Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cây mía tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHƢ

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY MÍA TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2016

i


LỜI CAM KẾT

Tôi cam kết rằng Luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Ảnh hƣởng của các yếu tố
đầu vào đến năng suất cây mía tỉnh Tây Ninh” là bài nghiên cứu của chính tơi
thực hiện, kết quả của đề tài chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào trƣớc đây. Những tài liệu đƣợc trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn
đều đƣợc dẫn nguồn theo đúng quy định và có độ chính xác cao.
Tây Ninh, ngày

tháng

năm 2016

TÁC GIẢ


NGUYỄN THỊ TUYẾT NHƢ

iii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu
sắc đến gia đình, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Mở Tp
HCM và Các Thầy Cô Khoa đào tạo Sau Đại học đã truyền đạt những kiến thức làm
nền tảng cho cơ sở nghiên cứu khoa học.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin đƣợc trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Thầy PGS. TS. Trần Tiến Khai ngƣời đã định hƣớng, chỉ bảo tận tình và hƣớng dẫn
trong suốt q trình tơi triển khai thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các anh/chị công tác tại
03 Nhà máy đƣờng và các nơng hộ sản xuất mía trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã giúp
đỡ, cung cấp các thông tin về sản xuất cũng nhƣ các ý kiến trong quá trình phỏng
vấn.
Xin trân trọng cảm ơn!

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật


DMC:

Dƣơng Minh Châu

ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

UBND:

Ủy ban nhân dân

GDP:

Tổng sản phẩm

v


TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cây mía tỉnh Tây
Ninh” trong thời điểm hiện nay là cần thiết.
Để thực hiện đề tài, tác giả đã điều tra 300 hộ sản xuất mía nguyên liệu thuộc
bốn huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành và Dƣơng Minh Châu tỉnh Tây Ninh.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và dùng kết quả của mơ hình hồi
quy để phân tích và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất cây mía tỉnh Tây
Ninh. Các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu gồm: Diện tích, diện tích bình
phƣơng, giống mía, vụ mía, vụ trồng, cơng lao động, chi phí th máy móc (cơ

giới), chi phí thuốc bảo vệ thực vật, học vấn, kinh nghiệm, số lần tƣới nƣớc, chi phí
tƣơi nƣớc, phân đạm, phân lân, phân kali. Phƣơng pháp hồi quy đã xác định đƣợc
11 biến có ảnh hƣởng đến năng suất mía. Mức độ giải thích sự thay đổi của biến
năng suất bởi các biến độc lập trong mơ hình R Square là 66,3%.
Kết quả có 10 biến ảnh hƣởng đúng nhƣ kỳ vọng của tác giả và phù hợp với
cơ sở lý thuyết, có 2 biến ảnh hƣởng ngƣợc với kỳ vọng đó là: Học vấn, chi phí
thuốc BVTV. Các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê.
Về lợi nhuận trồng mía, kết quả phân tích hồi quy nhận thấy có 6/9 biến tác
động tích cực đến lợi nhuận gồm: Giá giống mía, giá bán mía, giá phân bón, giống
mía, học vấn và vụ trồng. Trong đó, giá bán mía và giá phân bón có tác động rõ
nhất.
Kết quả nghiên cứu đã đƣa các các kiến nghị nhằm nâng cao năng suất mía,
góp phần tăng lợi nhuận cho ngƣời trồng mía tỉnh Tây Ninh, đảm bảo nguồn
nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy đƣờng hoạt động. Việc này có ý nghĩa thiết
thực, tạo ra việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp tích cực vào nền kinh tế tỉnh
nhà cũng nhƣ vì một ngành cơng nghiệp chế biến đƣờng Việt Nam tiên tiến và bền
vững.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT............................................................................................... II
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ IV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... V
TÓM TẮT ...................................................................................................... VI
MỤC LỤC .................................................................................................... VII
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. X
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..................................................................... XII
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 1

1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3

1.4.

Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU...................................................... 4

1.5.

THIẾT KẾ CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................... 4

1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.6.

KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU .............................. 5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................... 6
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ................................................................ 6
2.1.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 6

2.1.1. Khái niệm và nguồn lực cơ bản trong sản xuất nông nghiệp ........................... 6
2.1.2. Các lý thuyết về năng suất.............................................................................. 11
2.2.

CÁC LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT .................................. 12
vii


2.2.1. Các dạng hàm trong kinh tế học sản xuất ...................................................... 12
2.2.2. Lý thuyết kinh tế học sản xuất ....................................................................... 15
2.3.

CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ................ 17

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 20
3.1.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 20

3.2.

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .......................................................... 23

CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 30
4.1.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU TỈNH TÂY NINH .......... 30


4.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................. 30
4.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................. 32
4.1.3. Vai trò kinh tế của ngành trồng mía trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ................... 33
4.2.

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TÂY NINH DỰA TRÊN DỮ LIỆU ĐIỀU TRA NĂM 2014-2015 ......................... 35
4.2.1. Đặc điểm hộ trồng mía ................................................................................... 35
4.2.2. Đặc điểm sản xuất mía của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .............. 36
4.3.

PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIỮA CÁC HUYỆN,

VỤ MÍA .................................................................................................................... 40
4.4.

PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT VỀ NĂNG SUẤT GIỮA CÁC LOẠI ĐẤT

TRỒNG ..................................................................................................................... 44
4.5.

PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TƢƠNG QUAN GIỮA NĂNG SUẤT VÀ CÁC

BIẾN YẾU TỐ ĐẦU VÀO SẢN XUẤT ................................................................. 45
4.6.

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN NĂNG SUẤT MÍA


TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ........................................................................ 45
4.7.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỘ SẢN XUẤT

MÍA NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ................................... 52
4.7.1. Vụ mía ............................................................................................................. 52
viii


4.7.2 Vụ mì .............................................................................................................. 54
4.7.3 Hàm lợi nhuận .................................................................................................. 56

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 62
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 62

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 63

5.3.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................... 64

5.4.

HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......................................................... 64


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 78

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu trƣớc .......................................................... 19
Bảng 3.1: Diện tích mía phân theo huyện, thành phố .............................................. 20
Bảng 3.2: Quy mô vùng nguyên liệu mía của các Cơng ty/ Nhà máy đƣờng.......... 21
Bảng 3.3: Số quan sát của nghiên cứu ..................................................................... 22
Bảng 3.4: Mơ tả biến của mơ hình kinh tế lƣợng và kỳ vọng dấu ........................... 25
Bảng 3.5: Mô tả biến của mơ hình kinh tế lƣợng và kỳ vọng dấu ........................... 29
Bảng 4.1: Diện tích - sản lƣợng cây trồng chính tỉnh Tây Ninh .............................. 32
Bảng 4.2: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo thành phần kinh tế tỉnh Tây Ninh....... 33
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng mía tỉnh Tây Ninh ............................. 34
Bảng 4.4: Các yếu tố đầu vào liên quan đến sản xuất mía của nơng hộ .................. 37
Bảng 4.5: Thống kê mơ tả mẫu Giống mía, Loại đất, Vụ mía ................................. 39
Bảng 4.6: Khác biệt lợi nhuận, chi phí, giá bán mía, doanh thu, năng suất mía bình
qn/ha giữa các huyện ............................................................................................ 40
Bảng 4.7: Khác biệt lợi nhuận, chi phí, giá bán mía, năng suất mía, doanh thu bình
quân giữa các vụ ....................................................................................................... 43
Bảng 4.8: Thống kê năng suất mía bình qn giữa các loại đất trồng ..................... 45
Bảng 4.9: Kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất mía
tỉnh Tây Ninh ........................................................................................................... 46
Bảng 4.10: Mức độ giải thích của mơ hình .............................................................. 47
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định độ phù hợp chung của mơ hình ............................... 47
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kỳ vọng của mơ hình nghiên cứu ............................. 49

Bảng 4.13: Tổng chi phí tính trên 1 ha mía ............................................................. 53
Bảng 4.14: Tổng doanh thu trung bình tính trên một ha mía niên vụ 2014 - 2015 . 53
Bảng 4.15: Tổng chi phí bình qn trên một ha vụ mì 2015 ................................... 54
x


Bảng 4.16. Tổng doanh thu bình qn tính trên một ha vụ mì 2015 ....................... 54
Bảng 4.17: Hiệu quả sản xuất của cây mía và cây mì ............................................. 54
Bảng 4.18: Kết quả ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận trồng mía ...... 56
Bảng 4.19: Mức độ giải thích của mơ hình .............................................................. 56
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định độ phù hợp chung của mơ hình ............................... 57
Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả kỳ vọng của mơ hình ................................................ 59

xi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu dân số tỉnh Tây Ninh ............................................................... 31
Biểu đồ 4.2: Kinh nghiệm của ngƣời trồng mía ....................................................... 35
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu năng suất mía của hộ sản xuất mía nguyên liệu ...................... 36
Biểu đồ 4.4a. Biểu đồ tần số Histogram ............................................................... 48
Biểu đồ 4.4b. Biểu đồ phân phối tích lũy P-Plot...................................................... 48
Biểu đồ 4.5a. Biểu đồ tần số Histogram ............................................................... 58
Biểu đồ 4.5b. Biểu đồ phân phối tích lũy P-Plot...................................................... 58

xii


CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mía là một trong những cây công nghiệp ngắn ngày, là nguồn nguyên liệu

đầu vào thiết yếu cho ngành công nghiệp sản xuất đƣờng. Trên thế giới, vào cuối
thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào
chuỗi giá trị ngành sản xuất đƣờng, một trong những ngành công nghiệp chế biến
nông sản lâu đời nhất.
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất đƣờng chỉ mới đƣợc bắt đầu từ thế
kỉ XX, đến nay cả nƣớc có 38 nhà máy chế biến đƣờng với tổng cơng suất thiết kế
75.850 tấn mía/ngày. Là một trong những lĩnh vực chủ lực của nông sản Việt Nam,
tuy nhiên hiện nay, ngành mía đƣờng Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn và thách thức khi đứng trƣớc thềm hội nhập gần kề, áp lực thuế nhập khẩu mặt
hàng đƣờng về 0% khi các hiệp định thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng hoàn tất
và Việt Nam phải thực hiện cam kết không bảo hộ ngành mía đƣờng.
Xét trên phạm vi cả nƣớc, Tây Ninh và Thanh Hóa là hai địa phƣơng có diện
tích mía lớn, đồng thời là nơi tập trung nhiều nhà máy đƣờng của hai miền Nam và
Bắc. Ở Tây Ninh, cây mía đƣợc ngƣời Pháp đƣa vào canh tác cơng nghiệp từ năm
1861, đến năm 1936 có 1.350 ha mía. Đó là năm xây dựng nhà máy đƣờng đầu tiên
sản xuất 200 tấn mía/ngày và sử dụng 500 cơng nhân. Sau kháng chiến chống Pháp
(1946 - 1954), Tây Ninh đã khôi phục việc trồng mía, năm 1973 tỉnh có 350 ha mía
với năng suất 40 tấn/ha. Với mục tiêu đƣợc xác định là vùng trọng điểm sản xuất
cây mía nguyên liệu và chế biến mía đƣờng của cả nƣớc vào những năm 1990, trên
cơ sở đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã tập trung thu hút và kêu gọi đầu tƣ hình thành 03
nhà máy chế biến mía đƣờng có tổng cơng suất tiêu thụ 12.500 tấn mía cây/ngày và
quy hoạch vùng nguyên liệu mía với diện tích 41.500 ha tại 04 huyện trọng điểm là
Tân Châu, Tân Biên, Dƣơng Minh Châu và Châu Thành.
Theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 02 năm 2007 về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển mía đƣờng đến năm 2010 và định hƣớng đến năm

2020 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành, khơng mở thêm nhà máy đƣờng, đến năm
2020 sản xuất đƣờng đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, mức sản
1


xuất khoảng 2,1 triệu tấn; Tổng diện tích trồng mía khoảng 300.000 ha, năng suất
mía bình qn đạt 80 tấn/ha, chữ đƣờng bình qn 12 CCS, sản lƣợng mía đạt 24
triệu tấn; Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 tấn/ngày.
Thực trạng “Đƣợc giá mất mùa, đƣợc mùa mất giá” và “Điệp khúc trồng chặt
– chặt trồng” lâu nay đƣợc xem nhƣ vấn đề nan giải của nền nông nghiệp Việt Nam.
Cùng chung số phận hàng loạt cây trồng đặc sản của các địa phƣơng bị chuyển đổi
nhƣ thanh long ở Bình Thuận, dƣa hấu Quảng Nam, đến hành tây Đà Lạt và nhiều
hecta cao su ở Phú Yên bị chặt bỏ, v.v. Ở tỉnh Tây Ninh, cây mía cũng khơng nằm
ngồi thực trạng đó. Theo thống kê, niên vụ 2014 – 2015 toàn tỉnh bị thiệt hại 32 tỷ
đồng do cây mía bị bệnh sâu đục thân, diện tích canh tác mía cịn 21.000 ha, giảm
4.000 ha so niên vụ 2013-2014, tính đến tháng 5/2015, diện tích canh tác mía chỉ
9.700 ha, giảm khoảng 1/2 diện tích so với niên vụ trƣớc (Theo Sở Nơng Nghiệp &
Phát triển Nơng thơn tỉnh Tây Ninh). Chi phí đầu vào sản xuất mía nguyên liệu
đang cao dần, hiệu quả kinh tế của các hộ nơng dân trồng mía có xu hƣớng giảm,
dẫn đến việc phải phá bỏ diện tích trồng mía nguyên liệu để chuyển sang một số
loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, điều này gây ra tình trạng thiếu
nguyên liệu và buộc các nhà máy chế biến đƣờng trên địa bàn tỉnh phải mở rộng
canh tác mía sang hai tỉnh Svayrieng và Kompongcham - Campuchia. Bên cạnh đó,
việc đƣờng Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam với giá rẻ gây ra sự cạnh tranh với
đƣờng nội địa, ngƣời tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng đƣờng với giá cao hơn từ
1.000đ đến 3.000đ/kg so với các nƣớc trong khu vực, đây là một trong những
nguyên nhân làm cho diện tích mía suy giảm do lợi nhuận của nhà máy đƣờng và
nông dân trồng mía thấp. Những tác động đó đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến tính ổn
định, thiếu vững chắc của ngành sản xuất đƣờng, ảnh hƣởng đến q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và đời sống nơng dân; Ảnh hƣởng

trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp chế biến đƣờng và sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Trƣờng Đại
học Cần Thơ nghiên cứu tổng thể hiện trạng trồng mía ở Tây Ninh năm 2009, kết
quả cho thấy năng suất thấp chính là yếu tố làm giá thành sản xuất tăng, làm giảm
diện tích mía ở vùng mía lớn nhất cả nƣớc.
2


Nhƣ vậy, nâng cao năng suất và chất lƣợng mía, đồng thời sử dụng hiệu quả
các vật tƣ đầu vào để giảm chi phí trồng là những khả năng phục hồi vị thế của cây
mía ở tỉnh Tây Ninh, góp phần duy trì diện tích canh tác mía, ổn định nguồn nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến đƣờng và ổn định cuộc sống của nơng dân trồng mía.
Ngày nay, năng suất cây trồng không phải là chủ đề mới, tuy nhiên, đây vẫn
đang là vấn đề quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách. Trên
cơ sở kế thừa các lý thuyết và những nghiên cứu trƣớc có liên quan, tác giả tiến
hành tập trung nghiên cứu “Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất
cây mía tỉnh Tây Ninh”. Từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm tăng năng
suất mía, giải quyết bài toán vùng nguyên liệu để ổn định, duy trì và phát triển vùng
ngun liệu cho ngành cơng nghiệp sản xuất đƣờng tại địa phƣơng, góp phần hơn
nữa vì một ngành cơng nghiệp mía đƣờng Việt Nam tiên tiến và bền vững.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cây
mía ở tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu cụ thể:
-


Phân tích, xác định các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến năng suất mía nguyên
liệu của hộ trồng mía ở Tây Ninh.

-

Trên cơ sở đó, đề tài gợi ý một số chính sách nhằm tăng năng suất mía cho
các hộ trồng mía.

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt đƣợc mục tiêu trên, tác giả sẽ phân tích, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi
sau:
-

Yếu tố đầu vào nào ảnh hƣởng đến năng suất mía đối với các hộ trồng mía ở
Tây Ninh?

-

Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất mía nguyên liệu
Tây Ninh nhƣ thế nào?

-

Làm thế nào để tăng năng suất mía ở Tây Ninh?

3



1.4.

Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu sẽ mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn thiết

thực cho quản lý sản xuất nông nghiệp, công tác khuyến nông, tổ chức đầu tƣ, thu
mua và chế biến mía đƣờng, đặc biệt là góp phần nâng cao năng suất mía cho các
hộ nơng dân trồng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.
Qua nội dung phân tích, kết quả từ mơ hình đánh giá ảnh hƣởng của các yếu
tố đầu vào đến năng suất mía nguyên liệu của hộ nông dân sẽ là nguồn tƣ liệu tham
khảo cần thiết cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và ngƣời trồng mía trong q
trình xây dựng chính sách, triển khai thực hiện một số giải pháp hữu ích nhằm phát
triển sản xuất và nâng cao năng suất mía nhằm cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn
định cho ngành cơng nghiệp chế biến mía đƣờng tỉnh Tây Ninh.
1.5.

THIẾT KẾ CỦA NGHIÊN CỨU

1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cây mía tỉnh Tây Ninh.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình sản xuất mía ngun liệu của các nơng hộ có hợp đồng với các nhà
máy đƣờng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, điều tra phỏng vấn 300 hộ thuộc các Công
ty/Nhà máy đƣờng, đƣợc sự giới thiệu của Phịng Ngun liệu Cơng ty/Nhà máy.
Thời gian nghiên cứu của đề tài năm 2015 - 2016.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6/2015 đến tháng 8/2016.
1.5.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu thực trạng vùng nguyên liệu mía ở Tây Ninh,
đánh giá kết quả trong việc trồng mía đối với các hộ trồng mía.

Từ đó xem xét, xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đến năng
suất mía ngun liệu để có những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp, chính sách
nhằm nâng cao năng suất mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tác giả
khơng đi vào tìm hiểu, nghiên cứu quy trình chế biến, sản xuất đƣờng ở các Công
ty/Nhà máy.

4


1.6.

KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
Luận văn gồm có 5 chƣơng đƣợc trình bày theo thứ tự nhƣ sau:
Chƣơng I: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu.
4. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu.
5. Thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng II: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc
1. Lý thuyết về nông nghiệp và các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.
2. Các lý thuyết về kinh tế học sản xuất.
3. Các nghiên cứu trƣớc.
Chƣơng III: Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2. Mô hình nghiên cứu.
Chƣơng IV: Phân tích kết quả nghiên cứu
1. Mơ tả phân tích thống kê dữ liệu điều tra hộ trồng mía.
2. Kết quả phân tích của mơ hình kinh tế lƣợng về năng suất cây mía.
Chƣơng V: Kết luận và kiến nghị

1. Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đƣợc tìm ra, gợi ý một số chính sách.
2. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

5


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1. Khái niệm và nguồn lực cơ bản trong sản xuất nông nghiệp
a. Lý thuyết về nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia bởi nó là ngành sản xuất khởi
đầu của q trình sản xuất vật chất của xã hội loài ngƣời.
Theo Vũ Trọng Khải (2002), nông nghiệp là ngành kinh tế chịu sự tác động
và chi phối mạnh của các quy luật tự nhiên và các điều kiện tự nhiên cụ thể của
từng vùng, từng tiểu vùng nhƣ: đất đai, khí hậu, thời tiết, sinh vật,…
Theo Niên giám Nông nghiệp – Thực phẩm (2008) định nghĩa nơng nghiệp
là q trình sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm
mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn ni đàn gia súc
(ni trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng đƣợc biết đến những ngƣời nơng dân,
trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phƣơng
pháp, cơng nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền
kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố tự
nhiên. Nơng nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và
thủy sản (Đinh Phi Hổ, 2008, Tr74).

Nhƣ vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
Những điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, bức xạ mặt
trời... trực tiếp ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng cây trồng vật nuôi.
b. Nguồn lực trong sản xuất nơng nghiệp
Nguồn lực trong sản xuất nơng nghiệp có tác động đến năng suất trong sản
xuất nông nghiệp, bao gồm:

6


Đất nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu nhƣng bị giới
hạn về mặt khơng gian, có vị trí cố định và độ phì nhiêu màu mỡ khơng đồng nhất.
Đất đai tham gia vào tồn bộ q trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, rõ nhất ở
ngành trồng trọt.
Theo Đinh Phi Hổ (2008), trong nông nghiệp đất là tƣ liệu sản xuất đặc biệt,
gần nhƣ không thể thay thế trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp hoặc sự thay thế
đó là hết sức khó khăn và bất tiện hơn, thiếu kinh tế hơn. Xuất phát từ đặc điểm này
của sản xuất nông nghiệp thì cho thấy sự bảo tồn quỹ đất và khơng ngừng nâng cao
độ phì nhiêu của đất là cơng việc hết sức quan trọng và là vấn đề sống cịn của sản
xuất nơng nghiệp.
Theo Luật Đất đai 1993, “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phịng”.
Nhƣ vậy, đất là một trong các nguồn lực quan trọng trong các ngành sản
xuất. Trong công nghiệp đất đai là nền móng, làm địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng
nhƣ: Nhà xƣởng, đƣờng giao thồng, làm cơ sở để tiến hành thao tác… Độ phì của
đất khơng có tác dụng gì đối với sản xuất ra sản phẩm của các ngành công nghiệp
và xây dựng. Tuy nhiên ngành nông nghiệp độ phì của đất lại rất quan trọng tác

động đến năng suất, sản lƣợng của cây trồng và vật ni. Trong nơng nghiệp đất đai
đóng vai trị vơ cùng quan trọng “Bản thân đất đai phát sinh nhƣ một tƣ liệu sản
xuất”. Đối với sinh vật, đất là nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng. Năng suất
cây trồng và sinh vật phụ thuộc vào chất lƣợng đất đai. Q trình lao động và sản
xuất ra sản phẩm có quan hệ mật thiết với những đặc tính của đất, chất lƣợng đất
quyết định.
Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: Đất cát pha, đất sét, đất
xám… Mỗi loại đất lựa chọn một phƣơng pháp canh tác thích hợp sẽ mang lại lợi
ích kinh tế cao nhất.

7


Giống cây trồng
Vũ Trọng Khải (2002) cho rằng, một giống cây trồng hay giống trồng trọt là
một nhóm thực vật đƣợc chọn lọc theo những đặc điểm mong muốn mà có thể duy
trì bằng việc nhân giống. Đa số các giống cây trồng phát sinh từ canh tác nhƣng
cũng có một số ít phát sinh từ sự chọn lọc đặc biệt trong tự nhiên. Đầu tƣ vốn và lao
động để tạo ra giống tốt đại trà là biện pháp thâm canh nơng nghiệp kinh tế nhất. Có
giống là đã có khả năng sử dụng, đồng hóa các yếu tố vật chất kỹ thuật khác chuyển
thành sản phẩm có ích cho đời sống với chất lƣợng cao mà chƣa cần đầu tƣ gì thêm.
Nếu tăng cƣờng đầu tƣ các yếu tố vật chất kỹ thuật khác đồng thời sử dụng giống
tốt thì năng suất cây trồng sẽ tăng lên gấp bội.
Từ lý thuyết và yêu cầu thực tiễn, việc nghiên cứu giống mía mới đƣa vào cơ
cấu giống mía vùng nguyên liệu mía ở Tây Ninh là hết sức cần thiết, thời gian gần
đây một số giống bị thối hóa do điều kiện đất đai, thời tiết, tập quán canh tác… có
thể làm giảm năng suất, nhiễm sâu bệnh. Nhƣ vậy, trong sản xuất nông nghiệp,
giống là tƣ liệu để duy trì và phát triển sản xuất nơng nghiệp. Giống có vai trò hết
sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lƣợng cây trồng.
Công cụ lao động trong nông nghiệp

Theo Vũ Trọng Khải (2002), công cụ lao động có tác dụng quyết định việc
tăng năng suất lao động xã hội và trong lao động nông nghiệp, phải gắn với đặc
điểm từng vùng từng địa phƣơng. Nó là phƣơng tiện vật chất để thực hiện các yêu
cầu kỹ thuật canh tác. Phƣơng pháp chế tạo, biện pháp kỹ thuật canh tác và tƣ liệu
dùng để chế tạo, cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện các yêu cầu kỹ thuật
nông học, nội dung chủ yếu là công cụ sản xuất, có tác dụng nâng cao năng suất cây
trồng và năng suất lao động. Công cụ lao động đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng và
chủng loại các cơng cụ lao động thơng thƣờng mang tính đồng bộ và cần phải có
cơng cụ cơ giới ở những khâu lao động nặng nhọc, từng bƣớc giải phóng sức sản
xuất trong nơng nghiệp.
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, lƣợng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nếu sử dụng quá
8


nhiều sẽ gây tốn chi phí và gây ra tác dụng ngƣợc, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng
đất trong môi trƣờng tự nhiên.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (1999), lƣợng
phân bón và kỹ thuật phân bón đã trở thành một biện pháp quyết định đến năng suất
cây công nông nghiệp.
Kiến thức nông nghiệp
Kiến thức trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp của nơng dân có thể xem
nhƣ là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà ngƣời nơng dân
có đƣợc và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình (Đinh Phi Hổ, 2008, Tr 399).
Kiến thức nơng nghiệp của nông dân bao gồm kiến thức chung về nông nghiệp và
kiến thức kỹ thuật.
Nguồn kiến thức nơng nghiệp có đƣợc từ khuyến nông thông qua hai dạng:
Trực tiếp bởi khuyến nơng cơ sở và các điểm trình diễn kỹ thuật mới và công ty
kinh doanh nông nghiệp, gián tiếp đƣợc thực hiện thông qua các tài liệu, tờ bƣớm

hộ nơng dân là cộng tác viên khuyến nơng, báo chí và đài truyền hình, truyền thanh
(Đinh Phi Hổ, 2008, Tr 346).
Kỹ thuật và cơng nghệ trong nơng nghiệp
Trích bởi Đinh Phi Hổ (2008, Tr 399), C.R Wharton (1963) tranh luận rằng
với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nơng dân với sự khác nhau về trình
độ kỹ thuật nơng nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau.
Thủy lợi
Đảm bảo yêu cầu về nƣớc cho sản xuất nông nghiệp. Thủy lợi không chỉ là
biện pháp hàng đầu để duy trì và phát triển nền nơng nghiệp mà còn là một vấn đề
đảm bảo sự sống của con ngƣời. Hiệu quả của cơng trình thủy lợi là chống lụt úng,
hạn. Điều kiện thủy lợi đƣợc cải thiện, góp phần tăng năng suất và sản lƣợng cây
trồng.
Một trong những biện pháp làm tăng năng suất mía là do tƣới đảm bảo đủ độ
ẩm cho mía. Đất đủ độ ẩm làm cho phân bón dễ hồ tan trong đất, cây hấp thu dễ
dàng hơn, lóng vƣơn dài và nhanh hơn, cây khoẻ mạnh, tăng sức chống chịu sâu
bệnh. Mía sinh trƣởng phát triển khoẻ, năng suất tăng và hiệu quả kinh tế tăng. Vì
9


vậy, ngồi những vùng có điều kiện tƣới theo hệ thống thuỷ lợi thì những nơi có
khả năng đào hoặc khoan giếng đƣợc thì nên đầu tƣ cho việc tƣới mía sẽ mang lại
hiệu quả cao hơn.
Vốn trong nơng nghiệp
Theo Kay R.D và Edward W.M (ĐH Texas và Iowa, Hoa Kỳ), vốn trong sản
xuất nơng nghiệp là tồn bộ tiền đầu tƣ, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong
sản xuất nơng nghiệp. Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tƣ hệ
thống thủy nông, vƣờn cây lâu năm, máy móc thiết bị, nơng cụ và tiền mua vật tƣ
(phân bón, nơng dƣợc, thức ăn gia súc,…)
Vốn trong nông nghiệp cũng đƣợc phân thành vốn cố định và vốn lƣu động.
(trích bởi Đinh Phi Hổ, 2008, Tr246-247).

 Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tƣ vào tài sản cố định: Tƣ liệu
lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài nhƣng vẫn giữ
nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó đƣợc chuyển dần sang giá trị sản
phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn.
 Vốn lƣu động: Là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tƣ vào tài sản lƣu động.
Ngồi ra, các chính sách thu mua, quản lý thị trƣờng nông sản cũng cần đƣợc
quan tâm.
Lao động nông nghiệp
Lao động, trong kinh tế học, đƣợc hiểu là một yếu tố sản xuất do
con ngƣời tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Ngƣời có nhu cầu về hàng hóa này
là ngƣời sản xuất. Cịn ngƣời cung cấp hàng hóa này là ngƣời lao động. Cũng nhƣ
mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động đƣợc trao đổi trên thị trƣờng, gọi là thị
trƣờng lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà ngƣời sản xuất trả cho
ngƣời lao động. Mức tiền cơng chính là mức giá của lao động. Trong sản xuất nông
nghiệp đề cập đến bao gồm lao động thuê và lao động nhà.
Khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Khoa học đƣợc hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tƣ duy
đƣợc thể hiện bằng những phát minh dƣới dạng các lý thuyết, định lý, định luật, và

10


nguyên tắc. Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật
đƣợc áp dụng vào sản xuất và đời sống. Khoa học và công nghệ có nội dung khác
nhau nhƣng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là kết quả sự vận dụng
những hiểu biết, tri thức khoa học của con ngƣời để sáng tạo cải tiến các công cụ,
phƣơng tiện phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác. Nhƣ vậy trong sản xuất
nông nghiệp, tăng số lƣợng phải đi đôi với chất lƣợng mới đạt hiệu quả kinh tế.
2.1.2. Các lý thuyết về năng suất
Theo quan niệm truyền thống, năng suất đƣợc hiểu khá đơn giản là mối

tƣơng quan giữa đầu ra và đầu vào.
Theo Từ điển Oxford: “Năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất
đƣợc đo bằng việc so sánh giữa khối lƣợng sản xuất trong những thời gian hoặc
nguồn lực đƣợc sử dụng để tạo ra nó”.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ): “Năng suất là đầu ra trên
một đơn vị đầu vào đƣợc sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả
của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế,
nhƣng rất ít khi tách riêng biệt đƣợc năng suất của nguồn vốn và lao động”.
Nhƣ vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhƣng tất cả các
quan niệm đó điều đó dựa trên một cách chung nhất: “Năng suất là tỷ số giữa đầu ra
và những đầu vào đƣợc sử dụng để tạo ra đầu ra đó”. Về mặt tốn học năng suất
đƣợc phản ánh bằng:

Đầu ra đƣợc phản ánh dƣới nhiều tên gọi khác nhau nhƣ “tập hợp các kết
quả”; “thực hiện ở các mức độ cao nhất”; “tổng đầu ra hữu hình”; “tồn bộ đầu ra
có thể đƣợc”. Cụ thể trong các doanh nghiệp đầu ra đƣợc tính bằng tổng giá trị sản
xuất hay giá trị gia tăng, hoặc khối lƣợng hàng hố tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp
độ vĩ mô ngƣời ta thƣờng sử dụng GDP nhƣ đầu ra chủ yếu để tính năng suất.
Đầu vào đƣợc tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra. Đó là lao
động, nguyên liệu, vốn, thiết bị, năng lƣợng, kỹ thuật, kỹ năng quản lý.

11


Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mơ hình đánh giá năng
suất khác nhau. Đặc điểm của quan niệm truyền thống là tập trung nhấn mạnh đến
yếu tố đầu vào nhƣ lao động, vốn (năng lƣợng, ngun vật liệu, máy móc thiết bị,
cơng nghệ) trong đó yếu tố lao động là trung tâm.
Năng suất cây trồng
Theo Tổng Cục Thống kê định nghĩa: Năng suất cây trồng là số lƣợng sản

phẩm chính thu đƣợc tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu
hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị
sản xuất nông nghiệp, một địa phƣơng hay cả nƣớc.
2.2.

CÁC LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT

2.2.1. Các dạng hàm trong kinh tế học sản xuất
a.

Mơ hình lý thuyết
Theo định nghĩa, hàm sản xuất (Y) là hàm cực biên và đƣờng phản ánh hàm

này gọi là đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (đƣờng PPF) (Debertin, 1986).
Dƣới dạng toán học, hàm sản xuất có tham số phản ánh khả năng sản xuất
của hộ có thể viết nhƣ sau: Yi= αif(Xi)
Trong đó:

Yi là đầu ra sản xuất của hộ i (sản lƣợng, năng suất);
Xi là vector của các đầu vào biến đổi của hộ i;
αi là tham số phản ánh khả năng sản xuất của hộ i.

Theo David (2008), hàm sản xuất biểu hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa
các yếu tố sản xuất khác nhau theo một công nghệ đã lựa chọn nhất định để tối đa
hóa đầu ra.
Hàm sản xuất có dạng tổng quát là: Q = f(X1,X2,…,Xn)
Trong đó:

Q: Là số lƣợng sản phẩm đầu ra;
X1,X2,…,Xn: Là các số lƣợng yếu tố sản xuất đầu vào

f: Biểu thị Q là một dạng hàm của các yếu tố đầu vào

Hàm sản xuất đơn giản có dạng Q = f(L,K)

12


Trong đó:

Q: Là số lƣợng sản phẩm đầu ra
K: Số lƣợng vốn
L: Số lƣợng lao động

Hàm sản xuất diễn tả số lƣợng tối đa sản phẩm đƣợc sản xuất, khi một trong
các yếu tố sản xuất thay đổi thì sản lƣợng sẽ thay đổi theo. Kỹ thuật, công nghệ sản
xuất thay dổi thì hàm sản xuất sẽ thay đổi.
b.

Hàm Cobb-Douglas
Trong kinh tế học, hàm sản xuất Cobb-Douglas đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ

biến trong việc phân tích tăng trƣởng và năng suất, nó thể hiện mối quan hệ giữa
một lƣợng đầu vào và một lƣợng đầu ra. Nó đƣợc đề xuất bởi Knut Wicksell (1851 1926) và đƣợc thử nghiệm với bằng chứng thống kê của Charles Cobb và Paul
Douglas năm 1928.
Cobb và Douglas (1928) công bố một nghiên cứu, trong đó họ mơ phỏng sự
phát triển của nền kinh tế Mỹ trong thời gian 1899-1922 với quan điểm đơn giản
hóa là nền kinh tế, trong đó sản lƣợng sản xuất đƣợc xác định bởi số lƣợng lao động
tham gia và số vốn đầu tƣ (Trần Cẩm Linh, 2014).
Hàm sản xuất thƣờng đƣợc để ở dạng Cobb-Douglas nhƣ sau: Y = ALαKβ
Trong đó:


Y : Sản lƣợng
L: Đầu vào lao động
K: Vốn đầu vào
A: Năng suất các yếu tố tổng hợp, có thể là khoa học kỹ thuật
α và β là các hệ số co giãn theo sản lƣợng của lao động và vốn; Chúng

cố định và do công nghệ quyết định.
Nếu: α + β = 1 thì hàm sản xuất có lợi tức khơng đổi theo quy mơ.
Nếu: α + β < 1 thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo quy mô.
Nếu: α + β > 1 thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo quy mô.
Trong trƣờng hợp thị trƣờng (hay nền kinh tế) ở trạng thái cạnh tranh hoàn
hảo, α & β có thể xem là tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn vào sản lƣợng.
13


c.

Hàm bình phƣơng
Giả sử hai đầu vào, thì hàm bình phƣơng có dạng:

Y = a + b1x1 + b2x2 + c1x12+ c2x22 + dx1x2
Hàm bình phƣơng khơng có tính thiết yếu. Khi x1 = 0 thì y = a + b2x2 + c2x22
> 0 . Hàm này cũng có độ co giãn theo quy mô thay đổi theo mức sản lƣợng và các
đầu vào. Ta thấy:

MPP1 = b1 + 2 c1x1 + dx2
MPP2 = b2 + 2 c2x2 + dx1

Vậy MPPi có thể lớn hơn, bằng, hoặc nhỏ hơn khơng tùy theo giá trị của x1

và x2 và độ co giãn của sản lƣợng theo đầu vào cũng thay đổi theo mức sản lƣợng và
đầu vào. Tuy nhiên nếu a = 0 và d = 0 thì hàm này có tính đồng nhất bậc c (giá trị
của c sẽ tùy vào các tham số trong hàm, nghĩa là E sẽ là một số cố định.
Hàm bình phƣơng các đầu vào phụ thuộc lẫn nhau:

Dĩ nhiên, hàm bình phƣơng có giá trị tối đa ứng với x1 và x2 nếu c1 < 0 hoặc c2 < 0.
Hàm này có độ co giãn của khả năng thay thế của các đầu vào thay đổi theo mức
sản lƣợng và các đầu vào.
d.

Hàm translog
Hình thức đầu tiên của hàm sản xuất Translog đƣợc đề nghị vào năm 1967

bởi J.Kmenta. Ðây là một dạng hàm linh hoạt nhất, nó có ƣu điểm hơn so với hàm
sản xuất Cobb-Douglas là không dựa trên giả thiết cứng nhắc, khơng có tính thiết
yếu, độ co giãn thay đổi theo mức sản lƣợng và đầu vào. Các đầu vào có thể có tính
bổ sung hay thay thế nhau tùy mức sản lƣợng và đầu vào. Bên cạnh đó, hàm sản
xuất dạng Translog cho phép chuyển đổi từ mối quan hệ tuyến tính giữa đầu ra và
các yếu tố sản xuất sang mối quan hệ phi tuyến (Trần Cẩm Linh, 2014).
Hàm sản xuất dạng Translog với 3 yếu tố đầu vào là lao động, vốn và nguyên
vật liệu đầu vào, có dạng:
lnY = lnA + a1*lnL + a2*lnK + a3*lnM + ß1*lnL*lnK + ß2*lnL*lnM +
ß*lnK*lnM +γ1*ln2L + γ2*ln2K + γ3*ln2M
14


×