ
kìm hãm, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, sự kìm hãm đó chỉ
diễn ra trong những giới hạn, với những điều kiện nhất định.
1.2.3. Ý nghĩa của đời sống xã hội
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Trong thực tiễn, muốn
phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là
phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động. Muốn xoá bỏ một quan hệ
sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán
—8—

triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận
thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong
quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất


nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến

việc nhận thức và vận dụng đúng đắn sáng tạo quy luật này, đã đem lại hiệu
quả to lớn trong thực tiễn.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải
căn cứ vào thực trạng (tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất
hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ khơng phải căn cứ vào ý muốn chủ
quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế thích hợp cho
việc bảo tồn, khai thác - sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của
xã hội.
Muốn thúc đẩy xã hội phát triển thì phải tạo điều kiện để phát triển lực
lượng sản xuất, phải nâng cao chất lượng lao động, cải tạo công nghệ, cơng cụ
sản xuất hay nói cách khác là phải phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Phải thiết lập quan hệ sản xuất cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Đối với Việt Nam ta là đang xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, là nền kinh tế có
đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế.
CHƯƠNG 2
Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.

2.1 Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay
Trải qua quá trình hình thành và phát triển gồm nhiều giai đoạn lịch sử xã
hội, loài người ngày nay đã tiên tiến, tiến bộ và hiện đại. Quy luật quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã được nhận thức một cách
đầy đủ. Đảng ta đã không ngừng nâng cao về nhận thức và lý luận, ngày càng


đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Mục tiêu là đưa Việt nam trở thành một quốc gia Xã hội Chủ Nghĩa có
nền kinh tế phát triển.
Ngày nay, lực lượng sản xuất đang rất phát triển. Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày nay càng sâu rộng, yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân
lực Việt Nam đó là phải chuẩn bị lực lượng lao động. Với lợi thế lớn nhất của
Việt Nam là có lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ, đồng thời
năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể.
Chất lượng lao động Việt Nam trong những năm qua cũng đã từng bước được
nâng lên. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa
học - công nghệ. Công cụ lao động áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại tiết
kiệm được nhân lực và thời gian làm việc tăng năng xuất lao động.
Bên cạnh đó Quan hệ sản xuất cũng rất phát triển cùng với lực lượng sản
xuất. Tạo nên sự bình đăng giữa các giai cấp trong xã hội. Thiết lập nhiều mối
quan hệ giữa người với người, hợp tác kết hợp giữa các trường đại học, các
trung tâm và đặc biệt là giữa các bạn sinh viên với nhau. Tạo điều kiện, môi
trường học tập và phát triển tốt nhất cho các bạn, giúp phát triển về trình độ
học vấn, đạo đức,… giúp ích cho cơng việc nói riêng và xã hội nói chung sau
này. Các mỗi quan hệ ngày một được nhân rộng, bổ trợ cho nhau cùng phát
triển, giúp nền kinh tế ngày một phát triển hơn.
Ngày nay Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đang phát triển song
hành và kết hợp cùng với nhau, chính điều này đã tạo điều kiện tốt nhất giúp
nền kinh tế phát triển đồng đều, đa dạng. Nhu cầu tuyển dụng việc làm dành
cho sinh viên rất lớn. Tạo cơng việc và giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho
các bạn sinh viên. Tính ổn định giữa chúng cao, lực lượng sản xuất đang có
khả năng phát triển cao. Tạo nên một xã hội phát triển, bình đẳng và có tầm
nhìn phát triển rộng trong tương lai.


2.2 Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất đối với việc học tập của sinh viên hiện nay

Trách nhiệm của mỗi sinh viên là trách nhiệm trong học tập. Kiến thức rất
bao la khơng gói gọn trong bài giảng của thầy, trong học tập nhiệm vụ của
mỗi HSSV là phải chú tâm, biết nghiên cứu, tìm tịi, khám phá những cái mới,
phương pháp học tập phù hợp của HSSV. Đối với học sinh, sinh viên ngày
nay, lực lượng sản xuất như là tài liệu, sách vở phục vụ cho học tập. Ngày nay
tài liệu học tập ngày một đa dạng hơn, ta có thể tìm kiếm và tham khảo qua
nhiều hình thức, với nhiều đầu sách và có thể tìm kiếm qua các trang thông tin
internet với hàng triệu nguồn kiến thức cho các bạn. Nhưng với số lương lớn
như vậy, các bạn cần phải biết chọn lọc hiệu quả phù hợp với nội dung mình
tìm kiếm đúng trọng tâm kiến thức mình muốn tìm kiếm sao cho đạt được
hiệu quả, mong muốn cao nhất.
Mặt khác, cách học và đạo đức trong việc học có ý nghĩa rất lớn, học phải
đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức được học vào đời sống, để làm cuộc
sống ý nghĩa hơn. Không học vẹt, học qua loa cho xong, vì đó chính là cách
học không biết khơi sáng ngọn lửa tri thức mà dần dần sẽ giết chết tri thức.
Tính tự chủ, tự giác trong học tập là phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc
học tập, giữ cho tâm tính ngay thẳng thật thà là một điều tốt. Ví dụ như trong
một bài kiểm tra, HSSV có hành vi gian lận, thì đó chính là vơ trách nhiệm
đối với bản thân.
Còn đối với , phương pháp học tập của chúng ta ngày một đa dạng có thể
là tự học, học nhóm, học offline, online… cần phải kết hợp nhiều các mỗi
quan hệ giữa người với người, kết hợp giữa các phương pháp học. Phải biết
thừa nhận và rút kinh nghiệp những thiếu sót của bản thân.
Cần sự thống nhất của một tập thể, chúng ta cần đều phát triển theo hướng
—11—

tích cực chứ khơng phải thụt lại so với mọi người khác, chúng ta cần giúp đỡ
những người yếu kém hơn mình để có một tập thể đồng đều và đẩy nhanh quá
trình phát triển của mọi người trong lớp học.



Quy chung lại, Học sinh sinh viên cần phải biết cọn lọc kết hợp giữa
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tạo điều kiện tốt nhất đề bản thân phát
triển toàn diện về cả học thức và đạo đức.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu Vấn đề biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong triết học Mác - Lênin là một việc làm cần thiết.Đây là một đề
tài đáng được mọi người quan tâm hiện nay bởi Môi quan hệ đo lại biêu hiện
thanh quy luâṭcơ bản nhât cua sư vâṇ đôngg̣ cua đời sông xã hôị.
Tư mơi quan hệ giưa cac khai niệm va vai trị cua vân đê biện chưng chỉ ra
rằng, lưc lượng sản xuât biêu thị môi quan hệ giưa con người với tư nhiên cịn
quan hệ sản xt biêu thị mơi quan hệ giưa con người với nhau trong qua tinh
sản xuât ây. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời vừa
là chủ thể cải tạo tự nhiên. Như vậy, trong các nguồn lực phát triển đất nước
thì con người giữ vai trị là nguồn lực chủ yếu và cơ bản.
Khai quat lại, sư tac đôngg̣ lẫn nhau giưa lưc lượng sản xuât va quan hệ
sản xuât biêu hiện thanh môṭmôi quan hệ biện chưng. Môi quan hệ đo lại biêu
hiện tiêu biểu cho quy luâṭcơ bản nhât cua sư vâṇ đôngg̣ cua đời sông xã hôị.
Đo la quy luâṭvê sư phù hợp cua quan hệ sản xuât với tinh chât va trinh đô
g̣phat triên cua lưc lượng sản xuât. Và cần phải dựa trên nền tảng tư tưởng của
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà đặc biệt là cần phải vận
dụng quan điểm triết học về con người của triết học Mác - Lênin để đưa ra
những giải pháp thiết thực.

—12—


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1 Sách:
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mac – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mac – Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
1.2 Tài liệu trên trang web:
[3]

TS. Lê Minh Nghĩa (15/11/2019), Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác-

Lênin về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
(phần1), Trang thông tin điện tử hội đồng lý luận trung ương
< [Truy cập ngày 07/07/2021]
[4] 8910X.com (02/04/2020), Khái niệm phương thức sản

xuất,
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? Phân tích quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất < [Truy cập ngày 08/07/2021].

—13—



×