Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

THIẾT kế môn học KHAI THÁC CẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
Khoa: Kinh tế vận tải
--------

THIẾT KẾ MÔN HỌC
QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CẢNG
Đề tài: Hàng container

Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:

NGUYỄN MINH NGHI
1954010137
KT19D
Nguyễn Thị Hồng Thu

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY CÁCH HÀNG CONTAINER ............................ 6
1.1 Đặc điểm và quy cách hàng container ..................................................................... 6
1.1.1 Đặc điểm hàng container .................................................................................. 6
1.1.2 Cấu trúc hàng container .................................................................................... 6
1.1.3 Kích thước container ........................................................................................ 6
1.1.4 Phân loại container ......................................................................................... 10
1.1.5 Ký nhãn hiệu và tiêu chuẩn hóa container ....................................................... 10
1.1.6 Khả năng chất xếp của một số kiểu container.................................................. 14


1.2 Quy cách hàng container ....................................................................................... 15
1.2.1 Phương pháp chất xếp và bảo quản ................................................................. 15
1.2.2 Cách đánh số container ................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ XẾP DỠ, CÔNG CỤ MANG HÀNG CONTAINER ........ 20
2.1 Các thiết bị xếp dỡ ................................................................................................ 20
2.1.1 Thiết bị xếp dỡ ở tuyến tiền phương ............................................................... 20
2.1.2 Thiết bị xếp dỡ ở tuyến hậu phương................................................................ 20
2.2 Công cụ mang hàng .............................................................................................. 22
2.2.1 Giá cẩu (spreader)........................................................................................... 22
2.2.2 Ngáng chụp Reach Stacker ............................................................................. 22
2.2.3 Bộ gù rời container ......................................................................................... 23
CHƯƠNG 3: TÀU BIỂN ............................................................................................. 24
CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN KẾT CẤU CỦA SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XẾP DỠ ......... 25
4.1 Khái niệm và kết cấu của sơ đồ ............................................................................. 25
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sơ đồ công nghệ ................................... 25
4.3 Sơ đồ công nghệ xếp dỡ ........................................................................................ 26
4.4 Kết cấu của từng phương án.................................................................................. 26
CHƯƠNG 5: NĂNG SUẤT CỦA THIẾT BỊ THEO CÁC PHƯƠNG ÁN ............... 28
5.1 Năng suất giờ (Phi) ................................................................................................ 28
5.2 Năng suất ca (Pcai) ............................................................................................... 28
5.3 Năng suất ngày (Pi) .............................................................................................. 29
CHƯƠNG 6: TÍNH TỐN NĂNG LỰC CỦA TUYẾN TIỀN PHƯƠNG .............. 30
6.1 Khả năng thông qua của một thiết bị tiền phương ................................................. 30
6.2 Số thiết bị tiền phương trên 1 cầu tàu (phục vụ xếp dỡ cho 1 tàu) ......................... 30
Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

1


6.3 Khả năng thông qua của 1 cầu tàu ......................................................................... 31

6.4 Số cầu tàu cần thiết ............................................................................................... 32
6.5 Khả năng thông qua của tuyến tiền phương........................................................... 32
6.6 Kiểm tra thời gian làm việc thực tế của một thiết bị tiền phương .......................... 33
CHƯƠNG 7: TÍNH TỐN NĂNG LỰC CỦA TUYẾN HẬU PHƯƠNG ................ 36
7.1 Khả năng thông qua của một thiết bị hậu phương ................................................. 36
7.2 Số thiết bị hậu phương cần thiết ............................................................................ 36
7.3 Khả năng thông qua của tuyến hậu phương ........................................................... 37
7.4 Kiểm tra thời gian làm việc thực tế của một thiết bị hậu phương ........................... 38
CHƯƠNG 8: TÍNH DIỆN TÍCH KHO BÃI CHỨA HÀNG Ở CẢNG ..................... 41
CHƯƠNG 9: BỐ TRÍ NHÂN LỰC TRONG CÁC PHƯƠNG ÁN XẾP DỠ............ 43
CHƯƠNG 10: CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG CHỦ YẾU ................................................... 45
10.1 Mức sản lượng của 1 công nhân xếp dỡ .............................................................. 45
10.2 Yêu cầu nhân lực cho công tác xếp dỡ ................................................................ 46
10.3 Năng suất lao động ............................................................................................. 46
CHƯƠNG 11: TÍNH CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG ................................ 48
11.1 Chi phí thiết bị .................................................................................................... 48
11.2 Chi phí xây dựng các cơng trình.......................................................................... 48
11.3 Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác .......... 49
11.4 Chi phí dự phòng ................................................................................................ 49
11.5 Tổng mức đầu tư xây dựng ................................................................................. 49
CHƯƠNG 12: CHI PHÍ CHO CƠNG TÁC XẾP DỠ................................................ 57
12.1 Chi phí khấu hao thiết bị xếp dỡ và cơng cụ mang hàng ...................................... 57
12.2 Chi phí khấu hao cơng trình ................................................................................ 58
12.3 Chi phí tiền lương (tiền cơng) cho cơng tác xếp dỡ ............................................. 60
12.4 Chi phí điện năng, nhiên liệu dầu mỡ và vật liệu lau chùi ................................... 60
12.5 Tổng chi phí cho cơng tác xếp dỡ........................................................................ 64
CHƯƠNG 13: CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ......................................... 70
13.1 Doanh thu ........................................................................................................... 70
13.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ............................................................................ 72
CHƯƠNG 14: XÂY DỰNG QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ XẾP DỠ ......................... 77

CHƯƠNG 15: LẬP KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG TÀU .............................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 88

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

2


BẢNG DANH MỤC
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 2.1

Tải trọng tối đa của các loại container
Tiêu chuẩn hóa theo kích cỡ của container
Tiêu chuẩn hóa về mã cỡ của container (Chiều rộng 8’)
Khả năng chất xếp của một số kiểu container
Một số thông số kỹ thuật của Cẩu giàn Gantry - Crane

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1

Một số thông số kỹ thuật của đầu kéo
Một số thông số kỹ thuật của Reach Stacker
Các thông số kỹ thuật của tàu biển


Bảng 5.1
Bảng 6.1
Bảng 7.1
Bảng 8.1
Bảng 9.1
Bảng 10.1
Bảng 10.2

Năng suất của thiết bị xếp dỡ
Tính tốn năng lực của tuyến tiền phương
Tính tốn năng lực của tuyến hậu phương
Tính tốn diện tích kho bãi
Bố trí công nhân trong 1 máng
Mức sản lượng của 1 công nhân cơ giới theo các phương án
Mức sản lượng tổng hợp của công nhân theo các phương án

Bảng 10.3
Bảng 11.1
Bảng 12.1
Bảng 12.2
Bảng 12.3
Bảng 12.4

Các chỉ tiêu lao động
Đầu tư cho cơng tác xếp dỡ
Chi phí khấu hao cầu giàn
Chi phí khấu hao reach stacker
Chi phí khấu hao cơng cụ mang hàng
Tổng chi phí khấu hao thiết bị xếp dỡ và cơng cụ mang hàng


Bảng 12.5

Chi phí khấu hao cầu tàu

Bảng 12.6

Chi phí khấu hao bãi

Bảng 12.7
Bảng 12.8
Bảng 12.9
Bảng 12.10

Chi phí khấu hao đường giao thơng
Chi phí khấu hao cơng trình chung
Chi phí khấu hao cơng trình
Chi phí cho cơng tác xếp dỡ

Bảng 13.1
Bảng 14.1
Bảng 14.2.

Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
Số lượng phương tiện, thiết bị mỗi máng theo từng phương án
Chỉ tiêu định mức cho mỗi máng
Cẩu số 1: Hầm 1
Cẩu số 2: Hầm 2
Phân bố container cho cần trục
Cẩu số 3: Hầm 3
Cẩu số 4: Hầm 4


Bảng 15.1

LỜI MỞ ĐẦU
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể coi là một trong những ngành chủ
lực. Xuất hiện từ khá sớm, vận tải biển đã dần trở thành yếu tố chủ chốt trong tăng trường
Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

3


kinh tế của nước ta. Với ưu thế cước vận chuyển rẻ, chở được các loại hàng siêu trường
siêu trọng nên vận tải biển đóng vai trị chủ đạo trong vận chuyển hàng hóa , đảm bảo
chuyên chở gần 80% khối lượng hàng hóa trên tồn thế giới, góp phần làm thay đổi cơ
cấu hàng hóa, cơ cấu trong bn bán quốc tế, đóng ghóp một phần lớn vào ngân sách nhà
nước, ghóp phần làm cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế.
Việt Nam nằm ngay cạnh biển Đơng – một “cầu nối” thương mại đặc biệt quan
trọng trên bản đồ hàng hải thế giới. Trong 39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động
trên thế giới thì có 29 tuyến đi qua địa phận biển Đông. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất
thế giới thì khu vực biển Đơng có 1 tuyến đi qua và 5 tuyến có liên quan. Trung bình mỗi
ngày có 250-300 lượt tàu biển vận chuyển qua biển Đơng, trong đó, có hơn 50% tàu có
trọng tải trên 5.000DWT, khoảng 15-20% tàu có trọng tải từ 30.000DWT trở lên, chiếm
¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới.
Tuy có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng do chính sách quy hoạch cảng biển khơng hiệu
quả từ Chính phủ trong những năm qua đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành cảng biển Việt
Nam. Việc khuyến khích phát triển nhiều cảng nhỏ với các chủ đầu tư khác nhau ở cả hai
khu vực TPHCM – Cái Mép và Hải Phòng – Cái Lân khiến Việt Nam trở thành thị
trường cảng container phân tán nhất trên thế giới.
Do đó, nếu tổ chức tốt các công tác xếp dỡ ở Cảng sẽ làm tăng khả năng vận chuyển
cho đội tàu đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy việc

tổ chức tốt công tác xếp dỡ ở Cảng có một ý nghĩa to lớn đối với ngành vận tải nói riêng
và nền kinh tế quốc dân nói chung. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác xếp dỡ, tổ
chức và quản lý tốt, phù hợp thực tế, mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Đồng thời cải tiến
công tác quản lý xếp dỡ, dầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được đòi hỏi của
kinh tế thị trường trong những năm tới bằng cách giao quyền tự chủ kinh doanh cho từng
đơn vị, tổ chức trả lương cho cơng nhân theo hình thức khốn gọn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Nghi
Lớp: KT19D
Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

4


MSSV: 1954010137

NHỮNG SỐ LIỆU CHO TRƯỚC
- Loại hàng: Container
- Khối lượng thông qua: 2900 (103TEU/năm)
- Thời gian khai thác cảng trong năm: 365 (ngày/năm)
- Hệ số lưu kho: 0,6
- Thời gian hàng lưu kho bình quân (thời gian bảo quản): 7 (ngày)
- Hệ số hàng đến cảng không đều giữa các ngày trong năm: 1,3
YÊU CẦU:
Nêu đặc điểm và quy cách hàng hố
Chọn thiết bị xếp dỡ và cơng cụ mang hàng
Chọn tàu biển mẫu
Chọn kết cấu sơ đồ công nghệ xếp dỡ
Tính năng suất của thiết bị xếp dỡ

Tính tốn năng lực của tuyến tiền phương
Tính tốn năng lực của tuyến hậu phương
Tính diện tích kho bãi
Bố trí nhân lực trong các phương án xếp dỡ
Tính các chỉ tiêu lao động chủ yếu
Tính chi phí đầu tư xây dựng cảng
Tính chi phí hoạt động của cảng
Tính các chỉ tiêu hiệu quả cơng tác xếp dỡ
Xây dựng quy trình cơng nghệ xếp dỡ
Lập kế hoạch giải phóng tàu

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

5


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY CÁCH HÀNG CONTAINER
1.1 Đặc điểm và quy cách hàng container
1.1.1 Đặc điểm hàng container
- Container là một loại bao bì đặc biệt, có tính bền chắc , đáp ứng được nhu cầu sử
dụng nhiều lần.
- Có cấu tạo riêng biệt, thuận lợi cho việc chuyên chở hàng bằng nhiều phương
thức khác nhau mà không cần dỡ hàng hoặc đóng gói hàng nhiều ở dọc đường.
- Được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng và rút hàng ra khỏi container.
- Có thể tích chứa hàng bên trong bằng hoặc lớn hơn 1

.

- Container còn là công cụ, đối tượng mua bán hoặc thuê mướn riêng lẻ.
- Trọng lượng có hàng Q=24T - 35T, khơng hàng Q=2,37-5,87 T

- Tàu chuyên chở container có thể là tàu chuyên dùng hoặc tàu chở hàng khô.
1.1.2 Cấu trúc hàng container
Cấu trúc Container tổng hợp hay thông dụng bao gồm các bộ phận sau:
+ Bộ khung (Frame)
+ Đáy và mặt sàn (Bottom and Floor)
+ Tấm mái (Roof Panel)
+ Vách dọc (Side wall)
+ Mặt trước (Front end wall)
+ Mặt sau và cửa (Rear end wall and
door)
+ Góc lắp ghép (Corner Fittings)
( Hình minh họa )
1.1.3 Kích thước container
Trong lĩnh vực vận tải Container, kích thước Container gồm có ba loại sơ bộ phổ
biến nhất:
- Container 20'DC: dài 6m, rộng 2,4m, cao 2,6m.
- Container 40'DC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,6m.
- Container 40'HC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,9m.

Bên dưới là các thông số cụ thể cho các loại Container:

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

6


Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

7



Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

8


Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

9


1.1.4 Phân loại container
Có nhiều cách phân loại container:
- Phân theo cách sử dụng:
+ Container bách hóa
+ Container bảo ơn: container lạnh, container cách nhiệt, container thơng gió.
+ Container đặc biệt: Container hàng khô rời, container bồn, container mở mái,
container mặt bằng, container mặt bằng có vách 2 đầu, container vách dọc mở, container
chở ô tô, container chở động vật, container có sức chở lớn.
- Phân theo vật liệu chế tạo:
+ Container làm bằng thép
+ Container làm bằng nhôm
+ Container làm bằng chất dẻo FRP
- Phân loại theo cấu trúc:
+ Container kín (Closed Container)
+ Container mở (Open Container)
+ Container khung (France Container)
+ Container gấp (Tilt Container)
+ Container phẳng (Flat Container)
+ Container có bánh lăn (Rolling Container)

1.1.5 Ký nhãn hiệu và tiêu chuẩn hóa container
a. Ký nhãn hiệu

(Hình minh họa ký nhãn hiệu container)

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

10


Căn cứ theo những quy định của ISO (International Organization of
Standardization) và một số tổ chức quốc tế liên quan đến vận chuyển Container, mỗi
Container phải được đánh nhãn hiệu và gắn biểu thị kèm theo.
Mã số sở hữu: Được biểu thị bằng 4 chữ cái Latinh, 3 chữ đầu tiên do chủ sở hữu
Container tự chọn, chứ thứ tư là “U” tức là Container được tiêu chuẩn hóa theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Mã số Series sản xuất và mã số kiểm tra: gồm 7 kí tự số tiếp theo mã sơ chủ sở hữu,
trong đó 6 sốđầu tiên là số series và số thứ 7 được đóng khung là mã số được dùng để
kiểm tra.
Ví dụ: MOLU 2940503
MOLU: Mã chủ sở hữu (Mitsui OSK Lines)
294050: Số series
3 : Số kiểm tra
Mã số nước: thường có 2 hoặc 3 chữ số tùy thuộc vào từng nước.
Mã cỡ, mã kiểu: 2 số tiếp theo mã số nước là mã cỡ, 2 số sau là mã kiểu.
Ví dụ: JP 21G1
JP: Mã nước (Japan)
21: Mã cỡ
G1: Mã kiểu
Bảng 1.1: Tải trọng tối đa của các loại container

Container

10’

20’

30’

40’

Tổng trọng tải tối đa (kg)

10.160

30.230

25.400

30.480

Tổng tải trọng tối đa là tổng lượng Container tối đa gồm cả trọng lượng hàng và vỏ.
Tải trọng tối đa: là lượng hàng tối đa cho phép vào Container.
Trọng lượng vỏ: là trọng lượng vỏ Container

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

11


Biển “chứng nhận an toàn CSC” (CSC: Safety Approval) những Container đãđược

cơ quan có thẩm quyền chứng nhận phù hợp với quy tắc của cơng ước an tồn vận
chuyển Container thì được phép gắn biểu hiện này ở nơi dễ thấy trên Container.
Biển chứng nhận TIR (TIR Approval Plate): những Container được chứng nhận
theo quy tắc hải quan CCC (Customs Co-Operation Council) và quy tắc hải quan về
chuyên chở bằng đường bộ theo bìa số TIR (Transport International Routier) thì được
phép gắn biển chứng nhận TIR.
Ngồi các mã kí hiệu, biểu hiện, dấu hiệu biểu thị nói trên, có thể cịn ghi trên
Container dấu chứng nhận giám định của cơng ty đăng kiểm quốc tế như Lloyd’s
Register of Shipping, American Bureau of Shipping,…

b. Tiêu chuẩn hóa Container
 Tiêu chuẩn hóa theo kích cỡ:
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn hóa theo kích cỡ của container
MÃ CHIỀU DÀI

Mã số

Chiều dài

MÃ CHIỀU CAO – CHIỀU NGANG

Chiều

Ngang

cao(feet)

8’2438m

Ngang >2438mm

≤2500 mm

Ngang>2500
mm

1

10’

8’

0

2

20’

8’6’’

2

C

L

3

30’

9’


4

D

M

4

40’

9’6’’

5
6

E
F

N
P

B

8

G

9


H
L
M
N

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

12


 Tiêu chuẩn hóa về mã cỡ:
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn hóa về mã cỡ của container (Chiều rộng 8’)
Ch.
cao

8’

8’6’’

9’6’’

Khơng
rãnh

Có rãnh

Khơng
rãnh

Có rãnh


Khơng
rãnh

20’

20

21

22

23

24

25

30’

30

31

32

33

34


35

40’

40

41

42

43

44

45

Ch.dài

Có rãnh

 Tiêu chuẩn hóa về mã kiểu:
 Mã cũ:
- Container bách hóa:
+ Kiểu kín

00-09

+ Có lỗ thơng gió

10-19


+ Mở mái

50-53/56-59

- Container bảo ơn:
+ Cách nhiệt

20-29

+ Lạnh

30-39

+ Lạnh có thiết bị tháo lắp

40-49

- Container bồn:
+ Bồn chất lỏng

70-74

+ Bồn chất khí

75-78

+ Bồn chất khác

79


- Container hàng rời:
+ Tự thốt

80

+ Thốt ra nhờ máy hút

81

- Container mặt bằng:

60

- Container mặt bằng có vách 2 đầu:
+ Vách cố định
Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

61-62
13


+ Vách có thể gấp lại

63-64

+ Vách mở có mái

65-69


+ Vách 1 mái mở

54-55

- Container vận chuyển bằng đường hàng khơng:

90-99

 Mã mới:
G1

Container kín, thơng gió tự nhiên

V2

Container bách hóa, có hệ thống thơng gió bằng cơ khí gắn bên trong

V4

Container bách hóa, có hệ thống thơng gió bằng cơ khí gắn bên ngồi

S0

Container chở súc vật sống

S1

Container chở ơ tơ

S2


Container chở cá

B1

Container chở hàng rời tự thốt

B3,B4 Container chở hàng rời dỡ bằng máy hút
R1

Container lạnh, cắm điện ngoài, thiết bị lạnh gắn liền

R2

Container lạnh, có máy tự phát

U1

Container loại mở mái

P1

Container mặt bằng, có 2 vách cố định

P3

Container mặt bằng, có 2 vách đầu được gộp lại

T6


Container bồn

1.1.6 Khả năng chất xếp của một số kiểu container
Bảng 1.4: Khả năng chất xếp của một số kiểu container
Loại Container
Tỉ trọng tối đa W
Dung tích bên
Tỉ trọng chất xếp
3
hàng khơ
(MT)
trongM (m )
W/M
Cỡ 20’

18.72

31.17

0.600

Cỡ 40’

27.58

67.64

0.407

Kiểu 20’ mái mở


18.37

30.29

0.606

Kiểu 20’ mái bằng

17.81

26.98

0.606

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

14


1.2 Quy cách hàng container
1.2.1 Phương pháp chất xếp và bảo quản
* Những căn cứ khi lập hồ sơ xếp hàng lên tàu:
+ Trọng lượng xếp chồng và hạn chế trọng lượng
+ Cảng xoay vòng
+ Phân bố trọng lượng
+ Điểm tiếp lạnh
+ Hạn chế năng lực của cầu tàu
+ Giới hạn trọng tải tàu
+ Trình tự phân ngăn và sơ đồ bãi xuất

* Phân bố trọng lượng:
+ Với những Container cùng loại, Container nào nặng nên ưu tiên xếp thấp vì lí do
ổn định tàu.
+ Trọng lượng được phân bố đều hai bên mạn và mũi lái.
+ Phân bố trọng lượng phù hợp với giới hạn tải trọng trên boong và dưới hầm.
*Phương pháp chất xếp và bảo quản hàng container:
a. Dưới hầm tàu
Container xếp theo từng lớp chồng khít tầng trên với tầng dưới hoặc vào các khóa
giữa các lớp hàng. Hàng được xếp từ trong vách hầm ra ngoài miệng hầm, các lớp hàng
xếp trên mặt boong được lắp thêm khoá liên kết các container với nhau và neo vào mạn
tàu. Các container xếp trên boong cao hai lớp phải dùng khóa liên kết dọc giữa hai lớp và
phải chằng buộc vào tàu chắc chắn.
Chú ý:
- Trong hầm xếp hết lớp dưới đến lớp trên, trừ những tàu có vỏ rãnh dẫn hướng các
lớp phải có khóa liên kết.
- Lớp Container tiếp xúc sàn tàu hoặc boong tàu, phải gắn vào chốt định vị.
- Các hàng Container theo Row nếu khơng có rãnh dẫn hướng, phải liên kết với
nhau bằng gù nối.
- Container xếp trên boong từ lớp thứ hai trở lên phải chằng buộc đúng quy định.
b. Trên xe tải

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

15


Container được xếp đúng vào các vị trí có lắp khóa trên sàn phương tiện, hoặc vào
đúng vị trí sàn xe vận chuyển.
c. Trên bãi
Container hàng xuất: Kể cả FCL và LCL, xếp phân tách theo cảng dỡ hàng, tàu, cỡ

và loại, nhóm trọng lượng.
Container hàng nhận:
- Loại FCL: Phân tích theo hãng tàu, cỡ và loại, với những lơ hàng lớn có thể xếp
phân tách theo B/L.
- Loại LCL: Phân tách theo hãng tàu, cỡ và loại, chủ khai thác.
+ Container chuyển tải: Xếp như Container hàng xuất.
+ Container rỗng: Xếp phân tách theo hãng tàu, cỡ và loại, chủ khai thác.
+ Container đặc biệt:Xếp phân cách theo cỡ và loại, chủ khai thác :
- Container loại bệ phẳng, hở nóc: phân cách theo cảng dỡ hàng, cỡ và loại, nhóm
trọng lượng.
- Container quá cao: Chỉ xếp 1 tầng.
- Container quá rộng: không nên xếp thành khối. Khi cần, xếp cách hàng phân tách
theo cảng dỡ hàng, cỡ và loại, nhóm trọng lượng.
Chú ý:
- Container được xếp thành các lô các dãy, tại các bãi do Reachstacker làm hàng
Container có hàng có thể chất cao tối đa 5 tầng, với RTG là 4 tầng nếu bằng xe nâng 3
tầng. Các Container rỗng thì có thể chất cao 5 tầng.
- Đảm bảo khi xếp chồng các Container phải tiếp xúc với nhau tại các khớp góc,
khơng được chồng Container 20 feet lên Container 40 feet.
- Container được bảo quản tại các bãi chun dùng có khả năng chịu lực, khơng bị
đọng nước với độ nghiêng thích hợp đảm bảo độ ổn định của chồng hàng theo chiều cao.
Trong trường hợp có dự báo bão, Container phải được xếp thành khối.
1.2.2 Cách đánh số container
a. Cách đánh số Container dưới tàu
 Hệ thống đánh số dùng 6 kí tự:
Hệ thống này định danh vị trí mỗi Container trên tàu bằng mã số gồm 6 kí tự số
theo thứ tự: BAY – ROW – TIER

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137


16


 BAY:Được hiển thị bằng 2 số đầu của mã số, chỉ vị trí Container xếp theo chiều
dọc tàu, đánh số tăng dần từ mũi tàu về phía đi tàu.
- Những container loại 20’: đánh số 01; 03; 05…
- Những container loại 40’: đánh số 02; 04; 06…
- Mã số “BAY” của container 40’ là số chẵn nằm giữa 2 số lẻ định danh cho 2
container loại 20’ mà nó chiếm chỗ.
- Chẳng hạn: 06 là số BAY của container 40’ chiếm chỗ 2 BAY 05 và 07 (tức là
chiếm chỗ của 2 container 20’ nằm trên BAY 05 và BAY 07)
 ROW: được biểu thị bằng 2 số giữa của mã số, chỉ vị trí Container xếp theo chiều
ngang của tàu, đánh số tăng dần từ giữa tàu về phía 2 mạn.
- Các container nằm về phía mạn phải, đánh số 01; 03; 05…
- Các container nằm về phía mạn trái, đánh số 02; 04; 06…
- Container nằm chính giữa, đánh số 00.
 TIER: được biểu thị bằng 2 số cuối của mã số, chỉ vị trí Container theo chiều cao
xếp chồng trên tàu.
- Ở dưới hầm: đánh số 02; 04; 06…kể từ lớp dưới cùng trở lên.
- Ở trên boong: đánh số 82; 84; 86… kể từ lớp đầu tiên trên mặt boong trở lên.

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

17


Ví dụ: container đánh dấu đậm trên hình vẽ có mã vị trí Bay – Row – Tier: 180386
 Hệ thống đánh số gồm 4 kí tự :
 BAY: được biểu thị bằng 2 số đầu của mã số, chỉ số Container xếp theo chiều dọc
của tàu

 TIER: được biểu thị bằng số thứ 3 của mã số, chỉ vị trí Container theo chiều cao
xếp chồng trên tàu
 ROW: được biểu thị bằng số cuối cùng của mã số, chỉ vị trí Container theo chiều
ngang của tàu

Ví dụ: Container được đánh dấu trên hình có vị trí 3171

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

18


b. Cách đánh số Container trên bãi:
Ví dụ: Container có vị trí là C 02 01 B thuộc Block: C
Line: 02
Row: 01
Tier: B
Kỹ thuật chất xếp bảo quản hàng Container và đánh đấu đúng vị trí của Container sẽ
giúp cho cơng tác làm hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi đáp ứng được với năng suất
của thiết bị. Do vậy, cơng tác kỹ thuật càng tốt thì thời gian làm hàng càng ngắn, giúp ích
cho việc giải phóng tàu nhanh.

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

19


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ XẾP DỠ, CÔNG CỤ MANG HÀNG CONTAINER
2.1 Các thiết bị xếp dỡ
2.1.1 Thiết bị xếp dỡ ở tuyến tiền phương

Cẩu giàn Gantry - Crane
Bảng 2.1: Một số thông số kỹ thuật của Cẩu giàn Gantry - Crane
Thông số

Đơn vị

Trị số

1. Sức nâng lớn nhất dưới khung chụp

T

40

2. Sức nâng lớn nhất của móc nâng

T

54

3. Trọng lượng thiết bị mang Container

T

11

4. Khoảng cách giữa các tâm bánh xe

m


18

5.Tầm với làm việc lớn nhất tính từ tâm bánh xe phía biển

m

35

6. Tầm với làm việc lớn nhất tính từ tâm bánh xe phía bờ

m

16

7. Chiều cao nâng dưới khung chụp tính từ mặt bến

m

27

8. Độ sâu hạ tính từ mặt bến

m

12

9. Chiều cao nhỏ nhất ở dưới dầm ngang

m


13

m

17

11. Chiều dài lớn nhất của toàn bộ cần cẩu

m

25

12. Chiều cao lớn nhất của cẩu

m

71

13. Trọng lượng toàn bộ cần trục

T

530

Bánh

32

 Khung chụp và Container rỗng


m/ph

120

 Khung chụp và Container hàng

m/ph

40

16.Tốc độ dịch ngang của xe tới

m/ph

150

kW/HP

760/1040

10. Khoảng cách giữa các chân cống để Container vận
chuyển qua

14. Số lượng bánh xe
15. Tốc độ nâng

17. Công suất máy

2.1.2 Thiết bị xếp dỡ ở tuyến hậu phương
Để di chuyển Container từ cầu tàu vào trong bãi chứa và ngược lại, người ta sử

dụng thiết bị Reach Stacker, ngồi ra cịn có đầu kéo làm nhiệm vụ di chuyển Container
trong nội bộ cảng từ bãi này sang bãi khác.
Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

20


 Các thông số kĩ thuật của đầu kéo :
Bảng 2.2: Một số thông số kỹ thuật của đầu kéo
STT
1

2

3
4

5

Đơn
vị

Thông số
Kích thước có mc
- Dài
- Rộng
- Cao
Kích thước khơng có mc
- Dài
- Rộng

- Cao
Cơng suất
Trọng lượng
- Có mc
- Khơng mc
Tốc độ di chuyển:
+ Có hàng
+ Khơng có hàng

Trị số

m
m
m

16
2,5
3,15

m
m
m
HP

6,22
2,5
3,15
220

T

T

11,5
7,0

Km/h
Km/h

80
100

 Các thông số kĩ thuật của Reach Stacker
Bảng 2.3: Một số thông số kỹ thuật của Reach Steaker
STT
1
2
3
4
5

6
7
8

Thông số
Dài
Rộng
Cao
Chiều cao nâng
Tốc độ di chuyển

+ Có hàng
+ Khơng hàng
Trọng lượng
Cơng suất máy
Sức nâng
+ Lớp 1
+ Lớp 2
+ Lớp 3

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

Đơn vị

Trị số

m
m
m
m

10,5
6,05
4,9
14,9

Km/h
Km/h
T
Kw/Hp


21
23
65
235/320

T
T
T

42
27
13

21


2.2 Công cụ mang hàng
2.2.1 Giá cẩu (spreader)
Là thiết bị gắn khớp giữ, lắp đặt cho các cẩu để chụp vào nóc trên của container.Có
hai loại giá cẩu. Loại giá cẩu thô sơ chỉ gồm một khung thép chữ nhật kích thước cố định
tương ứng với chiều dài và chiêu rộng của container 20' và 40'. Loại giá cẩu tự động cấu
trúc phức tạp hơn, có chiều dài thay đổi được để phù hợp với chiều dài của nhiều loại
container.

Giá nâng container (thô sơ)

Giá nâng container (tự động)

2.2.2 Ngáng chụp Reach Stacker
- Loại 20’với kích thước: 6,09m x

2,438m
- Tải trọng cho phép : 24 T
- Tự trọng : w = 2 T
- Loại 40’ với kích thước : 12,19m x
2,438m
- Tải trọng cho phép : 38 T.
- Tự trọng : w = 3 T
- Số lượng: Mỗi máng 01 ngáng 20’
và 01 ngáng 40’

(Hình minh họa ngáng chụp)

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

22


2.2.3 Bộ gù rời container
 Hộp góc container – gù container:
Là một bộ phận không thể thiếu trên 1 container, nó rất quan trọng do phải chịu tải
lớn, do đó chất liệu và kỹ thuật chế tạo là vấn đề được người sử dụng hết sức quan trọng.
Hộp góc container – gù container dùng để cố
định thùng container và làm điểm móc cẩu,
với mỗi cơng gồm 1 bộ 8 cái.
Chất liệu: Thép nguyên khối.
Công nghệ đúc: được đúc và làm lạnh đột
ngột ở nhiệt độ -40 độ C do đó nó có khả
năng chịu tải lớn.
Bề mặt được xử lý sơn lót.
Kích thước chuẩn: dài x rộng x cao = 178 ×

162 × 118mm (hoặc lựa chọn)
Trọng lượng: 11.00Kgs
(Hộp góc container)
 Khóa gù container:
Khóa gù Container – Twistlock loại dùng khóa gù container với container để xếp
chồng và cố định an tồn trong q trình vận chuyển container trên tàu hoặc trong kho
bãi. Loại khóa gù container Cơng ty Phương Nam Phát cung cấp được chế tạo bằng loại
thép đặc biệt với bền mặt được xử lý nhúng kẽm nóng khơng rỉ sét khơng bị ăn mịn bởi
mơi trường khắc nghiệt nắng gió, hơi nước biển.
Thơng số kỹ thuật:
Chất liệu thép xử lý bề mặt: mạ kẽm nhúng nóng
Trọng lương: 4.5 Kg
Lực căng phương đứng: 500KN
Lực cắt: 420KN
Lực nén: 2000KN
Kết nối: móc khóa

Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

23


CHƯƠNG 3: TÀU BIỂN
Hàng hóa vận chuyển là hàng Container nên phương tiện vận tải là tàu Container
chuyên dụng. Một số đặc trưng cơ bản của tàu Container chuyên dụng:
- Trên tàu có các vách ngăn để giữ các Container nên không cần phải chằng buộc
thêm đối với hàng Container.
- Không trang bị cẩu tàu.
- Các vách ngăn trên boong gập xuống tạo thành nắp, khi không xếp hàng trên
boong.

Bảng 3.1: Các thông số kỹ thuật của tàu biển
STT
1

ĐẶC TRƯNG KĨ THUẬT
Trọng tải

ĐƠN VỊ

TRỊ SỐ

DWT

20,000

TEU

1,000

2

Chiều dài

m

182

3

Chiều rộng


m

27

4

Chiều cao tính đến sàn boong

m

12

5

Khoảng cách từ sàn boong đến
miệng hầm

m

1

6

Chiều cao Cabin

m

14


7

Mớn nước
+ Đầy hàng

m

9

+ Khơng hàng

m

6

8

Số hầm hàng

hầm

4

9

Kích thước miệng hầm

m2

40 x 13


Nguyễn Minh Nghi – 1954010137

24


×