Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.4 KB, 15 trang )

BÀI KIỂM TRA MÔN TRIẾT HỌC
(HẾT HỌC PHẦN SỐ 1 VÀ 2)
----

Họ và tên:
Lớp: Cao học K14

Bài luận 1: Phần anh chị tâm đắc nhất trong nội dung nho giáo Khổng Tử là gì?
Nó vận dụng gì trong đời sống anh chị?
Sau khi nghiên cứu nội dung nho giáo Khổng Tử nội dung tâm đắc nhất trong nho giáo
của Khổng tử đối với em là khái niệm về Tu thân
Người Quân tử cần phải học hỏi luôn luôn để biết mà sửa mình. Muốn sửa mình (Tu
thân), trước hết phải giữ cái Tâm cho chính, cái Ý cho thành, rồi mới Cách Vật, Trí Tri
được. Do đó, Nho giáo đưa ra Bát Điều Mục, tức là 8 bước thực hành theo thứ tự sau
đây:
- Cách vật: Cách ly sự vật để quan sát cho rõ ràng.
- Trí tri: Nghiên cứu để biết tận gốc rễ của sự vật.
- Thành ý: Rèn luyện ý chí thành thật dũng mãnh.
- Chính tâm: Thanh lọc tâm hồn thốt khỏi sự ơ nhiễm của vật dục.
- Tu thân: Sửa đổi những điều sai lầm của mình.
- Tề gia: Sắp đặt các việc gia đình cho đúng phép.
- Trị quốc: Cai trị dân theo đường lối chân chính.
- Bình Thiên hạ: Đem lại thanh bình và hạnh phúc cho toàn dân.
Muốn thành người phải tu thân. Tu thân là đường lối hướng dẫn con người theo lẽ phải
để hành động. Đường lối ấy là căn bản đầu tiên mà sách Đại học đã nêu lên: “Tự thiên
tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản: Từ vua cho đến thường dân, ai ai
cũng đều lấy sự sửa mình làm gốc”. Muốn sửa mình cho thành người có đức hạnh hồn
tồn thì trước hết phải giữ cái tâm của mình cho chính (chính tâm), cái ý của mình cho
thành (thành ý).
- Đường tu thân ở đây chú trọng vào hai điểm đức dục và trí dục. Đức dục: Đạo
đức Khổng Mạnh khơng ngồi cái khn khổ tam cương (qn thần: đạo trung; phụ tử:


đạo hiếu; phu phụ: đạo tiết nghĩa) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín): Đó là những


giềng mối ràng buộc con người vào nề nếp lễ giáo. Trí dục: Học vấn rất cần thiết:
“Ngọc bất trác, bất thành khí ; nhân bất học, bất tri lý: Ngọc khơng mài, khơng thành
món đồ q; Người khơng học, không biết đạo lý”, nhưng học phải đi đôi với hành: bác
học, thận tư, minh biện và đốc hành và học với mục
đích tri (biết), hiếu (thích), lạc (vui).
Theo tơi, xã hội muốn tiến bộ, phát triển bền vững cần dựa trên nền tảng giá trị đạo
đức vững chắc của mọi cá nhân. Mọi người sống có đạo đức, có tài năng, là thành viên
xứng đáng, góp phần xây dựng xã hội hạnh phúc, tiến bộ. Lòng hướng thiện của mỗi cá
nhân có tác động tích cực giúp cá nhân xích lại gần nhau, dễ dàng cởi mở và sống chân
thành với nhau hơn. Chủ động tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác, với xã hội
càng hài hồ, tốt đẹp, phát triển bền vững.
Cá nhân dù có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng khó tránh khỏi những điều chưa tốt,
nếu khơng thường xun Tu thân thì có thể phần bản năng sinh vật sẽ lấn át phần xã
hội, sẽ khơng cịn tính người, sẽ xảy ra sự tranh giành lẫn nhau, cái ác sẽ lấn át cái
thiện.
2. Khái niệm Tu thân vận dụng trong cuộc sống của mình
+ Khi cịn trên ghế nhà trường, Tu thân ở đây chính là tu luyện kiến thức, đạo
đức, kĩ năng sống nhằm hồn thiện bản thân mình, đáp ứng u cầu của gia đình và xã
hội.
+ Khi đi làm, Tu thân chính là việc hồn thiện chun mơn, biết nhận ra hạn chế
bản thân mà tự học, tự rèn luyện để có trình độ vững chắc tạo niềm tin với học sinh, phụ
huynh, nhà trường và đồng nghiệp.
+ Tu thân còn là biết kiềm chế bản thân, đưa bản thân tránh xa những cám dỗ đời
thường, lịng tham, sự ích kỉ. Tu dưỡng tâm tính hướng thiện, hịa nhã, kính trên
nhường dưới, lễ phép….
+ Tu thân không phải là một vài ngày, mà là cả một q trình, thậm chí cả đời
người. Tu thân để mình tốt, cả thế hệ tốt, xã hội tốt.

+ Để Tu thân tôi cần nghe, đọc, quan sát nhiều, học và làm theo điều tích cực,
tránh xa tiêu cực, thị phi, giữ cho tâm trong sáng, ý trí mạnh mẽ kiên định, lan tỏa
những điều tốt đẹp đến mọi người xung quanh.


Bài luận 2: Nội dung anh chị tâm đắc nhất trong phật giáo Ấn Độ?
Đạo Phật có một lịch sử phát triển rất thăng trầm trong suốt hơn 2500 năm và nó
lan toả từ Ấn Độ ra khắp nơi.
Sau khi học tập và nghiên cứu nội dung tôi tâm đắc nhất là Vô thường (vận động
biến đổi không ngừng) trong Phật Giáo
Đạo Phật cho rằng “Vô thường” là không cố định, luôn biến đổi. Các sự vật, hiện
tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không ngừng, khơng nghỉ
theo chu trình bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt”. Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến dạng và
mất đi.
Do đó, khơng có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận động biến đổi không ngừng.Với
quan niệm này, Đức Phật dạy: “tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại,
đều là vơ thường”. Vì vậy mọi sự vật khơng mãi ở yên trong một trạng thái nhất định,
luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Sinh và
diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiện tượng cũng như trong toàn
thể vũ trụ rộng lớn. Đức Phật cũng dạy rằng không phải là sự vật, hiện tượng sinh ra
mới gọi là sinh, mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong sự sống có sự chết, chết
không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một sinh thành mới.
Bản chất con người và thế giới, mọi sự vật hiện tượng là vô ngã (không tự thể, không
chủ tể, do dun sinh) nên vơ thường, ln ở trong tình trạng biến đổi.
Tuy nhiên, con người chỉ để ý, chỉ thấy những biến đổi lớn, những biến đổi tốt hoặc
xấu, có lợi hoặc bất lợi (theo tâm ý của mình) chứ ít ai quan tâm, để ý đến những biến
đổi nhỏ, vi tế. Do không nhận thức được quy luật vô thường nên khi những thay đổi lớn
xảy ra trong đời, con người ta rất khó chấp nhận, dễ bị ‘sốc”, khủng hoảng, suy sụp tinh
thần, đau khổ.
Mấy ai có thể bình tâm, thản nhiên trước những biến cố, thay đổi trong cuộc đời, nhất là

khi xảy ra những điều không mong muốn như đau ốm bệnh tật, hoạn nạn, hạnh phúc gia
đình đổ vỡ, mất người yêu, sự nghiệp, danh phận, địa vị v.v… Nhưng nếu người nào
hiểu rõ quy luật vơ thường, ln ý thức được rằng khơng có gì trường cửu, vĩnh hằng,
mọi thứ đều thay đổi, biến dịch, thì khi có biến cố xảy ra sẽ khơng rơi vào khủng hoảng.
Trong suốt một đời người chắc chắn không ai không gặp những biến cố vô thường, chỉ
khác nhau là lớn hoặc nhỏ, nhiều hay ít vậy thơi. Vì thế việc nhận thức lẽ vơ thường, có
sự chuẩn bị tâm lý, quán chiếu sâu sắc là hết sức cần thiết, để khi vơ thường xảy đến
chúng ta có được sự bình tâm, tỉnh trí, hạn chế hoặc tránh được những khổ não, bất an.


Có người sống đến gần hết cuộc đời vẫn khơng nhận thức được lẽ vô thường. Tôi đi
thăm bệnh người bà con ở bệnh viện, nghe một bà già bảo với bác sĩ đang điều trị bệnh
cho bà rằng: “Sao tơi ngồi xuống đứng lên khó q? Lúc trước đâu có như vầy, đang
ngồi muốn đứng dậy là đứng ngay, khơng cần phải lấy tay chống, đâu khó khăn chậm
chạp như bây giờ”. Bác sĩ không vội đáp lời bà mà hỏi: “Lúc đó bà bao nhiêu tuổi?” Bà
bảo: “Lúc mấy đứa con tơi cịn nhỏ”. Bác sĩ hỏi: “Vậy bây giờ con bà bao nhiêu tuổi?”.
“Bây giờ con tôi có gia đình cả rồi. Đứa út cũng gần 40”. Ông bác sĩ cười nói: “Bây
giờ bà đã 71 tuổi, lại mang bệnh, đâu cịn như hồi trẻ nữa”.
Cịn ơng gần nhà của tôi năm nay 69 tuổi bảo với người nhà rằng ông muốn đẩy xe cây
kiểng đi bán dạo. Nghe ơng nói ai cũng lắc đầu can ngăn. Ông ấy điếc nặng lại bị cao
huyết áp, trước đây suýt tai biến nhưng vẫn không để ý đến sức khỏe của mình, khơng
hay mình đã già và cơ thể như cái máy cũ sắp đến hồi rệu rã. Ông nói với tơi: “Hồi mới
giải phóng (sau năm 1975) tơi đạp xích-lơ ngày đêm khơng biết mệt. Lúc đó nhà nghèo,
phải nỗ lực làm kiếm tiền để ni gia đình…”. Mỗi ngày ơng vẫn giữ thói quen cũ,
uống cà-phê hai cữ sáng và tối, uống một lon bia trong lúc ăn cơm. Dù bác sĩ khuyên
ông không nên uống bia rượu và cà-phê, nhưng ơng khơng nghe.
Trên thực tế thì con người thay đổi từng giây từng phút, từng tích tắc, sát-na, đến vài
năm, vài mươi năm thì đã có thay đổi lớn rồi: thay đổi về tuổi tác, thể chất, tâm lý, tình
cảm, đạo đức quan niệm, lối sống… Sau một thời gian trơi qua thì trẻ con trưởng
thành, người lớn trở thành ông già, người già trở nên người đau, kẻ còn người mất

v.v… Người sống trong điều kiện, hồn cảnh tốt ít để ý đến vơ thường, đến khi biến cố
lớn xảy ra thì rơi vào khủng hoảng, không chấp nhận được, bất mãn, khổ não.
Thật ra không phải vô thường làm cho chúng ta khổ, mà ngun do là vì khơng thấy vơ
thường nên mới khổ, vì tham ái, chấp thủ, khơng chấp nhận vơ thường nên chúng ta
khổ khi vô thường xảy ra.
Vô thường luôn diễn ra không hề gián đoạn nhưng chúng ta không nhìn thấy. Chỉ khi
nó cướp mất những gì chúng ta yêu thích, muốn nắm giữ, muốn trường tồn với ta thì ta
mới thấy. Chúng ta nói vơ thường cướp lấy người yêu, sức khỏe, tiền tài, của cải, danh
vọng… của chúng ta, nhưng thật ra vơ thường chẳng lấy gì của chúng ta cả, vì vơ
thường vốn là bản chất, là đặc tính của những thứ đó, chỉ tại ta không thấy, không biết
mà thôi.
Bản chất của con người là vô ngã, do duyên sinh không thực thể, không chủ tể, vì thế
nên con người vơ thường. Những thứ khác cũng thế, tài sản của cải, địa vị, tiếng tăm,
tình u, sự nghiệp cũng mang đặc tính vơ thường bởi bản chất là vô ngã. Chúng do
duyên sinh nên tùy duyên mà thay đổi, biến dị như thế này hay như thế khác, vắng mặt
ở chỗ này và xuất hiện ở chỗ khác. Chúng ta thấy chúng có đó rồi mất đó chứ kỳ thực
chúng khơng thật có (chỉ tạm hiện hữu trong một thời gian) và cũng chẳng mất hẳn,
chúng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ hình thái này sang hình thái khác. Ví dụ
cái nhà hiện tại là của mình, nhưng sau mấy chục năm nữa là của con cháu mình hoặc
của người khác; lúc đó cũng có thể nó trở thành cơng ty, văn phịng, cửa hàng, quán


ăn…chứ khơng cịn là nhà ở. Trong điều kiện, trong hoàn cảnh này với những nhân,
những duyên như vậy, như vậy thì nó có mặt như thế, như thế; khi điều kiện, hồn cảnh
đổi khác, nhân dun thay đổi thì nó cũng thay đổi, khơng cịn như tình trạng ban đầu.
Thật ra nếu khơng có vơ thường thì khơng có cuộc sống, khơng có thế giới, khơng có
con người, khơng có lịch sử. Thế giới con người, đời sống con người có được như ngày
nay là nhờ vơ thường. Lịch sử đã trải qua biết bao biến đổi, nếu không có biến đổi thì
khơng có đời sống, khơng có những hoạt động của đời sống, thế giới khơng có sự vận
động, chuyển biến. Điều này ai cũng thấy, ai cũng hiểu nhưng lại cứ sợ vơ thường, đó là

vì tham ái và chấp thủ.
Con người phải già, phải chết mới có đất cho các thế hệ sau ở; mới có thực phẩm, tài
nguyên cho con cháu sử dụng. Nếu con người khơng già khơng chết thì các thế hệ sau
lấy đất đâu mà ở, việc đâu mà làm vì người trước đã nắm giữ hết; nguồn tài nguyên
không đủ sử dụng.
Thế giới phải có vơ thường mới thay đổi diện mạo. Con người phải có vơ thường mới
sinh ra, trưởng thành, mới lớn lên trở thành nhiều thành phần trong xã hội (kỹ sư, bác
sĩ, thầy giáo...), trở thành mẹ, cha, ơng, bà trong gia đình v.v... Vì có vơ thường mà có
con người và thế giới ngày xưa, có con người và thế giới hơm nay, có con người và thế
giới mai sau. Vì có vơ thường, có sự biến đổi không ngừng mà muôn sự muôn vật trên
thế gian thiên hình vạn trạng, hết sức đa dạng và phong phú.
Vì vơ thường nên mới có sự trở thành, con người mới có cơ hội học tập, rèn luyện, tu
hành để tiến bộ, phát triển nhận thức, tư duy, trí tuệ, tiến lên từ người ngu thành người
trí, từ người xấu thành người tốt, người tầm thường thành người phi thường, từ phàm
phu thành thánh nhân, Phật.
Vô thường là một quy luật trong thế giới duyên sinh, vô ngã, vì thế khơng thể trốn chạy
vơ thường. Muốn vượt qua những niềm đau nỗi khổ mà chúng ta cho là do vơ thường
đem đến (già, bệnh, chết, mất mát tình u, sự nghiệp, danh tiếng, người thân…),
khơng gì hơn nhận thức rõ về nó và tính vơ ngã của vạn sự vạn vật, bớt bám víu, chấp
thủ, bớt tham ái. Đó là tâm lý, nhận thức cần thiết. Cịn hoạt động đời sống, cần sống
thuận theo quy luật duyên sinh, nhân quả, chọn những nhân duyên lành mà gieo để gặt
hái được những quả báo tốt đẹp trong đời sống, để đón nhận sự vơ thường (những thay
đổi, chuyển biến) xảy đến theo chiều hướng tích cực cho mình.


Câu 3: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật lượng chất
anh chị hãy:
Phân tích 3 ví dụ cho thấy bản thân đã từng vận dụng đúng đắn các nguyên
tắc ấy trong cuộc sống?
Phân tích 2 ví dụ cho thấy bản thân đã từng vận dụng chưa đúng đắn các

nguyên tắc ấy trong cuộc sống?
1. Nội dung của quy luật lượng chất
a) Khái niệm:
– Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ khơng phải
là cái khác.
Từ quan niệm trên chúng ta không nên đồng nhất khái niệm chất với khái niệm
thuộc tính.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính. Nhưng những thuộc tính này khơng
tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản mới quy
định chất của sự vật. Vì thế, chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật
mới thay đổi. Khi các thuộc tính khơng cơ bản có thể thay đổi, nhưng không làm cho
chất của sự vật thay đổi.
+ Mặt khác, các thuộc tính cũng như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua những mối liên
hệ cụ thể. Do đó, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản, chất và thuộc tính
cũng chỉ là tương đối. Và như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có
nhiều chất tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác.
+ Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và khơng tác rời sự
vật. Do đó, khơng thể có chất tồn tại “thuần tuý” hoặc là phụ thuộc vào cảm giác chủ
quan của con người như các nhà triết học duy tâm chủ quan quan niệm.
– Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc
tính, các yếu tố… cấu thành sự vật.
+ Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước
dài hay ngắn, quy mơ to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ
nhanh hay chậm v.v.. Nhưng đối với các sự vật phức tạp, không thể chỉ diễn tả bằng
những con số chính xác, mà cịn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hoá.
+ Cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật.
+ Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là, có cái ở trong quan
này là chất, nhưng trong quan hệ khác là lượng và ngược lại. Do đó, cần chống quan

điểm siêu hình tuyệt đối hoá ranh giới giữa chất và lượng.
Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất


Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng,
chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng khơng bao giờ tồn tại
nếu khơng có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi về lượng của sự
vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của
sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.
Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi về
lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất. Do chất là cái tương đối
ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất định khi lượng
của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới hạn đó được gọi là độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng
của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ giữa lượng
và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong độ,
sự vật vẫn là nó chứ chưa biến thành cái khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản
về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng
đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm
cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo
nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, q trình này diễn ra liên tếp trong sự vật và
vì vậy sự vật ln phát triển chừng nào nó cịn tồn tại.
Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước nhảy. Bước
nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi
về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu
của một giai đoạn phát triển mới. Đó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát

triển liên tục của sự vật. Có thể nói trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là
tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút.
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật, chất mới ấy
có thể làm thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi
của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ý nghĩa phương pháp luận


Vì bất kì sự vật nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy
định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó trong nhận thức cần phải coi
trọng cả hai chỉ tiêu, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.
Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng
thời phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
Cần khác phục tư tưởng nơn nóng, tả khuynh và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong
công tác thực tiễn.
Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng
điều kiện, lĩnh vực cụ thể.

Như chúng ta đã biết, quy luật về sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chât và
ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản chủa chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nội dung
của nó khơng chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnh vực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Con người, bên cạnh việc phát triển về thể xác, tinh thần cịn phải ln tự mình tiếp thu
những tri thức của nhân loại, trước hết là để phục vụ cho bản thân. Tri thức tồn tại dưới

nhiều hình thức đa dạng và phong phú, do vậy con người có thể tiếp thu nó bằng nhiều
cách khác nhau. Q trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau
là khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người. Q trình
tích lũy tri thức của con người cũng khơng nằm ngồi quy luật lượng chất. Bởi vì, dù
nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con người có được
sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất. Quá trình biến đổi này trong bản
thân con người diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú, ở ví dụ này tơi chỉ xin giới hạn
việc làm rõ quy luật lượng chất thơng qua q trình học tập và rèn luyện của chính bản
thân mình
2. Một số ví dụ minh họa
- Ví dụ thể hiện việc vận dụng đúng đắn ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật lượng - chất trong cuộc sống:
Ví dụ 1:Bản thân đã từng vận dụng đúng đắn các nguyên tắc về quy luật lượng
chất trong việc học tập.
Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về
chất. Khi chúng ta học phổ thơng, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua
ngày khác, sau một thời gian dài tơi sẽ học hết tồn bộ chương trình, nắm vững các kiến
thức đó và tơi đã tiến hành cuộc thi đại học. Tơi đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết
và đã vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học. Khi trở thành sinh viên tơi tiếp tục
tích lũy kiến thức, tri thức và đã tốt nghiệp đại học.


Rút ra bài học:Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng,
chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm
thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ khơng thi nữa
Ví dụ 2:Bản thân đã từng vận dụng đúng đắn các nguyên tắc về quy luật lượng
chất trong việc dạy con.
Con là do cha mẹ sinh ra, người hiểu con nhất chính là bậc làm cha, làm mẹ. Thế
nhưng để dạy con thành cơng thì không không hề dễ dàng.
Về căn bản trẻ con rất hay quên, việc dạy con tôi cần nhắc đi nhắc lại thường

xun, cần nghiêm túc và cần có nhiều tình yêu và trách nhiệm trong đó. Để làm được
việc đó, tơi cần sự kiên trì và nhẫn lại, khơng thực sự khó nhưng cần kiên trì, thời gian
con đi học từ lớp mầm đến lớp 1,2,3 luôn là như thế. Việc nhắc con, tơi cần có một quy
chuẩn rõ ràng như: giờ ngủ dậy, giờ lên lớp, giờ ăn cơm, giờ nghỉ ngơi và tôi luôn là
người dẫn đầu.
Khi con tơi đã có một nề nếp tốt, phong cách học tập, làm việc rõ ràng. Vậy là tôi
đã nhàn rồi, con sẽ tự giác trong mọi việc từ sinh hoạt, đến học tập, vui chơi, giải trí.
Mọi việc trở lên nhịp nhàng, cuộc sống sẽ thăng hoa.
Việc yêu cầu con tư hoàn chỉnh bản thân đến chia sẻ việc nhà với bố mẹ sẽ trở lên
dễ dàng, con có thể đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, lau nhà, thu đồ…..hay dạy các em học
tập.
Theo quan điểm của tôi trẻ em sinh ra là để thương chứ không phải là công cụ lao
động.
Việc tôi nhắc nhở, hướng dẫn con thường xuyên lặp đi, lặp lại sẽ tạo thành thói
quen, kĩ năng mềm cho con. Trong đó sự hướng dẫn, nhắc nhở của tơi là lượng, kĩ năng
của con được hình thành dựa trên những thói quen tốt là chất. Độ chính là khả năng độc
lập của con được thể hiện qua từng độ tuổi trưởng thành như tự đạp xe đi học, tự mua
sắm, tự nấu ăn….Bước nhảy chính là khả năng độc lập, là lúc tôi thôi nhắc nhở, con đã
chủ động mọi việc.
Bước nhảy vĩ đại nhất chính là rời con ra khỏi vòng tay bố mẹ, con có thể chinh
phục thế giới.
Bài học rút ra: bố mẹ cần bỏ thời gian, công sức, tiền bạc và cả tình yêu nữa, dù
sớm hay muộn cũng sẽ rèn được kĩ năng sống cho con. Dạy phải đi đôi với thực hành,
dạy là phải làm gương. Tùy từng trẻ mà thời gian rèn sẽ nhanh chóng hay lâu, khơng
nên nóng vội, càng khơng thể chốn tránh, khơng thể con mình mà mong người khác dỗ
rèn. Rèn trẻ bằng tình yêu thì thường sẽ nhận lại tình u từ con trẻ.
Ví dụ 3:Bản thân đã từng vận dụng đúng đắn các nguyên tắc về quy luật lượng
chất trong việc dạy học sinh tự học tại nhà.



Theo tôi tự học là một kĩ năng tuyệt vời, là chìa khóa thành cơng của mỗi con
người.
Tơi là giáo viên THPT, việc dạy học sinh tự học tại nhà khơng những giúp học sinh
củng cố kiến thức mà cịn giúp việc chủ động hóa học tập với học sinh trở nên dễ dàng.
Việc dạy học sinh tự học tại nhà bắt đầu từ việc trang bị tài liệu học, thời gian học
và cách học. Tài liệu học cần chọn lọc, nội dung đúng, đủ, phù hợp năng lực. Tài liệu
học cần đa dạng, để gây sự tị mị, kích thích học sinh muốn học. Tài liệu học phục vụ
đúng mục đích học thi học kì, cuối năm hay thi hsg….Việc trang bị tài liệu học để học
sinh học cính là lượng.
Thời gian học và cách học là do sự bố trí của từng điều kiện hồn cảnh của từng
học sinh. Nhưng phải phù hợp sức khỏe, điều kiện gia đình, tránh ngồi nhiều mà học thì
khơng được chữ nào.
Việc giao bài, đôn đốc, kiểm tra rất quan trọng. Việc này đánh giá phần lượng đã
chuyển thành chất chưa. Giao bài mà học sinh không làm, hoặc làm chống đối thì việc
tự học khơng có hiệu quả.
Để việc tự học có hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của cơ, sự tương tác qua lại giữa cơ và
trị, tạo động lực và bước nhảy đối với học sinh. Kết quả học của học sinh chính là điểm
nút. Kết quả trên cả mong đợi chính là bước nhảy.
Rút ra bài học bản thân: bất kể sự dạy dỗ nào cũng cần sự kiên trì, tình yêu và trách
nhiệm thì dù đối tượng tiếp thu có khó khan đến đâu ta cũng sẽ thành cơng.

- Ví dụ thể hiện việc vận dụng chưa đúng đắn ý nghĩa phương pháp luận của
quy luật lượng - chất trong cuộc sống:
Ví dụ 1:Bản thân đã từng vận dụng chưa đúng đắn các nguyên tắc về quy luật
lượng chất trong việc rèn luyện sức khỏe
Lúc bé sức khỏe yếu, hayốm, dễ mắc bệnh;mùa Đông càng dễ ốm. Thế nên mình
tăng cường sức khỏe bằng cách bồi dưỡng, uống thuốc bổ nhưng do thể trạng cơ thể
khả năng hấp thụ kém nên sức khỏe không được cải thiện
Lớn lên chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao,đã khỏe hơn, sứcđề kháng tốt hơn
Ví dụ 2:Bản thân đã từng vận dụng chưa đúng đắn các nguyên tắc về quy luật

lượng chất học khiêu vũ.
Tơi có một ước mơ là có thể khiêu vũ một điệu mình u thích. Vậy là tơi đăng kí
lớp học khiêu vũ cấp tốc. Cho đến khi tham gia học, tôi mới nhận ra để khiêu vũ được
không phải là điều dễ dàng. Tôi khơng có năng khiếu, khơng cảm nhận đúng nhạc để


nhảy, tôi cố gắng mấy vẫn sai nhịp. Thế là việc học khiêu vũ của tôi đi vào ngõ cụt.
Giấc mộng tan tành.
Rút kinh nghiệm: Cần có kiến thức trước rồi mới đến cơng cụ thực hành. Nóng vội
bao giờ cũng thất bại, lượng phải đủ mới chuyển biến đến chất. khơng có lượng sẽ
khơng có chất, càng khơng thể có bước nhảy. Giục tốc bất đạt.

Câu 4: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận rút ra quy luật mâu thuẫn, chị hãy:
- Phân tích 3 ví dụ cho thấy bản thân từng vận dụng đúng đắn các nguyên tắc
phương pháp luận ấy trong cuộc sống.
- Phân tích 2 ví dụ cho thấy bản thân đã từng vận dụng chưa đúng đắn các nguyên
tắc phương pháp luận ấy trong cuộc sống.
1. Nội dung của quy luật mâu thuẫn
- Khái niệm mâu thuẫn với tưcách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của
các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát
triển của chúng (vắn tắt: là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập).
Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật,
hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập: Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược
nhau.Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hố và dị hố;
trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền..v..v..Những mặt trái ngược nhau
đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có

khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã
hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất cả các
sinh vật.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn
biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự


nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn
trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không
phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng khơng phải là mâu thuẫn trong lơgic hình thức. Mâu
thuẫn trong lơgich hình thức là sai lầm trong tư duy.
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với
nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách
rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm
tiền đề.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những
nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất” của các mặt
đối lập. Với ý nghĩa đó,” sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao hàm cả sự “ đồng
nhất” của các mặt đó. Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai
của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hố lẫn nhau. Sự
thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song
đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự
cân bằng của các mặt đối lập.
Các mặt đối lập khơng chỉ thống nhất, mà cịn ln “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh
của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau
giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng,
tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ
thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
- Phân loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai

đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú đa
dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều
kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó
mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét , người ta phân biệt thành mâu thuẫn
bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của
cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra
trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là sự tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét.
Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài nhưng xét
trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong.
Mâu thuẫn bên trong có vai trị quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát
triển của sự vật. Cịn mâu thuẫn bên ngồi có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật.


Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngồi khơng ngừng có tác động qua
lại lẫn nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết
mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết
mâu thuẫn bên trong. Thực tiễn cách mạng nước ta cũng cho thấy: việc giải quyết
những mâu thuẫn trong nước ta không tách rời việc giải quyết mâu thuẫn giữa nước ta
với các nước khác.
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được
chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở
tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt q trình tồn tại các sự vật. Mâu
thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ bản về chất.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của
sự vật, nó khơng quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải
quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất .

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một
giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn
thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất
định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết được
mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn
phát triển mới.
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ
yếu có thể là một hình thức biển hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là kết quả vận
động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết
mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển
nào đó của sự vật nhưng nó khơng đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi
phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu
thuẫn chủ yếu.
Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫn trong xã hội
thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi
ích cơ bản đối lập nhau. Thí dụ : Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với
tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản
thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích khơng cơ bản, cục bộ, tạm thời. Chẳng


hạn mâu thuẫn giữa lao động trí óc với lao động chân tay, giữa thành thị với nông
thôn,..v..v
Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và khơng đối kháng có ý nghĩa trong việc xác định
đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng
phương pháp đối kháng; giải quyết mâu thuẫn không đối kháng phải bằng thì phải bằng
phương pháp trong nội bộ nhân dân.

Từ sự phân tích trên có thể rút ra thực chất quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập như sau:Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh
hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi
cái mới ra đời thay thế.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Để nhận thức
đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn
phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn
phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức
tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa
các mặt đối lập đó. V.I.Lênin viết: “ Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức của
các bộ phận của nó, đó là thực chất…của phép biện chứng”.
Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu
thuẫn, xem xét vai trị, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn; phải xem xét
quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua
lại giữa chúng, điều kiện chuyển hố lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới có
thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều
kiện để giải quyết mâu thuẫn.
Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, khơng được
điều hồ mâu thuẫn.Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát
triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết
mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một mặt phải
chống thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách
quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác
nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết
mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với
điều kiện cụ thể..Để nhận thức đúng nguồn gốc và động lực cơ bản của các quá trình ra
đời, vận động, phát triển của một sự vật cần phải phân tích q trình hình thành và vận

động của mâu thuẫn vốn có của sự vật ấy.
2. Ví dụ minh họa:


- Ví dụ thể hiện việc vận dụng đúng đắn ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
mâu thuẫn trong cuộc sống:
Ví dụ 1: Ngày cịn là một học sinh, tơi rất thích học nhóm. Khi có một bài tốn khó
nhóm tơi trao đổi rất hang say, mỗi bạn đều có quan điểm và cách giải riêng và dĩ nhiên
ai cũng bảo vệ cách giải của mình là hay nhất, đúng nhất. Có lúc cịn mâu thuẫn đến
căng thẳng, tranh luận rất gay gắt. Nhưng rồi chúng tơi đã bình tĩnh để tìm ra cách giải
hợp lý nhất. Và cũng nhờ những buổi học nhóm đó chúng tơi rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm, cách giải hay và còn học được cách kiềm chế bản thân, hoàn thiện bản thân
chỉn chu hơn.
Ví dụ 2: Khi giảng dạy về mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích dương của
một dịng điện tơi đã vận dụng quy luật để giải thích ngun nhân vận động của các
hành trình từ 2 loại lực hút và đẩy giữa chúng, giải thích quá trình xuất hiện dịng điện
từ mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích âm,....
Ví dụ 3: Tơi có hai con đáng yêu. Mặc dù chúng đều do tôi sinh ra nhưng tính cách
thì chẳng giống nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Đứa thích màu xanh, đứa lại thích
màu hồng. Đứa lớn khơng thích ăn rau, chỉ thích ăn thịt nạc. Đứa bé thích ăn rau và chỉ
thích thịt mỡ…..Thật khó khăn để hai đứa trẻ có sở thích và cá tính khác nhau cùng
sống hịa thuận trong một mái nhà. Là một người mẹ, tôi luôn dung hòa giữa hai con,
chỉ ra thế mạnh của từng con, khuyến khích hai con hỗ trợ nhau, bù đắp cho nhau, bảo
vệ, yêu thương nhau.Chỉ cho con thấy chính hai cá tính đối lập đó lại là thứ chúng bù
trừ cho nhau trong cuộc sống, sống như hai mảnh của một miếng ghép hồn chỉnh. Xa
nhau thì nhớ, gần nhau giận hờn.Và có một điều khơng thể phủ nhận, một sở thích
chung là chúng đều u mẹ. Đó là điều tuyệt vời nhất mà tơi có.
- Ví dụ thể hiện việc vận dụng chưa đúng đắn ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật mẫu thuẫn trong cuộc sống:
Ví dụ 1: Mỗi khi có mâu thuẫn với chồng, dù ai đúng, ai sai, tôi không bao giờ chủ

động xin lỗi, làm lành với chồng mà thường lặng im khơng nói gì và làm gì. Thêm vào
đó cố tình đi sớm, về muộn, không nấu cơm, giặt quần áo. Dẫn đến kết quả vợ chồng
giận nhau cả tháng, mà con cái thì đói mờ mắt.
Ví dụ 2: Tơi đã muốn học cao học nâng cao trình độ từ lâu rồi nhưng do hồn cảnh
gia đình, con nhỏ nên khơng thể thực hiện được. Thêm vào đó tơi khơng cố gắng thuyết
phục gia đình và chồng san sẻ cơng việc, tạo điều kiện. Do đó mà mà đến nay tơi mới
có thể thực hiện được mong mỏi của mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×