Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT (Cuốn 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.08 KB, 50 trang )

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

ĐỂ GĨP PHẦN DẠY TỐT NGỮ VĂN THPT
Cuốn 1
(Tài liệu BDTX năm học 2016-2017)

1


LỜI NĨI ĐẦU
Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THPT (Cuốn 1) là tài liệu dùng để triển khai nội
dung bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phƣơng (nội
dung bồi dƣỡng 2) đƣợc qui định tại Qui chế bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên mầm
non, phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên (ban hành kèm theo Thông tƣ số 26 /2012/TTBGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là tài liệu tập hợp
một số bài viết có liên quan đến việc dạy học chƣơng trình Ngữ văn THPT (dự kiến bộ tài
liệu này sẽ có nhiều cuốn và đƣợc biên soạn theo từng năm học).
Có thể nói, với ngƣời thầy dạy văn thời nay thì việc "tầm chƣơng trích cú" gần nhƣ
khơng cịn mấy ý nghĩa nữa. Bởi vì chúng ta đang dạy học trong một điều kiện mà chỉ cần
vài động tác "nhấp chuột" là kiến thức "đơng tây kim cổ" đều có thể tìm thấy. Chính vì
thế, khả năng chọn lọc, tiếp nhận và xử lí thơng tin của ngƣời thầy mới là quan trọng. Nếu
họ không tỉnh táo, không bản lĩnh và khơng có kinh nghiệm thì rất dễ lạc vào "mê hồn
trận" kiến thức do internet đƣa lại.
Chính vì lẽ trên, khi biên soạn tài liệu này chúng tôi muốn hƣớng đến việc giúp
giáo viên rèn luyện kĩ năng tiếp nhận, xử lí kiến thức hơn là cung cấp chúng một cách đơn
thuần. Các bài viết đƣợc giới thiệu trong tài liệu này ngồi việc cung cấp thơng tin cịn có
vai trò nhƣ những "ngữ liệu" để giáo viên cùng nhau nghiên cứu, thảo luận.
Nhằm đạt đến mục đích đang hƣớng tới, sau mỗi bài viết chúng tơi có đƣa ra hệ
thống câu hỏi. Các câu hỏi này một mặt giúp giáo viên nắm đƣợc nội dung cốt lõi của bài
viết và mặt khác để từng cá nhân bày tỏ quan điểm riêng, tạo sự "phản biện" trong tiếp
nhận. Có nhƣ thế chúng ta mới có cái nhìn sâu sắc, dân chủ, khách quan và toàn diện hơn
đối với vấn đề tác giả bài viết đƣa ra.


Các bài viết này đƣợc chúng tơi lựa chọn dựa trên 03 tiêu chí cơ bản: tính mới (đƣa
ra đƣợc quan điểm, cách nhìn mới,...), tính thiết thực (có thể vận dụng để giảng dạy) và
tính gần gũi (kiến thức khơng q xa lạ, hàn lâm). Tiêu chí lựa chọn là nhƣ vậy nhƣng
thực hiện chúng đến đâu lại là chuyện khác. Một thông tin có thể mới, phù hợp, dễ hiểu
với ngƣời này nhƣng lại không mới, không phù hợp, không dễ hiểu với ngƣời khác. Đó là
điều chắc chắn sẽ xảy ra. Do vậy, chúng tôi rất mong sự thông cảm, chia sẻ của các thầy
cơ khi sử dụng tài liệu./.

NHĨM BIÊN SOẠN
Hồ Giang Long1
Lê Thị Hồng Vân2

1
2

Chuyên viên Phòng GDTrH
Giáo viên trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh

2


BÀI 1
VỀ VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀO DẠY HỌC
NGỮ VĂN Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
1. Lý thuyết liên văn bản và hoạt động giới thiệu, ứng dụng nó ở Việt
Nam
1.1. Sơ lược về lý thuyết liên văn bản
Lý thuyết liên văn bản là hệ thống (hay tập hợp) những diễn ngôn về văn
bản trong sự cố gắng soi tỏ các vấn đề của nó, từ khi thuật ngữ liên văn
bản (intertextualité) do J. Kristéva đề xuất vào mùa thu năm 1966 bắt đầu đƣợc tiếp

nhận một cách nghiêm túc.
Nghiên cứu – giới thiệu những cơng trình của M.M. Bakhtin mà ở đó nhà
bác học Nga xây dựng một triết học về đối thoại để chống lại chủ nghĩa độc thoại,
về “tính đa bội của những trung tâm - ý thức không thể quy về một mẫu số tƣ tƣởng
hệ” (1) và trình bày nguyên tắc đối thoại trong giao tiếp ngôn ngữ, J. Kristéva đã liên
tƣởng tới sự “đối thoại” giữa các văn bản trong một văn bản. Từ đó, khái niệm liên
văn bản xuất hiện, đƣợc xây dựng để nhận diện đặc trƣng bản thể của văn bản
trong tƣ cách “một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ
văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản
khác” (2)..
Sự thực, tƣ tƣởng về liên văn bản đã đƣợc manh nha từ lý thuyết giải cấu
trúc do J. Derrida khởi xƣớng, với những nghiên cứu về tính bất ổn về nghĩa của
ngơn từ, của ký hiệu và sự phủ định ý niệm về tồn tại bất di dịch của cái gọi là
Tuyệt đối, Trung tâm hay Thần ngơn. Nó cũng hồ điệu với tƣ tƣởng của các lý
thuyết gia hậu hiện đại nhƣ J. Lyotard khi họ đập vỡ ảo tƣởng về vị thế chân lý của
cái chỉnh thể để xây dựng nên triết học đa bội làm chỗ dựa cho nhận thức về trạng
thái phi trật tự hay hỗn độn của thế giới và cho cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa
toàn trị.
R. Barthes không chỉ ủng hộ khái niệm của J. Kristéva mà cịn phát triển nó
theo một hƣớng rất độc đáo và nêu những luận điểm quan trọng làm cơ sở cho sự

3


phát triển mạnh mẽ của lý thuyết liên văn bản. Chính khái niệm liên văn bản đã đƣa
R. Barthes tới một định nghĩa mới, có tính nền tảng về văn bản, mà với nó, trƣớc
hết, niềm tin về tính tự trị của từng văn bản bị phế bỏ, tiếp nữa, sự đồng nhất giữa
liên văn bản và văn bản đƣợc thực hiện: “Mỗi văn bản là một liên văn bản; những
văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dƣới những hình thái ít nhiều
nhận thấy đƣợc: những văn bản của văn hố trƣớc đó và những văn bản của văn

hoá thực tại chung quanh. Mỗi văn bản đều nhƣ là một tấm vải mới đƣợc dệt bằng
những trích dẫn cũ. Những đoạn của các mã văn hóa, các định thức, các cấu trúc
nhịp điệu, những mảnh vụn biệt ngữ xã hội v.v. – tất cả đều bị văn bản ngốn nuốt
và đều bị hòa trộn trong văn bản, bởi vì trƣớc văn bản và xung quanh nó bao giờ
cũng tồn tại ngơn ngữ. Với tƣ cách là điều kiện cần thiết ban đầu cho mọi văn bản,
tính liên văn bản khơng thể bị lƣợc quy vào vấn đề nguồn gốc hay ảnh hƣởng; nó là
trƣờng quy tụ những định thức nặc danh, khó xác định nguồn gốc, những trích dẫn
vơ thức hoặc máy móc, đƣợc đƣa ra khơng có ngoặc kép” (3).
Có thể nói, chính sự đồng tình, phát triển hay phản bác (ở một khía cạnh
nào đó) đối với khái niệm liên văn bản đã làm nên lịch sử của lý thuyết liên văn
bản. Các lý thuyết gia của chủ nghĩa hậu hiện đại đã tìm thấy ở khái niệm liên văn
bản một đồng minh tin cậy giúp họ “giải cấu trúc” sự đối lập giữa sản phẩm phê
bình và sản phẩm nghệ thuật, sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, giữa hành
động viết và hành động đọc, sự luận chứng về đƣờng biên rạch ròi giữa các thể
loại, sự tin tƣởng vào trật tự đã đƣợc an bài giữa cái trung tâm và cái ngoại biên…
Với khái niệm liên văn bản, thế giới đã đƣợc hình dung nhƣ một văn bản khổng lồ
mà theo đó, khơng gian sống của con ngƣời khơng có gì khác là khơng gian của
những văn văn bản, vì tất cả đã đƣợc văn bản hóa.
Cho đến nay, những diễn giải, những tƣ tƣởng đƣợc khai triển về/ từ khái
niệm liên văn bản đã trở nên vô cùng phong phú mà trong đó chứa đựng khơng ít
quan điểm đối lập. Thậm chí, khái niệm liên văn bản đã đƣợc viện tới nhƣ một chỗ
dựa để nhiều nhà nghiên cứu xây dựng các diễn ngôn về những lĩnh vực khác nhau:
tơn giáo, lịch sử, xã hội học… Chính vì thế, đã xuất hiện ý muốn quay về với cách
hiểu ban đầu của J. Kristéva đối với khái niệm này để dễ “thao tác”. Chẳng hạn, G.

4


Genette đã không dồn cho liên văn bản một nội hàm quá rộng khi đặt nó vào trong
một hệ thống những khái niệm chỉ các dạng thức tƣơng tác khác nhau giữa các văn

bản trong một văn bản: liên văn bản (intertextualité), cận văn bản (paratextualité),
siêu văn bản (métatextualité), ngoa dụ văn bản (hypertextualité), kiến trúc văn bản
(architextualité).
Để bắt đầu tiếp cận lý thuyết liên văn bản, có lẽ trƣớc hết cần nhìn thấy ý
nghĩa của thuật ngữ liên văn bản trong việc gọi tên một thủ pháp văn học có lịch sử
lâu dài ngang bằng với lịch sử của chính văn học. Tiếp nữa, cần nhìn thấy ý nghĩa
cách mạng của nó trong việc khám phá thuộc tính bản thể của mọi văn bản và một
quy luật khách quan chi phối sự tồn tại của con ngƣời nói chung.
1.2. Hoạt động giới thiệu, ứng dụng lý thuyết liên văn bản ở Việt Nam
Các tài liệu giới thiệu lý thuyết liên văn bản bằng tiếng Việt mới chỉ xuất
hiện trong vịng hơn chục năm nay. Đó là những bài mang tính tổng thuật đƣợc viết
hay đƣợc dịch của Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Hƣng Quốc, Nguyễn Nam, L.P.
Rjanskaya, I.P. Ilin, G.K. Kosikov… Đó cịn là một số tiểu luận của R. Barthes ngƣời đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển lý thuyết liên văn
bản. Cũng có thể kể vào đây những cơng trình lý luận của Trƣơng Đăng Dung, Đỗ
Đức Hiểu, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Dân… mà trong đó khái niệm liên văn bản
đƣợc nhiều lần nhắc tới. Nhƣng nếu hiểu mối quan hệ mật thiết của lý thuyết liên
văn bản với nhiều lý thuyết phê bình văn học hay nhiều trào lƣu tƣ tƣởng hiện đại
khác, phải thấy rằng tinh thần của lý thuyết này đã đƣợc quảng bá khá rộng rãi, đặc
biệt trong những cơng trình dịch thuật, giới thiệu về chủ nghĩa hậu hiện đại.
Song song với hoạt động giới thiệu, những nghiên cứu thực hành lý thuyết
liên văn bản cũng đã lác đác ra đời nhƣng chƣa có cơng trình thực sự tạo đƣợc uy
tín lớn cho bản thân lý thuyết này. Ngƣời ta thƣờng mới chỉ vận dụng một vài luận
điểm cá biệt đƣợc rút ra từ hệ thống diễn ngơn phong phú về vấn đề liên văn bản để
tìm hiểu, khám phá các tác phẩm văn học. Đặng Tiến khi nghiên cứu Bóng chữ của
Lê Đạt, Nguyễn Hƣng Quốc khi đọc bài thơ Con cóc, Hồng Ngọc Tuấn khi “thử
thƣởng thức” một tác phẩm hậu hiện đại của Donald Barthelme đáng đƣợc xem là
mấy trƣờng hợp ứng dụng lý thuyết liên văn bản nhuần nhuyễn và thành công hơn

5



cả. Những khám phá bất ngờ, mới mẻ của họ về các tác phẩm mà họ đọc chắc chắn
đã đem lại khơng ít hứng thú cho nhiều nhà phê bình khác, đặc biệt là những cây
bút trẻ.
Kể cũng khó mà trơng đợi có thêm một cơng trình kiểu nhƣ Thi pháp thơ Tố
Hữu của Trần Đình Sử từng gây thanh thế lớn cho hƣớng nghiên cứu ứng dụng thi
pháp học. Vấn đề là ở chỗ: các lý thuyết phê bình hiện đại bây giờ không hề tồn tại
thành những hệ thống biệt lập. Các phạm trù, khái niệm của chúng đan bện với
nhau, khơng có gì thuần nhất và thƣờng đƣợc khai triển, diễn giải theo những
hƣớng cực kỳ đa dạng. Đặc biệt, việc tiếp nhận chúng phải đi đôi với ý thức phản
tỉnh rất cao, dám thanh lý duyên nợ dứt khốt với các hệ hình tƣ duy nghiên cứu đã
cổ lỗ nhƣng đôi khi lại đƣợc bảo trợ bằng những quyền lực vơ hình của hệ thống
chính trị. Do vậy, tuy hấp dẫn nhƣng lý thuyết liên văn bản cũng nhƣ nhiều lý
thuyết phê bình khác đang đặt ra cho giới lý luận phê bình Việt Nam rất nhiều
thách thức. Có lẽ, việc khơng thể làm sau hay làm muộn hơn là việc tổ chức dịch
thuật những công trình nền tảng của lý thuyết liên văn bản, nếu muốn hoạt động
ứng dụng lý thuyết này phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần đổi mới
tƣ duy của chúng ta về văn học và về những vấn đề cơ bản, hệ trọng khác của tồn
tại.
2. Ý nghĩa của việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học ngữ
văn ở trường phổ thông
2.1. Đưa hoạt động dạy học văn thốt khỏi tình trạng xơ cứng về phương
pháp
Cho đến nay, sự cần thiết của việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào
nghiên cứu - phê bình văn học ở Việt Nam đã đƣợc khẳng định. Điều này khơng
chỉ giúp ta hiểu sâu về thuộc tính bản thể của một văn bản văn học nói chung mà
cịn tạo điều kiện để ta tìm ra cách tiếp cận phù hợp, đáng tin cậy đối với những
sáng tác mang tâm thức của thời đại mới và chịu ảnh hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện
đại – những sáng tác vốn gắn liền với nhận thức khác trƣớc về quyền năng của tác
giả, về tính chức năng của ngƣời viết trong quan hệ với văn bản, về sự tƣơng đối

của cái gọi là tính độc sáng trong một sản phẩm văn học….

6


Dạy học văn, cụ thể là dạy học đọc hiểu văn bản, khơng phải là nghiên cứu
- phê bình văn học nhƣng có mối liên hệ tất yếu đối với nó. Trƣớc khi nói đến các
mục tiêu giáo dục gần xa, dĩ nhiên giáo viên, học sinh phải có đƣợc ý niệm đúng và
có nhận thức sâu sắc về những văn bản đƣợc dạy - học. Giáo viên văn không thể
không tiếp cận các lý thuyết nghiên cứu - phê bình văn học “mới” (trong đó có lý
thuyết liên văn bản) để tự mình tìm hiểu, khám phá, kiến tạo cũng nhƣ hƣớng dẫn
học sinh tìm hiểu, khám phá, kiến tạo ý nghĩa những văn bản đƣợc quy định dạy
học trong nhà trƣờng.
Với việc vận dụng lý thuyết liên văn bản, hàng loạt vấn đề thuộc phạm trù
phƣơng pháp dạy học văn phải đƣợc xem xét lại. Trƣớc hết là vấn đề xây dựng mơ
hình – cấu trúc của giờ học, nhất là giờ đọc hiểu văn bản. Hiện nay, giờ đọc hiểu
văn bản ở trƣờng phổ thông về cơ bản vẫn đƣợc triển khai theo các bƣớc từng đƣợc
đề xuất bởi Dƣơng Quảng Hàm từ những năm 30, 40 của thế kỷ trƣớc, với đôi chút
điều chỉnh về tên gọi các bƣớc cũng nhƣ hình thức tổ chức thực hiện chúng.
Phƣơng pháp dạy học tuy không đồng nhất với cấu trúc chung của giờ học, cũng
nhƣ không đồng nhất với hình thức tổ chức hoạt động dạy học nhƣng chịu sự chi
phối, chế ƣớc của chúng. Nếu vẫn duy trì mơ hình – cấu trúc giờ học hiện thời
(xem ra rất tiện cho việc kiểm soát và đánh giá hoạt động dạy học đọc hiểu văn
bản, theo một quán tính đƣợc hình thành từ lâu), mọi sự áp dụng phƣơng pháp mới
sẽ rất khó đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Những lời phàn nàn về sự quá tải của
chƣơng trình, sự eo hẹp về thời gian dành cho dạy học một văn bản, theo đó, sẽ
khơng bao giờ tắt lặng, và những ý đồ tốt đẹp nhƣ vận dụng lý thuyết bản đồ tƣ duy
của Tony Buzan vào dạy học đọc hiểu văn bản sẽ gặp quá nhiều trở ngại… Đó chỉ
là một trong nhiều ví dụ có thể đƣa ra. Do vậy, đã đến lúc phải suy nghĩ ráo riết về
việc tìm tịi, xây dựng một cấu trúc mở cho giờ dạy học ngữ văn nói chung, dạy học

đọc hiểu văn bản nói riêng. Cấu trúc mở khơng phải là phi cấu trúc mà là một cấu
trúc vận động, mà với nó, ngƣời ta chấp nhận sự linh hoạt trong việc phát hiện ra
các mối tƣơng quan (bao hàm cả trật tự trình bày về các mối tƣơng quan) giữa các
yếu tố cấu thành đơn vị kiến thức, cấu thành bài học mà ta phải dạy, học. Cấu trúc
mở của giờ học sẽ không từ chối mà ngƣợc lại, sẵn sàng thâu nạp những tham số

7


mới nảy sinh trong hoạt động của cả giáo viên lẫn học sinh, vƣợt ngoài dự kiến ban
đầu vốn đƣợc thể hiện trong giáo án. Cấu trúc mở đó cũng cho phép ta nhận ra mối
liên hệ hệ thống giữa giờ học này với các giờ học khác, giữa hoạt động trong giờ
học với hoạt động ngoài giờ học... Sự đọc liên văn bản đối với văn bản, với đặc
điểm phá vỡ mọi gị bó, câu thúc mang tính hình thức nhằm phát huy cao độ khả
năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng và sự nhạy bén xử lý các vấn đề của ngƣời dạy, ngƣời
học khi đối diện với văn bản, sẽ là một nhân tố hết sức năng động thúc đẩy sự tìm
đến với cấu trúc mở đó của giờ dạy học Ngữ văn, đặc biệt là giờ dạy học đọc hiểu
văn bản.
Không chỉ thế, việc vận dụng lý thuyết liên văn bản còn tạo ra sức ép, đòi
hỏi ta phải cải tạo lại hệ thống phƣơng pháp vẫn đƣợc vận dụng lâu nay, không chỉ
phƣơng pháp truyền thống mà cịn cả những phƣơng pháp thƣờng đƣợc gọi là “tích
cực”. Những phƣơng pháp và sự thực hành phƣơng pháp nào chỉ dẫn đến hoạt động
tái hiện kiến thức (dù là tái hiện với sự chủ động cao nhất) sẽ phải đƣợc xem xét
lại, trên nền tảng của nhận thức: ý nghĩa trong văn bản khơng phải là cái gì cố định,
không phải là một con số hữu hạn; không hẳn/ khơng thể là cái bị quy định hồn
tồn bởi ý đồ tác giả; không phải là cái đƣợc rút ra mà là cái đƣợc kiến tạo, với sự
hoạt động tích cực của ngƣời học. Từ việc vận dụng lý thuyết liên văn bản, ta sẽ
thấy rõ hơn trật tự ƣu tiên trong kết quả phải đạt tới của giờ học: tri thức phƣơng
pháp, tri thức về cách đọc quan trọng hơn và phải đứng ở vị trí hàng đầu so với tri
thức cụ thể về một văn bản cụ thể (chí ít, tri thức cụ thể kia dứt khốt sẽ bị/ đƣợc

thay đổi qua từng lần đọc, qua từng trƣờng hợp đọc). Mang tinh thần của lý thuyết
liên văn bản vào dạy học đọc hiểu văn bản, ngƣời ta sẽ dễ dàng nhận ra những bất
cập của kiểu tổng kết bài học lâu nay, của cách thiết kế nội dung cho mục Yêu cầu
cần đạt hay Ghi nhớ trong sách giáo khoa, của quan niệm về tính hồn chỉnh, trọn
vẹn của giờ học…
Khi chấp nhận ý nghĩa tích cực của lý thuyết liên văn bản trong dạy học
Ngữ văn, dạy học đọc hiểu văn bản, ta sẽ nhận ra đƣợc một cách thật cụ thể đâu là
điểm bất cập của các cách và hình thức đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và
hoạt động học của học sinh đang đƣợc vận dụng, để có đƣợc giải pháp khắc phục

8


nó một cách khoa học. Ví dụ, từ đây, có thể thấy những chỉ dẫn đối với việc ra đề
thi, nhất là đề thi tốt nghiệp phổ thông, thi tuyển sinh vào đại học, kiểu nhƣ “khơng
đƣợc ra ngồi phạm vi chƣơng trình” tƣởng rất xác định mà thực chất vẫn hết sức
tù mù. Thế nào là trong, thế nào là ngồi chƣơng trình? Ranh giới giữa hai phạm
trù này nằm ở đâu? Chả nhẽ ngƣời ra đề có thể xác định đƣợc dứt khoát rằng chỉ
điều này mới gợi lên từ văn bản cịn điều kia thì khơng? Từ điểm này, hồn tồn có
thể hình dung đƣợc ý nghĩa khai mở cách một cách nhìn mới của lý thuyết liên văn
bản đối với việc ra đề thi môn Ngữ văn, giúp cho cơng việc này thốt khỏi sự loay
hoay, bế tắc, giúp cho ngƣời ra đề (kể cả ngƣời thơng minh nhất, un bác nhất)
đƣợc giải cứu khỏi tình trạng cạn kiệt ý tƣởng… Rõ ràng, khi muốn luận chứng cho
sự cần thiết của việc theo đuổi cách ra đề mở, ngƣời ta không thể không nhắc đến
lý thuyết liên văn bản hoặc những vấn đề có quan hệ với nó.
2.2. Góp thêm cứ liệu cho việc xác định tính đặc thù của dạy học tích hợp ở
bộ mơn Ngữ văn
Từ năm 2002, cùng với một số bộ sách giáo khoa thuộc các mơn học khác,
bộ Ngữ văn tích hợp dành cho học sinh trung phổ thông đƣợc biên soạn, trên cơ sở
quan niệm tất cả hoạt động của con ngƣời (trong đó có hoạt động dạy học) cũng

nhƣ mọi đơn vị kiến thức đƣợc đƣa đến/ hình thành cho học sinh đều có tính tích
hợp. Quan niệm này chi phối việc lựa chọn các đơn vị bài học, với mục đích làm
sao chúng tạo ra đƣợc sự kết nối tích cực nhất (hiểu theo nghĩa là thuận lợi nhất,
tiết kiệm thời gian nhất) với hàng loạt kiến thức mà học sinh đã có, cần phải có. Từ
đó, nguyên tắc tích hợp đƣợc xem là một nguyên tắc dạy học cơ bản, hiện đại và sự
tích hợp đƣợc nhìn nhận nhƣ một tiêu chí quan trọng để đánh giá các giờ dạy – học.
Với dạy học theo nguyên tắc tích hợp, giáo viên sẽ đánh thức đƣợc mọi trữ lƣợng
tinh thần của học sinh trong tiếp nhận tri thức, khơng để cái gì có ý nghĩa từng
đƣợc thu vào bộ nhớ của họ lại bị bỏ quên khiến chúng han gỉ thành “đồng tiền
hoẻn”, vì tất cả đều có thể hữu ích. Cũng với dạy học tích hợp, học sinh sẽ học
đƣợc cách tƣ duy tổng thể về thế giới, về sự vật, nhận diện đƣợc hoặc sẵn sàng tìm
ra mối tƣơng quan qua lại chằng chịt giữa mọi vấn đề của cuộc sống và của văn
học. Ở đây, ta hồn tồn có đủ căn cứ để nói tới điểm tƣơng đồng giữa cách tƣ duy

9


trên một vấn đề cụ thể của khoa sƣ phạm, của dạy học, với cách tƣ duy mà từ đó
ngƣời ta khám ra tính liên văn bản của mọi văn bản. Sự thực thì chính sự phát triển
của lý thuyết liên văn bản đã đƣa một số nhà nghiên cứu đi từ việc nhận ra bản chất
đích thực của văn bản đến việc khẳng định bản chất văn bản của tất cả những gì tạo
nên xã hội lồi ngƣời, từ các biến cố lịch sử, sự kiện văn hóa đến ý thức, vô thức…
Nhƣ vậy, đọc văn bản là đụng đến một mạng lƣới quan hệ vô cùng phức tạp.
Dù tự giác hay không tự giác, từ rất lâu, sự tích hợp trong hoạt động dạy và hoạt
động học đã đƣợc thực hiện. Khi đề cao quan điểm và nguyên tắc dạy học tích hợp
– một điều hồn tồn đúng đắn – , rất nên tránh việc xem chúng nhƣ một cái gì
hồn tồn mới mẻ, một “lý thuyết hiện đại” chƣa từng đƣợc biết. Chính sự thiếu
tinh tế này, trong một mức độ nào đó, đã gây nên tình trạng rối trí cho giáo viên,
khiến họ khơng khỏi có những “tƣởng tƣợng” sai lạc về “lý thuyết mới”, và theo
đó, đã vận dụng chúng một cách hoặc bị động, hoặc cơng thức. Nếu hiểu sâu thực

tế dạy học, có thể thấy những gợi ý quá cụ thể – gợi ý nhƣng mang đậm tính ràng
buộc – trong nhiều sách giáo viên và một số sách định hƣớng thực hiện chƣơng
trình, kiểu nhƣ khi dạy bài này, đơn vị kiến thức này phải chú ý tích hợp với bài nọ,
đơn vị kiến thức nọ, trong khơng ít trƣờng hợp, trở nên khá cứng nhắc và khiên
cƣỡng. Ở chừng mực nhất định, chúng khơng những khơng thúc đẩy sự tích hợp tự
nhiên của hoạt động dạy học mà còn làm cản trở nó. Đó là chƣa kể chúng có thể
xóa nhịa tính đặc thù trong dạy học tích hợp ở các bộ môn, chƣa giúp ngƣời ta thấy
đƣợc cái riêng trong dạy học tích hợp đối với mơn Ngữ văn. Hệ quả là, khi soạn
giáo án và khi lên lớp, rất nhiều giáo viên phải căng óc ra để tìm nội dung có thể
tích hợp – những nội dung nằm ở đâu đâu, có khi rất xa xơi – trong khi lại bỏ qua
những nội dung, những khả năng tích hợp thật tự nhiên, thật gần gũi mà chỉ cần
một chút nhạy cảm, họ có thể nhận ra đƣợc.
Trong mơn Ngữ văn, hoạt động cơ bản nhất là đọc hiểu văn bản. Đối tƣợng
của nó, khơng có gì khác là văn bản. Để đọc một văn bản, cả ngƣời dạy và ngƣời
học đều phải thực hiện một sự nối kết: nối kết văn bản này với những văn bản khác,
không chỉ văn bản văn học mà còn cả những “văn bản” khác của hoạt động ngôn
ngữ, của tập quán xã hội, của tinh thần dân tộc và thời đại… Việc làm này đƣợc

10


thực hiện tuân theo môt logic tất yếu, phù hợp với bản chất và đòi hỏi của văn bản
đƣợc đọc. Đó chính là đọc văn bản nhƣ một liên văn bản, và nếu đƣợc thực hiện
với mức độ tự giác cao, có thể nói đó là đọc văn bản theo tinh thần của lý thuyết
liên văn bản. Và hiển nhiên, đó cũng chính là tích hợp – một kiểu tích hợp đặc thù
của mơn Ngữ văn. Nhƣ vậy, có thể khẳng định việc vận dụng lý thuyết liên văn bản
vào dạy học đọc hiểu văn bản dù không phải là toàn bộ nhƣng là nội dung cốt lõi
của của dạy học tích hợp đối với mơn Ngữ văn. Nói cách khác, nếu muốn tìm hiểu
dạy học tích hợp ở mơn Ngữ văn, khơng thể khơng tìm hiểu sự vận dụng lý thuyết
liên văn bản trong dạy học đọc hiểu văn bản.

2.3. Làm giàu kiến thức văn học, văn hóa và bồi đắp khả năng sáng tạo cho
học sinh
Đọc một văn bản, ngƣời ta không chỉ biết về mỗi văn bản đó mà cịn đƣợc
biết/ phải biết đến nhiều văn bản khác có liên quan. Hiểu đƣợc bản chất của văn
bản cũng nhƣ biết vận dụng lý thuyết liên văn bản, hẳn ngƣời dạy sẽ nhận thấy có
một cơ hội lớn để làm giàu kiến thức văn học, văn hóa học, kiến thức về đời sống
cho học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản. Việc “làm giàu” này hàm chứa hai
vấn đề có mối tƣơng liên nhƣng khơng phải là một, đó là củng cố và bổ sung kiến
thức. Chƣơng trình học vốn là một hệ thống chặt chẽ. Một văn bản khơng bao giờ
xuất hiện trong chƣơng trình một cách ngẫu nhiên. Nó là một mắt xích trong chuỗi
xích, là một điểm nút trên xa lộ, kết nối với nhiều ngả đƣờng khác nhau. Khi tìm
hiểu một văn bản, thƣờng ngƣời dạy, ngƣời học đã có đƣợc những tiền đề thuận lợi,
hình thành qua việc chiếm lĩnh các văn bản dạy – học trƣớc đó. Những kiến thức
tạo nên tiền đề đó nếu bị qn thì cần đƣợc nhắc lại, và ta gọi đây là trƣờng
hợp củng cố kiến thức – củng cố đồng thời với việc tiếp nhận, hình thành kiến thức
mới. Trƣờng hợp giáo viên hay học sinh biết thiết lập đƣờng dây liên hệ giữa văn
bản đƣợc học với những văn bản khác chƣa từng đƣợc học, nhƣng thực sự có giá trị
soi tỏ ý nghĩa văn bản đƣợc quy định tìm hiểu trong chƣơng trình, ta có thể gọi đó
là sự bổ sung kiến thức. Tất nhiên, cái gọi là bổ sung này chỉ mang ý nghĩa tƣơng
đối, bởi đối với ngƣời này thì nó là sự bổ sung, thêm vào nhƣng đối với ngƣời
khác, nó chỉ là sự nhắc lại, nhớ lại. Nhìn chung, với sự bổ sung vừa nói, điều quan

11


trọng nhất là ngƣời dạy, ngƣời học nhìn ra đƣợc tiềm năng ý nghĩa vơ hạn của tác
phẩm, rồi chính việc “nhìn ra” đó sẽ kích thích họ tiếp tục khám phá. Hành trình
kiến tạo ý nghĩa là một hành trình khơng có điểm dừng. Những cái vừa đạt đƣợc,
đến lƣợt mình, sẽ tạo nên những điểm xuất phát mới cho việc chiếm lĩnh các văn
bản tiếp theo. Ta hiểu vì sao những giờ dạy học đƣợc đánh giá tốt ln ln là

những giờ học đầy tính gợi mở, biết đánh thức bao mối liên hệ tiềm ẩn giữa văn
bản và đời sống bao quanh nó. Vấn đề khơng phải là từ đó học sinh ghi nhớ đƣợc
bao nhiêu mối liên hệ cụ thể, xác định mà là học sinh nhận thức đƣợc vấn đề:
những mối liên hệ đó có hay khơng hồn tồn tùy thuộc vào sự hoạt động tích cực
của chính ta – chủ thể tiếp nhận, chủ thể của hoạt động học.
Tính liên văn bản của văn bản khơng phải bao giờ cũng lộ ra ở bình diện
thứ nhất, vì quá trình làm ra văn bản là một q trình phức tạp mà ngay tác giả của
nó cũng không ý thức đƣợc đầy đủ. Vậy nên, việc đọc liên văn bản ln địi hỏi và
kích thích sự sáng tạo. Sáng tạo ngay cả trong trƣờng hợp chỉ ra đƣợc sự vay mƣợn,
“trích dẫn”, ám chỉ dễ thấy, nhƣ trƣờng hợp câu thơ Khơng khói hồng hơn cũng
nhớ nhà trong bài Tràng giang của Huy Cận. Vấn đề là ở chỗ: sau khi chỉ ra Huy
Cận đã mƣợn tứ thơ của Thơi Hiệu ở bài Hồng Hạc lâu, ngƣời đọc phải lý giải
đƣợc vì sao có sự vay mƣợn đó và sự vay mƣợn đƣợc thực hiện theo kiểu nào, có
gắn liền với việc cải biến, làm mới, đối thoại hay không? Với những trƣờng hợp
khác, việc nêu lên các mối liên hệ liên văn bản thƣờng phải đi kèm với những
thuyết minh, dẫn giải, phân tích thuyết phục. Ở đây, sự sáng tạo lại đƣợc bộc lộ rõ
và đó là sáng tạo mang tính chất cá nhân, tùy thuộc vào vốn đọc, vốn trải nghiệm
nghệ thuật, vốn sống của chủ thể đọc. Các nhà nghiên cứu thƣờng nói liên văn bản
là sự tƣơng tác giữa các văn bản, và sự tƣơng tác này làm nảy sinh ý nghĩa mới.
Nhƣng ai là ngƣời làm hiện thực hóa sự tƣơng tác đó? Có lẽ khơng nên cực đoan
phủ định vai trò của tác giả, tuy nhiên, trên vấn đề này, phải thấy vai trò đặc biệt
quan trọng của ngƣời đọc. Họ đã khám phá ra sự tƣơng tác giữa các văn bản để
khẳng định những khám phá thực sự, ban đầu của nhà văn cũng nhƣ áp lực đã xô
đẩy, lôi cuốn nhà văn vào một trùng trùng tƣơng tác mà với nó, sự chủ động của
anh ta chỉ cịn là một cái gì rất tƣơng đối. Nếu khơng nhờ khám phá của ngƣời đọc,

12


tầm vóc của nhà văn và áp lực đối với anh ta sẽ chỉ là một giả thuyết không đƣợc

chứng minh. Chí ít, từ thực tế này, quyền sáng tạo của ngƣời đọc phải đƣợc đề cao,
ngay cả trong trƣờng hợp ngƣời ta muốn sự diễn giải văn bản phải có một giới hạn
nào đó. Điều vừa nêu đã đƣợc chính các nhà văn hậu hiện đại chấp nhận và thừa
nhận, khi trong những sáng tác liên văn bản đích thực của mình, họ đã tự xác định
tƣ cách bản thân giống hệt nhƣ tƣ cách một độc giả trƣớc cái gọi là văn bản thế
giới (khái niệm này đƣợc diễn ra từ luận điểm: thế giới như một văn bản), bởi viết
cũng nhƣ đọc, tất thảy đều bị cuốn vào một dịng sơng miên man những trích dẫn,
chú giải và diễn giải…
Nhƣ vậy, trên vấn đề bồi đắp khả năng sáng tạo cho học sinh và giúp họ
nhận sức sâu sắc về tính thiết yếu của sự sáng tạo, việc vận dụng lý thuyết liên văn
bản vào dạy học đọc hiểu văn bản có một ý nghĩa hết sức tích cực. Nó tạo nên một
lực đẩy hồn tồn thuận chiều với tƣ tƣởng dạy học hiện đại luôn đề cao sự tích
hợp và hoạt động sáng tạo của chủ thể học tập. Nó khơng hề gây khó dễ cho việc
vận dụng các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới, cũng không cản trở những “dự
án” sẽ xuất hiện nay mai nhằm mang tinh thần của nhiều lý thuyết phê bình văn học
hiện đại khác vào dạy học ngữ văn trong nhà trƣờng.
3. Một số gợi ý đối với việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy
học ngữ văn ở trường phổ thông
Lý thuyết liên văn bản đƣợc xây dựng dựa trên thế giới quan của thế kỷ XX
và trƣớc hết tƣơng ứng với những sáng tạo của thời hậu hiện đại. Tuy nhiên, do bản
thân ôm chứa nhiều vấn đề của sáng tác, của tồn tại, trong đó có những vấn đề
mang tính xun thời gian, nó hồn tồn có thể đƣợc vận dụng trong dạy học ngữ
văn ở trƣờng phổ thông, ngay khi đối tƣợng khám phá của ta là những văn bản
thuộc về các thế kỷ trƣớc. Khả năng vận dụng lý thuyết đã hiển nhiên. Vấn đề tiếp
theo là chọn những luận điểm khoa học thích hợp làm nền tảng cho sự vận dụng đó
trong khơng gian nhà trƣờng vốn bị ràng buộc bởi rất nhiều quy phạm. Xin nêu sau
đây một số hƣớng vận dụng lý thuyết liên văn bản, với rào đón trƣớc rằng: từng
trƣờng hợp vận dụng cụ thể không đảm bảo đƣa ta đến một sự hình dung tồn diện

13



(hiểu theo nghĩa tƣơng đối) về lý thuyết này, mặc dù chúng đã diễn ra theo gợi ý
của chính nó.
3.1. Quan tâm làm sáng tỏ lịch sử hình thành văn bản cùng các yếu tố cấu
trúc của nó từ những “sự kiện hiển nhiên” vốn được tác giả chủ động xử lý
Khái niệm “sự kiện hiển nhiên” ở đây tạm thời đƣợc dùng để chỉ sự hiện
diện công khai, dễ thấy, dễ đo đếm của những thành tố thuộc các văn bản bên ngoài
tham gia vào kiến trúc văn bản mới của tác giả mà chính anh ta biết rõ và chủ động
sử dụng. Thuộc về nó là các hiện tƣợng: trích dẫn, ám chỉ, nhại, bắt chƣớc, vay
mƣợn, phản bác, tán dƣơng…
Thực ra, làm sáng tỏ lịch sử văn bản cùng các yếu tố cấu trúc của nó từ
những “sự kiện hiển nhiên” là việc mà giáo viên văn lâu nay vẫn quen làm, nhất là
với những văn bản thời trung đại vốn đƣợc chế tác theo nguyên tắc của “mỹ học
đồng nhất” và quan tâm đến điển mẫu hơn là thể hiện phẩm chất, quan điểm cá
nhân. Tất nhiên, thao tác này cũng có thể đƣợc thực hiện trƣớc mọi văn bản của
thời hiện đại, bởi liên văn bản là thủ pháp có cùng lịch sử với văn bản và không
thuộc quyền sở hữu của riêng ai.
Theo tinh thần của lý thuyết liên văn bản, công việc thuộc phạm trù chú
giải vốn quen thuộc nói trên cần phải đƣợc định hƣớng lại. Thứ nhất, qua nó, phải
tạo đƣợc ở học sinh thói quen làm việc nghiêm túc với tài liệu, không vội rút ra
những “ý nghĩa” chung chung khi chƣa khảo sát văn bản một cách kỹ lƣỡng hoặc
chƣa thấu tỏ những tƣơng tác đa chiều trong hệ thống ngơn từ kết dệt nên nó. Thứ
hai, tiếp sau việc giải thích nguồn gốc những “trích dẫn” - vay mƣợn của tác giả,
phải chỉ ra đƣợc quy luật chung của sáng tạo ngôn từ với những biến thái riêng của
nó trong phạm vi một thời đại hay loại hình văn học. Ví dụ, trƣớc những từ ngữ,
hình ảnh nhƣ Tống Ngọc, Tràng Khanh, chín chữ, bóng dâu, sân hịe, ba sinh, liễu
Chương Đài… (bài Nỗi thương mình, trích Truyện Kiều), giáo viên chƣa thể dừng ở
việc giải thích xuất xứ hay ý nghĩa ẩn dụ của chúng. Điều quan trọng hơn là phải
làm rõ những quy ƣớc diễn ngôn của thơ thời trung đại mà Nguyễn Du đã chấp

nhận một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, cần lƣu ý cho học sinh thấy việc “trích dẫn”
mà Nguyễn Du đã làm thực ra chẳng có gì khác biệt về mặt tính chất với việc “viết

14


lại” các văn bản cũ của những nhà thơ hiện đại. Giữa chúng, khác chăng chỉ là cái
hình thức bề mặt mang tính lịch sử. Việc đọc hiểu văn bản (cả cổ đại, trung đại lẫn
hiện đại) trong phạm vi nhà trƣờng không phải/ không nên là việc thuần túy “khảo
cổ” với lòng tin đã trở thành ấu trĩ vào quyền uy tối thƣợng của tác giả. Sự thực, nó
cần gợi mở cho học sinh hiểu đƣợc những vấn đề, những quy luật nhân sinh phổ
quát đang điều hành, chi phối cuộc sống chúng ta. Một khi học sinh đã hiểu ra điều
đó (hay giáo viên giúp họ tin vào điều đó) thì những khoảng cách do thời gian,
ngơn ngữ, hệ mỹ học… tạo ra giữa các văn bản của q khứ với cuộc sống hơm
nay ít cịn mang tính “chuyên chế” đáng sợ nhƣ nhiều ngƣời vẫn nghĩ.
Trong một số trƣờng hợp, việc truy tìm nguồn gốc của các yếu tố cấu thành
văn bản cần đƣợc dẫn tới nhận thức: ngôn từ không phải bao giờ cũng là cái bị sai
khiến mà ngƣợc lại, chính nó là kẻ sai khiến, kẻ sẵn sàng thi triển quyền lực của
mình đối với hành động viết của nhà văn. Nhà văn thƣờng chơi với văn bản, sử
dụng các văn bản nhƣng cũng khó thốt khỏi một định mệnh là bị các văn bản
“chơi” lại. Đoạn trích Nỗi sầu ốn của người cung nữ (Cung oán ngâm khúc Nguyễn Gia Thiều) cho thấy điều này rất rõ. Ta có cảm tƣởng tác giả khơng kìm
hãm nổi q trình các điển tích, điển cố, các tập hợp từ ngữ đầy tính ƣớc lệ nối
nhau tn vào tác phẩm của mình. Nhận ra điều này, học sinh sẽ cảm thấy hoạt
động đọc hiểu văn bản khơng nhàm tẻ nhƣ họ tƣởng, khơng bị trói chặt vào việc
tìm cho ra “thơng điệp đích thực” của tác giả, mà “thơng điệp đích thực” ấy, nếu có
thật và nếu tìm ra đƣợc, cũng chả có nhiều ý nghĩa nhƣ ta tƣởng đối với những con
ngƣời đang bận tâm tìm cách khẳng định mình trong một khơng gian, thời gian
sống rất khác. Vậy là, cũng nhƣ tác giả hay cùng với tác giả, học sinh thực sự bị
cuốn vào trị chơi thú vị, đầy biến hóa của văn bản, của ngơn từ - một trị chơi có
xu hƣớng xóa nhịa thứ bậc, phá vỡ những cấu trúc khép kín, đặc rắn và ln kích

thích những tƣơng tác sống động giữa các thành viên tham dự.
Cũng liên quan tới vấn đề trên, cần khắc phục ảo tƣởng về kết quả chính xác
cuối cùng của việc truy tìm nguồn gốc những “trích dẫn” trong văn bản đƣợc dạy
học. Bởi vậy, trƣớc một bài nhƣ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, thay cho
việc tầm nguyên và cắt nghĩa tƣờng minh các hình ảnh chàng kỵ sĩ lang thang,

15


vầng trăng chếnh chống, n ngựa mỏi mịn, lá bùa cô gái Di gan… – một điều
hầu nhƣ chỉ thu đƣợc kết quả hết sức ít ỏi – ngƣời dạy, ngƣời học cần “đầu tƣ” vào
một mục tiêu quan trọng hơn: phát hiện ra cái cơ chế đã cho phép các hình ảnh ấy
đi vào bài thơ theo kiểu đứt đoạn, rời rạc và thiếu hồn chỉnh nhƣ thế. Hóa ra, việc
rút ra từ bài thơ, đoạn thơ những từ ngữ có cùng tính chất nhƣ lang thang, chếnh
chống, mỏi mòn… và tập hợp chúng thành một chuỗi để quan sát, cảm nhận có khi
lại đạt đƣợc hiệu quả thực tế hơn là việc chạy theo giải đáp rốt ráo những thắc mắc
đại loại nhƣ: chàng kỵ sĩ và cô gái di gan kia là ai, hình ảnh vầng trăng chếnh
choáng đƣợc “chiết” ra từ đâu và yên ngựa mỏi mịn kia là vang bóng của văn bản
nào… Khơng phải ta khơng có khả năng giải tỏa một phần thắc mắc của học sinh
khi đƣa ra những hình ảnh tƣơng đồng gần nhất tìm thấy từ thơ Lorca hay từ dân ca
miền Andalucía q hƣơng ơng. Nhƣng mải mê đi theo hƣớng này, ngƣời diễn giải
văn bản dễ rơi vào nguy cơ lạc lối về và quên mất việc rất quan trọng là khám phá
điểm độc đáo trong nguyên tắc chuyển vị văn bản của nhà thơ (thuật ngữ chuyển vị
- transposition – đƣợc J. Kristéva dùng để nhấn mạnh liên văn bản nhƣ một hành
trình từ hệ thống ký hiệu này đến hệ thống ký hiệu khác). Cần lƣu ý thêm: nguyên
tắc chuyển vị là cái sẽ chi phối những sự chuyển vị cụ thể của ngƣời viết, bởi vậy,
nếu ta khơng tìm ra “nguồn” của các “trích dẫn” trong văn bản thì đó cũng là điều
tự nhiên, thậm chí tất yếu, khơng cản trở việc ta nói về nét sáng tạo của văn bản
đang đƣợc tìm hiểu.
Làm sáng tỏ tính liên văn bản của văn bản qua các “sự kiện hiển nhiên” thực

ra không phải là việc quá phức tạp. Ví dụ, giáo viên có thể dễ dàng chỉ ra những
cặp đối lập đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ hay
dấu ấn quan niệm về thời gian, về cõi trần gian của một số nhà thơ Pháp, Đức trong
bài Vội vàng của Xuân Diệu. Điều khó hơn là từ đó phải biết tránh đập nhập đặc
tính chung của nhiều văn bản vào đặc tính riêng của chính văn bản đang diễn giải,
nhằm nhận ra dấu ấn cá nhân của các tác giả trong cơng việc chuyển vị các văn bản
có trƣớc (dù khơng nên q phóng đại điều này). Đây quả là vấn đề có ý nghĩa
phƣơng pháp luận. Trong nhiều tài liệu phục vụ dạy học văn, ta vẫn thƣờng bắt gặp
kiểu miêu tả khuôn mặt riêng của một tác phẩm cụ thể bằng những đặc điểm chung

16


vốn đúng cho nhiều tác phẩm cùng loại hình. Chính điều này tạo ra thói quen bình
tán nửa vời, thậm chí vơ thƣởng vơ phạt về văn bản, nói điều gì cũng đúng mà
khơng trúng vào điểm cốt lõi đã khiến văn bản ấy khu biệt với những văn bản khác
và tạo cho nó một vị thế riêng trong sự nghiệp của nhà văn, trong lịch sử văn học.
Cũng theo đó, hoạt động liên hệ, tham chiếu trong dạy học đọc hiểu văn bản (vốn là
biểu hiện cụ thể của việc thiết lập, kết nối đƣờng dây liên văn bản giữa các văn
bản) trở nên thiếu mục đích rõ ràng, khiến thời gian của giờ học bị lãng phí rất
nhiều mà khơng thu đƣợc kết quả tích cực. Nhƣ vậy, một mặt cần tránh thái độ tự
thị cho rằng chỉ “đục” vào một văn bản duy nhất là đã có thể nói thơng tỏ về ý
nghĩa của nó, mặt khác, cần ý thức rõ rằng chiều sâu của một giờ học, chất lƣợng
của một tiết đọc hiểu văn bản không đồng nghĩa với việc “thả” văn bản đó vào giữa
một rừng văn bản và đẩy những liên hệ, so sánh đi lang thang vơ định, khơng cịn
nhớ điểm quy hồi.
3.2. Chỉ ra những áp lực, quyền lực thuộc về văn bản văn hóa đã chi phối
và điều kiện hóa hoạt động sáng tạo của nhà văn
Vấn đề này hầu nhƣ chƣa đƣợc chú ý ở trƣờng phổ thông hiện nay, trong
khi chính nó là nội dung cơ bản của việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy

học đọc hiểu văn bản. Theo một cái nhìn cởi mở, có thể quy những việc mà lâu nay
phần lớn giáo viên đã thực hiện khá thành thạo nhƣ phân tích bối cảnh lịch sử - thời
đại của sáng tác, tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh sống của cá nhân nhà văn v.v. về
phạm trù khảo sát tính liên văn bản của văn bản. Ít ra, cũng có thể xem chúng nhƣ
một thứ tiền đề lịch sử của loại công việc tƣởng cũ mà rất mới này. Nhƣng tồn bộ
điều đó chƣa thể đƣợc xem căn cứ xác đáng để khẳng định rằng giáo viên ngữ văn
đã có ý thức (dù tự phát) về vấn đề liên văn bản nhƣ một hệ thống quan niệm học
thuật mang tính đột phá. Lý do là ở chỗ: quá trình tạo lập văn bản của nhà văn
không chịu sự chi phối của các sự kiện xã hội, sự kiện đời sống cá nhân theo kiểu
trực tiếp mà theo kiểu gián tiếp, qua khâu trung gian là muôn trùng văn bản, muôn
trùng quyền lực diễn ngôn bao bọc quanh ta. Nhƣng suy cho cùng, không thể có sự
tồn tại khách quan tuyệt đối của các sự kiện thực tế. Tất cả chúng đều đƣợc văn bản
hóa bởi những diễn giải đa dạng, đầy khác biệt và mâu thuẫn. Tƣ tƣởng này hiển

17


nhiên chƣa có dịp đƣợc truyền bá trong nhà trƣờng Việt Nam khi phản ánh luận
marxist còn ngự trị trong tƣ duy nghiên cứu – phê bình văn học của đội ngũ giáo
viên.
Với những gì vừa trình bày ở trên, khi muốn nói về lý do ra đời của một tác
phẩm (văn bản), giáo viên phải biết khai thác nguồn dữ liệu vốn có sẵn (khá đầy
đủ) trong sách giáo khoa theo một cách khác trƣớc. Chẳng hạn, về vấn đề Nam Cao
viết Chí Phèo, nếu nói nhiều đến các nguyên nhân xã hội, đến trải nghiệm đời sống
riêng của tác giả, ta vẫn không cắt nghĩa đƣợc tại sao cùng chịu những chi phối
tƣơng tự thế mà các nhà văn khác lại không viết ra đƣợc một tác phẩm giống Chí
Phèo? Ở đây, có thể nhìn nhận về động cơ ban đầu của Nam Cao nhƣ sau: viết Chí
Phèo thực chất là viết lại, viết chồng lên trên những Tắt đèn, Bước đường cùng, Vỡ
đê… của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng vốn ra đời và nổi tiếng
trên văn đàn trƣớc đó. Áp lực của đời sống lên một thành viên xã hội và áp lực

nghệ thuật lên một nhà văn – kẻ viết (khi anh ta chấp nhận tham gia cuộc chơi văn
bản – liên văn bản) thuộc về hai phạm trù khác nhau, có mối liên hệ với nhau
nhƣng không phải là một. Không nhận thức đƣợc điều này, sự cắt nghĩa, lý giải của
ta đối với tác phẩm nghệ thuật sẽ rơi vào tình trạng hời hợt, vừa khơng thốt khỏi
cái nhìn của quyết định luận xã hội học vừa bỏ quên những quy luật riêng của sáng
tạo ngôn từ. Cũng với quan điểm này, khi dạy học bài Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu, nếu có thể, khơng nên dừng lâu ở việc cung cấp những thông
tin về bối cảnh đất nƣớc sau chiến tranh và trách nhiệm xã hội của nhà văn, mà
dành thời gian thích đáng hơn để phân tích những thúc ép nghệ thuật địi nhà văn
phải viết lại những tác phẩm nhƣ Mảnh trăng cuối rừng của chính mình hay Mùa
lạc của Nguyễn Khải, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành… Rõ ràng, đằng sau
Chiếc thuyền ngoài xa có thấp thống bóng dáng của nhiều tác phẩm kiểu đó mà
nhà văn phải tìm cách đối thoại, phản biện và vƣợt lên với rất nhiều quyết tâm. Tất
nhiên, vƣợt lên đến đâu và bị khống chế thế nào là chuyện sau đó cần phải đƣợc
bàn tiếp.
Dạy học một bài nhƣ Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng), thƣờng ngƣời ta không quên phân tích nghệ thuật trào phúng đã

18


đƣợc nhà văn sử dụng. Nhƣng nếu việc phân tích đó chỉ nhằm tới mỗi mục đích
khẳng định rằng, bằng cách đó, ơng đã phơi bày đƣợc sự xuống cấp của đạo đức xã
hội, thì quả thực ta chƣa khám phá đƣợc điều gì thực sự có ý nghĩa về văn bản này
cả. Đó là chƣa kể ta đã tuyệt đối hóa sự năng động của nhà văn và chƣa thấy đƣợc
sự hoạt tác năng động của thế giới văn bản bao quanh ông cũng nhƣ tất cả chúng ta,
mà sự hoạt tác năng động đó ln dành khoảng trời bao la cho sự diễn giải văn bản
nơi ngƣời đọc, không buộc họ phải chấp nhận một số kiểu cắt nghĩa hạn chế thƣờng
đƣợc/bị sách giáo khoa hay giáo viên chốt lại. Điều cần thiết là phải giúp học sinh
thấy đƣợc ở đây có sự xơ xát, va đập “tƣng bừng” của rất nhiều tiếng nói, nhiều văn

bản, nhiều loại diễn ngôn xuất phát từ những “nguồn” khác nhau (và cũng vì thế
mà có “địa vị” khơng giống nhau): từ hạng hạ lƣu vỉa hè, từ bọn thi sĩ lãng mạn nửa
mùa, từ lớp ngƣời Âu hóa, từ những kẻ thƣợng lƣu “biến thái”, từ lũ tăng ni dởm…
Chúng cuồn cuộn đổ về nhƣ từng đợt sóng, tạo nên một quyền năng kéo ngịi bút
tác giả trơi theo, tiếp nữa, lơi độc giả vào một hành trình khám phá đầy thích thú
đối với cái đa dạng, phong phú bất tận của văn bản cuộc đời.
Theo cái nhìn của lý thuyết liên văn bản, nhà văn không phải bao giờ cũng
đƣợc tự do hành xử trong “cõi sáng tạo” của mình. Thậm chí có thể nói “cõi sáng
tạo” mang tính độc lập kia hoàn toàn chỉ là một sản phẩm tƣởng tƣợng của tâm
thức lãng mạn chủ nghĩa, trong sáng tác cũng nhƣ trong phê bình. Khơng hề ngẫu
nhiên khi mở đầu bài thơ Tổng biệt hành nổi tiếng, Thâm Tâm đã phải ném ra một
loạt phủ định từ “không”, nhƣ để gạt bỏ một sự đeo bám nào đó của vơ số văn bản
về sự tống biệt có từ mn xƣa. Nhƣng dù đã rất “nỗ lực”, nhà thơ vẫn không
“thanh lý” đƣợc sự ám ảnh của các văn bản cũ – một sự ám ảnh khiến ông không
khỏi thắc mắc, ngẩn ngơ một cách rất thi sĩ: sao có tiếng sóng trong lịng, sao đầy
hồng hơn trong mắt… Tiếp nữa, khơng biết bằng cách nào, hồn vía của chàng
Kinh Kha thời Chiến quốc bên Tàu bỗng nhập vào thân xác của một kẻ lên đƣờng
trong thời đại lãng mạn, khiến trong lời của chàng có âm vang ngữ điệu, giọng điệu
của một kiếm khách nghìn năm trƣớc. Ở đây, rất cần nhìn nhận sự “bất lực” của
nhà văn khơng phải nhƣ một tình huống tiêu cực mà nhƣ một tồn tại đặc biệt của
hành động viết, cũng là hành động tham dự tự nguyện vào trị chơi của ngơn ngữ,

19


của văn bản. Rõ ràng, trong ví dụ vừa nêu, thắc mắc của nhà thơ – nhân vật trữ tình
– khơng hề đƣa đến cho anh ta cảm giác khó chịu mà ngƣợc lại. Và độc giả, trƣớc
sự chồng lớp của nhiều văn bản, có dịp hăm hở trải nghiệm những điều thú vị của
một cuộc phiêu du, theo đó, vốn dự trữ cảm giác đƣợc bồi đắp và năng lực tìm tịi,
khám phá đƣợc kích hoạt.

Khi dạy học các tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam 1945 – 1975,
thƣờng ngƣời ta đã nói rất đúng về q trình hình thành các đặc trƣng thẩm mỹ của
chúng dƣới sự chi phối của quan điểm văn nghệ vô sản và sự ràng buộc của hoàn
cảnh sáng tạo thời chiến. Dƣới cái nhìn của lý thuyết liên văn bản, việc làm này đã
tiệm cận đƣợc quan điểm khẳng định quyền lực của những văn bản, những diễn
ngơn chính trị - xã hội mang tính vĩ mơ. Chỉ có điều, cần hiểu hoàn cảnh sáng tác
mà ta thƣờng đề cập thực chất cũng chỉ là một thứ văn bản, kết quả bồi đắp của
những tuyên truyền không mỏi mệt, chứ không phải là thực tại “nguyên sơ”. Tiếp
đó, khi đi vào những tác phẩm cụ thể, cần làm rõ sức ép trực tiếp đối với ngƣời viết
từ bạt ngàn tác phẩm khác từng hiện thực hóa, phổ cập hóa quan điểm văn nghệ vơ
sản để nó trở thành nhân tố kiến tạo quan trọng của một khơng gian văn hóa thẩm
mỹ hết sức đặc thù. Đừng nghĩ rằng một bài thơ tình yêu “thuần túy” nhƣ
bài Sóng hay bài thơ nói về kỷ niệm tuổi nhỏ rất dễ thƣơng là Tiếng gà trưa của
Xn Quỳnh khơng có liên hệ gì với vơ số bài thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu,
Nguyễn Đình Thi, Minh Huệ v.v. trong cách lập tứ, cách triển khai hình ảnh thơ,
cách đƣa ra một kết thúc mở hƣớng về tƣơng lai. Tƣơng tự thế, ta có thể chỉ ra
khơng mấy khó khăn dấu vết “đồ lại” nhau và “đồ lại” những diễn ngơn chính trị
(gắn liền với vô vàn báo cáo, nghị quyết) trong các bài thơ nhƣ Bài ca xuân 61 (Tố
Hữu), Các vị La Hán chủa Tây Phương (Huy Cận), Kính gửi Cụ Nguyễn Du (Tố
Hữu), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? (Chế Lan Viên)… Đến lƣợt mình, rất có
thể những bài thơ vừa kể tạo nên một thách thức lớn, đòi hỏi sự tẩy xóa hay viết lại
của Nguyễn Duy lúc ông sáng tác Đò Lèn. Viết bài thơ này, tác giả phải thực hiện
một cuộc giải huyền thoại, giải cổ tích đối với những con ngƣời, sự kiện, đối với
những tín niệm từng ngự trị đời sống tinh thần của chúng ta, ngăn cản ta nhìn ra cái
sự thật trần trụi thuộc loại Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn… Nhƣng tác giả không

20


phải là kẻ vô can trong việc nuôi dƣỡng huyền thoại một thời kia, bởi vậy, đối

tƣợng đối thoại của ông không chỉ là những ai khác ngoài đời mà còn là bản thân
nữa. Tất nhiên, cái “sự thực” mà ông tìm thấy ở đây cũng chỉ là “sự thực” của một
thời điểm, của một quan hệ xác định. Nó khơng thốt khỏi quy luật bị văn bản hóa
để rồi nối dài vào chuỗi văn bản sẽ bị/ đƣợc tái chế bởi ngƣời viết khác và bởi độc
giả.
Ở trên, để tiện cho việc trình bày tƣờng minh vấn đề, những ví dụ về liên
văn bản thƣờng đƣợc tập hợp theo từng thể loại của sáng tác. Trong thực tế, ngƣời
làm thơ không chỉ gánh chịu áp lực từ những văn bản thơ mà còn từ những văn bản
thuộc các thể loại khác. Đối với ngƣời viết văn xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn, bút
ký…) tình hình cũng tƣơng tự nhƣ vậy.
Nói tóm lại, trong dạy học đọc hiểu văn bản ở trƣờng phổ thông theo gợi ý
của lý thuyết liên văn bản, việc chỉ ra những áp lực, quyền lực thuộc về văn bản
văn hóa đã chi phối và điều kiện hóa hoạt động sáng tạo của nhà văn có ý nghĩa rất
quan trọng. Công việc này không thể bị đánh đồng với công việc dẫn giải về bối
cảnh xã hội – lịch sử, hoàn cảnh ra đời của sáng tác mà lâu nay ta vẫn quen làm. Về
bản chất, chúng khác nhau, biểu hiện những nhận thức khác nhau về văn bản, về
điều kiện tồn tại của văn bản, trong sự viết và sự đọc.
3.3. Xác định điểm dừng trong việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào tìm
hiểu tác phẩm
Hai chữ điểm dừng đƣợc nói ở đây có thể gây cảm tƣởng rằng liên văn bản là
một lý thuyết thuần nhất, “khép kín”, rằng mọi phát biểu về vấn đề liên văn bản của
các nhà nghiên cứu – phê bình khác nhau đều thống nhất với nhau. Nhƣ ta biết, sự
thực khơng phải vậy, và do đó khái niệm điểm dừng cần đƣợc xác định nội hàm là
sự chỉ thị hƣớng lựa chọn các quan niệm thích hợp trong tập hợp các diễn ngôn về
liên văn bản để vận dụng trong bối cảnh nhà trƣờng, trƣớc đối tƣợng là các văn bản
đƣợc chủ yếu sáng tạo trên tinh thần coi trọng những thông điệp xác định, coi trọng
chức năng nhận thức và giáo dục của văn học, luôn tin tƣởng vào đặc tính cá nhân
của chủ thể nhà văn.

21



Trong các mục 3.1. và 3.2., ở chừng mực nhất định, chuyện điểm dừng đã
đƣợc đề cập khi ta phân tích các ví dụ cụ thể của dạy học đọc hiểu văn bản theo
tinh thần lý thuyết liên văn bản. Ở đây, xin nói tới những vấn đề mang tính chất
khái quát hơn.
Quả thật khó mà chốt vào nhận thức học sinh luận điểm tác giả đã chết do R.
Barthes nêu lên, một khi ta khơng đủ thời gian tìm hiểu đến đầu đến đũa tƣ tƣởng
học thuật của tác giả này. Để nắm bắt một tƣ tƣởng, không thể chỉ biết đến một
mệnh đề khái quát rồi dùng óc tƣởng tƣợng và khả năng suy diễn riêng của mình
mà diễn giải. Đâu chỉ các giáo viên vốn ít có điều kiện nghiên cứu lý thuyết mới
thực hiện thao tác phi khoa học đó. Đã từng có chuyên gia lý luận chọn lối quy kết
đơn giản, đƣa ra phán quyết quá nhanh về tƣ tƣởng phê bình đang đƣợc hƣởng ứng
rộng rãi trên thế giới này. Nhƣ vậy, việc xác định điểm dừng trƣớc luận điểm khoa
học tác giả đã chết khơng đồng nghĩa với việc phủ định nó. Đây chỉ là kết quả của
một sự cân nhắc các điều kiện hiện có, trong lịng một nền giáo dục ln bị/ đƣợc
“định hƣớng”, bất chấp việc “định hƣớng” đó có phù hợp với quy luật vận động
khách quan của đời sống xã hội hay không. Thêm nữa, ta sẽ rất chật vật khi phải
giải đáp những thắc mắc nảy sinh trƣớc sự “chỏi” nhau giữa tƣ tƣởng của R.
Barthes với hàng dây những tuyên ngôn sáng tác đƣợc phát biểu dựa trên ảo tƣởng
về sứ mệnh và quyền năng của ngƣời viết, trong rất nhiều tác phẩm đƣợc đƣa vào
sách giáo khoa Ngữ văn. Những tác phẩm hậu hiện đại đúng nghĩa vốn đem tới
nguồn cảm hứng lớn cho việc phát triển lý thuyết liên văn bản còn xuất hiện rất
thƣa thớt trong văn học Việt Nam, do vậy, sẽ phải đợi rất lâu nữa mới có đƣợc một
vị trí khiêm tốn trong chƣơng trình phổ thơng. Trƣớc tình hình đó, tƣ tƣởng về cái
chết của tác giả nếu đƣợc “tuyên truyền” trong nhà trƣờng sẽ chƣa tìm đƣợc một sự
hậu thuẫn đủ sức mạnh để dẹp yên những phản bác.
Với lý thuyết liên văn bản, công việc cốt lõi của phê bình khơng phải là giải
mã để tìm ra những thông điệp xác định mà là tháo dỡ hay làm nổ tung văn bản
để giải trung tâm, để nhìn thấy và cảm nhận đƣợc sự triển hạn ý nghĩa vơ tận của

nó, để đƣợc phiêu du trong trị chơi do ngôn ngữ điều hành. R. Barthes trong S/Z đã
chia truyện ngắn Sarrasine của H. Balzac thành ra hàng trăm đơn vị đọc (lexie) để

22


phân tích, để nhìn ra sự tƣơng tác giữa các văn bản, giữa các mã văn hóa trong từng
đơn vị đọc ấy. Với tác phẩm Sự thực trong trường hợp của M. Valdemar của E.
Poe, ông cũng đã làm điều tƣơng tự mà mục đích nhắm tới là theo dõi các nghĩa
đƣợc những đơn vị đọc kia kích hoạt, tức là các nghĩa hàm ẩn, mang tính thứ cấp.
Ta có thể học đƣợc nhiều điều từ thao tác này của ông – một thao tác cho phép nhà
phê bình, với niềm khối cảm bất tận, tự do phơ bày hiểu biết, sự nhạy cảm và học
vấn uyên bác của mình. Nhƣng nếu nhớ rằng thời gian một tiết học bị quy định rất
ngặt nghèo và mục tiêu cần đạt của nó ln đƣợc xác định rõ thì ta sẽ thấy việc làm
nổ tung văn bản theo lối này chứa đựng khơng ít nguy cơ. Rất có thể những phát
hiện sáng giá bị đặt ngang hàng với những phát hiện tầm thƣờng, vụn vặt, không
mang một giá trị nhận thức nào đáng kể. Rất có thể việc hợp tác hoạt động giữa
giáo viên và học sinh sẽ bị phá vỡ, khi giáo viên say sƣa kết nối văn bản này với
văn bản khác mà học sinh, do sự hạn chế về vốn đọc và trải nghiệm, dù có thể đã
tiếp nhận đƣợc một kích thích có ý nghĩa tích cực nào đó, vẫn bị đẩy vào thế bị
động, lúng túng. Rất có thể kiểu phân tích nhẩn nha “bƣớc đi một bƣớc giây giây
lại dừng” đối với từng đơn vị đọc sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải mà
ngƣời ta vẫn thƣờng phàn nàn, phê phán, dù vấn đề quá tải có lẽ cần đƣợc tiếp cận
theo một hƣớng khác.
Với những thứ đƣợc xác định là điểm dừng khi vận dụng lý thuyết liên văn
bản vào không gian học đƣờng nói trên, rất có thể ta đang tự biến mình thành một
kẻ theo chủ nghĩa chiết trung, làm biến dạng bộ mặt của lý thuyết, biến nó thành
một thứ ngoáo ộp thuần túy để hù dọa những kẻ yếu bóng vía, gây thêm xáo trộn
cho hoạt động dạy học ngữ văn vốn đã chứa đầy bất ổn. Nhƣng quả thực phải xây
dựng đƣợc một quy trình chặt chẽ để vận dụng những tƣ tƣởng mang tính cách tân,

song song với việc xác lập một triết lý giáo dục hiện đại, tiến bộ. Sự vội vã trên vấn
đề này rất có thể mang đến kết quả lợi bất cập hại. Điều quan trọng là từng giáo
viên phải nhận thức rõ: nhiều khi việc đặt ra cho mình những giới hạn chỉ là một
động thái mang tính chiến thuật. Vào thời điểm khác thuộc thì tƣơng lai, khi hoạt
động dạy học văn đã kiến tạo đƣợc một nền móng tƣ tƣởng vững chắc, những điểm
dừng kia cần đƣợc dịch chuyển về phía trƣớc, nhằm mở rộng phạm vi vận dụng của

23


lý thuyết liên văn bản, cũng là nhằm tới sự giải phóng triệt để khả năng sáng tạo
của cả giáo viên và học sinh trong hoạt động tiếp nhận văn học.
PGS.TS. Phan Huy Dũng
Chú thích
[1] Dẫn theo: G.K.Kosikov, “Văn bản – liên văn bản – lý thuyết liên văn bản.
[2] Dẫn theo: Nguyễn Minh Quân, “Liên văn bản – sự triển hạn đến vô cùng của tác phẩm văn
học”, />50A457FADCA2885?action=viewArtwork&artworkId=792.
[3] I.P Ilin và E.A Tzurganova (chủ biên, 2002), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phải
nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ 20, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 445.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
1. Trình bày ngắn gọn khái niệm liên văn bản theo cách hiểu của mình sau
khi đọc bài viết.
2. Tác giả đã dựa trên cơ sở nào của tính liên văn bản để đƣa ra các gợi ý
dƣới đây trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông?
- Quan tâm làm sáng tỏ lịch sử hình thành văn bản cùng các yếu tố cấu trúc
của nó từ những “sự kiện hiển nhiên” vốn được tác giả chủ động xử lý;
- Chỉ ra những áp lực, quyền lực thuộc về văn bản văn hóa đã chi phối và
điều kiện hóa hoạt động sáng tạo của nhà văn;
- Xác định điểm dừng trong việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào tìm hiểu

tác phẩm.
3. Tác giả bài viết có gợi ý, khi vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy
học ngữ văn ở trƣờng phổ thông cần phải chỉ ra những áp lực, quyền lực thuộc về
văn bản văn hóa đã chi phối và điều kiện hóa hoạt động sáng tạo của nhà văn.
Theo đồng chí, đó là những áp lực gì và nó chi phối nhà văn nhƣ thế nào?
Cho ví dụ.

24


BÀI 2
VỀ VẤN ĐỀ VĂN HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC
Vấn đề đạo đức trong văn học bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng với
nền tảng xã hội đã sản sinh ra nó. Tức là, văn học với tƣ cách một hình thái ý thức
xã hội ln là sự phản ánh tồn tại xã hội, thậm chí, nó cịn có chức năng dự báo và
cảnh tỉnh đạo đức xã hội. Đạo đức và nghệ thuật (trong đó có văn học) đều là
những thành tố ý thức xã hội thuộc kiến trúc thƣợng tầng, do đó sự tƣơng tác giữa
chúng lại càng là một quá trình tự nhiên. Những tác phẩm văn học lớn sẽ có tác
dụng thanh tẩy, bồi đắp nhân tính, và ngƣợc lại, những tác phẩm phi văn học (ngày
nay chủ yếu trôi nổi trên không gian mạng) sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực lên đời sống
đạo đức xã hội.
Lịch sử văn học Việt Nam đã chứng minh, sự chuyển biến trên các lĩnh vực
khác trong kiến trúc thƣợng tầng luôn kéo theo sự thay đổi quan niệm về đạo đức.
Trong hệ hình trung đại, văn học là sự minh họa, đề cao, giáo huấn đạo đức theo
những khn phép nhƣ “tam cƣơng ngũ thƣờng”, “tam tịng tứ đức” của lễ giáo
phong kiến. Nhà văn viết tác phẩm cốt để “tải đạo”, để nói “chí”, những nhân vật
đƣợc ngợi ca là những ngƣời biết hi sinh hạnh phúc riêng để thực hành những bổn
phận, trách nhiệm chung đại diện cho các thiết chế đạo đức xã hội. Ấy vậy nên
Kiều mới bán mình chuộc cha, những ngƣời chinh phụ mới chờ chồng đến hóa đá.
Khi đất nƣớc bƣớc sang hệ hình hiện đại, mà thực chất là bao gồm hai hệ

hình tiền hiện đại và hiện đại theo kiểu phƣơng Tây, với những cơ sở xã hội lẫn nền
tảng triết - mĩ mới đƣợc du nhập, quan niệm về đạo đức trong văn học đã trở nên
thay đổi mạnh mẽ. Thế hệ trí thức Tây học mang cảm thức “đoạn tuyệt” với văn
hóa Nho giáo đã tích cực đề cao tâm thế hƣởng lạc, chủ trƣơng tự do ái tình. Nền
tảng đạo đức truyền thống theo chuẩn mực Đông Á trong văn học dần chuyển sang
sự hỗn dung quan niệm đạo đức Đông - Tây, rồi cuối cùng nghiêng hẳn về phƣơng
Tây. Ấy vậy nên trong Đoạt tuyệt (Nhất Linh), Loan mới phản kháng lại mơ hình
đạo đức gia phong truyền thống, mặc dù đã lấy chồng nhƣng vẫn giữ tình yêu với
Dũng. Tố Tâm trong tiểu thuyết cùng tên của Hồng Ngọc Phách thì ốm tƣơng tƣ
đến chết vì khơng lấy đƣợc ngƣời trong mộng.

25


×