Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.78 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG,
PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT
TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, NĂM 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________

___________

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG,
PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT
TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. PHAN ANH TUẤN

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học
của riêng tơi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ
tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hà


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

CNTT

Cơng nghệ thơng tin


TAND

Tịa án nhân dân

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc Hội

VKSND

Viện Kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG,

PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI
SẢN ............................................................................................................................. 8
1.1. Những vấn đề lý luận về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản .................................. 8
1.2. Lịch sử quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản ........................................................................................................ 27
1.3. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ......... 32
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG
MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THƠNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC
HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................ 38
2.1. Khái quát tình hình xét xử Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 38
2.2. Thực tiễn định tội danh Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh .............................................................................................. 41
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với Tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh............................................................... 50
2.4. Đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp hình sự về Tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................................ 59


Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢO ÁP DỤNG ĐÚNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG
VIỄN THƠNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ....................................................................................... 67
3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản ............................................................................................. 67
3.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản ......................................................................................... 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 85


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản là hành vi một người sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, phương tiện điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngày 27/11/2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, quy
định hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là tội phạm - quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự,
và đến năm 2017 sửa đổi, bổ sung vẫn giữ nguyên tên điều luật như Bộ luật Hình sự
năm 2015.
Trước đây, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản - được quy định tại Điều 226b Bộ luật Hình sự
năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là BLHS năm 1999) với tên Tội
sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản và được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Cơng an,
Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp, Bộ Thơng tin và Truyền thơng, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, Tịa án nhân dân tối cao ngày 10/9/2012 về việc hướng dẫn áp dụng quy

định của Bộ luật Hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
viễn thông. Hiện nay, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện
điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 290 Bộ luật
Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là BLHS năm 2015)
nhưng chưa có văn bản nào hướng dẫn.
Theo thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh đã xảy ra 760 vụ với 334 bị can phạm tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Qua
nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án và quy định của pháp luật về Tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy còn nhiều quan điểm
khác nhau trong việc áp dụng pháp luật để xác định dấu hiệu hành vi khách quan và
dấu hiệu định tội của tội danh này, cũng như những khó khăn, vướng mắc hiện nay

1


mà các cơ quan tiến hành tố tụng gặp phải khi tiến hành xử lý hình sự tội phạm này.
Do đó, việc nghiên cứu thực tiễn xét xử để hồn thiện, hướng dẫn áp dụng pháp luật
đối với tội phạm quy định tại Điều 290 BLHS hiện hành là vô cùng cần thiết và
quan trọng.
Xuất phát từ cơ sở đó, nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
mang tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các cơng trình nghiên cứu về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hiện nay rất hạn chế và
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tập trung, đầy đủ và thống nhất. Các
công trình nghiên cứu về tội phạm tại Điều 290 BLHS được cơng bố có thể kể đến

sau:
* Nhóm các giáo trình của các cơ sở đào tạo như:
- Trường Đại học luật Hà Nội (2015), “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập
II”, Nxb Công an nhân dân;
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), “Giáo trình phịng chống và điều tra
tội phạm máy tính”, Nxb Thơng tin và Truyền thơng;
- Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), “Giáo trình Luật
Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Quyển 2)”, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam
- Học viện Tư pháp (2011) “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam”, Nbx Tư pháp;
Các giáo trình này cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về dấu hiệu pháp
lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản làm cơ sở tham khảo cho luận văn nghiên cứu về lý luận
và quy định của pháp luật hình sự về tội này.
* Nhóm các sách bình luận Bộ luật hình sự và chuyên khảo liên quan đến nội
dung đề tài có thể kể đến:

2


- Nguyễn Đức Mai và các đồng tác giả (2010), “Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, phần các tội phạm”, Nxb Chính trị
quốc gia;
- Phạm Văn Lợi và các đồng tác giả (2007),“Tội phạm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin”, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Cơng trình này nghiên cứu chủ yếu một số
đặc điểm của tội phạm Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung.
- Trần Minh Hưởng và đồng tác giả (2009), “Bình luận khoa học Bộ luật hình
sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 tập I” , Nxb Lao động;
Những sách nêu trên có nội dung chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân tích các
dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, lý luận chung về định tội danh. Đây là tài
liệu quan trọng cho luận văn tham khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, lý
luận về định tội danh đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo luật Hình sự Việt
Nam.
* Nhóm các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài có thể
kể đến như:
- Đặng Trung Hà (2009), “Tội phạm công nghệ thông tin và sự khác biệt giữa
tội phạm công nghệ thông tin với tội phạm thơng thường”, Tạp chí Dân chủ & Pháp
luật số 3/2009, bài viết chủ yếu so sánh các tội phạm công nghệ cao với các tội
phạm thông thường.
- Lê Đăng Doanh (2006), “Về định tội danh đối với hành vi làm, sử dụng thẻ
tín dụng giả hay các loại thẻ khác để mua hàng hóa hoặc rút tiền tại các máy trả
tiền tự động của ngân hàng”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 17/2006;
- Lê Đăng Doanh (2006), "Thực trạng tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản có sử dụng cơng nghệ cao và một số giải pháp đấu tranh phòng chống tội
phạm nay ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO”, Tạp chí Tịa án nhân dân số
24/2006;
- Phạm Minh Tuyên (2013), “Một số vướng mắc và biện pháp xử lý tội phạm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm Sát,
Số 23/2013;

3


- Đào Anh Tới (2014), “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về chứng cứ điện tử trong
phòng, chống tội phạm cơng nghệ cao”, Tạp chí Kiểm Sát, Số Xn (01/2014);
- Lê Tường Vy (2015), “Bàn về tội Sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản”, Tạp chí Kiểm Sát, Số 5/2015;
- Đỗ Huyền Trang (2015), “Giải pháp xử lý, ngăn chặn và phịng ngừa tội

phạm cơng nghệ cao ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Số 22 (11/2015);
- Nguyễn Đình Trung (2016), “Cảnh báo một số hành vi lừa đảo qua mạng
máy tính, mạng internet hoặc sử dụng các phương tiện điện tử để lừa đảo chiếm
đoạt tài sản”, Tạp chí Kiểm sát, Số 10/2016.
Các bài viết trên đã nhận diện và làm sáng tỏ một số vấn đề về khái niệm, đặc
trưng, các dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và thực tiễn điều tra, truy
tố, xét xử hình sự tội phạm này; phân tích, đối chiếu và phân biệt tội phạm này với
một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự và đề xuất giải pháp hồn thiện
Tuy nhiên, các cơng trình này chỉ nghiên cứu các nội dung riêng lẻ của Tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản chứ chưa nghiên cứu đầy đủ một cách có hệ thống về tội phạm này ở cả
lý luận và thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu đầy đủ lý luận cũng như thực tiễn áp
dụng pháp luật Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là
cơng trình mới, khơng trùng lặp với bất cứ cơng trình khoa học nào, cịn nhiều vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối
với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản, Luận văn tìm ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
của những khó khăn, vướng mắc thời gian qua; từ đó kiến nghị và đề xuất các giải

4


pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội phạm này trên

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm, dấu hiệu pháp lý của Tội phạm sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản, quy định tại Điều 290 BLHS. Phân biệt Tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với các tội
phạm khác.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ
án cụ thể về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tìm ra
những vấn đề khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải
trong việc xác định dấu hiệu hành vi phạm tội.
- Từ việc tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp
luật, tác giả luận văn sẽ kiến nghị, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện quy định
của pháp luật về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án có liên quan tới tội phạm này trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là cơ sở lý luận, quy định của pháp luật
hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật trong xét xử đối với Tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
được quy định tại điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.


5


- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các vụ án Tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ năm
2016 đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin với phép duy vật biện chứng khoa học và biện chứng khoa học lịch sử; tư
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, lịch sử.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm tiến hành phân tích và tổng hợp
một cách khái quát các nội dung cần nghiên cứu trong Luận văn. Qua đó, phân tích
thành từng vấn đề để tìm hiểu cụ thể quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Đồng thời,
Luận văn tiến hành tổng hợp từng vấn đề lý luận đã phân tích, nhằm làm rõ, đầy đủ
và cụ thể về tội phạm này.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống nhau và
khác nhau trong quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về Tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với
một số tội phạm khác có liên quan và với quy định của tội phạm này trong luật hình
sự một số nước trên thế giới.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để bình luận các bản án trong thực
tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận

- Đề tài xây dựng được khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội phạm quy định tại
Điều 290 BLHS.
- Phân tích một cách tồn diện các quy định trong BLHS và văn bản hướng
dẫn thi hành về tội phạm quy định tại Điều 290 BLHS, so sánh với các quy định của

6


điều luật tương tự. Tìm ra những hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật về
Điều 290 BLHS hiện hành
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung, hồn thiện về mặt pháp
luật, làm cơ sở lý luận khoa học về tội phạm quy định tại Điều 290 BLHS;
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng pháp luật về Điều 290 BLHS, từ đó, đưa ra các kiến nghị có
cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc đó. Vì vậy, kết
quả nghiên cứu có thể được sử dụng để các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước nói
chung, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả áp dụng quy định của BLHS về Điều 290 BLHS. Ngoài ra, những kết quả
nghiên cứu của đề tài luận văn đạt được còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
học viên khác và cho những người có quan tâm trong quá trình cơng tác, học tập và
nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về Tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự
về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN
ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1. Những vấn đề lý luận về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
1.1.1. Khái niệm về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Trước khi tìm hiểu khái niệm về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chúng ta cần tìm
hiểu một số khái niệm sau về: mạng máy tính, mạng viễn thơng, mạng internet,
phương tiện điện tử, dữ liệu, thương mại điện tử, chiếm đoạt tài sản.
- Mạng máy tính: là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẽ dữ
liệu cho nhau.
- Mạng viễn thông: là một tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau
bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thơng.
Mạng viễn thơng gồm có: Mạng viễn thơng cơng cộng, mạng viễn thông riêng, mạng
nội bộ.
- Mạng Internet: là một hệ thống các mạng máy tính liên kết tồn cầu sử dụng
chuẩn Internet Protocol Suite (TCP/IP) để phục vụ hàng tỷ người dùng trên khắp thế
giới. Nó là mạng của các mạng, bao gồm hàng triệu mạng cá nhân, mạng cộng
đồng, trường đại học, doanh nghiệp, chính phủ, từ từng địa phương đến phạm vi

toàn cầu, liên kết với nhau. Internet chứa đựng phạm vi nguồn thông tin và dịch vụ
vô cùng lớn, như World Wide Web (WWW) và hạ tầng hỗ trợ sử dụng thư điện tử
(http://en Wikipedia.org/wiki/Internet). Theo quy định tại Điều 3 Luật viễn thông
năm 2018 thì mạng Internet cịn được hiểu là hệ thống thơng tin toàn cầu sử dụng
giao thức Internet và tài nguyên Internet đi cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác
nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.

8


- Phương tiện điện tử: là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện
tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện tử hoặc cơng nghệ
tương tự như: Điện thoại, máy tính...
- Tội phạm: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do
người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an
tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của BLHS phải bị xử lý hình sự.
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm trong lĩnh vực cơng nghệ
thơng tin, hay cịn gọi là tội phạm công nghệ cao. Dựa vào khái niệm tội phạm được
quy định trong BLHS, có thể đưa ra khái niệm về Tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do một người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi thực hiện với lỗi cố ý bằng việc sử dụng phương tiện phạm
tội là mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm xâm phạm và phá
vỡ hoạt động cùng với sự an toàn của hệ thống cơng nghệ thơng tin được pháp luật

hình sự bảo vệ, qua đó xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân được pháp luật bảo vệ.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tại Điều 290 về Tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như
sau:
1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng hoặc phương tiện điện
tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các

9


trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo
khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá
nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa,
dịch vụ;
b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm
đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm
chiếm đoạt tài sản;
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ,
huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm
chiếm đoạt tài sản;
đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt
tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:
a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chun nghiệp;
d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:

10


a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 290 BLHS năm 2015 là căn cứ pháp lý để làm rõ cấu thành tội phạm của
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân biệt tội phạm này
với những tội phạm khác. Đây là căn cứ pháp lý để Tịa án quy kết người nào đó có
phạm tội Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hay khơng.
Khoa học pháp lý về hình sự xác định “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn

thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” có 04 yếu tố cấu
thành tội phạm, đó là: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan
của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm. Bốn yếu tố cấu thành tội phạm này có
mối liên hệ mật thiết, bổ trợ lẫn nhau, cụ thể như sau:
1.1.2.1. Khách thể của tội phạm:
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Chương XXI - Các tội phạm xâm
phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng. Như vậy, có thể thấy việc sắp xếp tội
trên trong Bộ luật Hình sự Việt Nam phản ánh khách thể của tội phạm này nằm
trong khách thể loại của nhóm tội an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng.
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản là xâm phạm hoạt động bình thường của hệ thống cơng
nghệ thơng tin và cịn xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích vật chất cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân đó. Như vậy, khách thể trực tiếp của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là xâm phạm
sự an tồn của hệ thống cơng nghệ thơng tin (an tồn trong lĩnh vực cơng nghệ
thơng tin) và qua đó xâm hại quan hệ sở hữu của người khác.

11


1.1.2.2. Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là người có đầy đủ năng lực chịu
TNHS và đạt độ tuổi do luật định.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có nhiều quy định sửa đổi quan
trọng về chủ thể tội phạm, trong đó có quy định về TNHS theo độ tuổi và TNHS
của pháp nhân thương mại. Những sửa đổi này liên quan trực tiếp đến việc xác định
TNHS của người thực hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định
tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171,
173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304
của Bộ luật này. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Điều luật cũng đã cụ thể các tội phạm mà người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phải chịu TNHS về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, chủ thể của tội này là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách
nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 về phạm vi chịu trách nhiệm của
pháp nhân thương mại thì pháp nhân thương mại chỉ chịu TNHS với 32 tội danh.
Cũng theo quy định này, pháp nhân thương mại không phải là chủ thể của Tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản.
1.1.2.3. Mặt khách quan của tội phạm:
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản là những hành vi do người phạm tội thực hiện thông qua
việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử.

12


Việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử là dấu
hiệu của tội phạm và là cơ sở để phân biệt tội phạm này với các tội xâm phạm sở
hữu khác.
So với Điều 226b BLHS năm 1999 quy định “người nào sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong các hành

vi sau đây” thì Điều 290 BLHS năm 2015 nhà làm luật đã có cách quy định mới
mang tính chất loại trừ về hành vi khách quan của tội phạm này, cụ thể: “người nào
sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện một trong
những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này”. Như vậy, quy định này giúp cho việc áp
dụng pháp luật được thống nhất, tránh trường hợp định sai tội danh giữa Tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản với Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 174).
Các hành vi khách quan của Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều
290 BLHS năm 2015, bao gồm:
- Thứ nhất, Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ
chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng
hóa, dịch vụ;
Trong thực tiễn, các đối tượng phạm tội bằng nhiều cách có được thơng tin về
tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân rồi từ đó thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản, bằng các phương thức thực hiện như sau:
+ Dùng máy cà thẻ ghi trộm dãy số trên thẻ (Skimming);
+ Sử dụng phần mềm gián điệp để lấy thông tin gõ từ bàn phím;
+ Truy cập bất hợp pháp vào website, cơ sở dữ liệu để lấy cắp thông tin cá
nhân, thơng tin thẻ tín dụng;
+ Tạo ra một trang web ngân hàng hoặc trang web bán hàng giả rồi yêu cầu
người dùng nhập user name, password trên trang web đó. Cách phổ biến nhất là lập
ra các trang web ngân hàng giả, hoặc trang web bán hàng giả ở nước ngồi, sau đó

13


gửi e-mail nặc danh với nội dung: Để đảm bảo an ninh, yêu cầu khách hàng đổi

password hay khai lại những thông tin liên quan tài khoản ngay trên trang web, rồi
từ đó lấy cắp được thơng tin tài khoản;
+ Thu thập, mua bán thơng tin thẻ tín dụng trên một số diễn đàn của hacker;
+ Lợi dụng vị trí cơng việc của mình (như: Nhân viên bảo trì hệ thống, an ninh
mạng...) để truy cập trái phép và lấy cắp những thơng tin đó;
+ Lợi dụng sự sơ hở của nhân viên ngân hàng và những thông tin của cá nhân,
tổ chức rồi thực hiện việc rút tiền tại các ngân hàng một cách công khai mà ngân
hàng không hề hay biết. Ví dụ: lấy chứng minh nhân dân của người khác rồi làm giả
chữ ký của cá nhân và lấy các thông tin của cá nhân, tổ chức để hợp thức hóa rút
tiền tại ngân hàng một cách bất hợp pháp.
Vụ án điển hình: Nguyễn Anh Tuấn - nhân viên ngân hàng Thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh,
lợi dụng sự hiểu biết nghiệp vụ ngân hàng và vị trí cơng tác của mình lấy cắp thơng
tin tài khoản của khách hàng để chiếm đoạt tài sản của các chi nhánh thuộc
Vietcombank. Cụ thể, Tuấn đã dùng mã truy cập cá nhân được ngân hàng cấp cho
mỗi nhân viên đột nhập vào nhiều tài khoản, trong đó có tài khoản Cơng ty TNHH
Tiger Gold Co. Ltd (có trụ sở hoạt động ngồi lãnh thổ Việt Nam). Cơng ty này mở
tài khoản giao dịch tại Sở Giao dịch Vietcombank do ông Đỗ Công Minh - Giám
đốc Công ty làm chủ tài khoản, bà Nguyễn Hồng Xuân là người được ủy quyền chủ
tài khoản. Sau khi vào mạng nội bộ của ngân hàng truy cập vào tài khoản này, Tuấn
copy chữ ký của chủ tài khoản. Lúc này Công ty TNHH Tiger Gold Co.Ltd chưa
đăng ký mẫu dấu và chữ ký kế tốn cơng ty. Tuấn đã dùng giấy rút tiền theo mẫu in
sẵn của Vietcombank, giả chữ ký của ông Đỗ Công Minh (chủ tài khoản) ký vào
giấy rút tiền với nội dung “’Rút 15.000 USD, bán ngoại tệ cho ngân hàng lấy đồng
Việt Nam”. Sau đó, Tuấn dùng chứng minh nhân dân mang tên Lê Khả Tuyên đến
cửa giao dịch số 6 của Vietcombank Hải Dương để rút 240.105.000 đồng (tương
đương 15.000 USD). Với thủ đoạn tương tự, Nguyễn Anh Tuấn tiếp tục giả chữ ký
của ông Đỗ Công Minh ký vào giấy rút tiền với nội dung “Rút 50.113 USD, để
thanh tốn cho Cơng ty TNHH Flemig Co. Ltd”, rồi dùng chứng minh nhân dân


14


mang tên Lê Khả Tuyên đến Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh để rút
805.566.475 đồng (tương đương 50.113 USD). Trong khoản thời gian từ tháng
5/2015 đến tháng 8/2015, Nguyễn An Tuấn đã rút được tổng cộng hơn 1,6 tỷ đồng
từ các máy ATM của Vietcombank.
- Thứ hai, Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm
chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ;
Thực tiễn cho thấy, hành vi này có những đặc trưng cụ thể sau:
+ Một là, hành vi làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi sử
dụng thiết bị chuyên dụng, phần mềm và thông tin tài khoản, thông tin thẻ ngân hàng
phát hành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân (gồm: số tài khoản, họ tên chủ thẻ, logo ngân
hàng phát hành thẻ, số thẻ, thời gian phát hành, thời gian hết hạn, mã số bảo mật của
thẻ như CVV2, CVVC, CSC...) để làm ra thẻ có chứa đựng những thông tin, dữ liệu
cần thiết theo quy định của ngân hàng phát hành rồi sử dụng chiếm đoạt tài sản.
Thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng ở đây thường là của người nước ngoài mở tại các
ngân hàng ở nước ngồi.
Vụ án điển hình: Năm 2017, Looi HawShyan và A Phong người Malaysia
nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch dài hạn. Sau khi đến Việt Nam, Looi
HawShyan được A Phong hướng dẫn qua điện thoại cách sử dụng thiết bị làm thẻ
ngân hàng giả. A Phong cho người có tên là NUN giao phơi thẻ đến cho Looi
HawShyan. Sau 05 lần nhận tổng cộng gần 200 phôi thẻ từ NUN giao. Cách thức
giao phôi thẻ được thực hiện như sau: NUN bỏ phôi thẻ vào bao thuốc lá, đặt trong
nhà vệ sinh của khách sạn rồi điện báo cho Looi HawShyan đến lấy. Sau khi nhận
phôi thẻ, Looi HawShyan dùng thiết bị in dữ liệu vào thẻ (Dữ liệu do A Phong gửi
vào email của Looi HawShyan). Kết quả, Looi HawShyan đã làm đươc khoảng 175
thẻ ngân hàng giả, trong đó có 60 loại thẻ giả ATM, 115 thẻ giả loại Visa và Master.
A Phong thỏa thuận chia cho Looi HawShyan hưởng 5% số tiền chiếm đoạt được và
Looi HawShyan giao thẻ cho các đối tượng của A Phong để thực hiện các giao dịch

rút tiền và thanh tốn hàng hóa, dịch vụ với số lượng hàng trăm triệu đồng trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

15


Lưu ý: Quá trình đấu tranh với tội phạm này thời gian qua trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy đối tượng phạm tội thường thực hiện những thủ đoạn
sau để đánh cắp thông tin về thẻ, tài khoản ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân
như: Cài chíp vào máy đọc thẻ thanh tốn tại ngân hàng, cơ sở tài chính, nhà hàng,
siêu thị hoặc máy ATM... để đọc dữ liệu của thẻ, sau đó dùng phần mềm và thiết bị
chuyên dụng sao chép mã thẻ lấy cắp được vào một thẻ trắng khác (thẻ chưa ghi
mã) để làm ra những thẻ giả giống như thẻ thật để sử dụng làm công cụ ăn cắp tiền.
Sau khi làm được thẻ giả, đối tượng phạm tội sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thanh
tốn hàng hóa, dịch vụ tại máy rút tiền tự động (máy ATM) của các ngân hàng
trong nước; thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ tại điểm chấp nhận thanh tốn
thẻ. Với máy Pos, người sử dụng có thể di chuyển đến nơi khác ngồi vị trí đăng ký
đặt máy để thanh toán miễn kết nối với line điện thoại cố định có tín hiệu) với u
cầu bắt buộc phải xuất trình thẻ vật lý để nhân viên thanh toán quẹt thẻ vào bộ đầu
đọc kết nối với cơ sở dữ liệu của ngân hàng để thanh toán. Hành vi chiếm đoạt tài
sản này xảy ra ở máy rút tiền tự động hoặc điểm chấp nhận thanh toán thẻ như siêu
thị, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, sân bay... Tinh vi hơn, đối tượng phạm tội ở
Việt Nam móc nối với các đường dây rút tiền tại nước ngoài và cung cấp thẻ tín
dụng cho những đối tượng sống ở đó. Các đối tượng này sẽ thực hiện rút tiền tại các
hệ thống ATM ở nước ngoài. Số tiền rút được chúng ăn chia với nhau, thường với
tỷ lệ 50/50 (người cung cấp thẻ/người rút tiền). Tiền ăn chia đó được chuyển về
Việt Nam và đối tượng cung cấp thẻ trong nước chỉ việc mang chứng minh nhân
dân đến ngân hàng hoặc bưu điện để nhận tiền.
+ Hai là, hành vi sử dụng thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ
chức, cá nhân để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ. Đây là hành vi sử dụng trái phép

thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ mà khơng u
cầu xuất trình thẻ, kiểm tra thẻ (khơng u cầu xuất trình thẻ vật lý) mà chỉ cần kết
nối mạng để khai báo số thẻ, thời gian hết hạn, mã bảo mật khi thanh toán hàng hóa,
dịch vụ. Để thực hiện được giao dịch thanh tốn hàng hóa, dịch vụ, chủ thẻ/chủ tài
khoản phải đăng ký trước dịch vụ thanh toán trực tuyến (internet - banking) với

16


ngân hàng phát hành thẻ để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ qua các cổng thanh tốn
trực tuyến hoặc thơng qua cổng thanh tốn trung gian như là ví điện tử.
Vụ án điển hình: Nguyễn Thái Thơng là sinh viên Học viện Cơng nghệ thơng
tin tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng trái phép thơng tin thẻ tín dụng của người
nước ngoài mua 150 vé máy bay điện tử trên www.vietnamair.com.vn của Hãng
hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) để bán lại cho người có nhu
cầu. Là sinh viên CNTT, Nguyễn Thái Thông thường lên mạng nghiên cứu, tìm
hiểu thơng tin và học hỏi các hacker khác về việc hack các trang web trên mạng và
biết được cách có thể sử dụng “Credit card (thẻ tín dụng) chùa” đặt mua vé máy bay
và hàng hóa tại các trang web cho phép thanh tốn bằng thẻ tín dụng để sử dụng,
hoặc bán lấy tiền tiêu xài. Thấy dễ kiếm tiền, Thơng nhờ người có tên Huỳnh Thị
Ngọc Trâm mở đại lý bán vé máy bay để bán vé do Thơng cung cấp. Theo thỏa
thuận, Thơng sẽ trích hoa hồng cho đại lý này 200.000 đồng/01 vé. Từ tháng
2/2016, khi khách hàng đến đặt mua vé, Trâm liên lạc với Thơng qua Zalo hoặc
điện thoại di động, sau đó Thơng gửi vé điện tử cho Trâm (vé được Thông đặt mua
trực tuyến bằng các thơng tin thẻ tín dụng mà Thông lấy được). Trâm nhận vé điện
tử từ email, sửa chữa lại thông tin trên vé cho phù hợp với mẫu mã của công ty, rồi
in vé ra bán trực tiếp cho khách hàng, thu tiền mặt với đúng giá thị trường. Cho đến
ngày bị bắt, tổng cộng Thơng cịn sử dụng trái phép thơng tin thẻ tín dụng của người
nước ngoài mua được 150 vé máy bay và đồ đạc các loại, gây thiệt hại hơn
286.000.000 đồng và hơn 1.000 USD.

+ Ba là, hành vi làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả
nhằm chiếm đoạt tài sản. Còn được hiểu là hành vi dùng tên, giấy tờ cá nhân để làm
thẻ, mở tài khoản ngân hàng, sau đó có thể là tàng trữ, bán, sử dụng, lưu hành nhằm
chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh tốn hàng hóa, dịch vụ.
Người bán sau khi nhận tiền của người mua thì cho rằng bản thân khơng cịn liên
quan hay có bất kỳ rắc rối nào đến tài khoản ngân hàng đó nữa. Song trên thực tế
chứng minh, tài khoản ngân hàng này thường được người mua sử dụng vào mục
đích lừa đảo. Khi đó, người mở tài khoản ngân hàng đã vơ tình tiếp tay cho đối
tượng lừa đảo.

17


Vụ án điển hình: Khoảng tháng 10/2013, Hồ Hồng Hồng Thủy vào làm việc
tại Cửa hàng Home Fresh Mart của chị Hà. Do muốn có được cơng thức pha chế cà
phê, sinh tố tại Cửa hàng nên Thủy có lên mạng tìm hiểu để tạo phần mềm gián điệp
cài vào máy tính laptop tại Cửa hàng. Thủy đã vào các diễn đàn online, làm theo
hướng dẫn để tạo ra phần mềm Andamax Keylogger. Chức năng của phần mềm này
là ghi lại thao tác bàn phím, chụp ảnh màn hình máy tính, người sử dụng. Khi máy
tính kết nối Internet, các thông tin này tự động gửi về email mà Thủy thiết lập:
, Thủy tạo file thực thi sao chép vào USB cá nhân. Đến
đầu tháng 12/2013, nhân lúc khơng có ai để ý, Thủy đã cấm USB vào máy tính hiệu
Acer Aspire S3 của cửa hàng và kích hoạt phần mềm gián điệp Ardamax Keylogger
để lấy thông tin. Trong quá trình làm việc tại cửa hàng, Thủy cũng để ý thấy chị Hà,
chủ Cửa hàng hay sử dụng ví điện tử để thanh toán tiền mua thẻ điện thoại, tiền
điện, tiền nước... sau khi bị đuổi việc tại Cửa hàng, Thủy đã sử dụng thơng tin về ví
điện tử homefreshmart và email cá nhân của chị Hà ()
gồm: tên đăng nhập và mật khẩu gửi về Email của
Thủy và tìm cách chiếm đoạt tiền trong ví. Cuối tháng 12/2013, Hồ Hồng Hồng
Thủy đã đăng nhập vào ví homefreshmart để chuyển tiền đến 03 tài khoản ví khác

cùng do Thủy tạo ra là: peterpen, lethanhhai1986, darkcomet1986. Sau đó, Thủy đặt
lệnh chuyển tiền từ ví lethanhhai1986 đến tài khoản cá nhân mang tên Lê Thanh
Hải, số tài khoản: 0108688832 mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, sử
dụng thẻ ATM rút 100.000 đồng (thẻ này anh trai của Hồ Hồng Hoàng Thủy là Hồ
Hoàng Thủy sử dụng Chứng minh nhân dân của Lê Thanh Hải do Hồ Hồng Hoàng
Thủy nhặt được để đi mở thẻ).
Đến ngày 06/01/2014, Hồ Hồng Hồng Thủy tiếp tục sử dụng tiền trong ví
homefreshmart để mua 60 thẻ cào điện thoại trả trước của Viettel và 10 thẻ Gate do
công ty FPT Online phát hành với tổng số tiền là 16.970.000 đồng. Sau khi mua,
Thủy đã nạp 04 thẻ cào vào số điện thoại của Thủy: 0984664767 (mỗi thẻ có mệnh
giá 10.000 đồng/thẻ); 04 thẻ cào vào số điện thoại của anh trai là Hồ Hồng
Thủy:0976894874 (mỗi thẻ có mệnh giá 10.000 đồng/thẻ). Số cịn lại, Thủy đã nạp
vào tài khoản Ngân lượng (), do Thủy sử dụng giấy

18


Chứng minh nhân dân của anh trai tạo và chuyển số tiền 13.300.000 đồng từ tài
khoản Ngân lượng đến tài khoản cá nhân của anh trai là Hồ Hoàng Thủy, số tài
khoản: 0103976486 mở tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đơng Á. Sau đó, Thủy
nhờ anh trai sử dụng giấy Chứng minh nhân dân của mình đến Ngân hàng để rút
toàn bộ số tiền nêu trên. Hồ Hồng Hoàng Thủy đã sử dụng số tiền nêu trên vào mục
đích sau: Nộp tiền học phí tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh:
6.500.000 đồng; trả tiền nhà trọ: 1.200.000 đồng; mua 01 điện thoại hiệu Samsung:
3.900.000 đồng; cịn lại, tiêu xài cá nhân. Hồ Hồng Hồng Thủy thừa nhận chính là
người đã sử dụng Email cá nhân của chị Hà: trao đổi
với Công ty Payoo đề nghị hồn lại tiền vào ví homefreshmart. Ngồi việc cài phần
mềm gián điệp Ardamax Keylogger vào máy tính Cửa hàng tiện lợi gia đình, Thủy
khơng sử dụng để làm gì khác, hiện nay phần mềm này trên USB đã xóa. Hồ Hồng
Hoàng Thủy đã thực hiện lại thao tác tải về và cài đặt trên máy tính đối với phần

mềm Andamax Keylogger. Trong q trình thực hiện, Thủy có nhờ anh ruột là Hồ
Hoàng Thủy sử dụng giấy Chứng minh nhân dân mang tên Lê Thanh Hải nhặt được
trên đường Gị Ơ Mơi, phường Phú Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh để mở
tài khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á và sử dụng giấy Chứng minh
nhân dân mang tên Hồ Hoàng Thủy để tạo tài khoản Ngân hàng chiếm đoạt tiền.
- Thứ ba, Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân
nhằm chiếm đoạt tài sản: tức là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập hoặc
sử dụng mã truy cập của người nào đó mà không được sự cho phép của họ để truy
cập nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản;
- Thứ tư, Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh
tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng: tức
là dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật về một sản phẩm, một
vấn đề, một lĩnh vực trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền
tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm
tạo niềm tin cho người có tài sản, người quản lý tài sản làm cho họ tưởng là thật mà
mua, bán, trao đổi hoặc đầu tư vào đó để chiếm đoạt;

19


×