Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điều 226b)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------------------

HOÀNG THỊ KIM ANH

TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG,
MẠNG INTERNET HOẶC THIẾT BỊ SỐ THỰC HIỆN
HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (ĐIỀU 226B)

Chuyên ngành: Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số

: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO THỊ OANH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.


Hoàng Thị Kim Anh


MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY
TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC THIẾT BỊ SỐ
THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ..............................................7
1.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐIỀU LUẬT ...............................................................7
1.1.1. Cơ sở khoa học .........................................................................................7
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................9
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT CỦA TỘI SỬ DỤNG
MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC
THIẾT BỊ SỐ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ...............13
1.2.1. Khái niệm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản .......................................13
1.2.2. Đặc điểm của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản..........................15
1.2.3. Bản chất của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản..........................16
1.3. QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

VÀ TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI
SẢN QUA MẠNG ............................................................................................18
CHƢƠNG II - QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI SỬ DỤNG
MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC
THIẾT BỊ SỐ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ...................24
2.1. DẤU HIỆU PHÁP LÝ .................................................................................24
2.1.1. Khách thể của tội phạm ..........................................................................24

2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm .................................................................26
2.1.3. Chủ thể của tội phạm ..............................................................................43


2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm ....................................................................44
2.2. HÌNH PHẠT .................................................................................................47
2.3. PHÂN BIỆT TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN
THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC THIẾT BỊ SỐ THỰC HIỆN HÀNH
VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC .................51
2.3.1.Phân biệt với tội trộm cắp tài sản (điều 138 BLHS) ...............................51
2.3.2. Phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 BLHS) ..............52
2.3.3. Phân biệt với các tội trong lĩnh vực CNTT (điều 224, 225, 226, 226a) .53
CHƢƠNG III - THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ
VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI SỬ DỤNG
MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC
THIẾT BỊ SỐ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ...................55
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN
THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC THIẾT BỊ SỐ THỰC HIỆN HÀNH
VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN .............................................................................55
3.2. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ......................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLHS :

Bộ luật Hình sự


CNTT :

Công nghệ thông tin

CTTP :

Cấu thành tội phạm

TAND :

Tòa án nhân dân

TMĐT :

Thương mại điện tử

TNHS :

Trách nhiệm hình sự


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia
có số người dùng internet lớn nhất thế giới và là nước đứng đầu ASEAN về số
lượng đăng ký tên miền quốc gia với 225970 tên miền năm 2012 [49]. Không
những thế, trong những năm gần đây, nước ta xếp thứ tư Đông Nam Á về ứng dụng

công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ mọi mặt đời sống xã hội [50], xếp thứ 56 thế
giới về chỉ số cạnh tranh CNTT năm 2009 [51] và được đánh giá là không lạc hậu
về CNTT [52]. Thực tế cũng cho thấy rằng tốc độ phát triển CNTT và ứng dụng
CNTT của nước ta đang phát triển một cách rõ rệt thể hiện trên các lĩnh vực lớn như
phạm vi phủ sóng của mạng viễn thông, mạng internet, tốc độ phát triển của các
thuê bao mạng, các sản phẩm CNTT được sử dụng rộng rãi. Theo xu hướng mới
của toàn thế giới cũng như chính sách áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt của
Chính phủ thì cho tới tháng 9 năm 2012 cả nước ta đã có tới 39 triệu tài khoản cá
nhân, thẻ ngân hàng đã được đông đảo người dân sử dụng với hơn 60 triệu thẻ và
339 thương hiệu thẻ. Tính từ đầu năm 2012 đến tháng 9 năm 2012 đã có gần 1,1
triệu ví điện tử được mở với khoảng 5 triệu giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt
trên 2550 tỷ đồng [56].
Tuy nhiên, sự phát triển CNTT ở nước ta cũng kéo theo những mặt hạn chế
nhất định. Có thể kể những bất cập phát sinh trong quá trình ứng dụng CNTT vào
cuộc sống như sau: năm 2011 Việt Nam đứng thứ 11 trên toàn cầu về các hoạt động
nhằm đe dọa tấn công mạng và hiểm họa mã độc; đã có khoảng 18,5 triệu thông tin
định danh bị rò rỉ [53]; năm 2012 xếp thứ 9 trong các nguồn phát tán thư rác [54] và
đứng thứ tư về các hoạt động “tiếp tay” cho thư rác [55]. Tội phạm lợi dụng CNTT
để chiếm đoạt tài sản ngày một gia tăng. Trong những năm gần đây, số vụ án bị
điều tra, phát hiện và xử lý ngày càng nhiều và có tính chất phức tạp. Các hành vi
phạm tội đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Phương thức, thủ đoạn của
người phạm tội ngày một tinh vi hơn. Do tính chất mở của mạng không gian ảo và


2

điện toán đám mây mà tội phạm có tính chất quốc tế rõ rệt. Người phạm tội chủ yếu
là những người trẻ tuổi, am hiểu về CNTT và sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nên
việc điều tra, phát hiện các hành vi phạm tội là rất khó khăn. Hơn nữa, quy định của
Bộ luật hình sự (BLHS) còn có nhiều điểm chưa hoàn thiện khiến cho việc điều tra,

xử lý tội phạm gặp rất nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra các vụ
người phạm tội làm giả thẻ ATM, rút tiền từ tài khoản thẻ ATM của người khác,
thanh toán từ tài khoản thẻ tín dụng bị lộ thông tin, các tin nhắn quảng cáo và lừa
đảo được gửi với số lượng khổng lồ… Cường độ hoạt động của tội phạm không
ngừng gia tăng. Chúng thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau, học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau để thực hiện hành vi một cách dễ dàng.
Trước tình hình đó, BLHS của nước ta đã có quy định về tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản nhưng chưa được áp dụng một cách hiệu quả. Việc phát hiện tội phạm
còn gặp nhiều khó khăn. Khi đã phát hiện tội phạm và đưa ra xử lý lại thiếu các cơ
sở pháp lý để áp dụng. Khi đưa ra xét xử thì cũng chưa thống nhất về định tội danh
và một số trường hợp còn xử lý chưa nghiêm đối với các hành vi của bị cáo.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức về tội phạm tại điều 226b là
chưa đầy đủ, thiếu những văn bản cụ thể hướng dẫn chi tiết những quy định của
điều luật này.
Theo quyết định số: 2453/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
27 tháng 12 năm 2011 về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 thì ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế thì việc hoàn thiện khung chính sách trong đó có
hoàn thiện các quy định của pháp luật là rất rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng.
Do đó, việc nghiên cứu tội phạm tại điều 226b là yêu cầu có tính cấp thiết. Chính vì
vậy mà tác giả đã lựa chọn đề tài tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Điều 226b mới được bổ sung vào BLHS năm 2009 nên những nghiên cứu về
tội này còn khá khiêm tốn.
Về mặt lý luận, đã có các công trình về tội phạm tại điều 226b được công bố
như sau:“Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập II” (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
năm 2010) của trường Đại học Luật Hà Nội [26]; “Bình luận khoa học Bộ luật Hình
sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm
2010) của TS. Nguyễn Đức Mai và đồng tác giả [18]; “Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 tập I” (Nxb Lao động, Hà Nội năm
2009) của TS. Trần Minh Hưởng và đồng tác giả [22]. Các công trình trên chủ yếu
nêu một cách khái quát và ngắn gọn những dấu hiệu pháp lý cũng như hình phạt của
tội phạm quy định tại điều 226b.
Đề cập tới tội phạm chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ cao có các công trình
như: “Tội phạm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin” (Nxb Tư pháp, Hà Nội năm
2007) của TS. Phạm Văn Lợi và đồng tác giả đã đề cập tới đặc điểm của tội phạm
CNTT nói chung, quy định của các quốc gia và tổ chức trên thế giới trong đó có tội
phạm chiếm đoạt tài sản bằng các thiết bị công nghệ cao; “Tội phạm công nghệ
thông tin và sự khác biệt giữa tội phạm công nghệ thông tin với tội phạm thông
thường” của tác giả Đặng Trung Hà, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 3 năm 2009 chủ
yếu so sánh tội phạm có sử dụng thiết bị công nghệ cao và tội phạm truyền thống. Các
công trình này không đề cập cụ thể hay mô tả chi tiết về các hành vi phạm tội tại điều
226b mà chỉ nghiên cứu tội phạm CNTT dưới góc độ chung chung.
Ngoài ra, còn có một số công trình khác như: “Tội trộm cắp tài sản và đấu
tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam” - Luận án tiến sĩ luật học của TS.
Hoàng Văn Hùng bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007; “Xác định tội
Trộm cắp tài sản đối với người lắp đặt thiết bị thu phát viễn thông để thu lợi bất
chính là có căn cứ” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh, Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm
2004; “Chưa có căn cứ để truy cứu TNHS đối với hành vi lắp đặt, sử dụng thiết bị
viễn thông trái phép” của tác giả TS. Lê Đăng Doanh, Tạp chí Toàn án nhân dân số



4

17 năm 2004; “Về định tội danh đối với hành vi làm, sử dụng thẻ tín dụng giả hay
các loại thẻ khác để mua hàng hóa hoặc rút tiền tại các máy trả tiền tự động của
các ngân hàng” của tác giả TS. Lê Đăng Doanh, Tạp chí Toàn án nhân dân số 17
năm 2006; “Lắp đặt, sử dụng thiết bị viễn thông để thu lợi cước điện thoại trái phép
– có thể bị truy tố về tội Kinh doanh trái phép” của tác giả Trần Vũ Hải, Tạp chí
Tòa án nhân dân số 22 năm 2004; “Về hành vi lắp đặt, sử dụng thiết bị viễn thông
trái phép để thu cước điện thoại – phạm tội gì” của PGS.TS. Dương Tuyết Miên,
Tạp chí Tòa án nhân dân số 17 năm 2004… Các công trình trên đã nghiên cứu hành
vi của tội phạm tại điều 226b nhưng chỉ là nghiên cứu riêng lẻ từng hành vi chứ
không nghiên cứu đầy đủ các hành vi của điều 226b.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn là xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho các kiến
nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tội phạm tại điều 226b. Để đạt
được mục đích này thì luận văn có nhiệm vụ vận dụng lý luận chung về tội phạm để
làm sáng tỏ những vấn đề quy định của pháp luật tại điều 226b, nghiên cứu thực
tiễn để tìm ra những điểm bất cập từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật hiện hành.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự các quy định của pháp luật
Việt Nam về tội phạm tại điều 226b, nghiên cứu quy định của luật hình sự một số
nước và tổ chức quốc tế về tội phạm này, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho
sự ra đời của điều luật và một số vụ án điển hình từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch dử; lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật; quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự. Phép duy vật biện chứng là
phương pháp luận để nhận thức bản chất của tội phạm tại điều 226b. Cặp phạm trù
cái chung và cái riêng là cơ sở để phân biệt tội phạm tại điều 226b với các tội phạm



5

khác… Quan điểm duy vật lịch sử là cơ sở để nghiên cứu các nguyên nhân ra đời
của điều luật. Quan điểm này cũng giúp tác giả hình dung thực trạng áp dụng pháp
luật trước khi và sau khi ra đời điều luật này.
Đề tài còn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp với một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh…
Nhờ các phương pháp nói trên, luận văn có thể làm rõ được quy định của tội phạm
tại điều 226b, làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật của điều luật, chỉ ra những hạn chế
của luật hình sự về tội phạm này để từ đó có hướng đề xuất hoàn thiện.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Đây là một công trình khoa học nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ đầu tiên tiếp cận
một cách toàn diện và tương đối đầy đủ các vấn đề về tội phạm quy định tại điều
226b. Công trình nghiên cứu đã có những đóng góp mới như sau:
1. Phân tích được các cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng điều luật.
2. Đưa ra khái niệm, đặc điểm và bản chất của tội phạm quy định tại điều
226b BLHS.
3. Nghiên cứu một cách có chọn lọc quan điểm của luật hình sự các nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Cộng hòa liên bang Đức, Canada, Hoa Kỳ,
Anh và Hội đồng Châu Âu về tội phạm mạng (Công ước Budapest) về tội phạm
chiếm đoạt tài sản có sử dụng công nghệ cao.
4. Phân tích một cách toàn diện các quy định trong BLHS và văn bản hướng
dẫn về tội phạm tại điều 226b. Tìm ra những hạn chế trong quy định của pháp luật
về điều 226b.
5. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về điều 226b BLHS trong đó chỉ
ra những kết quả đạt được trong phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm cũng như
những hạn chế còn vướng mắc.
6. Đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt Nam

về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.


6

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu bao gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề chung về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Chương II: Quy định của Bộ luật hình sự về tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Chương III: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật và vấn đề hoàn thiện
quy định của pháp luật về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.


7

CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH,
MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC THIẾT BỊ SỐ
THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐIỀU LUẬT
Điều 226b mới được bổ sung tại kì họp thứ 5 của Quốc Hội khóa XII luật số
37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và bắt đầu có hiệu lực thi hành vào ngày
01 tháng 01 năm 2010. Tại sao BLHS lại được bổ sung thêm điều 226b? để lý giải
được điều này tác giả căn cứ vào cơ sở khoa học và thực tiễn để phân tích và làm

sáng tỏ.
1.1.1. Cơ sở khoa học
Việc quy định tội phạm tại điều 226b chính là việc đã hình sự hóa một hành vi
từ không phải là tội phạm trở thành tội phạm. Hành vi này được bổ sung bởi vì nó
gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội, diễn ra ngày càng phổ biến và phù hợp với chính
sách hình sự của nước ta.
Các hành vi quy định tại điều 226b có mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội
mà các biện pháp phi hình sự không thể ngăn chặn một cách hiệu quả. Nhiều luật và
văn bản luật đã ra đời quy định các hành vi bị cấm cũng như biện pháp xử lý đối với
người vi phạm như: luật CNTT, luật giao dịch điện tử, luật viễn thông, các nghị
định của Chính phủ về lĩnh vực CNTT… Tuy nhiên, các quy định đó chưa được áp
dụng hiệu quả do mức xử phạt còn thấp, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát. Các vi
phạm trong lĩnh vực CNTT ngày càng gia tăng và ngày càng ảnh hưởng xấu đến xã
hội. Thời gian qua, tội phạm còn sử dụng các thiết bị CNTT để gây thiệt hại lên các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đó là quan hệ sở hữu, an toàn trong lĩnh
vực CNTT, trật tự quản lý kinh tế. Càng ngày, thiệt hại về tài sản, máy móc, thiết bị
do các hành vi đó gây ra càng cao, uy tín của các tổ chức, cá nhân, ngân hàng bị ảnh


8

hưởng. Không những thế, loại tội phạm này còn tổn hại đến uy tín trong thanh toán
và giao dịch điện tử của Việt Nam với các nước trên thế giới. Hiệp hội thẻ quốc tế
khuyến cáo: nếu năm 2010 tình hình trộm cắp thông tin thẻ tín dụng của Việt Nam
không giảm xuống dưới 5% doanh số bán vé qua mạng thì họ sẽ không cho các loại
thẻ Visa và Master mua vé máy bay của Vietnam Airline nữa. Như vậy,
VietnamAirline mất một lượng lớn khách hàng mua vé bằng thẻ với doanh thu hàng
tỷ đồng mỗi năm.
Những hành vi được quy định tại điều 226b diễn ra ngày càng phổ biến và lặp
đi lặp lại nhiều lần. Từ năm 1999 khi BLHS ra đời, đã xuất hiện các hành vi trộm

cước viễn thông. Khi mạng internet phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam thì bắt đầu có
các ứng dụng thanh toán trực tuyến và tội phạm chiếm đoạt tài sản qua mạng cũng
có môi trường thuận lợi để phát triển. Các diễn đàn mua bán thông tin tài khoản, thẻ
tín dụng vẫn hoạt động mạnh mẽ, các phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm ngày
càng được thực hiện nhiều qua việc trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Thực tế cũng cho
thấy, những vụ việc có liên quan đến tài sản ảo bị mất cắp, tài khoản ngân hàng bị
hacker xâm nhập, thẻ ATM bị làm giả để rút tiền… đã trở nên phổ biến hơn trong
thời gian gần đây.
Những hành vi phạm tội tại điều 226b đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng,
gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nên bị mọi người lên án. Việc hình sự
hóa hành vi trên được mọi người đồng tình ủng hộ và góp phần thực hiện có hiệu quả
việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm. Hình sự hóa hành vi trên cũng không đi
ngược lại đạo đức, truyền thống của dân tộc hay chống lại bất kì một tôn giáo, tổ
chức, đoàn thể nào. Do đó, hình sự hóa hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hoàn
toàn phù hợp với đạo đức, truyền thống dân tộc và phù hợp với lợi ích của cộng đồng.
Chính sách hình sự của nhà nước là bảo đảm lợi ích chính đáng của con người,
góp phần bảo vệ an ninh, trật tự và công bằng xã hội trước sự tấn công của tội
phạm. Để thực hiện nhiệm vụ này, luật hình sự cũng phải được hoàn thiện bằng việc
hình sự hóa những hành vi nguy hiểm, gây hại cho xã hội để tạo cơ sở pháp lý cho


9

việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc bổ sung điều 226b chính là việc góp
phần thực hiện các nhiệm vụ đó.
Hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị
số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản không phù hợp với bất cứ CTTP nào của
BLHS hiện hành, chỉ có thể xử lý hành chính đối với hành vi này. Do vậy, cần phải
ban hành điều luật mới quy định về hành vi này.

Về mặt lý luận thì việc hình sự hóa các dạng hành vi quy định tại điều 226b là
phù hợp với khoa học luật hình sự. Hơn nữa, BLHS không có điều luật nào làm cơ
sở pháp lý đầy đủ để truy cứu TNHS đối với các hành vi trên. Vì vậy, có thể khẳng
định bổ sung điều 226b vào BLHS Việt Nam là việc làm phù hợp và cần thiết.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, CNTT là một thành tựu của thế hệ mới, nó ngày càng được ứng
dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là các hình thức lưu giữ và
sử dụng tiền điện tử. Việc sử dụng thẻ rút tiền, thẻ visa, thẻ tín dụng đã trở nên quen
thuộc và phổ biến ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn cũng sử dụng phương
thức thanh toán tiền điện tử để thực hiện các giao dịch lớn với các đối tác trên thế
giới. Tội phạm CNTT cũng đã nắm bắt được vấn đề này và bắt đầu có những cách
thức tấn công vào các tài sản ảo trên mạng.
Thứ hai, trước khi điều 226b ra đời, đã có sự tranh luận, chưa thống nhất trong
giới khoa học Việt Nam về một số loại hành vi phạm tội có liên quan đến CNTT và
viễn thông như sau:
Hành vi 1: dùng thẻ của người khác hoặc dùng thẻ giả rút tiền từ máy ATM có
ba quan điểm về định tội danh như sau: quan điểm 1 cho rằng đây là hành vi cấu
thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại điều 139 BLHS vì người phạm tội đã sử
dụng thông tin sai sự thật để đánh lừa người quản lý và chiếm đoạt tài sản [16,
tr.38-39]; quan điểm 2 cho rằng đây là hành vi cấu thành tội trộm cắp tài sản vì dữ
liệu mật mã của thẻ như một “chìa khóa”, việc dùng “chìa khóa” đó để mở tài khoản
tại các máy ATM để lấy tiền mặt thì có thể coi là lén lút đối với người quản lý tài


10

sản là các ngân hàng [13]; quan điểm 3 cho rằng đây là hành vi mới, không phù hợp
với cấu thành tội phạm (CTTP) của tội nào trong BLHS do vậy cần được bổ sung
vào BLHS Việt Nam nhóm hành vi này vì trong hành vi này người phạm tội lén lút
với chủ tài khoản nhưng lại thực hiện hành vi lừa đảo đối với các ngân hàng (người

quản lý tài sản) [13].
Hành vi 2: sử dụng những thông tin, dữ liệu có được để xâm nhập vào tài
khoản của người khác chiếm đoạt tài sản cũng có hai quan điểm nhận định khác
nhau: quan điểm thứ nhất cho rằng đó là hành vi cấu thành tội trộm cắp tài sản bởi
vì người phạm tội đã sử dụng những thông tin về tài khoản để lén lút thực hiện hành
vi chiếm đoạt tài sản; quan điểm thứ hai cho rằng đây không phải là hành vi lén lút
bởi vì người phạm tội thực hiện giao dịch một cách công khai, các ngân hàng biết
được đang có giao dịch diễn ra. Hành vi của người phạm tội là lừa đảo nhằm vượt
qua được sự quản lý của các ngân hàng để ngân hàng chấp nhận các lệnh từ tài
khoản bị xâm nhập.
Hành vi 3: lắp đặt, sử dụng các thiết bị viễn thông trái phép nhằm hưởng số
tiền cước phí chênh lệch giữa cước viễn thông quốc tế và nội hạt có bốn quan điểm
khác nhau: quan điểm 1 cho rằng đây là hành vi cấu thành tội trộm cắp tài sản được
quy định tại điều 138 BLHS bởi vì đối tượng tác động là tài sản. Tài sản này đang
được quản lý bởi Bộ Bưu chính Viễn thông nên là tài sản đang có chủ. Mục đích
của tội phạm là chiếm đoạt tài sản. Hành vi có dấu hiệu lén lút lắp đặt các thiết bị
nêu trên để chiếm đoạt tài sản [21], [17, tr.33-36], [11], [20]; quan điểm 2 cho rằng,
hành vi trên có thể bị truy tố về tội kinh doanh trái phép tại điều 159 BLHS bởi vì
người phạm tội đã bỏ vốn ra để mua và lắp đặt các thiết bị nhằm thu, phát sóng viễn
thông sau đó cung cấp dịch vụ kết nối cuộc gọi quốc tế giá rẻ. Như vậy, có thể thấy
rằng họ đã thực hiện quá trình kinh doanh. Đó là hành vi kinh doanh trái phép vì
không có đăng ký với cơ quan nhà nước, kinh doanh trên tài sản của người khác
[16]; quan điểm 3 cho rằng hành vi trên thuộc vào tội sử dụng trái phép tài sản điều
142 BLHS bởi vì mạng viễn thông cũng là một loại tài sản và có đăng ký chủ sở
hữu. Việc người phạm tội lắp đặt các thiết bị thu, phát sóng mà không được sự cho


11

phép của chủ sở hữu, gây thiệt hại về tài sản chính là việc đã sử dụng trái phép tài

sản của người khác [23]; quan điểm 4 cho rằng chưa có đủ căn cứ để truy cứu
TNHS với hành vi này bởi vì không phù hợp với bất cứ CTTP nào được quy định
trong BLHS hiện hành, chỉ có thể xử lý hành chính đối với hành vi này. Những
người theo quan điểm này đề nghị BLHS cần bổ sung một tội danh mới về loại hành
vi này [10], [12], [14], [24].
Thứ ba, thực tiễn xét xử trước khi điều 226b ra đời không thống nhất về tội
danh đối với một số hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là đối với ba hành vi sau đây:
Hành vi thứ nhất, người phạm tội dùng thẻ của người khác hoặc dùng thẻ giả
rút tiền từ máy ATM. Trước khi điều 226 được bổ sung có tòa xử về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, có tòa lại xử về tội làm, tàng trữ, lưu hành séc giả, các giấy tờ có
giá giả khác. Bản án số: 199/2001/HSST, tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà
Nội năm 2001 đã xét xử Lê Đồng N cùng đồng bọn sử dụng thẻ tín dụng giả để rút
tiền tại Việt Nam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản [13]. Theo bản án số: 581/HSST
ngày 15/4/2005 của TAND thành phố H đã xử bị cáo Wong Chi F người Đài Loan
và đồng bọn về tội tàng trữ, lưu hành các giấy tờ có giá giả khác do có hành vi sử
dụng thẻ tín dụng giả mua hàng ở các cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín
dụng [13].
Hành vi thứ hai, người phạm tội sử dụng những thông tin, dữ liệu có được để
xâm nhập vào tài khoản của người khác chiếm đoạt tài sản. Cũng có hai quan điểm
của các tòa án cho rằng hành vi này thuộc CTTP của tội trộm cắp tài sản và tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 23/3/2008 TAND thành phố Hải Phòng đã xét xử
Nguyễn Quý Phúc mười một năm tù vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi mà
Phúc đã thực hiện là trộm thông tin nick chat sau đó thực hiện hành vi lừa đảo để có
được các thông tin tài khoản ngân hàng và chiếm đoạt tài sản [30]. Cuối năm 2011
TAND thành phố Hà Nội đã xử Huỳnh Ngọc Long về tội “trộm cắp tài sản” với
hành vi tìm mua các thông tin thẻ tín dụng sau đó sử dụng chúng để mua hàng hóa
và thanh toán dịch vụ qua mạng internet từ năm 2007 đến năm 2009 [31].



12

Hành vi thứ ba, người phạm tội lắp đặt, sử dụng các thiết bị viễn thông trái
phép nhằm hưởng số tiền cước phí chênh lệch giữa cước viễn thông quốc tế và nội
hạt. Hành vi này đã được xét xử như sau: Ngày 28/8/2001 TAND Thành phố Hồ
Chí Minh đã đưa ra xét xử vụ án trộm cắp cước viễn thông của Nguyễn Đức Tâm và
đồng bọn gồm Nguyễn Minh Tuyết, Nguyễn Hoài Nam, và Phùng Tuấn Anh. Trong
đó, Tâm bị xử về tội trộm cắp tài sản còn ba bị cáo Tuyết, Nam và Tuấn Anh là cán
bộ của Trung tâm viễn thông quốc tế khu vực II bị khởi tố về tội “cố ý làm trái” và
được tách thành hai vụ án để xét xử [32]. Ngày 13/12/2007 TAND Thành phố Hồ
Chí Minh đã xét xử Song Long Gue người Hàn Quốc mười năm tù về tội “trộm cắp
tài sản” với hành vi lắp đặt hệ thống thiết bị trộm sóng viễn thông quốc tế [33].
Ngày 19/5/2008 Sở Thông tin và truyền thông Thành Phố Hồ Chí Minh đã xử phạt
hành chính về hành vi “kinh doanh trái phép” của công ty OCI đứng đầu là Trần
Huỳnh Duy Thức. Công ty này đã có hành vi cung cấp trái phép dịch vụ điện thoại
internet loại hình phone-to-phone chiều về Việt Nam [34].
Thứ tư, trong điều kiện bùng nổ khoa học CNTT nói chung và tin học nói
riêng, nhiều loại hành vi vi phạm liên quan đến máy tính và mạng máy tính mới
phát sinh, phổ biến chưa được các điều 224, 225 và 226 của BLHS bao quát hết
như: sử dụng CNTT để chiếm đoạt tài sản như rút tiền của người khác từ máy rút
tiền tự động, lừa đảo qua mạng… Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc đấu
tranh chống loại tội phạm liên quan đến công nghệ cao ở trong nước mà còn ảnh
hưởng đến hoạt động tương trợ tư pháp giữa nước ta và các nước khác. Trong khi
đó, khoa học luật hình sự của một số nước đã quy định riêng về loại hành vi này để
xử lý chính xác và thống nhất như: BLHS Cộng hòa liên bang Đức, Trung Quốc,
Nhật Bản, Anh…còn Việt Nam thì chưa có. Hơn nữa, loại tội phạm này có tính chất
quốc tế rõ rệt nên cần phải có những quy định cụ thể để dễ dàng áp dụng trong việc
hợp tác quốc tế khi phát hiện, ngăn chặn và xử lý tội phạm.
Như vậy, về mặt thực tiễn thì cần thiết phải có điều luật ra đời nhằm xử lý
những hành vi đã xảy ra mà chưa có đủ cơ sở pháp luật để áp dụng. Do đó, quy định

các hành vi tại điều 226b là việc làm cần thiết.


13

Điều 226b ra đời là sự phù hợp về mặt lý luận và cần thiết về mặt thực tiễn.
Do đó, các nhà làm luật đã bổ sung điều luật này trong lần sửa đổi bổ sung BLHS
năm 2009.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT CỦA TỘI SỬ DỤNG MẠNG
MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET HOẶC THIẾT BỊ
SỐ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.2.1. Khái niệm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Ngày nay, trong bối cảnh CNTT phát triển đã có nhiều loại tội phạm mới phát
sinh trong lĩnh vực này. Trong nghiên cứu khoa học, đã có nhiều quan điểm khác
nhau của các nhà nghiên cứu về khái niệm tội phạm trong lĩnh vực CNTT. Nổi bật
nhất là hai quan điểm như sau:
Quan niệm thứ nhất các nhà khoa học cho rằng tội phạm trong lĩnh vực CNTT
là khái niệm chỉ những loại tội phạm có liên quan tới máy tính và các thiết bị công
nghệ hiện đại với ba vai trò là mục đích của tội phạm, phương tiện phạm tội, là vật
trung gian trong quá trình phạm tội. Theo quan điểm này thì tất cả các loại tội phạm
cứ có sự tham gia của máy móc, thiết bị CNTT đều được coi là tội phạm trong lĩnh
vực CNTT ví dụ như: đánh bạc qua mạng, lừa đảo qua mạng, tống tiền qua mạng…
Tội phạm CNTT chẳng qua chỉ là một biểu hiện mới của tội phạm truyền thống.
Như vậy thì tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc
thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản về bản chất cũng là một trong những
tội phạm truyền thống, là tội phạm có tính chất chiếm đoạt mà có sự tham gia của
máy móc, thiết bị công nghệ cao. Những người theo quan điểm này cho rằng tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản là việc một người dùng thủ đoạn lén lút hoặc lừa đảo

qua các mạng và thiết bị nêu trên để chiếm đoạt tài sản của người khác. Khái niệm
này đã tiếp cận tội phạm từ vấn đề bản chất. Người phạm tội sử dụng các phương
tiện trên để thực hiện hành vi nhằm mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản. Hành


14

vi cơ bản là lén lút và lừa đảo giống với hành vi các tội xâm phạm sở hữu khác như
trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, quan điểm trên cũng có
mặt hạn chế đó là hành vi lén lút và lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hai hành vi chủ
yếu của tội này nhưng tội phạm tại điều 226b không chỉ có hai loại dấu hiệu hành vi
như thế. Tội phạm tại điều 226b còn quy định các hành vi khác chưa được miêu tả
cụ thể và có thể có nhiều hành vi không phải lén lút hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản
như: việc lắp đặt các thiết bị viễn thông trái phép để bắt các sóng viễn thông của cơ
quan, tổ chức khác nhằm thu lợi. Hành vi này giống với dạng hành vi của tội sử
dụng trái phép tài sản tại điều 142. Hơn nữa, việc sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số trong một số trường hợp là lén lút với
người chủ sở hữu tài sản nhưng lại là hành vi lừa đảo đối với người quản lý tài sản...
Quan niệm thứ hai các nhà khoa học đã tiếp cận ở phạm vi hẹp hơn, họ cho
rằng tội phạm CNTT chỉ là tội phạm được thực hiện và gây hậu quả trên môi trường
mạng, thế giới ảo, do thành tựu của khoa học công nghệ tin học đã đem lại và nó
hoàn toàn khác với các loại tội phạm truyền thống trước đó (khác hoàn toàn về chất)
vì vậy cần phải có hệ thống quy phạm pháp luật hình sự riêng để điều chỉnh [15],
[19, tr.29-33]. Những người theo quan điểm này cho rằng tội sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản là hành vi của người sử dụng các công cụ, phương tiện nêu trên thực hiện
một trong các hành vi sau: sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ
quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm
chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; truy cập bất hợp
pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; lừa đảo

trong thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua
bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân; hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Quan điểm này đã liệt kê rất chi tiết các hành vi của tội phạm, các cách thức,
thủ đoạn mà tội phạm thực hiện để chiếm đoạt tài sản của người khác. Vì cho rằng
tội phạm CNTT khác với tội phạm truyền thống nên những người theo quan điểm


15

này đưa ra khái niệm nhằm nhấn mạnh về mặt hành vi của tội phạm để chứng minh
rằng đây là một loại tội phạm có những dạng hành vi riêng biệt và thay đổi về mặt
bản chất của tội phạm. Tuy nhiên, khái niệm này cũng có những hạn chế nhất định đó
là đã quá miêu tả chi tiết về mặt hành vi trong khi một khái niệm khoa học cần phải
ngắn gọn, súc tính và bao quát được đầy đủ các vấn đề của tội phạm. Hơn nữa, cách
quy định này cũng chưa nhấn mạnh được bản chất của tội phạm là mục đích nhằm
chiếm đoạt tài sản mà chỉ liệt kê các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trên cơ sở phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học luật hình
sự tác giả luận văn đưa ra khái niệm về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet hoặt thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:
tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặt thiết bị số thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet hoặt thiết bị số để thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản
của người khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ độ tuổi
thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, xâm phạm quyền sở hữu được luật hình sự bảo vệ.
Theo tác giả luận văn, khái niệm này đã liệt kê đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm,
nhấn mạnh được đặc điểm về hành vi sử dụng máy móc CNTT để chiếm đoạt tài
sản, nêu được bản chất của tội phạm là có tính chiếm đoạt và có tính khái quát cao
hơn so với hai khái niệm trên.
1.2.2. Đặc điểm của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng

internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Đặc điểm về phương tiện phạm tội: người phạm tội sử dụng các thiết bị CNTT
hiện đại để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản. Đây là đặc điểm cơ bản và quan
trọng của tội này. Vai trò của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và
thiết bị số là không thể thiếu được.


16

Hành vi của người phạm tội bao gồm hai giai đoạn: 1) giai đoạn thứ nhất là
dùng các thiết bị CNTT để tác động đến mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet, thiết bị số hoặc một người nào đó; 2) giai đoạn thứ hai là tác động đến tài
sản của người khác, thực hiện hành vi chiếm đoạt. Hành vi thực hiện ở giai đoạn
thứ nhất tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi ở giai đoạn sau được thực hiện dễ dàng
hơn. Hay nói cách khác, việc sử dụng phương tiện phạm tội là điều kiện, tiền đề để
người phạm tội thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản.
Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài
sản là một đặc điểm, một dấu hiệu quan trọng của tội này. Người phạm tội có thể
thực hiện hành vi sử dụng các thiết bị CNTT để đạt được nhiều mục đích khác nhau
nhưng hành vi nào thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mới là hành vi
phạm tội thuộc điều 226b BLHS.
Tài sản trong tội này bao gồm các tài sản thông thường (vật, tiền, giấy tờ có
giá) và tài sản ảo. Tài sản ảo là những giá trị được tạo ra trong thế giới ảo. Tài sản
ảo chính là đặc điểm khác biệt của tội phạm tại điều 226b so với các tội phạm thông
thường khác. Tuy là các dãy số nhưng các tài sản ảo có giá trị như tài sản thông
thường đó là có thể được đem ra thanh toán, giao dịch, mua bán, quy đổi sang giá trị
thực tế, người sở hữu cũng có đầy đủ các quyền sở hữu đối với tài sản này.
Người phạm tội thường là những người am hiểu về CNTT. Am hiểu về CNTT

không có nghĩa là biết tường tận mọi vấn đề liên quan đến CNTT mà người phạm tội
chỉ cần biết được những vấn đề có liên quan và hỗ trợ cho hành vi phạm tội của mình.
Đó là một số đặc điểm khái quát nhất về tội phạm tại điều 226b. Vì tội này
quy định bốn nhóm hành vi nên đối với mỗi hành vi cụ thể, ngoài những đặc điểm
này, tội phạm còn có những đặc điểm riêng và sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong
chương II của luận văn này.
1.2.3. Bản chất của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Các tội phạm truyền thống như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sử
dụng trái phép tài sản… được thực hiện bằng các hành vi thông thường không có sự


17

hỗ trợ của máy tính và các mạng CNTT. Khi CNTT phát triển thì các hành vi, thủ
đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác cũng có những biểu hiện mới. Những
phương tiện CNTT có vai trò giúp cho mục đích chiếm đoạt tài sản của tội phạm đạt
được một cách dễ dàng. Máy móc chỉ làm thay đổi dạng hành vi thực hiện chứ
không làm thay đổi bản chất của tội phạm.
Mục đích của tội phạm là nhằm chiếm đoạt tài sản. Mục đích này của người
phạm tội chi phối việc thực hiện hành vi của họ. Tài sản là đối tượng mà người
phạm tội hướng tới và còn đang nằm trong sự sở hữu của người chủ sở hữu. Tất cả
các hành vi phạm tội, phương tiện phạm tội, thủ đoạn phạm tội, được sử dụng đều
hướng tới việc chuyển dịch quyền sở hữu từ người này sang người khác, làm cho
chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình đồng thời tạo cho người
chiếm đoạt quyền đối với tài sản đó. Mục đích này phù hợp với mục đích của nhóm
tội có tính chiếm đoạt thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu.
Trong tội này, không phải mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
hoặc thiết bị số là đối tượng tác động của tội phạm mà chính là các tài sản. Mục
đích chiếm đoạt tài sản đã thể hiện rõ cái mà tội phạm muốn tác động tới. Máy tính,

thiết bị số và các hệ thống mạng cũng bị tác động nhưng sự tác động đó là để nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tác động đến tài sản. Việc xâm nhập vào các mạng
hay lắp đặt các phương tiện máy móc là điều kiện giúp cho việc thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản được dễ dàng hơn.
Như vậy, theo quan điểm của tác giả thì bản chất của tội phạm quy định tại
điều 226b chính là một tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt vì mục đích
của tội phạm là chiếm đoạt tài sản, tài sản là đối tượng mà người phạm tội hướng
tới và mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số đóng vai trò
phương tiện phạm tội.


18

1.3. QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ TỔ
CHỨC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN QUA
MẠNG
Việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm của mỗi nước đặt ra yêu cầu
phải có sự hợp tác trong lĩnh vực CNTT và tội phạm CNTT. Loại tội phạm này
đang có phạm vi hoạt động rất rộng rãi và ngày càng có tính chất quốc tế rõ nét.
Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đã ban hành những quy phạm pháp luật riêng
cho dạng hành vi này như: Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Canada, Hoa
Kỳ... và mỗi nước có những quy định khác nhau về loại tội phạm này.
Trong BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hành vi làm thẻ giả được
quy định trong chương III – tội xâm phạm trật tự kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa, mục 4 – tội xâm phạm trật tự quản lý tiền tệ. Điều 177 quy định: bất cứ ai vi
phạm một trong các hành vi sau đây giả mạo hoặc thay đổi các hóa đơn tài chính, sẽ
bị phạt tù không quá năm năm hoặc tạm giam hình sự, bị phạt tiền từ 20000 nhân
dân tệ đến 200000 nhân dân tệ; nếu các trường hợp nghiêm trọng, người đó sẽ bị
phạt tù từ năm năm đến mười năm và cũng sẽ bị phạt tiền từ 50000 nhân dân tệ đến
500000 nhân dân tệ; nếu trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù không

dưới 10 năm hoặc tù chung thân và cũng sẽ bị phạt tiền từ 50000 nhân dân tệ đến
500000 nhân dân tệ hoặc bị tịch thu tài sản: (1) giả mạo hoặc thay đổi hối phiếu,
giấy hẹn trả tiền hoặc séc; (2) giả mạo hoặc thay đổi chứng nhận chuyển tài sản từ
ngân hàng như giấy chứng nhận ủy thác với hóa đơn thanh toán, giấy chứng nhận
gửi tiền và biên lai tiền gửi; (3) giả mạo hoặc thay đổi thư tín dụng hoặc hóa đơn
đính kèm và các văn bản, hoặc (4) làm giả thẻ tín dụng.
Điều 196 quy định: bất cứ ai đánh cắp thẻ tín dụng và sử dụng nó thì người
đó sẽ bị kết án và trừng phạt theo quy định tại điều 264 của Luật này (Điều 264 của
bộ luật này quy định tội trộm cắp tài sản). Như vậy, luật hình sự Trung Quốc xác
định bản chất của hành vi dùng thẻ rút tiền là hành vi xâm phạm quyền sở hữu.


19

Các điều 265, 287 thuộc chương V– tội xâm phạm tài sản quy định như sau:
điều 265 quy định: bất cứ ai, với mục đích vì lợi nhuận, lén lút kết nối đường dây
viễn thông của mình với đường dây của người khác, nhân đôi mã, số viễn thông của
người khác, sử dụng phụ tùng, thiết bị viễn thông trong khi biết rõ rằng nó được lén
lút kết nối với thiết bị viễn thông của người khác thì bị kết án và trừng phạt theo
quy định tại điều 264 của luật này. Điều 287 quy định: bất cứ ai sử dụng máy tính
để thực hiện những tội ác như gian lận tài chính, hành vi trộm cắp, tham ô, biển thủ
công quỹ và đánh cắp bí mật nhà nước bị kết án và trừng phạt theo các quy định có
liên quan của luật này. Như vậy, có thể thấy luật hình sự Trung Quốc gián tiếp xác
định các hành vi như lừa đảo, trộm cắp, tham ô… có sự trợ giúp của máy tính vẫn
xử như các tội thông thường chỉ khác về tình tiết sử dụng máy vi tính để thấy được
bản chất của tội phạm đó là các tội phạm truyền thống chỉ khác là nó có sự tham gia
của máy tính.
Trong BLHS Nhật Bản, điều 246-2 quy định: một người có được hoặc bằng
cách khác được hưởng lợi từ việc tạo ra một bản ghi điện tử sai liên quan đến việc thu
hồi, mất hoặc thay đổi quyền sở hữu; nhập dữ liệu sai hoặc đưa ra các lệnh trái phép

vào một máy tính sử dụng cho việc kinh doanh của người khác; đặt một bản ghi điện tử
sai liên quan đến việc thu hồi, mất hoặc thay đổi quyền sở hữu vào sử dụng cho việc
quản lý các vấn đề của người khác thì sẽ bị phạt tù không quá 10 năm.
Trong BLHS Liên Bang Nga, chương 22 quy định tội phạm trong lĩnh vực
hoạt động kinh tế. Điều 187 thuộc chương này quy định về tội sản xuất thẻ tín dụng
giả hoặc các thẻ thanh toán hay các giấy tờ có giá trị thanh toán khác: “1.Sản xuất
thẻ tín dụng giả hoặc các thẻ thanh toán hay các giấy tờ có giá trị thanh toán khác
mà không phải là các giấy tờ có giá trị khác thì bị phạt…”. Chương 28 quy định về
các tội phạm trong lĩnh vực thông tin máy tính bao gồm có ba dạng hành vi nhưng
không có quy định cụ thể về hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thiết bị, máy móc
CNTT.


20

Trong BLHS của Cộng hòa liên bang Đức, điều 152a quy định hành vi làm giả
thẻ thanh toán, séc và giấy nhận tiền thuộc chương thứ tám – làm giả tiền và tem có
mệnh giá. Chương thứ hai mươi hai quy định nhóm tội lừa đảo và bội tín có hai loại
hành vi như sau: điều 263a quy định tội lừa đảo máy tính: “(1) Người nào với chủ
định kiếm cho mình hoặc một người thứ ba một mối lợi về tài sản của một người
khác bằng việc họ tác động vào kết quả của một quá trình xử lí số liệu qua việc thực
hiện không đúng... vào quá trình thiết bị thì bị xử phạt…”. Điều 165a quy định tội
gian lận trong trả tiền: “(1) Người nào gian lận với chủ định không phải trả tiền khi
mua ở máy tự động hoặc khi sử dụng một mạng viễn thông… thì bị xử phạt…”. Như
vậy, luật hình sự Đức cũng xác nhận một số dạng hành vi dùng máy móc và thiết bị
CNTT để chiếm đoạt tài sản không phải là tội phạm trong lĩnh vực CNTT.
Trong BLHS Canada quy định các hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các
phương tiện, thiết bị công nghệ cao được quy định như sau: điều 342(1) quy định
bất kì người nào mà: (a) ăn cắp thẻ tín dụng; (b) làm giả hay làm sai thẻ tín dụng;
(c) chiếm hữu, sử dụng hay buôn bán thẻ tín dụng bình thường hay thẻ tín dụng bị

làm giả hay làm sai mà biết được là nó đã có được, hay làm ra hay thay đổi: (i)
thông qua hành vi phạm tội tại Canada, hay (ii) thông qua một hành động hoặc
không hành động ở bất kì nơi nào mà nếu chúng xảy ra tại Canada sẽ cấu thành một
tội, hay (d) sử dụng thẻ tín dụng mà biết là nó đã bị rút lại hay hủy…
BLHS Canada quy định hành vi sử dụng không phép dữ liệu thẻ tín dụng như
sau: bất kì người nào lừa đảo và không có quyền mà chiếm hữu, sử dụng, buôn bán
hay cho phép một người khác sử dụng dữ liệu thẻ tín dụng bất kể là chính thống hay
không mà làm cho một người sử dụng thẻ tín dụng có được các dịch vụ được cung
cấp bởi người phát hành thẻ tín dụng cho người chủ thẻ tín dụng…Đối với loại tội
này, BLHS Canada còn chỉ rõ hành vi của người chấp nhận các thẻ tín dụng thanh
toán hoặc ghi nợ mà biết đấy là thẻ giả hoặc thẻ không được phép sử dụng cũng là
hành vi phạm tội. Đó là một tội phạm với hành vi được mô tả rõ ràng. Các hành vi
trên đã xâm hại đến tài sản hợp pháp của người khác và được BLHS Canada xác
định là các tội chống lại quyền về tài sản thuộc phần IX.


×