Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

(Luận văn thạc sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH sự đối với tội MUA bán TRÁI PHÉP CHẤT MA túy từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ tây NINH, TỈNH tây NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

PHẠM HỒNG TÂM

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH,
TỈNH TÂY NINH

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HIỂN

Hà Nội, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu đã sử dụng trong luận văn là trung thực. Những kết luận nêu trong luận
văn chưa có công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM HỒNG TÂM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái


phép chất ma túy ....................................................................................... 8
1.2. Lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy ..................................................................................... 16
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI
VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC
TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH ............................... 32
2.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến áp dụng pháp luật hình sự
đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh ......................................................................... 32
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh ....... 34
2.3. Nhận xét, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với
tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh .......................................................................................... 47
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂY
NINH, TỈNH TÂY NINH ............................................................................. 55
3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội
mua bán trái phép chất ma túy ................................................................ 55
3.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối
với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh tây ninh ...... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái
phép chất ma túy
1.1.1. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy
Theo Từ điển bách khoa Cơng an nhân dân thì “ma túy” được hiểu là
hợp chất khi đưa vào cơ thể sống có tác dụng làm thay đổi một hay
nhiều chức năng của cơ thể [45, tr. 28].
Theo luật phòng chống ma túy năm 2000 thì “chất ma túy” được hiểu
là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành.
Hiện nay, khái niệm “chất ma túy” không được quy định trong BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 – Sau đây thống nhất gọi là BLHS
năm 2015) và các chất ma túy cụ thể được quy định trong các tình tiết định
khung tăng nặng của các điều luật trong Chương XX “Các tội phạm về ma
túy”. Ma túy bao gồm: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, hêrôin,
côcain, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca, quả thuốc phiện khô, các chất ma
túy khác ở thể rắn, các chất ma túy khác ở thể lỏng. Trong đó, các chất ma
túy khác là những chất ma túy không được nêu trong BLHS nhưng nằm
trong các danh mục được quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày
15/5/2018 của Chính phủ.
Trong khoa học pháp lý hình sự, có một số tác giả đưa ra khái niệm về
tội MBTPCMT như sau:
Tác giả Trần Văn Luyện cho rằng “Tội mua bán trái phép chất ma túy
là hành vi mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy” [25, tr. 509].

8


Qua các ý kiến nêu trên, chúng ta nhận thấy đặc trưng của hành vi mua
bán chất ma túy là hành vi bán hoặc nhằm bán trái phép chất ma túy

cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Nội hàm đầy đủ về hành vi
MBTPCMT sẽ được làm rõ hơn hơn phần nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của
tội MBTPCMT.
Dựa trên khái niệm “tội phạm” được quy định tại Điều 8 BLHS năm
2015 và đặc trưng của hành vi MBTPCMT, có thể đưa ra khái niệm về tội
MBTPCMT như sau: “Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi mua
bán, trao đổi trái phép chất ma túy cho người khác dưới bất kỳ hình thức
nào, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện mợt cách cố ý, xâm
phạm chế độ quản lý của Nhà nước về các chất ma túy mà theo quy định
của BLHS phải xử lý hình sự”.
Là một loại tội phạm cụ thể, tội MBTPCMT có các dấu hiệu chung của
tội phạm:
Thứ nhất, về tính nguy hiểm cho xã hợi: Hành vi nào đó sở dĩ bị quy
định trong Luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy
hiểm cho xã hội [38, tr. 44]. Cho nên, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu
cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Xét
về mặt khách quan, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây ra thiệt hại
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội được Luật Hình sự
bảo vệ. Hành vi MBTPCMT đã xâm phạm đến chế độ độc quyền của Nhà
nước về quản lý chất ma túy, đây là những quan hệ xã hội được Luật Hình
sự bảo vệ. Vì vậy, MBTPCMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai, về tính có lỗi của tội MBTPCMT, đó là thái độ tâm lý đối
với hành vi phạm tội MBTPCMT do người có năng lực TNHS thực hiện và
đối với hậu quả của hành vi đó, được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý [41,
tr. 65-66].

9


Thứ ba, về tính trái pháp luật hình sự của tội này được hiểu là tội

MBTPCMT phải được quy định trong BLHS, đây là biểu hiện của nguyên tắc
pháp chế thể hiện tại Điều 2 BLHS “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ
luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, tính trái pháp luật
hình sự chính là hình thức pháp lý của tính nguy hiểm cho xã hội của tội
MBTPCMT, giữa hai đặc tính này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với nhau,
thể hiện thông qua việc đe dọa áp dụng chế tài hình sự đối với người thực hiện
hành vi MBTPCMT với mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì hành vi đó là
trái pháp luật hình sự và người thực hiện hành vi phải chịu TNHS [41, tr. 6668].
Thứ tư, về tính chịu hành phạt của tội này được hiểu là hành vi
MBTPCMT gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội khi đủ yếu tố cầu thành tội
phạm được BLHS quy định là tội phạm, thì có khả năng bị áp dụng hình
phạt, thể hiện sự đe dọa áp dụng việc trừng phạt bằng các chế tài hình sự đối
với người thực hiện hành vi phạm tội MBTPCMT. Hình phạt đối với hành vi
MBTPCMT là hình thức thể hiện bản chất nguy hiểm của tội MBTPCMT,
thể hiện tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất nhằm răn đe và phòng ngừa đối
với loại hành vi nguy hiểm đáng kể này [41, tr. 65-66].
Như vậy, tội MBTPCMT mang đầy đủ các dấu hiệu chung của tội phạm,
đây là tiền đề quan trọng để luận văn phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội
này.

1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái phép chất ma túy
- Khách thể của tội MBTPCMT.
Khách thể của tội phạm là yếu tố không thể tách rời của tội phạm, tội
phạm bao giờ cũng xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được Nhà
nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự.
Tội MBTPCMT tại Điều 251 BLHS 2015 có khách thể trực tiếp là chế
độ độc quyền và thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy.

10



Việc Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy là dễ hiểu
bởi các tác hại, độ nguy hiểm của nó cho xã hội là rất lớn. Nếu sử dụng chất
ma túy vào mục đích tốt như: khoa học, công nghiệp, y tế. . . thì nó lại trở
thành hữu ích, có lợi cho con người. Ngược lại, nếu sử dụng các chất ma túy
vào mục đích xấu, như: nhằm thỏa mãn cơn nghiện, những vui thú sa đọa. . .
thì nó lại trở thành vật nguy hại cho xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội
phạm, thậm chí nó cịn hủy hoại cả nhiều thế hệ con người, hủy hoại tương lai
của đất nước. Chỉ những cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng
chức năng, nhiệm, vụ, quyền hạn của mình thực hiện các hoạt động liên quan
đến ma túy. Ngoài những chủ thể được phép thì những chủ thể khác thực hiện
hành vi hoạt động liên quan đến chất ma túy đều là vi phạm pháp luật. Chính
vì vậy, để kiểm sốt được các chất ma túy này, khơng một chủ thể nào có điều
kiện, có phương tiện, có nhân lực hơn Nhà nước, bởi Nhà nước là chủ thể duy
nhất có đầy đủ hệ thống các cơ quan quản lý toàn diện từ cấp cơ sở đến cấp
trung ương và quản lý mọi mặt trong lĩnh vực đời sống xã hội.
“Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy và các nguyên
liệu thực vật có chứa chất ma tuý” [46; tr18]. Các chất ma túy là các chất gây
nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do
Chính phủ ban hành. Cịn các loại tiền chất ma túy thì khơng phải là đối tượng
của tội MBTPCMT, nó chỉ là đối tượng của tội Tàng trữ, vận chuyển, mua
bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy,
quy định tại Điều 253 BLHS 2015. Do đó, cần lưu ý và phân biệt rõ về đối
tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này.
- Mặt khách quan của tội phạm MBTPCMT.
Mặt khách quan là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm:
hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi
phạm tội và gắn liền với hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ


11


đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội.
MBTPCMT là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kì hình
thức nào như mua để bán lại, vận chuyển ma túy để bán cho người khác, tàng
trữ ma túy để bán dần, dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hoặc dùng hàng hóa
để đổi lấy ma túy, xin chất ma túy rồi mang bán lại cho người khác. Căn cứ
vào hướng dẫn tại tiểu mục 3. 3, Mục 3 phần II Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP xác định hành vi khách
quan của tội Mua bán trái phép chất ma tuý có 3 nhóm hành vi chính, đó là:
Nhóm hành vi “Bán” trái phép chất ma tuý (gồm các điểm a, b, c, e, g
mục 3. 3, phần II, Thông tư 17): Hành vi này có thể là mua, xin, trộm cắp,
cướp giật, chiếm đoạt, nhặt được nhưng đều nhằm mục đích để bán. Tóm lại,
không cần xét đến nguồn gốc ma tuý do đâu mà có, chỉ cần có hành vi bán
trái phép chất ma tuý cho người khác là đã cấu thành tội này. Kể cả hành vi
bán hộ ma tuý thì cũng thuộc nhóm hành vi “bán” trái phép chất ma tuý.
Nhóm hành vi “Trao đổi” trái phép chất ma tuý (gồm các điểm d, đ mục
3. 3): Việc trao đổi chất ma tuý này có thể là đổi ma tuý để lấy tài sản của
người nhận ma tuý (việc trao đổi có thể ngang giá hoặc khơng ngang giá),
hoặc có thể là dùng ma tuý để thanh toán khoản nợ, trừ nợ. Trường hợp này
cũng không cần xét đến nguồn gốc ma tuý.
Nhóm hành vi “Hỗ trợ” việc bán, trao đổi trái phép chất ma tuý (phần
cuối mục 3. 3): Đây là các hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức cho hành vi
bán, trao đổi chất ma tuý - gọi chung là trường hợp đồng phạm với hành vi
bán, trao đổi ma tuý. Điểm cần lưu ý trong dấu hiệu khách quan của tội
MBTPCMT là: Tất cả các hành vi bán, trao đổi chất ma túy nêu trên, phải có
tính “trái phép”. Tính “trái phép” ở đây là trái với pháp luật, trái với những
quy định do Nhà nước ban hành. Bởi ma túy cũng là chất hóa học được áp
dụng trong khoa học, nghiên cứu và y học, nên một số các cơ quan có thẩm

quyền được phép mua bán phục vụ cơng tác chun mơn (Ví dụ: Các Tổng

12


công ty dược phẩm Trung ương được mua chất ma túy về để sản xuất thành
thuốc tân dược; Hay Viện khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an được mua
chất ma túy về để làm thí nghiệm. . . ). Việc mua bán chất ma túy của các cơ
quan có thẩm quyền này tuy hành vi cũng giống với hành vi khách quan của
tội MBTPCMT, nhưng lại là hành vi hợp pháp, nên không phải là hành vi của
tội MBTPCMT.
Đây cũng là điểm khác giữa tội MBTPCMT với Tội “Tàng trữ trái phép
chất ma túy” được quy định tại Điều 249; với Tội “Vận chuyển trái phép chất
ma túy” được quy định tại Điều 250; và với Tội “Chiếm đoạt chất ma túy”
được quy định tại Điều 252.
- Mặt chủ quan của tội phạm MBTPCMT.
Trong mặt chủ quan của tội phạm MBTPCMT, lỗi là yếu tố quan trọng
trong việc xác định tội phạm và TNHS. Các hành vi phạm tội trong tội
MBTPCMT tại Điều 251 BLHS 2015 được thể hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức
là người thực hiện hành vi MBTPCMT nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp
luật cấm, tuy thấy trước được tác hại của hành vi MBTPCMT gây ra cho xã
hội, có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn xử sự khác, phù hợp
với đòi hỏi của xã hội nhưng họ vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy.
Đối tội MBTPCMT này khơng có trường hợp nào phạm tội do cố ý gián tiếp.
Trong dấu hiệu chủ quan của loại tội MBTPCMT, mục đích phạm tội tuy
không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng lại là dấu hiệu quyết định đến việc
định tội danh. Trên thực tế, các nhà làm luật cũng dựa trên cơ sở dấu hiệu
“mục đích” của người phạm tội để xây dựng văn bản hướng dẫn giải quyết tội
MBTPCMT này (Thông tư 17). Đây là một quy định rất khoa học, hợp lý,
giải quyết được sự bế tắc trong thực tiễn và đã được kiểm nghiệm tính hợp lý

của nó qua việc giải quyết hàng nghìn vụ án MBTPCMT của các cơ quan tố
tụng. Ví dụ: Cùng là một hành vi mua ma túy về, nhưng nếu mục đích của
người mua là để sử dụng thì hành vi đó sẽ cấu thành tội Tàng trữ trái phép

13


chất ma túy (nếu đủ khối lượng quy định); Còn nếu mục đích là để bán thì
hành vi đó sẽ cấu thành tội MBTPCMT. . . Ngoài ra, trong dấu hiệu chủ quan
của tội MBTPCMT, cần lưu ý vấn đề sau:
Trong trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng bằng cách
nào đó khiến người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi thì
người đó khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174
BLHS 2015, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm
của tội này. Cụ thể:
Nếu đối tượng biết là ma túy giả, nhưng vẫn cố tình mang đi bán để kiếm
lời thì không khởi tố về tội MBTPCMT mà khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản theo Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Như vậy cho
thấy, không phải hành vi mua bán “ma túy” nào cũng bị xử lý về tội
MBTPCMT mà còn tùy thuộc vào kết quả giám định xem chất đó có phải là
ma túy khơng và phụ thuộc ý thức chủ quan của người 30 thực hiện hành vi
đó như thế nào, lúc đó mới quyết định được tội danh của người phạm tội. Nói
cách khác, khi gặp trường hợp giám định chất không phải là ma túy, thì ý thức
chủ quan của người phạm tội sẽ là vấn đề quyết định đến tội danh của người
đó là tội gì.
- Chủ thể của tội phạm MBTPCMT.
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì “chủ thể của tội phạm là con
người cụ thể đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
pháp luật hình sự quy định là tội phạm trong tình trạng có năng lực trách

nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định do luật quy định và trong một số
trường hợp khác có dấu hiệu đặc biệt được chỉ ra trong điều luật tương ứng”
[46, tr. 180].
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai đạt đổ tuổi theo luật định, có năng lực
TNHS. Tại khoản 1, Điều 251 BLHS 2015 đều quy định mức hình phạt từ hai

14


năm đến bảy năm tù là thuộc loại tội nghiêm trọng. Theo quy định tại điều 12
BLHS 2015 thì:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều
123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,
249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật
này” [32].
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về
các hành vi phạm tội khoản 1 Điều 251 BLHS 2015, nhưng phải chịu TNHS
về các hành vi phạm tội theo các khung tăng nặng từ khoản 2 trở lên quy định
tại các điều 251 BLHS 2015. Trừ trường hợp “phạm tội nhiều lần” điểm b
khoản 2 Điều 194 tương ứng với điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS 2015, theo
hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLHS quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến 31 dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi MBTPCMT từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma
túy của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu hoặc không xác định được tổng
trọng lượng chất ma túy của tất cả các lần đó đến mức tối thiểu quy định tại
điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 BLHS thì họ không phải chịu

TNHS về tội MBTPCMT”.
Về năng lực TNHS: Người có năng lực TNHS là người từ đủ tuổi chịu
TNHS và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS 2015:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” [32].
Như vậy về chủ thể của tội phạm MBTPCMT là người có năng lực trách

15


nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên phạm vào Điều 251 BLHS 2015, từ 14 tuổi
trở lên phạm vào khoản 2,3,4 Điều 251 BLHS 2015 (trừ trường hợp điểm b
Khoản 2 Điều 194 tương ứng điểm b Khoản 2 Điều 251 BLHS 2015 theo
hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết 01/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 của
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLHS).
1.2. Lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội
mua bán trái phép chất ma túy
1.2.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy
ADPL là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thơng qua các
cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể
pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào
các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi,
đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể [40, tr. 469]. ADPL
hình sự diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự bắt đầu ngay từ
giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,

xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
Tội MBTPCMT là một loại tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS.
Khi có hành vi MBTPCMT diễn ra trong thực tế, các cơ quan có thẩm quyền,
người có thẩm quyền (các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng)
có trách nhiệm xác minh làm rõ hành vi, thu thập các tài liệu, chứng cứ và
thực hiện việc so sánh, đối chiếu hành vi với các quy định của pháp luật hình
sự có liên quan để lựa chọn và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Bản
chất của việc ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động của cơ quan

16


tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm cá biệt hóa các quy định của
BLHS, pháp luật hình sự vào hành vi MBTPCMT, vào tội MBTPCMT.
Từ đây có thể khái niệm ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT như sau:
ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động của cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng nhằm cá biệt hóa những quy định của pháp luật
hình sự vào tội MBTPCMT để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi,
đình chỉ hoặc chấm dứt các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc
chấm dứt các QHPL HS và TTHS trong quá trình giải quyết VAHS về tội
MBTPCMT .
1.2.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy
Một là, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động mang tính tổ
chức - quyền lực nhà nước.
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT chỉ
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, mà cụ thể là TA, VKS,
CQĐT. Đây là các cơ quan Tố tụng hình sự thực hiện ADPL hình sự đối với
tội MBTPCMT xuyên suốt quá trình tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. ADPL hình sự đối với tội

MBTPCMT thể hiện tính hiện mệnh lệnh quyền uy của Nhà nước đối với các
chủ thể bị áp dụng, buộc các chủ thể đó phải phục tùng.
Ngoài ra, đặc điểm này còn được thể hiện ở chỗ ADPL hình sự đối với
tội MBTPCMT được tiến hành theo ý chí đơn phương của các cơ quan Tố
tụng hình sự. Tức là không tồn tại sự thỏa thuận giữa TA, VKS, CQĐT với bị
can, bị cáo và không bị ảnh hưởng bởi ý chí của chủ thể bị ADPL. Suy cho
cùng, TA, VKS, CQĐT tra họ không nhân danh họ mà họ đang nhân danh
Nhà nước, đại diện cho ý chí của Nhà nước cho tính tối cao của quyền lực nhà
nước. Và ý chí của Nhà nước được thể hiện rất rõ trong các văn bản quy phạm
pháp luật. Họ đang thực hiện chức trách chuyển hóa các quy định của pháp

17


luật hình sự để giải quyết vụ án một cách khách quan nhất.
Hai là, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động được tiến
hành theo những hình thức và thủ tục được PLHS quy định rất rõ ràng và
chặt chẽ.
ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói
riêng khơng thể áp dụng một cách tùy tiện. ADPL hình sự đối với tội
MBTPCMT diễn ra trong suốt quá trình giải quyết vụ án MBTPCMT, bắt đầu
ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
MBTPCMT, kiến nghị khởi tố, xuyên suốt giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố
và xét xử vụ án MBTPCMT. Ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án
MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do Cơ quan điều tra, Cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát thực hiện.
Sang đến giai đoạn xét xử vụ án MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do
VKS, TA thực hiện.
Toàn bộ quá trình này phải dựa trên một quy trình rất rõ ràng, chặt chẽ từ

giai đoạn điều tra, khởi tố cho đến xét xử, tức là phải cơ sở, điều kiện, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp
dụng. Tất cả các quy trình, thủ tục được cụ thể hóa trong Bộ luật TTHS. Và
điều này đồng nghĩa với việc ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT không
phải một hoạt động tùy tiện mà phải theo quy trình chặt chẽ.
Ba là, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động điều chỉnh cá
biệt, cụ thể đối với quan hệ pháp luật hình sự.
Nếu như việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong tất cả các lĩnh vực và có hiệu lực gần như phổ biến
cho mọi chủ thể thì đối tượng của ADPL là sự điều chỉnh cá biệt, cụ thể cho
quan hệ xã hội khi có sự kiện phạm tội. Bằng hoạt động ADPL hình sự, những
quy định về pháp luật hình sự được cá biệt hóa, cụ thể hóa vào đời sống của xã

18


hội.
ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT là hoạt động ADPL hình sự đối
với một loại tội phạm cụ thể được quy định tại Điều 251 BLHS năm 2015. Để
ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT thì các chủ thể có thẩm quyền ADPL
phải đối chiếu, so sánh và đưa ra kết luận về việc có hay khơng có sự phù hợp
giữa các dấu hiệu khác nhau của hành vi MBTPCMT xảy ra trong thực tế với
quy phạm pháp luật quy định về tội MBTPCMT trong Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành, cũng như các quy định pháp luật hình sự khác có liên quan.
Từ đó cá biệt hóa những quy định của pháp luật hình sự vào tội MBTPCMT
để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quan
hệ pháp luật hình sự có liên quan đến tội MBTPCMT.
Bớn là, áp dụng pháp luật hình sự phụ thuộc chặt chẽ vào chứng cứ và
địi hỏi tính sáng tạo.
Khi nói đến ADPL là nói đến đặc điểm cá biệt cụ thể và ADPL hình sự

đối với tội MBTPCMT cũng không ngoại lệ đặc điểm này. Trước hết, ADPL
hình sự đối với tội MBTPCMT gắn liền với hoạt động chứng minh tội phạm
và người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong đó đề xác định có
hành vi MBTPCMT xảy ra trên thực tế hay khơng; tính chất, mức độ, hậu quả
như thế nào; phương thúc thủ đoạn ra sao; chủ thể của tội phạm là ai… để làm
cơ sở cho việc ADPL hình sự đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng phải dựa trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, các
tài liệu, chứng cứ đó phải được kiểm tra, thẩm định bảo đảm tính chính xác.
Tiếp đó, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiên
cứu đầy đủ, toàn diện, khách quan các tình tiết của vụ án, các chứng cứ và
làm sáng tỏ cấu thành tội phạm để lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, ra
văn bản ADPL và tổ chức thi hành văn bản đó.
Khi mà các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự có
liên quan tới tội MBTPCMT nói riêng mang tính chất khái qt cao trong khi

19


thực tế hành vi MBTPCMT lại rất đa dạng, phức tạp nên khi chuyển hóa các
quy định của pháp luật hình sự vào thực tiễn để áp dụng, bản thân các chủ thể
ADPL phải sáng tạo và sự sáng tạo. Tuy vậy, cần lưu ý rằng sự sáng tạo này
nằm trong giới hạn sự cho phép của nhà nước. Để ADPL hình sự tốt,
TA,VKS,CQĐT phải có ý thức pháp luật cao, có kiến thức tổng hợp, có kinh
nghiệm sống phong phú và có bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là các tội về ma túy
nói chung, tội MBTPCMT nói riêng các đối tượng phạm tôi luôn rất nguy hiểm,
hành vi phạm tội rất tinh.
1.2.2. Nội dung áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy
ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT bao gồm nhiều nội dung như định
tội danh, quyết định hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm

hình sự, miễn chấp hành hình phạt… Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn
này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, làm rõ hai nội dung cơ bản của ADPL
hình sự là định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT.
1.2.2.1 Áp dụng pháp luật hình sự đối với việc định tội danh mua bán
trái phép chất ma túy
- Khái niệm định tội danh MBTPCMT.
Định tội danh là một trong những nội dung cơ bản của áp dụng PLHS.
Định tội danh là việc chủ thể áp dụng PLHS xác định hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã được thực hiện có phù hợp với mô hình pháp lý của một tội nào đó
trong BLHS hay khơng. Mặc dù việc xác định có tội hay khơng có tội được
thể hiện một cách rõ nét nhất trong hoạt động xét xử của TA nhưng điều đó
hoàn toàn khơng có nghĩa là việc định tội danh chỉ diễn ra trong giai đoạn xét
xử. Định tội danh là hoạt động được diễn ra trong tất cả các giai đoạn của
TTHS [47, tr. 12].
Mặc dù định tội danh là một trong những giai đoạn của ADPL hình sự,
về lý luận là một trong những khái niệm của khoa học luật hình sự, tuy nhiên,

20


luật thực định chưa quy định cụ thể về nó. Xung quanh vấn đề này còn nhiều
cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, tựu trung lại, có thể xác định việc định tội
danh phản ánh các đặc điểm như sau:
Một là, định tội danh là quá trình nhận thức lý luận có tính logic nhằm
xác định có hay khơng sự tương đồng giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã
được thực hiện và các dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định trong
BLHS, để từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể về mặt pháp lý hình sự đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể trong thực tiễn khách quan.
Hai là, định tội danh là hoạt động thực tiễn pháp lý của các chủ thể có
thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự bao gồm cả quy

định luật nội dung (BLHS) và quy định luật hình thức (Bộ luật TTHS).
Ba là, định tội danh là tiền đề của hoạt động quyết định hình phạt, kèm
theo đó là một loạt các vấn đề có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm hình sự
của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trên cơ sở xác định tội
danh, mới có thể căn cứ theo quy phạm pháp luật hình sự cụ thể để xác định
mức hình phạt tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và
hậu quả do hành vi gây ra trong thực tiễn, xem xét, xác định các cơ sở miễn
trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt cho người thực hiện tội phạm.
Từ đây, có thể xác định khái niệm định tội danh đối MBTPCMT như sau:
Định tội danh MBTPCMT là hoạt động ADPL hình sự và pháp luật
TTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng (TA, VKS, CQĐT) và một số chủ thể
khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở các chứng cứ,
các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án MBTPCMT để xác
định sự phù hợp giữa hành vi MBTPCMT thực tế đã thực hiện với các cấu
thành tội phạm của tội MBTPCMT được quy định trong BLHS.
Việc định tội danh MBTPCMT đúng sẽ là tiền đề cho việc xác định
khung hình phạt và quyết định hình phạt được chính xác, đảm bảo việc xét xử
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người vô tội, không bỏ

21


loạt tội phạm. Xác định đúng tội danh tội MBTPCMT là thể hiện hiệu quả
hoạt động ADPL hình sự, ý thức tuân thủ pháp luật triệt để cũng như ý thức
trách nhiệm trong công tác chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan có thẩm
quyền ADPL hình sự cũng như của người có thẩm quyền ADPL hình sự, từ
đó góp phần vào cơng cuộc đấu tranh và phịng chống tội phạm về ma túy nói
chung và tội MBTPCMT nói riêng.
- Cơ sở pháp lý của định tội danh MBTPCMT.
Quy định của BLHS là cơ sở pháp lý quan trọng của định tội danh đối

với tội MBTPCMT, bản chất của quá trình định tội danh tội MBTPCMT như
đã trình bày ở trên, về cơ bản, là quá trình so sánh, đối chiếu, tìm sự phù hợp
giữa hành vi có liên quan đến chất ma túy đã thực hiện với các dấu hiệu pháp
lý của tội MBTPCMT và các quy định có liên quan. Do đó, khi các cơ quan
có thẩm quyền, chủ thể có thẩm quyền tiến hành định tội danh đối với tội
MBTPCMT cần căn cứ vào phần chung của BLHS năm 2015 và quy định tại
Điều 251 BLHS năm 2015, cũng như các văn bản dưới luật hướng dẫn có liên
quan. Trong đó, phần chung là phần quy định về nhiệm vụ, nguyên tắc, tuổi
chịu trách TNHS và những chế định cơ bản khác của Luật hình sự Việt Nam;
còn Điều 251 BLHS năm 2015 chứa đựng các dấu hiệu cụ thể của các yếu tố
CTTP. Ngoài ra quy định tại mục 3. 3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội
MBTPCMT cũng là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng trong định tội danh tội
MBTPCMT.
1.2.2.2. Áp dụng pháp luật hình sự trong quyết định hình phạt đối với tội
mua bán trái phép chất ma túy
- Khái niệm quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT.
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
được quy định trong Bộ luật này, do TA quyết định áp dụng đối với người
hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi
ích của người, pháp nhân thương mại đó” [32, Điều 30]. Quyết định hình

22


phạt là khái niệm cơ bản của khoa học luật hình sự Việt Nam, có thể được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ luật hình sự và từ góc độ
luật tố tụng hình sự.
Luật hình sự đề cập đến các vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc quyết
định hình phạt, còn Luật tố tụng hình sự đề cập việc quyết định hình phạt là
một trong những hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án trong giai

đoạn xét xử. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng ta chỉ xem xét
nghiên cứu lý luận về quyết định hình phạt dưới góc độ luật hình sự. Do đó,
xuất phát từ góc độ luật hình sự, có thể định nghĩa như sau về quyết định hình
phạt: “Quyết định hình phạt là sự lựa chọn hình phạt và xác định mức hình
phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể”
[39]. Chỉ trong trường hợp người phạm tội không được miễn TNHS hoặc hình
phạt, việc quyết định hình phạt mới được đặt ra, điều đó cho thấy tính nhân
đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, theo đó, việc áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội phải bảo đảm thực sự cần thiết, nhằm giáo dục, cải tạo
người phạm tội, nếu khơng cịn biện pháp nào hiệu quả, tương xứng.
Từ khái niệm quyết định hình phạt nêu trên, có thể khái niệm quyết định
hình phạt đối với tội MBTPCMT như sau:
Quyết định hình phạt đối với các tội MBTPCMT là sự lựa chọn hình
phạt, xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi quy định của BLHS để áp
dụng đối với người phạm tội MBTPCMT.
- Căn cứ pháp lý quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT.
Theo quy định tại Điều 50 BLHS năm 2015, căn cứ quyết định hình phạt
được xác định như sau: “1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy
định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng
nặng trách nhiệm hình sự”. Trên cơ sở quy định này, có thể chỉ ra các căn cứ
quyết định hình phạt bao gồm: Các quy định của BLHS; tính chất và mức độ

23


nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; những
tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đây là những căn cứ
chung, có tính chất bắt buộc trong mọi trường hợp khi thực hiện việc quyết
định hình phạt của Tòa án. Giữa các căn cứ để quyết định hình phạt có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau trong việc xem xét, quyết định kết
quả của việc quyết định hình phạt tuy nhiên, mỗi yếu tố đều có tính độc lập
tương đối [39].
Từ các căn cứ chung có thể xác định các căn cứ cụ thể để quyết định
hình phạt đối với các tội MBTPCMT như sau:
Một là, quy định tại Phần chung của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) như: Quy định về nguyên tắc xử lý (Điều 3 BLHS); các quy định
liên quan đến hình phạt (các điều luật từ Điều 30 đến Điều 45 BLHS); các
quy định về biện pháp tư pháp (các điều luật từ Điều 46 đến Điều 49 BLHS);
các quy định về căn cứ quyết định hình phạt (Điều 50 BLHS), về tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51 và Điều 54 BLHS), về các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52 BLHS), về tái phạm và tái phạm nguy
hiểm (Điều 53 BLHS); quy định về án treo (Điều 65 BLHS).
Hai là, quy định về khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với
tội MBTPCMT tại Điều 251 BLHS Phần các tội phạm của BLHS.
- Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
MBTPCMT.
Việc định tội danh đối với người chưa thành niên phạm các tội phạm về
ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng được thực hiện tương tự như đối
với người trưởng thành. Tuy nhiên, do đặc thù về lứa tuổi, tâm sinh lý của lứa
tuổi vị thành niên, nhằm bảo đảm thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về
Quyền trẻ em năm 1989, đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo trong chính
sách hình sự của nhà nước, việc quyết định hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội nói chung, đối với trường hợp người chưa thành niên

24


phạm tội MBTPCMT nói riêng được thực hiện một cách thận trọng. Ngoài
các căn cứ cần phải tuân thủ đã nêu trên, khi quyết định hình phạt đối với

người chưa thành niên phạm tội MBTPCMT, Tòa án nhân dân cần phải tuân
thủ quy định của BLHS về chính sách hình sự áp dụng đối với người chưa
thành niên, cụ thể: Quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành
niên phạm tội tại Điều 91 BLHS năm 2015, theo đó: “1. Việc xử lý người
dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tớt nhất của người dưới 18 tuổi và
chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển
lành mạnh, trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả
năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây
và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại
Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm
tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249,
250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy
định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều
123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của
Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trị khơng đáng kể
trong vụ án.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ
trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân

25



của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của
việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong
các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả
giáo dục, phịng ngừa.
5. Khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18
tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18
tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác khơng có
tác dụng răn đe, phịng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được
hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm
tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để
xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. ”
Ngoài quy định tại hai điều luật nêu trên, khi quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội MBTPCMT, Tòa án phải tuân thủ quy
định về hình phạt đối với họ, khác với người trưởng thành, người chưa thành
niên khi phạm các tội về ma túy nói chung, tội MBTPCMT chỉ phải chịu một
trong các hình phạt: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời
hạn theo quy định tại Điều 98 BLHS năm 2015.
Như vậy, khi đã phải chịu một trong các hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo
không giam giữ hoặc tù có thời hạn, người chưa thành niên sẽ khơng phải
chịu thêm bất cứ hình phạt nào khác. Không những thế, đối với hình phạt tiền,
theo quy định tại khoản Điều 99, chỉ có thể áp dụng đối với người chưa thành

26



niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi họ có thu nhập hoặc tài sản
riêng, mức phạt mà họ phải chịu không quá một phần hai mức phạt tiền của
người trưởng thành.
Đối với hình phạt tù có thời hạn, mức hình phạt tù mà người chưa thành
niên phải chịu được chia làm 02 trường hợp theo độ tuổi của họ theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 101 BLHS năm 2015.
Trong khi đó, đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, người có thẩm
quyền phải tuyệt đối tuân thủ quy định của Điều 100 BLHS năm 2015 để
quyết định hình phạt và mức áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
MBTPCMT, theo đó, “1. Hình phạt cải tạo khơng giam giữ được áp dụng đối
với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý
hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. 2. Khi áp dụng hình phạt cải
tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ
thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới
18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định”.
1.2.3. Ý nghĩa của áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép
chất ma túy
Cả về mặt lý luận và thực tiễn, hoạt động ADPL hình sự đối với tội
MBTPCMT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, ADPL hình sự đúng đối với tội MBTPCMT là cơ sở để xác định
đúng tội danh MBTPCMT và ra một bản án công bằng, khách quan, đúng
người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Trước hết, ADPL đúng trong việc định tội danh tội MBTPCMT là cơ sở
để xác định hành vi MBTPCMT đã xảy ra trong thực tiễn phạm vào tội
MBTPCMT. Điều này thể hiện sự đánh giá khách quan, công bằng của pháp
luật đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra trong thực tiễn, đồng thời
bảo đảm công tác điều tra, truy tố, xét xử được đúng người, đúng tội, đúng


27


pháp luật. Đây cũng là cơ sở để xác định khung hình phạt và quyết định hình
phạt được chính xác, công bằng, nghiêm minh, khách quan; là tiền đề cho
việc ban hành một bản án đúng, chính xác, phù hợp với mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội MBTPCMT.
Tiếp đến, ADPL hình sự đúng trong quyết định hình phạt đối với người
phạm tội MBTPCMT là cơ sở để có một bản án công bằng, khách quan, đúng
người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vơ tội. Quyết
định hình phạt đối với tội MBTPCMT có ý nghĩa hai mặt, một mặt, cùng với
định tội, quyết định hình phạt là sự thể hiện cao nhất, tập trung nhất việc
ADPL hình sự vào đấu tranh chống tội phạm về ma túy nói chung, với tội
MBTPCMT nói riêng. Mặt khác, quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT
tạo cơ sở quan trọng để đạt được mục đích của hình phạt. Mục đích của hình
phạt đối với các tội MBTPCMT ngoài răn đe, giáo dục còn mang ý nghĩa trấn
áp, giúp người phạm tội MBTPCMT nhận thức được mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi, để từ đó có thái độ tích cực, sửa chữa lỗi lầm, cải tạo tốt
để tái hòa nhập xã hội,
Hai là, ADPL hình sự đúng đối với tội MBTPCMT là một trong các
hình thức phổ biến và tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, góp
phần quan trọng trong cơng tác phịng ngừa tội phạm về ma túy nói chung, tội
MBTPCMT nói riêng.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ADPL hình sự nói chung và ADPL
hình sự đúng đối với tội MBTPCMT nói riêng họ sẽ tiến hành phân tích, giải
thích pháp luật chỉ ra những gì người phạm tội đã thực hiện và các chế tài
tương ứng với hành vi phạm tội đó. Nhờ đó, thơng qua các phiên tịa xét xử
cơng khai, lưu động có thể chuyển tải kiến thức pháp luật cho người dân,
tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ triệt để các

quy định của pháp luật để không bao giờ phải chịu sự trừng trị của pháp luật;
thấy được hậu quả tác hại khủng khiếp của ma túy để từ đó có ý thức bài trừ,

28


phòng ngừa.
Ở chiều ngược lại, việc quyết định hình phạt sai, quá nặng hay quá nhẹ
đều dễ dàng gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong dư luận, hiệu quả tun
truyền của phiên tịa khơng đạt được, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy, hậu quả
khó lường, gây mất lịng tin trong cơng chúng về tính nghiêm minh, cơng
bằng, chính xác, khách quan của pháp luật và những người có thẩm quyền
trong tố tụng hình sự.
Ba là, ADPL hình sự đúng trong việc định tội danh và quyết định hình
phạt đối với tội MBTPCMT thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật triệt để cũng
như ý thức trách nhiệm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm
quyền.
Hoạt động ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội
MBTPCMT nói riêng do các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền
thực hiện. Ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố, giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án MBTPCMT, hoạt
động ADPL hình sự do Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát thực hiện. Sang đến giai đoạn
xét xử vụ án MBTPCMT, hoạt động ADPL hình sự do Viện kiểm sát và Tịa
án thực hiện. Q trình đó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật TTHS và BLHS có
liên quan đến ADPL. Vì thế, việc ADPL hình sự đúng trong việc định tội
danh và quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT thể hiện ý thức tuân thủ
pháp luật triệt để cũng như ý thức trách nhiệm trong hoạt động tố tụng của các
cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh việc mang đến tính hiệu quả trong hoạt

động ADPL hình sự từ đó góp phần quan trọng vào cơng cuộc đấu tranh
phịng, chống tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng thì
điều này cũng góp phần nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động của các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng như hỗ trợ cho việc củng cố và

29


×