Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông quận ninh kiều, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 153 trang )

TĨM TẮT
Để có một thế hệ cơng dân có ý thức tơn trọng, tự nguyện chấp hành pháp
luật, ngồi việc phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chặt chẽ phù hợp và
đồng bộ với những xu hƣớng phát triển xã hội thì cơng tác giáo dục pháp luật trong
nhà trƣờng cần phải cải thiện hơn để các nội dung giáo dục pháp luật trong nhà
trƣờng gắn liền với thực tiễn cuộc sống, giúp cho học sinh - sinh viên trở thành
những công dân sống và làm việc theo pháp luật trong tƣơng lai.
Đề tài này tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động giáo
dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại các trƣờng trung học phổ thông
quận Ninh Kiều. Kết quả phân tích thực trạng thể hiện ƣu và hạn chế nhƣ sau:
Ƣu điểm:
Giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn trƣờng và Quận đoàn Ninh Kiều
cũng nhƣ học sinh THPT đã nhận thức cao về tâm quan trọng của mục tiêu giáo dục
pháp luật.
Các trƣờng đã thƣờng xuyên thực hiện nhiều nội dung và hình thức giáo dục
pháp luật, trong đó nổi bật nhất là nội dung “truyên tuyền, phổ biến kiến thức cơ
bản về luật Giao thông đƣờng bộ” và nội dung “Rèn luyện thói quen, ý thức tôn
trọng, chấp hành pháp luật cho học sinh trung học phổ thơng”. Bên cạnh đó, các
trƣờng thƣờng xun tổ chức lồng ghép các nội dụng pháp luật trong các hoạt động
sinh hoạt dƣới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn/Hội theo chủ đề pháp luật theo kế
hoạch chung của trƣờng.
Hạn chế:
Các trƣờng chƣa chú trọng đƣa luật Thanh niên, luật Hơn nhân và Gia
đình, luật Bình đẳng giới, luật Phịng chống bạo lực gia đình vào chƣơng trình
giáo dục pháp luật cho học sinh.
Các trƣờng không thƣờng xuyên phối hợp với các tổ chức cơ quan giáo dục
ngoài nhà trƣờng để tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh.

v



Các hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh còn hạn chế, chƣa xây
dựng và tổ chức câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, chƣa tổ chức cho học sinh dự
phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội, tham quan trụ sở các cơ quan tƣ
pháp, học tập nội quy, quy chế nhà trƣờng.
Phƣơng pháp tình huống, phƣơng pháp thảo luận, tọa đàm, tham dự phiên
tòa xét xử trong giáo dục pháp luật cho học sinh chƣa đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên.
Theo đó, các biện pháp đề xuất đƣợc khảo nghiệm và thực nghiệm thành
công trong hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh, bao gồm:
- Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp;
- Xây dựng câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật;
- Tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho lực lƣợng giáo dục
pháp luật;
- Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động phối hợp giữa nhà
trƣờng và Quận đoàn Ninh Kiều;
- Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục pháp luật
Kết quả thực nghiệm biện pháp “tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật
thông qua hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và Quận đoàn Ninh Kiều” đã giúp
học sinh mở rộng và củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng phịng tránh vi phạm
pháp luật và tệ nạn xã hội khi sử dụng mạng xã hội, khả năng lựa chọn sử dụng
những nội dung thông tin và đăng tải thông tin trên mạng xã hội phù hợp, tuân thủ
những quy định nhà trƣờng và trung thực trong học tập.

vi


ABSTRACT
In order to have a generation with a sense of respect for laws, apart from
building up a complete legal system and be consistent with the social development
trends, education on laws in schools needs to be improved so that this activity is

linked to life realities. As a result, students will become citizens who living and
working in accordance with the laws in the future. This study focuses on the theory
and current status of education for laws at high schools in Ninh Kieu District, Can
Tho city. Findings of the study show the advantages and disadvantages as follows:
Advantages:
_ Teachers, school administrators, Youth Union officers of high schools and
Ninh Kieu District, high school students are well aware of the importance of
education for laws.
_ High schools have often implemented many contents and forms of education
for laws, in which the most prominent are contents of "propaganda and
dissemination for basic knowledge on the road traffic laws" and the content
"training habits, sense of respect and enforcement for laws. In addition, high
schools often integrate contents of laws in the activities of class meeting
periods, flag saluting hour and other activities organized by the Youth Union.
Disadvantages:
_ High schools have not paid enough attention to educate for Youth Laws,
Marriage and Family Law, Gender Equality Law, Family Violence
Prevention Law.
_ High schools do not often coordinate with other educational institutions to
organize education for laws for students.
_ There is limitations on forms of education for laws: having not built “youth
clubs and laws”, having not organized for students to attend trial cases of

vii


juvenile offenders, or visit the offices of the judiciary, having not populate
school rules and regulations to the students.
_ Situation – based learning, group discussion, seminar, field trip are rarely
used frequently.

Accordingly, the proposed solutions successfully tested at high schools,
including:
_ Organizing education for laws as an extra - activity in high schools;
_ Building Youth club and the laws;
_ Strengthening the capacity building for the teachers who are responsible for
education for laws;
_ Collaborating with Ninh Kieu District Youth Union in education for laws;
_ Ensuring the insfrastructure and policies for education for laws in high
schools.
Experimental results of “Collaborating with Ninh Kieu District Youth Union
in education for laws” have showed that high school students develop cultural
comunication skills when using social networks, ability to choose which content to
use and post information, comply with school rules and be honest in learning.

viii


MỤC LỤC
TRANG TỰA
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
ABSTRACT ............................................................................................................ vii
MỤC LỤC ................................................................................................................ ix
QUI ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. xiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài ...............................................................................................5
9. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................................................6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc ..........................................................................6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc ..........................................................................9
1.2. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................14
1.2.1. Hoạt động giáo dục .........................................................................................14
ix


1.2.2. Hoạt động giáo dục pháp luật..........................................................................15
1.3. Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ...............17
1.3.1. Vai trò của hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ......17
1.3.2. Mục tiêu giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông .....................18
1.3.3. Lực lƣợng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ...................19
1.3.4. Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thơng.....................21
1.3.5. Hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ...........23
1.3.6. Phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ..............26
1.3.7. Đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ....29
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh
trung học phổ thông ...............................................................................................31
1.4.1. Yếu tố chủ quan ..............................................................................................31

1.4.2. Yếu tố khách quan ...........................................................................................32
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..........................................................................................35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................................................36
2.1. Khái quát về quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ ..................................36
2.1.1. Vị trí địa lý – dân số ........................................................................................36
2.1.2. Văn hóa – Xã hội – An ninh – Pháp chế .........................................................36
2.1.3. Đặc điểm giáo dục quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ ................................37
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...........................................................................37
2.2.1. Mẫu khảo sát ...................................................................................................37
2.2.2. Cách thức khảo sát ..........................................................................................40
2.2.3. Cách thức xử lý số liệu ....................................................................................40
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh trung học phổ thông...41
2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật học sinh
trung học phổ thông ..................................................................................................41
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung giáo dục pháp luật .............................47

x


2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh .....49
2.3.4. Thực trạng phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho học sinh .............................52
2.3.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh .....54
2.4. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật ở
các trƣờng THPT Quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ ................................................56
2.4.1. Đánh giá chung thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật ở các trƣờng THPT
Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ ..................................................................................56
2.4.2. Nguyên nhân thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật ở các trƣờng THPT
Quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ ...................................................................................58

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................62
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ
CẦN THƠ ................................................................................................................63
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..................................................................63
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý ......................................................................................63
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................63
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa ......................................................................................63
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ .....................................................................................64
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi vừa sức .........................................................................64
3.2. Một số biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ ..................................................................64
3.2.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp..........................64
3.2.2. Xây dựng câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật .....................................................66
3.2.3. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho lực lƣợng giáo dục pháp luật ......68
3.2.4. Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và
Quận đoàn Ninh Kiều................................................................................................71
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh .....................78
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ....................................................................................78
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ....................................................................................79

xi


3.3.3. Cách thực hiện .................................................................................................80
3.4. Thực nghiệm biện pháp ...................................................................................82
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................82
3.4.2. Nội dung thực nghiệm .....................................................................................82
3.4.3. Tổ chức đánh giá kết quả thực nghiệm ...........................................................90
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC ...............................................................................................................100

xii


QUI ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT
Đoàn

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

GDPL

Giáo dục pháp luật

GDĐĐ

Giáo dục đạo đức

HS

Học sinh

ĐV

Đồn viên


TN

Thanh niên

CBĐ

Cán bộ Đoàn

SL

Số lƣợng

TL

Tỷ lệ

NXB

Nhà xuất bản

ĐH

Đại học

ĐB

Đại biểu

GDCD


Giáo dục cơng dân

TB

Giá trị trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Các biến số trong các mẫu trƣng cầu ý kiến

38

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ mẫu khảo sát trong các đơn vị tại quận Ninh Kiều

39

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá mục tiêu giáo dục pháp luật học sinh THPT

41


quận Ninh Kiều
Bảng 2.3: Kết quả đánh giá về nội dung thực hiện giáo dục pháp luật

47

cho học sinh THPT quận Ninh Kiều
Bảng 2.4: Hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho học sinh

50

trung học phổ thông
Bảng 2.5: Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh

52

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá các yếu tổ ảnh hƣởng đến hoạt động giáo

54

dục pháp luật
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá các yếu tổ ảnh hƣởng đến hoạt động giáo

58

dục pháp luật
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính khả thi và cần thiết của biện pháp đề

80


xuất
Bảng 3.2 : Kết quả đánh giá sự hài lòng trƣớc và sau khi thực nghiệm
biện pháp

xiv

90


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với những chủ trƣơng của Đảng về đổi mới toàn diện trong các lĩnh vực đời
sống xã hội và sự nỗ lực xây dựng nhà nƣớc “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng một xã hội trong đó mọi ngƣời đều
có ý thức tơn trọng, tự nguyện và chấp hành pháp luật, đồng thời trong họ ln có
tinh thần bảo vệ pháp luật, nói khơng với tệ nạn xã hội, nói khơng với bạo lực học
đƣờng là rất cần thiết. Để đạt đƣợc những mục tiêu ấy, ngoài việc phải xây dựng hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh, chặt chẽ phù hợp và đồng bộ với những xu hƣớng phát
triển xã hội, còn phải đƣa đƣợc nội dung pháp luật vào đời sống thực tế với nhiều
đối tƣợng khác nhau trong toàn xã hội, trong đó đối tƣợng chủ đạo là học sinh sinh
viên, đây là lực lƣợng rất đông đảo và cũng là lực lƣợng có vai trị quan trọng trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì vậy, việc giáo dục
pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chất hành pháp luật của thanh niên nói
chung và đối tƣợng là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trƣờng nói riêng là rất cấp
bách và đƣợc Đảng và nhà nƣớc hết sức quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng.
Từ đó, cơng tác giáo dục pháp luật ngày càng đƣợc tăng cƣờng và chú trọng trong
các cơ sở giáo dục nhà trƣờng.
Nhà trƣờng có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những ý thức tự giác, xử sự
theo những chuẩn mực xã hội nhất định, trong đó có chuẩn mực về pháp luật, kiến
thức pháp luật là một bộ phận không thể thiếu trong học vấn phổ thơng. Theo đó,

cơng tác giáo dục pháp luật đã triển khai thực hiện ở các bậc học từ Tiểu học đến
THPT qua nhiều hình thức và phƣơng pháp khác nhau trong những chƣơng trình
chính khóa hoặc đƣợc lồng ghép vào các mơn học có liên quan hoặc thơng qua các
hoạt động ngoài giờ lên lớp với những kiến thức cở bản về pháp luật với mục tiêu
giáo dục toàn diện “đào tạo con ngƣời Việt Nam … có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[1].
1


Tuy nhiên, giữa lý luận và thực tiễn giáo dục vẫn còn nhiều khoản cách và
mâu thuẫn, nội dung chƣơng trình pháp luật trong nhà trƣờng vẫn cịn nhiều bất cập,
thông tin mới chƣa đƣợc cập nhật, học sinh chƣa đƣợc tiếp cận với những quy định
mới của pháp luật (đã đƣợc sửa và bổ sung), sự hạn chế của những mơ hình tổ chức
giáo dục pháp luật trên lớp và ngồi giờ lên lớp ở các trƣờng học nói chung và các
trƣờng trung học thổ thơng nói riêng, những yếu kém về chất lƣợng giáo viên. Từ
đó, kết quả giáo dục pháp luật chƣa thật sự mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn, tình
trạng học sinh chƣa hiểu đầy đủ về trách nhiệm hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến
tù tội mất hết tƣơng lai ngày càng gia tăng, báo động và đƣợc đăng tải rất nhiều trên
các trang mạng xã hội và báo chí. Theo tác giả Lê Thị Kim Phƣợng (2016) cho rằng
khơng ít học sinh khi hỏi về độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi
phạm pháp luật thì các em trả lời rằng “đủ 18 tuổi trở lên”. Trong khi, Điều 18 Bộ
luật Dân sự 2005 quy định “ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm
hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; ngƣời từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi
phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”. Ngồi ra, Điều 12 - Bộ Luật hình sự
quy định: “ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm; ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [31]
Bên cạnh đó, việc vi phạm luật giao thơng vẫn tái diễn hàng ngày, theo Lê

Thị Thúy Mộng (2013) nhận định rằng, “Chúng ta dễ dàng bắt gặp trƣớc các cổng
trƣờng vào thời điểm trƣớc và sau mỗi buổi học cảnh tƣợng học sinh tụ tập gây ách
tắc giao thơng; tình trạng học sinh đi xe dàn hàng ba, hàng bốn, chở ba, chở bốn,
lạnh lách đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, bỏ học, la cà tụ tập chơi bi da ăn
tiền..” [50].
Ngồi ra, theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng trong năm học 2015 – 2016 đã
có 3.079 trƣờng hợp học sinh vi phạp pháp luật. Trong đó, có nhiều lỗi vi phạm
nghiêm trọng nhƣ sử dụng ma túy có 4 học sinh, trộm cắp tài sản 44 học sinh, cố ý
gây thƣơng tích là 10 học sinh, bạo lực học đƣờng 31 học sinh…Cơ quan chức năng
xử lý hành chính 2.180 trƣờng hợp, xử lý hình sự 9 trƣờng hợp và hơn 900 trƣờng
2


hợp bị xử lý khác [52]. Bản thân tôi tốt nghiệp Đại học ngành Luật, hơn 10 năm
công tác tại Quận đoàn Ninh Kiều, hiện tại đang là cấp ủy trực tiếp phụ trách
Đồn TNCS Hồ Chí Minh tại cơ sở nhận thấy rằng, tình hình học sinh đặc biệt là
học sinh bậc Trung học phổ thông tại quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ cũng không
ngoại lệ, các em lạng lách đánh võng, đi xe không mang mũ bảo hiểm, mê chơi
game, hay gây gổ với bạn bè, bỏ học. Nghiêm trọng hơn hết là thiếu lễ phép với
thầy cô ngày càng nhiều, có hành động bạo lực hành hung thầy cô giáo, hiếp dâm
trẻ em, chơi ma túy đá…làm quan ngại trong dƣ luận và mất niềm tin về giáo dục
nhà trƣờng [49].
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện
pháp giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông quận Ninh Kiều thành phố
Cần Thơ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sơ hệ thống hóa lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục pháp
luật cho học sinh phổ thông quận Ninh Kiều, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông.
3.2. Khảo sát và phân tích thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh các
trƣờng trung học phổ thông quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
3.3. Đề xuất biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông quận Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ

3


5. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trƣờng THPT trên địa bàn
quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ có những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế trong nhận thức của các lực lƣợng tham gia giáo dục pháp luật về vai trò và
mục tiêu của giáo dục pháp luật và hạn chế trong việc thực hiện nội dung, phƣơng
pháp cũng nhƣ hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh
trung học tại các trƣờng THPT quận Ninh Kiều.
Nếu vận dụng đƣợc hệ thống cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho học sinh
trung học phổ thông và làm rõ thực trạng về hoạt động giáo dục pháp luật cho học
sinh trung học phổ thông tại các trƣờng THPT trên địa bàn quận Ninh Kiều sẽ đề xuất
các biện pháp giáo dục pháp luật có tính cần thiết và khả thi, phù hợp điều kiện thực
tế nhà trƣờng và địa phƣơng thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục pháp luật
cho học sinh THPT quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Ngƣời nghiên cứu tập trung khảo sát thực trạng giáo dục pháp luật cho học

sinh các trƣờng THPT quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Cụ thể đối tƣợng đƣợc
khảo sát là cán bộ Quận đoàn Ninh Kiều; Cán bộ, giáo viên, học sinh khối 12 tại 4
trƣờng Trung học phổ thông công lập trên địa bàn quận Ninh Kiều gồm: (1) Trƣờng
THPT Châu Văn Liêm; (2) Trƣờng THPT Nguyễn Việt Hồng; (3) Trƣờng THPT
Phan Ngọc Hiển; (4) Trƣờng THPT An Khánh.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 - 2017
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Ngƣời nghiên cứu sẽ phân tích và tổng hợp kiến thức từ các sách báo, tạp chí
khoa học, các văn bản pháp qui, các văn bản của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh
và các cơng trình đã đƣợc cơng bố, các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan
trong việc làm rõ cơ sở lý luận về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi
4


Xây dựng bộ công cụ khảo sát gồm: Phiếu khảo sát dành cho giáo viên, cán
bộ Đoàn quận và cán bộ Đoàn trƣờng THPT; Phiếu khảo sát dành cho học sinh
trƣờng THPT (Chọn ngẫu nhiên: 05 lớp học sinh khối 12/trƣờng).
7.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn, lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn trƣờng, cán
bộ Đồn quận và học sinh các trƣờng THPT cơng lập quận Ninh Kiều.
7.2.3. Phƣơng pháp quan sát
Quan sát các hoạt động do Đồn TNCS Hồ Chí Minh của quận và của các
trƣờng THPT tổ chức. Qua đó, tìm hiểu nhu cầu thực tế của học sinh tại các đơn vị
làm căn cứ trong việc đề xuất các biện pháp.
7.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
PP này sủ dụng nhằm kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của một số biện
pháp đề xuất

7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu, lập bảng biểu, thống kê, phân tích,
xử lý số liệu để đánh giá chính xác và khoa học kết quả khảo sát.
8. Đóng góp của đề tài
Về lý luận, là cơ sở để góp phần giúp nhà trƣờng đánh giá và tổ chức hiệu
quả trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học phổ thông.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ tích cực góp phần giải quyết mục tiêu
giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học phổ thông thơng qua tích hợp mơn học.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học
phổ thông
Chƣơng 2: Thực trạng về giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng Trung
học phổ thông tại quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Chƣơng 3: Biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học phổ thông
tại quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
5


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc
Nhiều nhà khoa học tại các nƣớc trên thế giới đã rất chú trọng đến vấn đề
giáo dục pháp luật cho con ngƣời, bởi đây là một trong những nội dung quan trọng
của khoa học Lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật, cụ thể nhƣ:
Tác giả A.S.Makarenko (1888 - 1939) là bậc thầy trong việc giáo dục học
sinh hƣ, học sinh phạm pháp, Makarenko cho rằng, tính logic của quá trình giáo dục
khơng chỉ xuất phát từ việc lựa chọn các phƣơng tiện giáo dục mà cịn phù thuộc
vào tính mục đích của q trình giáo dục “Chúng ta khơng chỉ giáo dục nên những

con ngƣời giàu óc sáng tạo, những cơng dân có khả năng tham gia có hiệu quả vào
sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, mà phải giáo dục những con ngƣời nhất thiết có hạnh
phúc. Muốn vậy phải giáo dục hành vi, phẩm chất của con ngƣời có tính trung thực,
ý chí dũng cảm, tính chính xác, tính tháo vát, tính tổ chức và kỷ luật…” [43].
Bên cạnh đó, Makarenco quan niệm rằng, khơng có trẻ em hƣ hỏng mà chỉ
có những nhà sƣ phạm chƣa đúng, qua tác phẩm “Bài ca sƣ phạm”, tác giả đã thể
hiện sự chiến thắng trong việc cải tạo hàng ngàn trẻ lƣu manh, tội lỗi, biến chúng từ
chỗ “cặn bã” của xã hội thành những cơng dân tích cực của xã hội Xô Viết thông
qua giáo dục pháp luật bằng tình thƣơng, lịng nâng đỡ dìu dắt, thơng cảm và yêu
thƣơng ngƣời; giáo dục trong lao động; giáo dục trong tập thể. Từ đó, Makarenco
đã cải tạo đƣợc hàng ngàn trẻ em hƣ, phạm pháp đó là những cơng dân, những nhà
sử học, nhà địa chất, nhà giáo dục, những kỹ sƣ, bác học, thầy thuốc, nghệ sỹ,
những ngƣời đƣợc thƣởng hn chƣơng, có ngƣời trở thành anh hùng Xơ Viết từ
đó, đồng thời Ơng nhấn mạnh rằng: “Tơi thấy rằng khơng có trẻ phạm pháp đặc biệt
nào hết, chỉ có những ngƣời rơi vào khó khăn. Tơi hiểu rất rõ ràng, nếu thời thơ ấu
tơi cũng rơi vào hồn cảnh giống vậy thì tơi cũng trở thành nhƣ các em. Và bất cứ
6


một đứa trẻ nào bị ném ra hè phố không có ngƣời giúp đỡ, khơng có xã hội, khơng
có tập thể, khơng có bạn bè, khơng có kinh nghiệm, khơng có tƣơng lai, thần kinh bị
cạn kiệt và mệt mỏi và đói khát, mọi đứa trẻ bình thƣờng thì cũng xử sự nhƣ các em
đó”. Ngồi ra, “Bài ca sƣ phạm” còn chứa đựng những bài học quý giá nhƣ nghệ
thuật giáo dục, phƣơng pháp giáo dục. Đặc biệt, phƣơng pháp giáo dục pháp luật
của ông đã thể hiện đƣợc nghệ thuật, tài năng của một nhà giáo, nhƣ: phƣơng pháp
bùng nổ sƣ phạm (bùng nổ cảm xúc tích cực và bùng nổ cảm xúc tiêu cực), phƣơng
pháp giáo dục pháp luật bằng tác động song song, phƣơng pháp giáo dục pháp luật
bằng viễn cảnh, bằng khen thƣởng, trách phạt... [44].
Theo C.Bowell (1991) cho rằng, những nguyên tắc hoạt động cơ bản của
giáo viên, cách tổ chức giảng bài của giáo viên, hoạt động của học sinh cũng nhƣ

các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo nên chất lƣợng của một tiết học. Trong
đó, giáo viên chỉ là ngƣời hƣớng dẫn, nêu vấn đề, hƣớng học sinh giải quyết những
vấn đề cơ bản khơng lệch hƣớng. Ngồi ra, tác giả khẳng định rằng, để tạo hứng thú
cho lớp học, các hoạt động trong giờ nghĩ giữa tiết, cũng nhƣ những hoạt động
ngoại khóa có chất lƣợng cao, các hoạt động phải đa dạng về hình thức, phong thú
về nội dung, các nội dung cần thiết phải theo một chủ đề cụ thể [45].
Năm 2002, W.Braga (Boston, Mỹ) đã chỉ ra rằng, vai trò của việc sử dụng
Internet nhƣ một hoạt động ngoài giờ lên lớp để bổ sung kiến thức đa dạng và
phong phú mà hình thức này đem lại. Bên cạch đó, ơng nhấn mạnh, để hoạt động
theo hình thức này mang lại hiệu quả và ngăn chặn những luồng thơng tin xấu thì
vai trị kiểm tra, giám sát học sinh sử dụng thông tin của nhà trƣờng là rất quan
trọng [46, tr.2-9].
Theo một nghiên cứu khác của A.I. Cơchêlơp (2002) Ơng nhấn mạnh rằng
những thiếu sót, sai phạm trong giáo dục gia đình cũng nhƣ giáo dục ở nhà trƣờng
là những nguyên nhân dẫn đến trẻ phạm pháp, khó dạy “Thơng thƣờng ngun nhân
của sự khó dạy là những sai lầm sƣ phạm trong việc giáo dục, là sự lạc hậu, sự vụng
về về mặt giáo dục”. Từ đó ơng cho rằng, để cơng tác giáo dục cho những đối tƣợng
nhƣ: trẻ em vô kỷ luật, lêu lổng và phạm pháp, những đối tƣợng cho là “khó dạy”
7


này cần phải phân tích chỉ ra đƣợc một số đặc điểm tâm sinh lý để tìm ra những
nguyên nhân, những biểu hiện về nhu cầu tinh thần, vật chất nhằm lựa chọn những
phƣơng pháp giáo dục phù hợp. Theo tác giả, phƣơng pháp giáo dục phù hợp cho
những đối tƣợng “khó dạy” bao gồm: khuyến khích và trách phạt, bùng nổ cảm xúc,
chuyển hƣớng trong giáo dục và phƣơng pháp tự hoàn thiện [47].
Trong nghiên cứu về nguyên nhân hành vi vi phạm pháp luật của học sinh
trung học, Adrian D.Pearson đã chỉ ra rằng, có 3 nguyên nhân chính, chủ yếu nhất
gây nên tình trạng này đó là: (1) Thiếu sự hỗ trợ giáo dục từ phía gia đình. Những
gia đình phó mặc giáo dục con cái cho nhà trƣờng, thiếu sự quan tâm đúng mức, hỏi

han và phối hợp trong công tác giáo dục con cái khi con của họ có nhiều nguy cơ
rơi vào tình trạng có hành vi vi phạm pháp luật, hành vi lệch chuẩn; (2) Những học
sinh có tự trọng cá nhân ở mức thấp thƣờng có khuynh hƣớng vi phạm pháp luật,
lệch chuẩn trong hành vi hơn so với học sinh có lịng tự trọng lớn hơn; (3) Thiếu sự
kiểm sốt của ngƣời thân và nhà trƣờng [42].
Ngoài ra, nhiều nƣớc trên thế giới đã đƣa chƣơng trình giáo dục pháp luật
vào trƣờng học với nhiều nội dung và hình thức phong phú, cụ thể nhƣ: (1) Tại
Macao, giáo dục pháp luật đƣợc tập trung vào chƣơng trình giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học nhằm tạo ra thế hệ công dân trung thực, lƣơng thiện, biết phân biệt
hành động xấu, tốt, biết chống tham nhũng, chƣơng trình giáo dục pháp luật đƣợc
thơng qua những hoạt động trị chơi và thảo luận; (2) Tại Braxin, chƣơng trình giáo
dục pháp luật tập trung vào vấn đề giáo dục nghĩa vụ đóng thuế của cơng dân với
tiêu đề “bạn đi đóng thuế ở đâu?”. Từ đó, giúp học sinh hiểu đƣợc tầm quan trọng
của tiền thuế, nâng cao sự tham dự và sự hiểu biết về nghĩa vụ của ngƣời đóng thuế;
(3) Ở Italia, nhà trƣờng đƣa chƣơng trình anh hùng chống tham nhũng vào giáo dục
với đề tài “Anh hùng hàng ngày..” nhằm khuyến khích sự phản ánh cho học sinh về
trách nhiệm cá nhân và tự do suy nghĩ để nhấn mạnh khả năng tƣ duy, hành vi phù
hợp với đạo lý và pháp luật của quốc gia; (4) Tại Argentina, đây là quốc gia tuy
phát triển nhƣng tình trạng thiếu dân chủ vẫn khá nghiêm trọng, nhà trƣờng
Argentina khuyến khích học sinh đối thoại với ngƣời làm chính sách để cải cách
8


hành chính, thơng qua đó giúp học sinh phát triển quyền tự chủ, lịng tin về quyền
cơng dân [14].
Tóm lại, những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học ngoài nƣớc
cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến giáo dục pháp luật cho
công dân của quốc gia họ, trong đó giáo dục pháp luật cho học sinh đƣợc đƣa vào
chƣơng trình giáo dục quốc gia thơng qua nhiều hình thức tổ chức và phƣơng pháp
phong phú nhằm mục đích là trang bị cho học sinh có nhận thức và hành động

đúng chuẩn mực, phù hợp đạo lý và pháp luật của mỗi quốc gia, đồng thời tăng
khả năng phòng ngừa tội phạm trong tƣơng lai cũng nhƣ nâng cao ý thức thực thi
pháp luật trong xã hội.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc
Trong những năm qua, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và bài biết
đƣợc đăng tải trên các tạp chí và xuất bản liên quan đến nội dung giáo dục pháp luật
cho học sinh sinh viên, cụ thể nhƣ:
Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hùng (2004) kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng việc tổ chức GDPL thơng qua những hình thức gặp gỡ giao lƣu, tôn
vinh, biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt việc qua các đề tài sinh hoạt gần gũi với đời sống
thƣờng ngày của cộng đồng sẽ có tác dụng giáo dục sâu rộng đối với học sinh – sinh
viên, cụ thể nhƣ: (1) Giáo dục pháp luật cho học sinh – sinh viên thông qua việc
giáo dục truyền thống lịch sử để giáo dục nhân cách với những hoạt động tham
quan danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của dân tộc, giới thiệu vẻ đẹp của đất
nƣớc, truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ
đó, kích thích lịng u nƣớc, tự tơn dân tộc, tích cực trong học tập, rèn luyện hành
vi cử chỉ văn minh, lịch sự, biết yêu thƣơng cha me, anh em; (2) Giáo dục pháp luật
thông qua hình thức giao lƣu, tơn vinh, biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt việc tốt nhƣ
“những ngƣời làm đẹp đƣờng phố”, “Tôn vinh các bậc cha mẹ nuôi dạy con hiếu
thảo thành đạt”. Hoạt động đã đi vào lòng ngƣời và đƣợc mọi tầng lớp xã hội khen
ngợi và động viên tiếp tục giữ vững và phát huy [15].

9


Một nghiên cứu khác của Nguyễn Khắc Hùng (2008) kết quả nghiên cứu cho
thấy về giáo dục công dân trong trƣờng học, có đến 98,4% (trong 1000 ngƣời) trả
lời là họ cần thiết phải đƣợc học về pháp luật và đồng ý đƣa giáo dục pháp luật vào
trƣờng học. Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông không chỉ thông qua môn
Giáo dục công dân, mà bản thân môn học này còn hạn chế, bất cập trong việc lựa

chọn mục tiêu, nội dung, cơ chế và phƣơng pháp phổ biến, giáo dục cho các đối
tƣợng trẻ tuổi. Vì vậy, theo tác giả chƣơng trình và sách giáo khoa Giáo dục công
dân hiện nay và tƣơng lai không đáp ứng đƣợc trong giảng dạy cho học sinh phổ
thông với xu hƣớng phát triển của xã hội, sự hội nhập văn hóa, kinh tế, chính trị. Để
đáp ứng đƣợc việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc này phải phát huy đƣợc sức
mạnh tổng hợp của xã hội, chính quyền, đồn thể, cộng đồng và gia đình. Từ đó, tác
giả đã định hƣớng giải pháp giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông nhƣ: (1)
Giáo dục pháp luật nhằm hƣớng đến mục tiêu phát triển toàn diện con ngƣời; (2)
Giáo dục pháp luật phải vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính giáo dục; (3)
Giáo dục pháp luật phải thể hiện tính liên tục, tính hệ thống và tính đồng tâm; (4)
Giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính vừa sức học sinh [16].
Theo cơng trình nghiên cứu của Đặng Trần Thanh Ngọc (2010) kết quả
nghiên cứu cho thấy tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ có nhiều
bất ổn, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trƣờng, chấp
hành pháp luật đến những hành vi tiêu cực trong học tập, thi cử và xâm nhập của
các tệ nạn xã hội vào học đƣờng đã tạo nên bức tranh với màu sắc ảm đạm. Qua
phân tích thực trạng, tác giả đã đƣa ra đƣợc các nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình
trạng vi phạm pháp luật của học sinh, cụ thể nhƣ: Cha me chƣa quan tâm đúng mức
đến việc giáo dục con, buông lỏng quản lý dẫn đến các em sống tự do và dễ bị lôi
kéo vào tệ nạn xã hội; Cha me quá yêu thƣơng chƣa hiểu đƣợc tâm sinh lý lứa tuổi
dẫn đến sử dụng phƣơng pháp giáo dục không phù hợp, nuông chiều, thiếu gƣơng
mẫu của các thành viên trong gia đình; Chƣơng trình giáo dục đạo đức, pháp luật
trong nhà trƣờng chƣa phù hợp cịn nặng tính hàn lâm, đội ngủ giáo viên chƣa đồng
bộ; Đời sống vật chất ngày càng cao, tiếp xúc đƣợc nhiều luồng văn hóa, thơng tin
10


khác nhau, có những luồng văn hóa độc hại nhƣ trị chơi điện tử, bạo lực, chém giết,
kích động trong khi đó các HSSV ở trong giai đoạn hồn thiện nhân cách nên những
hiện tƣợng tiêu cực đó dễ dàng tác động xấu. Từ đó, biện pháp khắc phục những

hạn chế đƣợc đề xuất nhƣ: (1) Xây dựng đời sống lành mạnh trong gia đình và xã
hội cũng nhƣ nêu cao vai trò gƣơng mẫu của ngƣời lớn - cả cha mẹ và thầy cô giáo
về đạo đức, lối sống, cách ứng xử; (2) Chƣơng trình nên giảm tối đa những vấn đề
lớn lao, xa rời thực tế mà cần hƣớng đến cho các em những giá trị đạo đức cơ bản
nhƣ lịng nhân ái, tính trung thực, lối sống lành mạnh, có trật tự kỷ cƣơng đồng
hành với kiến thức pháp luật cơ bản gắn liền với cuộc sống đời thƣờng; (3) Nhà
trƣờng cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát sinh hoạt của học sinh trong giờ
học và các buổi ngoại khóa; (4) Cơ quan chức năng, địa phƣơng tăng cƣờng giám
sát các cơ sở kinh doanh, giải trí tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật nhƣ dịch vụ
internet, trò chơi điện tử, quán bar, vũ trƣờng, karaoke..; (5) Phối hợp chặt chẽ và
đồng bộ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội [29].
Tác giả Trần Thị Sáu (2011) với nội dung bài viết “Vai trò của giáo dục pháp
luật đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh phổ thông”, bài viết
cho thấy giáo dục pháp luật có vai trị tác động đến quá trình hình thành và phát triển
nhân cách cho học sinh phổ thông nhƣ: (1) Giáo dục pháp luật cung cấp hệ thống tri
thức pháp luật cho học sinh, giúp các em hiểu đƣợc điều hay lẽ phải, nhận biết những
phẩm chất tốt đẹp về lòng nhân ái, sự cơng bằng, dân chủ, lịng khoan dung, biết u
cái đẹp, cái chân chính, biết đấu trang với cái xấu, hƣớng các em đến cái thiện, sự
khiêm nhƣờng, trách nhiệm, giáo dục thông qua hoạt động cụ thể can thiệp, tác động
đến các yếu tố gia đình, mơi trƣờng, xã hội, hoạt động cá nhân; (2) Giáo dục pháp
luật bằng nhiều loại hình hoạt động giao tiếp ứng xử; (3) Giáo dục pháp luật hƣớng
đến phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thơng qua các hoạt động có mục đích,
chủ động, bồi dƣỡng cho các em phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, tinh thần
thƣợng tôn pháp luật, sống có lý tƣởng; (4) Giáo dục pháp luật giúp học sinh định
dƣớng đúng và trân trọng những giá trị cuộc sống. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất
đƣợc các biện pháp giáo dục pháp luật hiệu quả nhƣ: nâng cao nhận thức và sự quan
11


tâm của các cấp ủy Đảng, các ngành và toàn xã hội; Đổi mới nội dụng giáo dục trong

các trƣờng phổ thơng; Đổi mới hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật trong các
trƣờng phổ thông; Xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh
trong các trƣờng phổ thông; Đổi mới sách giáo khoa; Bổ sung kinh phí và kiểm sốt
chặt chẽ trị chơi điện tử trực tuyến, internet [34].
Theo Trần Thị Thắm (2011) cho rằng, hiện nay có nhiều thanh niên, học sinh
có những hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí đến mức nghiêm trọng, nhƣng chính
họ cũng khơng nhận thức đƣợc đó là sai phạm. Chính vì vậy, theo tác giả để điều
chỉnh và hƣớng dẫn hành vi con ngƣời đƣợc thấm nhuần sâu rộng trong sự hiểu biết
của các em cần phải quan tâm đúng mức trong giáo dục đạo đức, pháp luật hay
trong dạy học môn GDCD. Môn GDCD ở trung học phổ thơng gồm 5 nội dung
chính nhƣ: Cơng dân với việc hình thành thế giới quan và phƣơng pháp luận; Công
dân với đạo đức; Công dân với các vấn đề chính trị- xã hội; Cơng dân với các vấn
đề kinh tế; Cơng dân với pháp luật. Trong đó, nội dung cơng dân với pháp luật đƣợc
bố trí dạy ở phần nội dung dạy khối 12 với 35 tiết. Trong đó 2 tiết kiểm tra 1 tiết, 2
tiết ơn tập, 2 tiết kiểm tra học kỳ, 2 tiết ngoại khóa, cịn lại 27 tiết đƣợc phân bố
trong 10 bài dạy: (1) Pháp luật và đời sống; (2) Thực hiện pháp luật; (3) Cơng dân
bình đẳng trƣớc pháp luật; (4) Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực
của đời sống xã hội; (5) Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo; (6) Công
dân với các quyền tự do cơ bản; (7) Công dân với các quyền dân chủ; (8) Pháp luật
với sự phát triển của công dân; (9) Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất
nƣớc; (10) Pháp luật với hịa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại [37].
Theo bài viết của Dƣơng Thị Thúy Nga (2012) tác giả cho rằng, giáo dục
pháp luật cho học sinh trung học phổ thông là yêu cầu tất yếu và cần thiết trong
công cuộc đổi mới đất nƣớc, bởi học sinh THPT là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Theo tác giả, thông qua dạy học môn học GDCD để giáo dục pháp luật cho các em
là con đƣờng quan trọng. Đặc biệt, nhà giáo dục cần xác định đúng các đặc điểm
tâm lý dẫn đến hiện trạng vi phạm pháp luật của học sinh THPT để tìm những hình
thức và giải pháp giáo dục ý thức pháp luật một cách phù hợp nhƣ: thảo luận lớp,
12



thảo luận nhóm; phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, các hành vi, các hiện
tƣợng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến nội dung bài pháp luật; Xử lý các
tính huống pháp luật; Đóng vai, diễn tiểu phẩm; Chơi các trị chơi pháp luật; Tìm
hiểu các tƣ liệu có liên quan đến nội dung bài pháp luật và trình bày, giới thiệu sản
phẩm sƣu tầm đƣợc; Điều tra tình hình thực hiện pháp luật trong cộng đồng và báo
cáo kết quả; Xây dựng và thực hiện các dụ án tuyên truyền, vận động thực hiện
pháp luật trong cộng đồng…Các hoạt động này phải đƣợc giáo viên thiết kế đan xen
nhau một cách hợp lý trong tiết học [28].
Theo đó, tác giả Nguyễn Khắc Hùng (2012) cho rằng, việc nghiên cứu những
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh sẽ là nội dung quan trọng và cần thiết trong quá
trình thực hiện hoạt động giáo dục đƣợc hiệu quả, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm
tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thơng có liên quan tích cực đến hoạt động
giáo dục pháp luật nhƣ, hoạt động học tập, nhận thức, nhu cầu, tình cảm, thói quen,
lối sống, mơi trƣờng giao tiếp và nhân cách [17].
Một nghiên cứu khác của tác giả Vi Thái Lang (2014) kết quả nghiên cứu
cho thấy, tình trạng giáo viên dạy môn GDCD không đƣợc đào tạo đúng chuyên
ngành, tài liệu dạy chủ yếu là lấy theo mẫu chính. Theo tác giả, để giáo dục pháp
luật cho thế hệ trẻ phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội, đồng thời
cần phải tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động dạy học cho môn học GDCD, đƣa
môn GDCD vào thi xét tốt nghiệp hay điều kiện để xét tốt nghiệp và các trƣờng Đại
học, cao đẳng cần phải đƣa ra những chỉ tiêu tuyển sinh cho giáo viên GDCD phù
hợp, đúng đối tƣợng [22].
Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2015) cho rằng, giáo dục pháp luật
cho học sinh trung học phổ thông ảnh hƣởng bởi những nguyên nhân nhƣ: Hiện nay
giáo dục pháp luật và đạo đức trong nhà trƣờng chủ yếu thông qua môn Giáo dục
công dân, thời lƣợng chỉ 1 tiết/ 1 tuần, giáo viên dạy theo nội dung giáo án, việc kết
hợp liên hệ thực tiễn rất khó khăn. Mặc khác, kiến thức trong môn Giáo dục công
dân dàn trải, nội dung thì nhiều nhƣng khơng đi sâu vào cụ thể vấn đề. Bện cạch đó,
mơn Giáo dục cơng dân là môn phụ, phƣơng pháp giáo dục chủ yếu là phƣơng pháp

13


thuyết trình, thiếu tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh, phụ huynh phần lớn họ
dành thời gian cho công việc nên họ để con họ tự phát triển và bù đắp bằng vật chất,
họ cho rằng việc giáo dục pháp luật là trách nhiệm của nhà trƣờng. Từ những
nguyên nhân trên, tác giả đã đƣa ra các giải pháp mang lại hiệu quả nhƣ: (1) Đổi
mới chƣơng trình giáo dục công dân ở trung học phổ thông; (2) Đƣa môn GDCD là
môn học bắt buộc; (3) Để đáp ứng đƣợc việc định hƣớng hành vi đúng đắn cho học
sinh thì giáo viên cũng cần phải đƣợc bồi dƣỡng nâng cao về pháp luật; (4) Đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy, sử dụng những phƣơng pháp dự án, tình huống…vào giảng
dạy [20].
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho học sinh đã thu hút rất
nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc tham gia, các cơng trình nghiên cứu đã thể hiện rõ
vai trị quan trọng của cơng tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nói chung và
học sinh trung học phổ thơng nói riêng. Hình thức giáo dục pháp luật cho hoc sinh
phổ thông hiện nay chƣa đa dạng và còn nhiều hạn chế, phần lớn giáo dục pháp luật
đƣợc thông qua dạy học môn GDCD. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nào đi sâu vào
nghiên cứu về các biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Những cơng trình nghiên cứu trên
là cơ sở cho mục tiêu nghiên cứu đề tài.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động giáo dục
Theo từ điển Tiếng Việt, giáo dục có nghĩa là dạy dỗ để phát triển khả năng,
thể chất và đạo lý [23].
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và
phát triển nhân cách đƣợc tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát
triển tối đa những tiềm năng cá nhân. Nhƣ vậy giáo dục là một bộ phận của quá
trình xã hội hình thành cá nhân con ngƣời, bao gồm những nhân tố tác động có
mục đích, có tổ chức của xã hội, do những ngƣời có kinh nghiệm có chun mơn

gọi là nhà giáo dục, nhà sƣ phạm đảm nhận, nơi tổ chức hoạt động giáo dục một
cách có hệ thống, có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trƣờng. Theo nghĩa này, giáo
14


dục là một hoạt động tổng thể bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo
dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trƣờng phụ trách trƣớc
xã hội. Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục nhằm
hình thành thế giới quan khoa học, tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động,
phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong
các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa này, giáo dục bao gồm các bộ phận: đức dục,
mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động.
Tóm lại, Giáo dục theo nghĩa rộng là q trình tác động có mục đích, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học của nhà giáo dục tới ngƣời
đƣợc giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành cho ngƣời đƣợc giáo dục lý
tƣởng, động cơ tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành
vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội thông qua việc tổ
chức cho họ các hoạt động và giao lƣu [21, tr29-30].
Theo Điều 26, Điều lệ Trƣờng trung học cơ sở và trung học phổ thông, các
hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt
động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động [41].
1.2.2. Hoạt động giáo dục pháp luật
Theo từ điển Tiếng Việt, pháp luật là những quy phạm hành vi do Nhà nƣớc
ban hành mà mọi ngƣời dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội và bảo vệ trật tự xã hội. Pháp luật hiểu theo chuyên ngành Luật: là hệ thống
những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nƣớc ban hành hoặc thừa

nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp và là nhân tố điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định [10, tr.20].
Theo tác giả Trần Thị Hƣơng, Giáo dục pháp luật là một nội dung trong giáo
dục đạo đức nhằm giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học; nhận thức đúng về
15


×