Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại trường cao đẳng nghề kiên giang theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VÕ VĂN ĐIỀN

ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP VỤ LỄ TÂN
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KIÊN GIANG THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG
VỚI DOANH NGHIỆP

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101

S K C0 0 6 1 1 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VÕ VĂN ĐIỀN

ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP VỤ LỄ TÂN
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KIÊN GIANG THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG
VỚI DOANH NGHIỆP


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101
GVHD: PGS. TS Bùi Văn Hồng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2019


QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

i


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

ii


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: VÕ VĂN ĐIỀN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 14/02/1987

Nơi sinh: Kiên Giang

Quên quán: Kiên Giang

Dân tộc: Kinh


Địa chỉ liên lạc: Lơ 16 Căn số 3 Khu dân cư An Bình, phường An
Bình, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Di động: 0944.23.26.28
Email:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đại học
Hệ đào tạo: Tại chức

Thời gian đào tạo từ năm 2005 đến năm 2010

Nơi học: Trường đại học Cần Thơ
Ngành học: Kỹ sư tin học
2. Thạc sĩ
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ tháng 10/2016 đến 02/2018
Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học
Tên luận văn: Đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại Trường Cao
đẳng nghề Kiên Giang theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp
Ngày và nơi bảo vệ luận văn: Tháng 5/2019 - Viện Sư phạm Kỹ thuật Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn: PGS. TS BÙI VĂN HỒNG
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Thời gian

Nơi công tác

Chức vụ

10/2010 – 5/2016 Văn phịng Đồn ĐBQH và HĐND tỉnh Kiên Giang


Chun viên

5/2016 đến nay

Chun viên

Văn phịng Đồn ĐBQH tỉnh Kiên Giang

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 5 năm 2019

TÁC GIẢ

Võ Văn Điền

iv


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
PGS. TS Bùi Văn Hồng - Giảng viên hướng dẫn khoa học, đã theo dõi và

nhiệt tình định hướng khoa học trong suốt q trình tơi thực hiện luận văn.
Q thầy, cơ giảng dạy lớp cao học Giáo dục học khóa 2016B, đã truyền đạt
những kiến thức khoa học, kinh nghiệm quý báo giúp tác giả hồn thành khóa học
và nhận thức sâu hơn về chuyên môn.
Quý thầy, cô trong Ban giám hiệu, quản lý các phòng, khoa, trung tâm và giáo
viên của Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi thực hiện luận văn.
Ban lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhà hàng,
khách sạn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện luận văn.
Ban lãnh đạo và quản lý các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Kiên Giang đã
tham gia đóng góp ý kiến, giúp đỡ tơi hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Giáo dục học khóa
2016B Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và cùng Gia đình đã hỗ
trợ, tạo điều kiện, động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn.
TÁC GIẢ

Võ Văn Điền

v


TĨM TẮT
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được u cầu của cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả
năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực đơng đảo, có trình độ cần thiết theo
một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của mơi
trường, có trình độ tồn cầu hóa ngày càng cao. Đồng thời có khả năng thường
xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động của đất
nước. Đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp là yêu cầu

khách quan dựa trên những nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, giáo dục của nhà trường gắn liền với giáo dục của gia
đình và xã hội”, “Nhà trường đào tạo cái xã hội cần chứ khơng phải đào tạo cái nhà
trường có”... Ở tỉnh Kiên Giang, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nhân
lực Lễ tân nói riêng tuy bước đầu có những kết quả, song nhìn chung chưa đạt hiệu
quả cao, chưa có sự gắn kết ổn định và bền vững hệ quả là tạo nên sự mất cân đối
nghiêm trọng về cung - cầu nhân lực chất lượng cao. Vì thế, đề tài “Đào tạo nghề
nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang theo
định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp” được nghiên cứu nhằm đề xuất
một số biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp, làm
nâng cao năng lực đào tạo, gia tăng số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cấu trúc luận văn gồm những phần chính như sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường với
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại
Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang.
Chương 3: Biện pháp cho đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại
Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang theo định hướng gắn nhà trường với doanh
nghiệp.
Kết luận – Khuyến nghị

vi


ABSTRACT
For a high quality human resource meeting the requirements of
industrialization and modernization, it is necessary to develop a vocational training
system which possibly provides society with a large and well qualified workforce in

an appropriate structure, adapting quickly to all changes of the environment with a
higher level of globalization. At the same time, the system should be possible to
regularly update necessary knowledge and skills for the country's workforce.
Vocational training with the orientation of coupling schools with enterprises is
an objective requirement based on the educational principles: "Learning
accompanies with practice, education and labour, school education combines with
education of the family and society”,“The school trains what the society needs
rather than the available ones”, etc. In Kien Giang province, cooperation in training
human resources in general and receptionist resource in particular achieved initial
results but it was not highly effective, the unstable connection resulted in a serious
imbalance between high quality human resource supply and demand. Therefore, the
topic "Intermediate – level receptionist vocational training at Kien Giang
Vocational College with the orientation of coupling schools with enterprises" is
studied to propose measures of promoting cooperative relations between schools
and businesses, enhancing training capacity, increasing the number of enterprises
participating in vocational training activities, contributing to improving the quality
of human resources and local socio-economic development .
The thesis structure includes the following main parts:
Introduction
Chapter 1: Theoretical basis on vocational training in the orientation of
coupling schools with enterprises.
Chapter 2: The reality of the intermediate level reception vocational training
at Kien Giang vocational college.
Chapter 3: Proposing measures to implement the intermediate level reception
vocational training at Kien Giang vocational college according to the orientation of
connecting schools with enterprises.
Conclusion - Proposals

vii



MỤC LỤC
TRANG
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .......................................................... ii
LÝ LỊCH KHOA HỌC ........................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................v
TÓM TẮT ................................................................................................................ vi
ABSTRACT ............................................................................................................ vii
MỤC LỤC .............................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... xiv
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .......................................................................xv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ xvi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................5
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................5
3.1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................5
3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................5
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................5
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................5
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................6
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ..........................................................................6
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................................6
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ......................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG
GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP ......................................................7
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................7


viii


1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .....................................................................................7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước....................................................................................12
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ....................................18
1.2.1. Đào tạo nghề ...................................................................................................18
1.2.2. Nghiệp vụ lễ tân ..............................................................................................18
1.2.3. Quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp .......................................20
1.3. ĐÀO TẠO NGHỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................21
1.3.1. Đặc điểm đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp ..21
1.3.2. Mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp ................................23
1.3.3. Nội dung, cơ chế đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường với doanh
nghiệp ........................................................................................................................25
1.3.4. Quy trình đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp ..29
1.4. THIẾT LẬP QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH
NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ................................................................... 32
1.4.1. Nguyên tắc thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp ............30
1.4.2. Các yếu tố tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh
nghiệp ........................................................................................................................31
1.4.2.1. Sự tác động của cơ chế thị trường ................................................................31
1.4.2.2. Sự tác động của cơ chế chính sách ...............................................................32
1.4.2.3. Lợi ích của các bên trong trong quan hệ hợp tác .........................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................35
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP VỤ LỄ TÂN ......36
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KIÊN GIANG
THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP ...........36
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỀ

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KIÊN GIANG ...........................................36
2.1.1. Lịch sử Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang ...................................................36
2.1.1.1. Thông tin chung ...........................................................................................36

ix


2.1.1.2. Khái quát về lịch sử thành lập và phát triển .................................................36
2.1.1.3. Chức năng nhiệm vụ ....................................................................................39
2.1.1.4. Năng lực đào tạo nhà trường từ năm 2002 đến năm 2018 ...........................41
2.1.1.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trường ........................................................43
2.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC DOANH NGHIỆP TIẾP NHẬN LAO
ĐỘNG LỄ TÂN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
GIANG .....................................................................................................................44
2.2.1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động Nhà hàng, Khách sạn ...............................44
2.2.2 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ............................................................44
2.3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP VỤ LỄ TÂN
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KIÊN GIANG
THEO ĐỊNH HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP ...........45
2.3.1. Mục đích ..........................................................................................................45
2.3.2. Nội dung và đối tượng khảo sát ......................................................................45
2.3.2.1. Nội dung .......................................................................................................45
2.3.2.2. Đối tượng .....................................................................................................45
2.3.3. Phương pháp và công cụ khảo sát ...................................................................46
2.3.3.1 Phương pháp khảo sát: ..................................................................................46
2.3.3.2 Công cụ khảo sát ...........................................................................................46
2.3.4. Đánh giá kết quả khảo sát ...............................................................................46
2.3.4.1. Mức độ đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân của HS tốt nghiệp từ
Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang ..........................................................................47
2.3.4.2. Khả năng nghề nghiệp của HS qua đào tạo sau tốt nghiệp ..........................48

2.3.4.3. Mức độ thường xuyên trong hoạt động hợp tác giữa NT với DN ...............50
2.3.4.4. Chính sách nhà nước hỗ trợ hoạt động hợp tác giữa NT với DN ................51
2.3.4.5. Sự cần thiết hợp tác giữa NT với DN để nâng cao hiệu quả đào tạo ...........53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................55
Chương 3: BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP VỤ LỄ TÂN TRÌNH ĐỘ
TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KIÊN GIANG ...................56

x


3.1. ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ..................................................56
3.1.1. Mục tiêu đào tạo ..............................................................................................56
3.1.2. Nội dung chương trình ....................................................................................58
3.2. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP .......................................................60
3.3. BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO...................................................................................60
3.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng bộ phận quan hệ doanh nghiệp hoạt trong Trường Cao
đẳng nghề Kiên Giang ...............................................................................................60
3.3.1.1. Mục đích .......................................................................................................60
3.3.1.2. Nội dung .......................................................................................................60
3.3.1.3. Cách thức thực hiện......................................................................................61
3.3.2. Biện pháp 2: Linh hoạt nội dung đào tạo theo đặt hàng của các doanh nghiệp
và điều kiện học tập thực tế cho học sinh. ................................................................61
3.3.2.1. Mục đích ......................................................................................................61
3.3.2.2. Nội dung .......................................................................................................62
3.3.2.3. Cách thức thực hiện......................................................................................62
3.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tuyển dụng học sinh sau khi tốt
nghiệp. .......................................................................................................................63
3.3.3.1. Mục đích .......................................................................................................63
3.3.3.2. Nội dung .......................................................................................................63

3.3.3.3. Cách thức thực hiện......................................................................................63
3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng chính sách bảo vệ người học .....................................64
3.3.4.1. Mục đích .......................................................................................................64
3.3.4.2. Nội dung .......................................................................................................64
3.3.4.3. Cách thức thực hiện......................................................................................64
3.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế hỗ trợ giữa Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang
với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang. ...............................................................................................................65
3.3.5.1. Mục đích .......................................................................................................65

xi


3.3.5.2. Nội dung .......................................................................................................65
3.3.5.3. Cách thức thực hiện......................................................................................65
3.4. KIỂM NGHIỆM BIỆN PHÁP ........................................................................66
3.4.1 Mục đích kiểm nghiệm.....................................................................................66
3.4.2 Nội dung và đối tượng. ....................................................................................66
3.4.2.1 Nội dung ........................................................................................................66
3.4.2.2 Đối tượng: .....................................................................................................66
3.4.3 Phương pháp và công cụ ..................................................................................66
3.4.3.1 Phương pháp: ................................................................................................66
3.4.3.2 Công cụ: ........................................................................................................66
3.4.4 Đánh giá kết quả kiểm nghiệm ........................................................................67
3.4.4.1. Kết quả kiểm nghệm tại nhà trường .............................................................67
3.4.4.2. Kết quả kiểm nghiệm tại các doanh nghiệp .................................................69
3.4.4.3. Kết quả kiểm nghiệm tại các cơ quan quản lý nhà nước .............................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................76
1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................76

2. KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................77
2.1. Đối với Bộ Lao động TB và XH - cơ quan quản lí Nhà nước về lĩnh vực đào tạo
nghề ...........................................................................................................................77
2.2. Đối với UBND tỉnh Kiên Giang ........................................................................77
2.3. Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang .........................78
2.4. Đối với các cơ sở dạy nghề ................................................................................78
2.5. Đối với các doanh nghiệp...................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79
PHỤ LỤC .................................................................................................................83
Phục lục 1 ..................................................................................................................84
Phục lục 2 ..................................................................................................................87
Phụ lục 3 ....................................................................................................................90

xii


Phụ lục 4 ....................................................................................................................92
Phụ lục 5 ....................................................................................................................94
Phụ lục 06:.................................................................................................................96
Phụ lục 07:.................................................................................................................99
Phụ lục 08 ................................................................................................................104

xiii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TRANG
Bảng 2.1: Số lượng đào tạo nghề từ năm 2002- 2006...............................................37
Bảng 2.2: Số lượng học sinh đào tạo trình độ trung cấp nghề của trường từ năm
2007 - 2009 ...............................................................................................................38

Bảng 2.3: Các ngành nghề đào tạo ............................................................................41
Bảng 2.4: Kết quả đào tạo và tốt nghiệp ...................................................................42
Bảng 2.5: Thống kê về số phiếu khảo sát phát ra và thu vào ....................................46
Bảng 2.6: Ý kiến về mức độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của HS .........................47
Bảng 2.7: Ý kiến về mức độ năng lực nghề của HS tốt nghiệp tại NT .....................48
Bảng 2.8: Ý kiến về mức độ hoạt động liên kết giữa NT với DN ...............................50
Bảng 2.9: Ý kiến về mức độ hỗ trợ từ các sở ban, ngành .........................................51
Bảng 2.10: Ý kiến về mức độ cần thiết gắn kết giữa NT và DN trong đào tạo ........53
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tại trường về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các giải pháp. .............................................................................................................67
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tại doanh nghiệp về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp. .....................................................................................................70
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tại cơ quan quản lý nhà nước về mức độ cần thiết và
mức độ khả thi của các biện pháp. ............................................................................72

xiv


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TRANG
Hình 1.1: Mơ hình hợp tác đào tạo luân phiên [19] ..................................................10
Hình 1.2: Các thành tố trong quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp ................24
Hình 1.3: Mơ phỏng mơ hình qui trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp 26
Hình 1.4: Quy trình đào tạo trung cấp theo định hướng gắn nhà trường với doanh
nghiệp [1] .................................................................................................................. 30
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề tỉnh Kiên Giang ...................43
Hình 2.2: Biểu đồ về mức độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của HS .......................47
Hình 2.3: Biểu đồ về mức độ năng lực nghề của HS sau khi tốt nghiệp ..................49
Hình 2.4: Biểu đồ về mức độ hoạt động liên kết giữa NT với DN ..............................50
Hình 2.5: Biểu đồ về mức độ hỗ trợ từ các sở ban, ngành ........................................52

Hình 2.6: Biểu đồ về mức độ cần thiết gắn kết giữa NT và DN trong đào tạo .........54
Hình 3.1: Kết quả khảo sát tại trường về mức độ cần thiết và khả thi của các biện
pháp ...........................................................................................................................68
Hình 3.2: Kết quả khảo sát tại doanh nghệp về mức độ cần thiết và khả thi của các
biện pháp ...................................................................................................................71
Hình 3.3: Kết quả khảo sát tại các cơ quan quản lý nhà nước về mức độ cần thiết và
khả thi của các biện pháp ..........................................................................................73

xv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1.

CĐN

Cao đẳng nghề

2.

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

3.


CHLB

Cộng hòa liên bang

4.

CSĐT

Cơ sở đào tạo

5.

CSDN

Cơ sở dạy nghề

6.

DN

Doanh nghiệp

7.

ĐTN

Đào tạo nghề

8.


GV

Giáo viên

9.

GDP

Gross Domestic Product

TT

10. HS

Học sinh

11. KT - XH

Kinh tế - Xã hội

12. LĐQL

Lãnh đạo quản lý

13. NT

Nhà trường

14. NXB


Nhà xuất bản

15. QHHT

Quan hệ hợp tác

16. TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

17. TN

Thực nghiệm

18. TTSX

Thực tập sản xuất

19. TTTN

Thực tập tốt nghiệp

20. THCB

Thực hành cơ bản

21. THSX

Thực hành sản xuất


22. UBND

Ủy ban nhân dân

23. UNESCO
24. XHCN

United

Nations

Educational

Scientific and Cultural Organization
Xã hội chủ nghĩa

xvi


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kiên Giang là 1 trong 4 tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng
sông Cửu Long, sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế đa dạng cho phát triển kinh tế,
nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là
Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường Hàng không. Tỉnh
Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.348,53 km2, dân số 1.721.763 người. Phía Đơng
Bắc, giáp các tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Nam,
giáp các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây Nam, giáp vịnh Thái Lan với hơn 200
km bờ biển và các đảo; phía Bắc, giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km.
Tỉnh Kiên Giang có 05 quần đảo: An Thới, Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc.

Được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tổng hợp, có đường
bờ biển dài 200 km, nhiều hòn đảo thơ mộng và mang vẻ hoang sơ như Kiên Hải,
Phú Quốc và Thổ Chu, có nhiều bãi tắm đẹp; danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử
đa dạng và hấp dẫn với tiềm năng du lịch là phong cảnh biển đẹp và sơng nước hữu
tình; sinh thái rừng ngập U Minh Thượng; sinh thái sơng nước… Có thể tạo ra
nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch lịch sử, du lịch văn hóa, lễ hội truyền
thống. Đặc biệt, Kiên Giang cịn có Khu dự trữ sinh quyển Thế giới với diện tích
trên 1,1 triệu ha, hiện là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất cả nước trong số 8 khu dự
trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận [35].
Trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Thủ
tướng Chính phủ, chỉ rõ: “Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết cơ sở đào
tạo với doanh nghiệp, mở rộng hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh
nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực (đóng góp
kinh phí, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở đào tạo tại doanh
nghiệp…). Thể chế hóa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc phát triển nguồn
nhân lực Quốc gia” [24]. Để cụ thể hóa chiến lược trên, Chính phủ đã xây dựng
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong đó nêu rõ: tạo
điều kiện thuận lợi và có cơ chế chính sách mạnh để khuyến khích các doanh

1


nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế tăng đầu tư kinh phí để xây dựng, phát
triển hệ thống đào tạo trong doanh nghiệp nhằm trực tiếp đào tạo nhân lực phù hợp
với nhu cầu của doanh nghiệp hoặc tăng nguồn kinh phí của doanh nghiệp cho đào
tạo nhân lực. Mở rộng hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 cũng chú trọng tới giải pháp
gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp
trong đó quy định “Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề
cho doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho lao động của doanh

nghiệp; phối hợp với CSDN để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); có trách nhiệm
đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề; đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt
động đào tạo nghề (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề,
xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của HS-SV học
nghề…)”.
Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 23/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
“Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế” chỉ đạo “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng
nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng
lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh
giá năng lực người học” và “Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng
lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo”. Cụ thể hóa quan điểm này, Nghị
quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ngày 9/6/2014 đưa ra giải pháp “Quy định
trách nhiệm của các cơ sở sử dụng lao động qua đào tạo trong việc tham gia xây
dựng, phát triển chương trình đào tạo, hỗ trợ các điều kiện thực hành, thực tập
trong hoạt động đào tạo”.
Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp
tham gia đào tạo nghề, cụ thể: Theo Điều 59, 60, 61-Bộ luật lao động (Luật số:
10/2012/QH13); Điều 55, 57-Luật dạy nghề (Luật số: 76/2006/QH11) [3, 23].

2


Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, chủ
trương đó tiếp tục được đề cao, thơng qua chương trình hành động của chính phủ:
“khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề, phối
hợp giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp có
uy tín trong và ngồi nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” [3]. Luật
giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định về “quyền và trách nhiệm của doanh

nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp” gồm 5 nhóm quyền hạn và 9 nhóm
trách nhiệm [23].
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực [9, 15] là một trong ba khâu
đột phá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang
từ nay đến năm 2020. Tỉnh chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh
Nghị nhấn mạnh: “Xuất phát từ đặc điểm tình hình của tỉnh và những mặt cịn hạn
chế, khó khăn, trong đó nổi lên chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp, vì vậy từ nay
đến năm 2020, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
phát triển của địa phương. Đây là một trong ba khâu đột phá chủ lực đã được Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định, chỉ đạo thực hiện nhằm
tạo bức phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh hơn trong tình hình mới, hội
nhập sâu rộng với thế giới”.
Để đẩy mạnh phát triển đa dạng ngành [14, 25], nghề đào tạo gắn với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các tiểu vùng trong tỉnh, nhu cầu sử dụng lao
động của doanh nghiệp và cung ứng lao động cho các khu, cụm công nghiệp và khu
du lịch trong thời gian tới trong Nghị quyết về việc đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2016 – 2020 chỉ rõ: “Đến năm 2020, đào tạo nghề
đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu
ngành, nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động có tay nghề, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;
đào tạo nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động,
nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện đào

3


tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, tập trung đào
tạo theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân
lực; đào tạo gắn với giải quyết việc làm tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch,

các doanh nghiệp và gắn với quá trình sản xuất nông nghiệp của nông dân; gắn đào
tạo với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.
Mặc dù trên địa bàn tỉnh, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề được phát triển rộng
khắp ở các huyện, thị, thành phố nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu
thực tế của các doanh nghiệp. Trên thực tế, các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu đào tạo
theo khả năng “cung”, chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp. Quy
luật cung - cầu trong đào tạo nghề chưa thực sự tương xứng, đào tạo nghề và nhu
cầu lao động có tay nghề trong doanh nghiệp vẫn cịn nhiều bất cập. Chính gì thế
các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp nên liên kết lại với nhau là nhu cầu khách
quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Các doanh nghiệp sẽ đóng vai trị là những
nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao
động. Vì lợi ích của chính mình, các cơ sở đào tạo nghề ln hướng tới nhu cầu xã
hội, trong đó có nhu cầu doanh nghiệp. Như vậy, các cơ sở đào tạo nghề ln có
nhu cầu phải được gắn kết với doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cơ sở đào tạo nghề
đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp, thì đối
với doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất. Được hợp tác với một cơ sở đào tạo
nghề cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp. Do đó, mối liên kết này
vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho
doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, người tác giả chọn đề tài “Đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân
trình độ trung cấp tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang theo định hướng gắn
nhà trường với doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của tác giả.

4


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề theo định hướng gắn
nhà trường với doanh nghiệp, từ đó, đề xuất biện pháp phù hợp cho hoạt động đào

tạo nghề nghiệp vụ lễ tân tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân tại Trường Cao đẳng nghề Kiên
Giang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp.
- Biện pháp đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại Trường Cao
đẳng nghề Kiên Giang theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Quan hệ giữa trường cao đẳng nghề Kiên Giang với doanh nghiệp chưa mang
lại hiệu quả cao trong đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân. Nếu biện pháp đào tạo nghề
nghiệp vụ lễ tân tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang theo định hướng gắn nhà
trường với doanh nghiệp được đề xuất phù hợp với đặc điểm chương trình đào tạo
và thực trạng đào tạo hiện nay sẽ có tính khả thi và cần thiết.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khảo sát thực trạng tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang và một số doanh
nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực Nhà hàng - Khách sạn.
- Kiểm nghiệm ba giải pháp tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường
với doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng về đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại
Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang.
- Đề xuất biện pháp đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại
Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang theo định hướng gắn nhà trường với doanh
nghiệp.

5



7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tác giả hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật Nhà nước; Phân tích, tổng hợp lý luận và các nguồn tài liệu có liên quan đến
đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp để xây dựng cơ sở
lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi
Khảo sát công tác đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân theo định hướng gắn nhà
trường với doanh nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang thông qua Giáo
viên, Lãnh đạo trường; Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp bằng phương pháp phỏng
vấn viết. Để làm cơ sở người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu
vào các ô tương ứng theo một quy ước.
- Phương pháp chuyên gia
Khảo sát công tác đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân theo định hướng gắn nhà
trường với doanh nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang bằng phương pháp
sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến của Lãnh đạo quản lý nhà trường, Lãnh đạo quản lý
doanh nghiệp nhằm đánh giá tính khả thi và cần thiết của đề tài.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề theo định hướng gắn nhà trường với
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại
Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang.
Chương 3: Biện pháp cho đào tạo nghề nghiệp vụ lễ tân trình độ trung cấp tại
Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang theo định hướng gắn nhà trường với doanh
nghiệp.
Kết luận – Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

Phụ lục

6


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO ĐỊNH
HƯỚNG GẮN NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu ngồi nước
Đã có nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng mơ hình đào tạo
nghề theo định hướng gắn nhà trường với doanh nghiệp và mang lại hiệu quả cao
trong đào tạo. Một số quốc gia tiêu biểu như sau:
Tại CHLB Đức, mơ hình “đào tạo kép”. Theo mơ hình này, việc đào tạo nghề
được tiến hành song song giữa NT với DN, sự kết hợp giữa việc học trong môi
trường có sự gần gũi với thực tế sản xuất của DN và một cơ sở có năng lực chun
mơn về sư phạm, nghiệp vụ dạy nghề [19, 36]. Theo đó, phía DN tập trung cung cấp
các kiến thức và kỹ năng thực tế, còn nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết
về cơ bản. Người học được trang bị các kiến thức và kỹ năng cơ bản tại các trường
nghề, sau đó họ được rèn luyện và phát triển kỹ năng nghề nghiệp tại các cơ sở sản
xuất. DN được phép tham gia rộng rãi vào hoạt động đào tạo nghề thông qua các
quy định của nhà nước được thể hiện cụ thể trong luật dạy nghề. Theo Bộ Luật đào
tạo nghề của Đức, quy định những điều lệ rất chi tiết và tích cực, trong đó luật nhấn
mạnh trách nhiệm của xã hội đối với việc đào tạo nghề. Bộ Luật còn là cơ sở pháp
lý cho hệ thống đào tạo kép thành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng dạy nghề ở CHLB
Đức. Chi phí đào tạo do chính quyền Bang trả cho phần học tại trường theo chương
trình, cịn các doanh nghiệp trả chi phí trực tiếp cho việc đào tạo thực hành tại DN
với mức trung bình 2 - 3% tổng quỹ tiền lương cho đào tạo ban đầu. Mơ hình hợp
tác này có cơ chế quản lý là chính quyền Bang chịu trách nhiệm quản lý trường

nghề và chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm quản lý đào tạo nghề tại DN. Việc
dạy nghề tại DN đều do các DN trực tiếp tổ chức, song việc kiểm sốt là do Cơng
đồn cùng với sự tham gia của các quan sát viên và hội đồng công nhân tại doanh

7


×